10 sự kiện nổi bật trên thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2006

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 04/01/2007.

1927 người đang online, trong đó có 770 thành viên. 19:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1742 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    10 sự kiện nổi bật trên thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2006

    10 sự kiện nổi bật trên thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2006


    Ấn tượng nhất là sự mở rộng về quy mô thị trường với tổng mức vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 220.000 tỷ đồng, tương đương 13,8 tỷ USD, tăng gấp hơn 20 lần so với cuối năm 2005?

    Năm 2006 đã chứng kiến sự phát triển đầy sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam với nhiều sự kiện đáng chú ý. Trong đó, ấn tượng nhất là sự mở rộng về quy mô thị trường với tổng mức vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 220.000 tỷ đồng, tương đương 13,8 tỷ USD, tăng gấp hơn 20 lần so với cuối năm 2005 và bằng khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006, vượt xa so với mục tiêu đạt 5% GDP mà các nhà quản lý đặt ra hồi đầu năm.

    1. Luật Chứng khoán chính thức được thông qua

    Ngày 23/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, Luật Chứng khoán chính thức được thông qua với 85,6% số phiếu bàn tán thành. Điều quan trọng nhất trong luật chứng khoán là đã xây dựng một thị trường làm định hướng cho sự phát triển của các thành phần tham gia trong vòng ít nhất 4 năm nữa.

    2. Luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2006

    Một trong những tiến bộ vượt bậc của Luật Đầu tư là đã thay đổi một cách căn bản về quan điểm hạn chế đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam của đối tượng nhà đầu tư nước ngoài. Tinh thần của Luật đầu tư chia các lĩnh vực trong nền kinh tế thành 3 loại: lĩnh vực cấm đầu tư; lĩnh vực hạn chế đầu tư và lĩnh vực đầu tư không hạn chế.

    3. Cắt giảm ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp niêm yết từ ngày 1/1/2007

    Chính sách này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lên sàn của nhiều doanh nghiệp. Từ đây, làn sóng lên sàn của doanh nghiệp ngay trong năm 2006 diễn ra hết sức mạnh mẽ. Dự báo sau ngày 1/1/2007, số doanh nghiệp lên sàn sẽ tiếp tục tăng vì hiện nay, TTCK đã được nhìn nhận như một cơ hội tốt dành cho các Doanh nghiệp muốn hoạt động minh bạch và hiệu quả.

    4. Bùng nổ công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ

    Sau khi dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán được công bố vào tháng 8/2006 với dự kiến nâng mức vốn điều lệ của một công ty chứng khoán lên tối thiểu 170 tỷ đồng và của một công ty quản lý quỹ lên tối thiểu 25 tỷ đồng, hàng loạt cá nhân và tổ chức đã gấp rút nộp hồ sơ xin thành lập 2 loại công ty này để được áp dụng tiêu chí vốn ở mức thấp hơn theo Nghị định 144/2003/NĐ-Chính phủ. Tính đến ngày 22/12/2006, toàn TTCK Việt Nam đã có 30 công ty chứng khoán và 10 công ty quản lý quỹ được cấp phép thành lập.

    5. Việt Nam trở thành thành viên của WTO

    Ngày 7/11/2006 là ngày Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Liên quan đến TTCK, các cam kết tại WTO của Việt Nam là cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Hiện nay, tỷ lệ giới hạn đầu tư của nhà ĐTNN vào công ty chứng khoán là 49%.

    Đối với các tổ chức nước ngoài nói chung, việc Việt Nam gia nhập WTO là một thông điệp cho thấy, Việt Nam thực sự mở cửa nền kinh tế và chấp nhận theo cuộc chơi toàn cầu. Đây là điều kiện tiên quyết để họ đến với Việt Nam.

    6. Tổng thống Mỹ George W. Bush thăm TTGDCK TP. Hồ Chí Minh

    Cùng với việc tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14 và thăm chính thức Việt Nam, ngày 20/11/2006, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đến thăm TTGDCK TP. HCM và gặp gỡ với lãnh đạo nhiều Doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Việc thăm sàn chứng khoán Việt Nam của Tổng thống Bush đã làm dấy lên sự hưng phấn của giới đầu tư trong và ngoài nước với kỳ vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy mạnh vào Việt Nam.

    7. VN - Index vượt ngưỡng 800 điểm

    Ngày 20/12/2006, chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất trong lịch sử TTCK: 809,86 điểm. TTCK cũng ghi dấu ấn với hơn 100.000 tài khoản được mở tính đến thời điểm này. Không chỉ tham gia thị trường thứ cấp, thị trường sơ cấp với những cuộc đấu giá cổ phần lần đầu cũng trở nên nóng bỏng chưa từng thấy. Tuy nhiên, trong những ngày tiếp theo, sự xuống giá mạnh mẽ của cổ phiếu trong bối cảnh dư bán tràn ngập thị trường cho thấy, tâm lý nhà đầu tư đang biến động rất mạnh, cơ hội và rủi ro dành cho nhà đầu tư ngắn hạn đều ở mức cao.

    8. Lần đầu tiên TTCK Việt Nam bị ?osập? sàn giao dịch

    Vào phiên giao dịch sáng 15/12/2006, lần đầu tiên trong hơn 6 năm hoạt động của TTCK, toàn bộ hệ thống giao dịch của TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh và công ty chứng khoán bị tê liệt hoàn toàn chỉ sau vài phút mở cửa. Đây chính là dấu hiệu cho thấy, hệ thống giao dịch tại TTGDCK TP.HCM đã quá tải, cần được nâng cấp sớm để đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng mở rộng.

    9. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đưa cổ phiếu lên giao dịch tại Mỹ

    Công ty cổ phần Cavico Việt Nam đã áp dụng hình thức ?osáp nhập nghịch? để yết giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường Pink Sheets của Mỹ. Mặc dù Pink Sheets chỉ là dịch vụ báo giá điện tử, nhưng việc Cavico Việt Nam tham gia thị trường này cũng dấy lên làn sóng ?otò mò? của dư luận. Một cách bài bản hơn, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Kinh Đô, Gemadept, Vinamilk? sau một thời gian phát triển, hiện có quy mô ngang tầm với các doanh nghiệp trong khu vực, đã lên kế hoạch đưa cổ phiếu sang niêm yết tại TTCK nước ngoài. Hiện nay, quan điểm của UBCK Việt Nam là không hạn chế.

    10. Quy mô TTCK vượt 15% GDP

    Tính đến ngày 11/12/2006, với 83 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch, tổng giá trị vốn hoá của TTCK đạt 126.000 tỷ đồng, bằng 15% GDP (của năm 2005). Như vậy, tại thời điểm này, mục tiêu quy mô TTCK bằng 10 - 15% GDP mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 đã đạt được. Đến cuối năm 2006, tổng giá trị vốn hoá TTCK (chỉ tính cho cổ phiếu) đạt gần 20%. Đây là lý do chính khiến cơ quan quản lý TTCK phải điều chỉnh mục tiêu phát triển TTCK đến năm 2010 lên mức tổng giá trị vốn hoá đạt từ 25 - 30% GDP./.

    (Theo Tạp chí Đầu tư chứng khoán, ngày 3/1/2007)

Chia sẻ trang này