2020 Investigation

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thanhnhandaikekhukho, 07/02/2020.

8250 người đang online, trong đó có 1331 thành viên. 11:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14219 lượt đọc và 104 bài trả lời
  1. thanhnhandaikekhukho

    thanhnhandaikekhukho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2018
    Đã được thích:
    935
    NN bán không dứt thì đứt là cái chắc.
    Chủ DN đỡ giá hay sợ thâu tóm!:cool:
    Còn vài cp đủ sức cò cưa #:-s
  2. thanhnhandaikekhukho

    thanhnhandaikekhukho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2018
    Đã được thích:
    935
    Ai cũng nghĩ nhìn thấy đáy!! :-o
    Chúc cuối tuần ngủ ngon!
  3. Bingo2015

    Bingo2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2015
    Đã được thích:
    740
    Em mượn lại câu nói
    Một thị trường về nguyên tắc không có đáy và đỉnh. Thay vào đó chỉ có khái niệm Mua hoặc Bán. Mọi hành động mò đáy hoặc đoán đỉnh chỉ làm cho túi tiền vơi đi nhanh hơn
    => cảm xúc chỉ dành để yêu thương :))
    thanhnhandaikekhukho thích bài này.
  4. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    217.650
    Investigate cái gì?
  5. Trumdauco2019

    Trumdauco2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2019
    Đã được thích:
    3.244
    =)) :)). Chắc nhầm tiếng anh đó bác. Investigate QC ;))
    alexpham263 thích bài này.
  6. thanhnhandaikekhukho

    thanhnhandaikekhukho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2018
    Đã được thích:
    935
    Bấu víu vào những hy vọng không thật.

    1. Việt Nam đang kiểm soát dịch rất tốt, có thể yên tâm.

    Đúng là chính quyền đã cảnh giác và đã làm tốt việc khoanh vùng cách ly trong giai đoạn đầu phát triển của dịch.

    Tuy nhiên, cho đến nay có thể nói khá chắc chắn rằng việc virus lan ra cộng đồng là chuyện khó tránh khỏi, và các biện pháp cách ly tích cực như hiện tại sẽ không đủ.

    Lúc đó sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp phong toả, hạn chế tối đa đi lại, đóng cửa hàng quán, chỉ trừ cửa hàng thuốc và nhu yếu phẩm, y như Vũ Hán hay châu Âu.

    Và hệ thống y tế tất yếu sẽ bị quá tải, sẽ có người chết, có thể nhiều người chết.

    Thế nên, chỉ nên yên tâm là chính quyền đang làm tốt chừng nào những chuyện xấu chưa tới.

    2. Dịch sẽ suy thoái khi mùa hè đến, chứ có gì mà lo.

    Kế hoạch đối phó dịch của chính phủ Mỹ dựa trên dự báo rằng diễn tiến dịch sẽ xảy ra thành nhiều đợt sóng theo mùa.

    Khi mùa hè đến, nền nhiệt tăng thì dịch khu trú, nhưng sẽ bùng phát trở lại vào mùa thu-đông.

    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là virus không lây trong mùa hè: các ổ dịch tại Đông Nam Á lúc này cho thấy không nên quá kỳ vọng nhiệt độ mùa hè sẽ là phao cứu sinh.

    3. Vài tháng nữa dịch sẽ qua, chứ làm gì kéo dài tới 18 tháng.

    Ít người hiểu rằng một khi virus lan ra ngoài cộng đồng, thì không có gì ngăn chặn được sự lây lan cả, trừ khi đủ số người có kháng thể, hoặc có vaccine.

    Tức là phải đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng khoảng ⅔ dân số, hoặc chừng đó dân được tiêm vaccine.

    Từ đây tới đó, thì những thành phố đã bị phong toả vẫn phải phong toả, trường học vẫn phải đóng, các biện pháp cấm đoán vẫn phải giữ nguyên.

    Bởi vì hễ gỡ ra, thì dịch lại bùng phát.

    4. Thế giới sẽ sớm có thuốc đặc hiệu và vaccine phòng dịch.

    Nếu đọc về quy trình phát triển một loại thuốc, tất cả các bước thử nghiệm để có thể được cấp phép, chắc hẳn không ai dám nghĩ đến chuyện "sớm" nữa.

    Thế nên, để cho gọn, thì chúng ta có thể tham chiếu lời quan chức CDC Mỹ về thời hạn nhanh nhất có vaccine (hoặc thuốc) là 12-18 tháng.

    Và thời hạn ấy chỉ áp dụng cho nước nghiên cứu và sản xuất vaccine thôi, chứ như Việt Nam sẽ phải xếp hàng chờ.

    Có thể khá lâu.

    Vì thế, hãy chuẩn bị tinh thần cho những ngày tháng khó khăn phía trước.
    Bingo2015 thích bài này.
  7. thanhnhandaikekhukho

    thanhnhandaikekhukho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2018
    Đã được thích:
    935
    Thương chiến vs Covid-19: Vũ khí huỷ diệt kinh tế hàng loạt mới.

