1 bài viết rất hay.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luckyman79, 14/08/2011.

8612 người đang online, trong đó có 1341 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1518 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. tranvanthanhdn

    tranvanthanhdn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    65
    Bình tĩnh nào, chừng nào chưa bù lỗ xong cho NMLD Dung Quất thì các bác ấy sẽ nhẹ nhàng, nhịp nhàng theo giá thế giới nhé! NMLD Dung Quất xây xong, xăng ta vẫn bán như giá bán nhập khẩu? Vậy theo các bác hơn 3 tỉ USD tiền thuế của dân, đất nông nghiệp, dân thất nghiệp...xem như làm cho vui à?! Có chăng cũng chỉ là chủ động, nhưng giờ thị trường mở rồi, nhiều thằng bán mà, kô Sing thì Tàu, không Tàu thì Thái, bí quá thì sang Campuchia. Vậy mà...chịu!
  2. luckyman79

    luckyman79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    18
    -------------

    Không sợ giá xăng cao, chỉ sợ không minh bạch
    Chủ Nhật, 14/08/2011, 06:25
    In tin
    Gửi email
    RSS

    Đến nay, người tiêu dùng vẫn phải trả 21.300 đồng cho mỗi lít xăng A92 bán lẻ. Ảnh: HTD

    Cần chấm dứt hoạt động của quỹ bình ổn giá xăng dầu do tính chất thiếu rõ ràng và kém hiệu quả của nó trong hoạt động thực tế.

    Theo Bộ Tài chính, từ năm 2009, Chính phủ thực hiện điều hành giá mặt hàng xăng, dầu theo nguyên tắc thị trường, Nhà nước không còn bù lỗ, hỗ trợ đối với kinh doanh các mặt hàng xăng, dầu như trước đây.

    DN xăng dầu được hậu thuẫn tối đa

    Thực tế, do nhiều nguyên nhân cho đến nay giá xăng, dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mang tính thị trường. Về cơ bản, giá xăng, dầu được phân quyền quản lý giữa các đơn vị chủ quản và một số đầu mối nhập khẩu xăng, dầu truyền thống độc quyền. Thậm chí đã có lúc có sự vận dụng ngược trình tự quy luật thị trường, tức chủ trương cho phép các DN độc quyền được định giá xăng, dầu theo giá thị trường thế giới mà không phải cạnh tranh thị trường. Trong khi đó, lẽ ra cần phải cho cạnh tranh thị trường đầy đủ và lành mạnh trước khi tự do hóa giá cả thị trường để tránh biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền DN.

    Theo Nghị định 84 năm 2009, DN có quyền tăng giá xăng, dầu cứ 10 ngày/lần nếu tăng dưới 7% và báo cáo sau; tăng từ 7% đến 12 % thì DN được quyền tăng giá bán lẻ 7%, cộng thêm 60% của mức tăng từ 7% đến 12%. Với khoản lỗ 40% còn lại, DN được quyền sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (chỉ được dùng quỹ bình ổn khi mức tăng giá trên 7%). Và trường hợp giá thế giới tăng trên 12% thì giá xăng, dầu trong nước hoàn toàn do Nhà nước quyết định.

    Gần đây có sự thỏa hiệp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các DN độc quyền xăng, dầu khi khẳng định cơ chế mới về quản lý giá xăng, dầu. Theo đó, chấp nhận mức giá hiện tại sau cú sốc tăng giá tháng 3 như giá nền, giá gốc để so sánh và cho phép DN chủ động tăng, giảm giá xăng, dầu theo sát động thái giá thị trường thế giới khi mức điều chỉnh không quá 5% giá gốc đó. Nếu vượt mức trên thì làm phương án trình cơ quan chức năng nhà nước xem xét, phê duyệt… Đồng thời, có sự giãn cách điều chỉnh không ngắn hơn ba tháng/lần thay vì 10 ngày/lần như quy định trong Nghị định 84.

