80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ - tác giả LHH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngocmai227, 19/12/2014.

7044 người đang online, trong đó có 805 thành viên. 12:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22252 lượt đọc và 136 bài trả lời
  1. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    Chắc hầu hết các bác trong diễn đàn hiện nay không biết LHH là ai.
    Hiện nay, F319 quá nhiều thành viên mới, những người còn đầy nhiệt huyết với TTCK, nhưng kinh nghiệm chưa nhiều, lúc nào trong đầu cũng chỉ tâm niệm chữ mua, mà đã mua là chỉ nghĩ đến lồi mồm toác mỏ. Lúc thua thì đổ tại số trời, UBCK, Quỹ tây quỹ ta, đội lái, MMs, BBs...v...v... mà chưa bao giờ nghĩ sai lầm đến từ bản thân mình. TT luôn luôn đúng, chỉ có nhà đầu tư là sai, mà đã sai là dẫn đến mất tiền, thậm chí tán gia bại sản. Đối với các NB này, cutloss hay stoploss không hề có khái niệm trong đầu họ. Hễ ai nói đến cut lỗ, downtrend, callMG, lao dốc, tuyết lở... đều bị các bác này liệt vào thành phần chim lợn, chửi cho vuốt mặt không kịp (em bị suốt :D).
    Đấy là những sai lầm phổ biến với tất cả những ai mới bước chân vào chứng trường khốc liệt, tất cả những hành động mua bán, những ảo tưởng, những hy vọng vô căn cứ sẽ phải trả giá đắt.
    Những sai lầm này đã được đại sư LHH (chắc tầm sư tổ của em) đúc kết lại trong 80 sai lầm của nđt nhỏ lẻ. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi trong mục đích của đại sư LHH (và các cộng sự), nhưng những bài học của đại sư thì luôn có giá trị cực cao với những ai mới hoặc chuẩn bị tham gia chứng trường.
    Xin phép đại sư, em post dần lên 80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ để các anh em tham khảo (ko có tiền trả bản quyền đâu nhé, em cháy TK lâu rồi, đại sư LHH với đại ca update thông cảm). Bác nào chăm search đọc luôn cho nhanh :D
    Các anh chị em đọc cho vui thôi nhé, không comment, không cãi lộn, không gây war.
    Bài viết từ năm 2007 nên giá cổ phiếu đang ở trên trời, các thím thông cảm, em giữ đúng nguyên tác :v
    Em cũng xin phép mỗi ngày chỉ post vài bài thôi: chắc sáng 5 bài, chiều 5 bài; chứ làm 1 lèo chắc chả anh chị em nào đủ sức mà đọc hết.
    PS: sai lầm chỉ dành cho newbie, các cao thủ (và tự cho mình là cao thủ) vui lòng không đọc nhé. E cảm ơn!