    Tại sao khi giá dầu, vàng và chứng khoán…tất cả đều giảm, đô la vẫn tăng?

    Rõ là dù virus Vũ Hán có phải là vũ khí sinh học hay không, thì nó cũng có thể được coi như là một chủng loại "vũ khí huỷ diệt kinh tế hàng loạt" mới, có khả năng tấn công và làm sụp đổ một cường quốc kinh tế bất kỳ và khiến kinh tế thế giới đình trệ, suy thoái nếu không có thuốc đặc trị hữu hiệu (NEWMD).

    Sức công phá của Thương chiến chỉ bằng một phần nhỏ so với tốc độ và mức công phá của một con virus vô hình như nó đã và đang trình diễn.

    Dù cục diện kinh tế thế giới có thể có thay đổi ít nhiều...như sự hình thành những liên minh toàn trị mới, thì vẫn trật tự thế giới vẫn chưa thay đổi được do lượng vẫn chưa đủ nhiều để thay đổi được chất. Thế giới vẫn phát triển nhờ sự không đồng đều và bất cân đối, như hằng số của mọi trật tự kinh tế thế giới là quan hệ thứ bậc giữa nước lớn và nước nhỏ, nước mạnh và nước yếu đó thôi.

    Các nước nhỏ thì luôn chịu trận, bất kể nguồn cơn của xung đột đến từ đâu.

    Ps: Một khi đồng đô la (USD) tăng giá mà hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bị suy giảm do dịch bệnh thì sẽ không hưởng lợi được về yếu tố tỷ giá tự nhiên. Một đồng đô la lên giá và cùng với những nguyên nhân khác có thể làm suy giảm dự trữ ngoại hối quốc gia cũng như khiến các khoản nợ công đến hạn phải trả trở nên đắt đỏ hơn, gây áp lực lên lạm phát...
    Bingo2015 thích bài này.
  8. thanhnhandaikekhukho

    thanhnhandaikekhukho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2018
    Đã được thích:
    935
    #sharing#Đỉnh dịch và đáy thị trường #Vài ước đoán ban đầu#**==**==

    1. Đỉnh dịch: Dự đoán của Imperial College là đỉnh dịch UK đâu đó vào tháng 5.
    2. Đáy thị trường: có thể là quý 2 nhưng là đáy tạm thời.
    3. Cú shock thật sự: khủng hoảng nợ
    ---------------------------------------------
    1. Đỉnh dịch: Dự đoán của Imperial College là đỉnh dịch UK đâu đó vào tháng 5.
    Tác động kinh tế vì vậy sẽ phân ra đều trong năm và social distancing sẽ phải kéo dài khá lâu, có thể theo phương án qua đỉnh thì mở lại, lập đỉnh thì đóng lại. Đây là một thứ VN phải tham khảo. Vì VN bế quan tỏa cảng rất thành công, nhưng nếu các nước nó bắt đầu thả ra, VN cũng thả ra, thì dịch có thể bùng lại. VN không thể cố thủ cả năm.
    Chiến lược kiểm tra tại sân bay (đánh vòng ngoài) vẫn là hiệu quả nhất để cho phép mở lại hoạt động trong nước sau khi đỉnh dịch do tiếp nhận du học sinh và người VN ở nước ngoài về đợt này tạo ra.
    Nói chung, VN phải có chuẩn bị chiến lược cho cái hình dịch bùng rồi giảm rồi lại bùng lại ở dưới.
    2. Đáy thị trường: có thể là quý 2 nhưng là đáy tạm thời.
    Giả sử đỉnh dịch UK là tháng 5 và Mỹ đâu đó trong tháng 5. Vậy thì quý 2 sẽ là quý tồi tệ nhất. Như vậy thì có thể tham khảo dự đoán của Goldman Sachs. Theo đó GDP quý 2 sẽ giảm 24% và quý 3 sẽ tăng 12% và quý 4 tăng 10%. Vậy thì quý 2 là quý tệ nhất.
    Tính chung theo số liệu của Goldman Sachs, GDP của Mỹ là âm trong 2020, chắc chừng 3% theo tính toán của vài funds là đúng.
    Số liệu quý 2 sẽ công bố trong quý 3, nhưng thị trường cổ phiếu thường chạy trước real economy, vì vậy quý 2 có thể là lúc thị trường tạo đáy tạm thời và sẽ có đợt correction tăng 10% hoặc hơn.
    Một số đại ca lạc quan như Hull Tactical Funds chắc chắn sẽ ra bắt đáy.
    3. Cú shock thật sự: khủng hoảng nợ (và giải pháp khả dĩ là chính phủ mua lại nợ công ty)
    Ba chủ thể vỡ nợ:
    *Thứ nhất, bất động sản thương mại và nhà ở. Nhất là BĐS thương mại, toàn tiền vay tỷ đô hay tỷ bảng của từng công ty sở hữu thương xá, cộng lại phải mấy chục tỷ. Ở Anh đã có 13 tỷ bảng chết cứng từ thứ 4 tuần này trong các funds bất động sản niêm yết. Vỡ nợ bất động sản cho thuê nhà và thương mại đang là một rủi ro rõ ràng.
    *Thứ hai, 2 ngành dễ thấy: hàng không và du lịch. Nếu lock down kéo dài, nhiều hãng hàng không sẽ đi vào qui trình vỡ nợ.
    Theo qui trình này là bắt đầu đi bán tài sản hay tìm công ty mua lại. Vấn đề là vỡ một hãng thì có người vào. Vỡ mấy chục hãng thì ai vào, trừ khi Nhà nước quốc hữu hóa (không phải là một giải pháp không thể, tin hành lang là nó đã nằm trong một số plan chuẩn bị cho chính phủ).
    *Thứ ba, vỡ nợ công ty bảo hiểm. Bảo hiểm y tế, thất nghiệp tư nhân, bảo hiểm vỡ nợ, đủ loại bảo hiểm khác chi trả cho đợt dịch bệnh này có thể quất sụm vài công ty bảo hiểm cỡ lớn.
    >> Nếu ba vụ này xảy ra, thì quên đỉnh dịch đi, vỡ nợ mới là vấn đề thật sự, và vắcxin không chặn được vỡ nợ.
    Vì vậy mấy đại ca tuyên bố bear market có thể kéo dài 18 tháng hoặc hơn là có thể trúng.
    >> Tức là nếu quyết định mua cổ phiếu ở đáy của nền kinh tế vào quý 2 thì phải vào công ty có cash dồi dào như Microsoft, Apple, v.v. hoặc công ty có đại gia như Warren Buffett đang kẹp hàng. Không nên cược cổ phiếu leverage cao, thiếu tiền mặt mà không có đại gia sau lưng.