    Công khai nhưng chưa thật rõ

    Tuy nhiên, bất cập là ở chỗ DN dễ dàng xé nhỏ mức tăng giá dưới 5% như kiểu quản lý giá sữa mà người ta đã chứng kiến trên thực tế những năm qua. Hơn nữa, chưa có cơ chế giám sát và chế tài buộc DN hạ giá khi giá thế giới giảm nhanh và sâu. Ngoài ra, điều khiến dư luận vẫn ấm ức và chưa thỏa mãn là chưa có kiểm toán giá xăng dầu, thậm chí chưa có cả việc minh bạch và công khai hóa các chỉ số thành phần giá xăng dầu (dù cần hoan nghênh việc Petrolimex gần đây đã đưa cách tính giá xăng dầu lên trang thông tin điện tử và Bộ Công Thương từ ngày 1-3 đã đưa lên tờ tin Thị trường hằng ngày cách tính toán về giá cơ sở).

    Ngày 12-8, thông tin báo chí về tình hình thị trường xăng, dầu thế giới và công tác điều hành giá xăng, dầu trong nước hiện nay một lần nữa dư luận lại thất vọng và thiếu tâm phục, khẩu phục trước những thông tin chưa thể giảm giá xăng, dầu. Thông tin đưa ra là một chiều, thiếu đầy đủ, thiếu tranh luận và nhất là chưa thật rõ về cái gọi là giá cơ sở đang cao hơn giá bán ra.

    Người tiêu dùng tự hỏi sao phải phân chia quá nhiều khoản cấu thành giá cơ sở thay vì chỉ có ba khoản thôi? Đó là:

    1. Giá mua và nhập khẩu về đến cảng Việt Nam trên cơ sở đấu giá minh bạch trên thị trường thế giới để có giá rẻ nhất;

    2. Chi phí lưu thông tối thiểu và lợi nhuận tối thiểu của DN kinh doanh xăng, dầu;

    3. Khoản nghĩa vụ tài chính cho ngân sách nhà nước, gồm thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác.

    Khi đó, giá cơ sở chỉ là tổng của hai khoản 1 và 2 nêu trên. Đồng thời, tùy theo giá xăng dầu trên thế giới thay đổi và yêu cầu quản lý mà Nhà nước quy định mức nghĩa vụ ngân sách nhà nước thu từ giá xăng, dầu này có điều chỉnh lên, xuống và DN được phép chủ động điều chỉnh giá xăng, dầu lên xuống theo động thái và bám sát mức tăng, giảm thị trường trong khoảng thời gian hợp lý. Như vậy, giá xăng, dầu sẽ minh bạch hơn và đặc biệt Nhà nước có thể điều chỉnh mức nghĩa vụ ngân sách nhà nước để có giá xăng mềm dẻo, linh hoạt cho việc bảo đảm ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát. Đặc biệt cần chấm dứt hoạt động của quỹ bình ổn giá xăng dầu do tính chất thiếu rõ ràng và kém hiệu quả của nó trong hoạt động thực tế.

    Dư luận không sợ giá cao, chỉ sợ không công bằng và minh bạch trong giá xăng, dầu mà thôi!

    - Năm 2009, Petrolimex lãi tới 2.880 tỉ đồng tiền kinh doanh xăng, dầu. Năm 2010, số lãi này là 81 tỉ đồng. Dự kiến năm 2011, tính cho bốn tháng cuối năm, lãi xăng, dầu khoảng 598 tỉ đồng.

    - So với bình quân 30 ngày trước (từ ngày 10-6 đến ngày 11-7), giá xăng, dầu thành phẩm tăng từ 2% đến 3,1% tùy theo từng chủng loại; trong đó giá xăng RON 92 có mức tăng mạnh nhất: 3,1 %, diesel 0,05S tăng 2,2%, madut tăng 2,41%, dầu hỏa tăng 2,46%; giá dầu thô (WTI) giảm 1,25%.

    Trong khi đó, tính chung giá các mặt hàng xăng, dầu trên thị trường thế giới bình quân của 10 ngày đầu tháng 8 so với bình quân giá tháng 7 đã giảm từ 1,48% đến 10,46% tùy theo từng chủng loại xăng, dầu, trong đó giá dầu thô giảm mạnh nhất là 10,46%, giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm giảm không đáng kể.

    L.THANH (Nguồn Bộ Tài chính)




    TS NGUYỄN MINH PHONG, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

Chia sẻ trang này