    Mục lục
    1. Không có phương pháp đầu tư (đầu cơ) rõ ràng
    2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ
    3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
    4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ
    5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào
    6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử
    7. Không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại
    8. Bảo toàn vốn hay mua mua bán bán gỡ lại
    9. Bán tiếp thu tiền về và nỗi niềm đau đáu mong muốn quay lại thị trường sớm
    10. Giữ nguyên tiền thu được từ việc stop loss và giữ nguyên cổ phiếu có thể phạm sai lầm gì ?
    11. Chưa nắm vững nguyên tắc tái cơ cấu mà đã mua mua - bán bán
    12. Ơ rê ka - nhảy sóng : có sai lầm không nhỉ ?
    13. Ai là người nhảy sóng ? Và tôi - một người hưu trí có thể nhảy được không ?
    14. Không phải cổ phiếu nào cũng nhảy sóng được.
    15. Tâm lý ngày nào cũng nhảy (ngày nào cũng nhăm nhe mua mua - bán bán)
    16. Nhảy bị kẹp chân - chấp nhận chuyển thành nắm giữ lâu dài
    17. Nhảy theo kiểu khôn lỏi - một nét đặc trưng rất riêng của người Việt chúng ta, hì
    18. Xác định mức giá đáy hỗ trợ và mức cản trên một cách quá thô sơ và đơn giản
    19. Khuôn mẫu ngọn đồi cao
    20. Khuôn mẫu vai - đầu - vai : chớ nên mua hay nhảy sóng khi bờ vai bên phải chưa hình thành
    21. Khuôn mẫu cờ chữ nhật - cơ hội rất tốt của những người chuyên nghiệp, nhưng cũng là cái bẫy với những người mới nếu lòng tham trỗi dậy
    22. Khuôn mẫu cờ đuôi nheo - biết cho vui chứ người mới không nên nhao vào
    23. Khuôn mẫu cái nêm hướng xuống (Falling Wedge) - cân nhắc khi thị trường đi xuống, nên chớp lấy khi thị trường đi lên
    24. Các khuôn mẫu khác - đọc thật kỹ - chưa hiểu thấu đáo thì đừng sử dụng
    25. Mua bình quân giá giảm - mất chi phí cơ hội nếu thị trường điều chỉnh sâu - cái chết cầm chắc nếu suy thoái thật sự.
    26. Các định chế tài chính hành động khác biệt đôi chút so với nhà đầu tư cá nhân do quy mô vốn quá lớn - nhưng vẫn tuân thủ quy tắc stop loss.
    27. Quan điểm về lỗ - lãi của các định chế tài chính
    28. Tại sao các định chế tài chính bắt đầu mua vào khi giá giảm - sao không chờ thật giảm hãy mua ?
    29. Xác định đáy của thị trường dựa vào ... mức lỗ của chính mình.
    30. Xác định đáy của thị trường dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
    31. Nỗi ám ảnh phải xác định được đáy của thị trường.
    41. Lúc nào cũng lo sợ người khác tranh mua mất lúc thị trường đi lên, dẫn tới cắm đầu vào tranh mua khi thị trường xuống, chính điều đó gây nên những cơn hồi phục giả tạo, và gây nên sự hoài nghi khi thị trường đi lên thực sự.
    42. Thị trường còn phục hồi giả tạo nhiều lần trước khi thật sự xác định được đáy
    43. Nên lựa chọn rõ ràng quan điểm trước khi tham gia thị trường chứng khoán
    44. Những biểu hiện của thị trường trước đáy - nếu hiểu đúng thì vào, nếu không thì vào thị trường theo mục 35.
    45. Trong thị trường Chứng khoán - hiện tại thực ra đã là quá khứ.
    46. Chuẩn bị sẵn kịch bản đối phó cho 2 tình huống xảy ra : hồi phục thật sự và có retest.
    47. Đáy thật chưa ? Đỉnh thật chưa ? Câu trả lời khi sử dụng PSAR
    48. Bottom check và hiện tượng: phải nhanh tay hơn người khác.
    49. Đã đến lúc đi tìm cờ chữ nhật (xem lại mục 21).
    50. Một số cổ phiếu nên cân nhắc khi thị trường đi ngang.
    51. Thị trường đã có xu hướng đi lên - những lỗi cần tránh.
    52. Bán trước - mua lại sau : một lỗi rất buồn cười khi thị trường có xu hướng đi lên
    53. Cổ phiếu của những người chủ nhà mến khách
    54. Mua cổ phiếu tốt, ở mức giá hợp lý, đầu tư lâu dài, nhưng cần có kế hoạch để giảm dần giá vốn bình quân xuống
    55. Lúc mọi người lạc quan nhất chính là lúc nên bình tĩnh nhất.
    56. Thắng cả cuộc chiến không có nghĩa là phải thắng mọi trận chiến.
    57. Bull trap không phải là xấu nếu có những điểm tựa vững.
    58. Nên cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích mang lại
    59. Khi không thể tìm ra được cổ phiếu mà mua vào có thể sinh lời ngay, thì trong trường hợp thị trường đang suy giảm - giữ nguyên tiền mặt đã là có lời rồi (cổ phiếu ngày càng rẻ đi).
    60. Thị trường đang cuộn mình lại như lò xo bị nén.
    61. Mùa giải ngân của các định chế tài chính.
    62. Bắt một con dao đang rơi
    63. Không có tiền mặt dự phòng.
    64. Tâm lý phân vân khi stop loss.
    65. Những động thái nên tiến hành khi thị trường chao đảo mạnh.
    66. Nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ giết chết tinh thần của nhà đầu tư trước khi khoản thua.
    67. Nhầm lẫn về khái niệm.
    68. Dò tìm luồng chảy của vốn.
    64B. Nói thêm về stop loss.
    69. Khi có thông tin tác động tới thị trường nói chung và cổ phiếu nói riêng.
    70. Tranh mua và lúc nào nên tranh mua.
    71. Một cổ phiếu được phân phối mạnh trong một xu hướng đi lên gần như là chắc chắn bắt đầu cho một chu kỳ suy giảm.
    72. Thông điệp của big boys.
    73. Không tử thủ đến cùng.
    74. Không cân bằng được nỗi sợ hãi và lòng tham.
    75. Không cần phải cố thông minh hơn thị trường trong những giai đoạn tăng trưởng nóng
    Gửi tất cả các bạn
    76. Retest.
    76B. Nói thêm về retset.
    77. Lấy sức nhàn chống sức mệt.
    78. A DEAD CAT BOUNCE http://en.wikipedia.org/wiki/Dead_cat_bounce Nhiều cổ phiếu sẽ xuất hiện trạng thái này.
    79. Băng đóng 1 thước không phải do cái lạnh của một ngày..
    80. Hệ thống indicators.
    Last edited: 19/12/2014
    BiPham, FBV, thangnd_121125 người khác thích bài này.
    kevin pham, GiaReBatNgo, Johnny Ng2 người khác đã loan bài này.
  2. khachgiangho