    #Giải pháp chính phủ nào có thể đỡ làn sóng vỡ nợ và do đó khiến thị trường có thể hồi phục nhanh?
    Thứ nhất, như Anh và Mỹ làm là cho tiền dân. Thứ hai, phải hỗ trợ giãn nợ cho doanh nghiệp và quan trọng hơn, cấp tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cái này phải thỏa thuận với bank để hỗ trợ bank tiếp tục roll tín dụng ra. Mà muốn có tiền, phải đi vay. Đức mới phát hành hơn vài trăm tỷ EUR trái phiếu và chắc chắn sẽ còn nữa.
    Ngoài ra các anh private equity cũng là cứu tinh. Giả sử bạn đang là cổ đông 1 công ty, mua cổ phiếu giá 100, công ty giờ có giá 50 (sau khi rớt 50% mấy tháng qua), nhưng mà công ty sắp chết (bạn sẽ mất trắng). Một anh private equity ra đưa bạn 10 đồng, bắt bán cổ phiếu cho họ.
    Đó chính là các anh private equity đang đi săn hàng distressed, với mục tiêu mua hàng giá trị 100 với giá 10 đồng. Bán không bán tùy anh.
    Hàng đang được săn: năng lượng (gồm dầu khí), xe hơi và giải trí đại chúng. Rất tiếc, chưa nghe nói hàng không. Hàng không nhiều khả năng phải là chính phủ chơi rồi.
    Cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke và Janet Yellen đã bắn tín hiệu trên FT cho chuyện quốc hữu hóa tài sản tư thông qua thông điệp chung mấy hôm trước trong đó nhắc tới khả năng mua lại private assets (lấy tiền chính phủ đi mua private assets thì không phải quốc hữu hóa thì là cái gì!
    >> Nói tóm lại, chính trị sẽ quyết định kinh tế. Vì vậy thị trường bear 18 tháng hay là sẽ recover nhanh từ quý 2 sẽ phụ thuộc rất lớn vào cam kết hỗ trợ kinh tế của chính phủ. Và điều này sẽ khác nhau giữa các nước.
    >> Do đó, nếu muốn vào thị trường cổ phiếu bắt đáy trong quý 2, vẫn nên giữ tỷ lệ cash lớn. Ngoài ra, nên chuẩn bị short một ít index futures để bảo vệ danh mục.
    18-month bear market là một khả năng, không phải là chắc chắn, nhưng nếu nó diễn ra, bạn cần cash để làm giàu. Mà 18-month bear market không đồng nghĩa là giá cổ phiếu rớt 18 tháng. Có thể là nó rớt 9 tháng thôi nhưng lết thêm 9 tháng.
    Bingo2015 thích bài này.
  9. RonadoCR7

    RonadoCR7 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    756
    Tiếng Anh dốt thất sự...
    thanhnhandaikekhukho thích bài này.
  10. thanhnhandaikekhukho

    thanhnhandaikekhukho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2018
    Đã được thích:
    935
    Haha. Bác không thèm đọc nội dung mà đọc cái tiêu đề. :))
    Đánh sai cũng có cái ý nghĩa của nó mà :D

Chia sẻ trang này