    khachgiangho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Đã được thích:
    1.830
    cho vào sọt rác cho nhanh, mình nói thật đấy

    TTCK biến hoá khôn lường

    chỉ có mất học phí nhiều và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân, dám thừa nhận sai lầm và thất bại thì mới có thể đứng vững trên TTCK được

    80 bài học chứ có đến 800 bài học mà đầu tư CK bằng cách nhìn bảo thủ thì vẫn cứ tèo nặng
    ctcj82, fan_xi_fang, Kho_Ben5 người khác thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  3. hiepnmdak

    hiepnmdak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.243
    Sai lầm hơn là cutloss đúng đáy. TT phục hồi sợ bull ko dám vào, chần chừ mãi, khi cp tăng chóng mặt, lòng tham trỗi dậy lấn ác nỗi sợ, nhảy vào múc thế là đúng đỉnh:((:((:((:((:((
    hieuts, MuaXuan66, daugau50504 người khác thích bài này.
    cafevietnpp2010 đã loan bài này
  4. TUANANHVietNam

    TUANANHVietNam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    815
  5. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu, cũng định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số tiền trên đầu tư vào một số loại cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần đỉnh VNI 1.170
    Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai.
    Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi.
    Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình.

    1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng :
    Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao
    Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp.
    Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất.
    Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư.
    Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật.
    Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình
    Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ?
    Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ?
    Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào :
    + P/E 20% trong 5 năm qua và 5 năm tới
    + P/E/G 20%
    và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi.
    Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ :
    William J.O'neil và phương pháp CAN SLIM
    Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O
    C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm. Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất.
    A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C.
    N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ thể mà mua ngay vào khi thích hợp.
    S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn, đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ S ở đấy là để chỉ các bluechips.
    L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty thứ hai trong ngành.
    I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối.
    M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B. W.J.O cho rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ điều này.
    Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu để không bỏ lỡ những cơ hội tốt.
    Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O
    Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn
    Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên cứu riêng)
    Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn :
    + Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ
    + Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường
    + Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới
    + Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm)
    + Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá
    Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động cụ thể)
    Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian qua.
    npp2010 đã loan bài này
  6. hiepnmdak

    hiepnmdak Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.243
    Đại sư LHH là ai vậy chủ top, nay có còn tham chiến ko? Hay là ở ẩn rồi, có qua khỏi kiếp nạn 2008-2009 ko? Tớ muốn tầm sư học đạo Chứ toàn mua đỉnh bán đáy, chán quá.
    nobita_78, Johnny Ngnpp2010 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  7. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ :
    Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu: làm thế nào để gỡ lại ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong ngắn hạn.
    Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau :

    + Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
    + Bán ngay để giảm lỗ
    + Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống
    + Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới

    Khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một.
    Johnny Ngnpp2010 đã loan bài này
  8. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại

    Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính :

    + Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn
    + W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì
    + Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt
    + v.v... và v.v...

    Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ?

    Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại.

    Tôi được gì ?

    + Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay
    + Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi
    + Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi

    Tôi sẽ gặp rủi ro gì ? (không hiểu sao đoạn này lại bị khuyết)
    Johnny Ngnpp2010 đã loan bài này
  9. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ

    Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ.
    Johnny Ngnpp2010 đã loan bài này
  10. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào

    Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào.

    Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi.
    Johnny Ng đã loan bài này

Chia sẻ trang này