ACL bí mật XD nhà máy mới đưa LNST đột phá hơn 50tỉ/VĐL 220 từ quí 2/2018 giá 19

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hung592, 06/10/2018.

3273 người đang online, trong đó có 1309 thành viên. 16:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3188 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    Các điểm mạnh của ACL sẽ cho lãi khủng EPS>10k từ quí 2/2018 trở đi..

    1/ ACL lợi thế xuất khẩu và tỉ giá.
    2/ Xây nhà máy mới từ năm 2016-2017 cho lợi nhuận từ quí 2/2018
    3/ Tiền mặt khủng trên 80tỉ gấp dôi cùng kỳ
    4/ Cp cô đặc chưa chia tách cty gom mua chứ ko bán.
    5/ Giá còn thấp 19k, EPS 5k PE = 2.5
    6/......

    2 Quí cuối năm LNST tầm 100 tỉ, tổng cả năm 150tỉ/VDL220tỉ
    giá sẽ tăng lên khoảng 40 đến 50k


    ANh em tham khảo phân tích QĐ đầu tư hay ko không khuyến nghị mua bán.



    • Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Cửu Long An Giang (tên viết tắt CL-FISH CORP) đặc biệt trong nuôi và chế biến cá Tra/Basa ( Tên khoa học Basa Bocourti and Tra Pangasius Hypophthalmus). Chúng tôi có hơn 25 năm kinh nghiệm trong nuôi trồng. Chúng tôi có nông trại nổi tiếng và đứng đầu trong lĩnh vự nuôi cá Tra/Basa ở Việt Nam. Tính từ đầu kỳ cho đến nay, chúng tôi đã cung ứng sản lượng khoảng 80,000 tấn nguyên liệu với trang trại đặt trên sông MêKông, thuộc tỉnh An Giang, vùng châu thổ sông MêKông, miền nam Việt nam.

    • Ở trang trại, chúng tôi có chương trình theo dõi nghiêm ngặc và kiểm soát tốc độ phát triển của cá trong suốt tất cả các giai đoạn phát trriển. Từ con giống, cá trưởng thành cho đến khi cung cấp cá đến nhà máy chế biến.

    • Kiểm soát về bệnh cá, màu cá, kháng sinh, đặc biệt là không còn dư lượng kháng sinh trong cá. Điều này làm cho sản phẩm của cá tra/basa fillet của chúng tôi tốt cho sức khoẻ, hình dạng tốt cũng như sản phẩm hài hòa, cấu trúc săn chắc. Sau khi nấu chín, cá không bị rã, co rút và không có mùi bùn.

    • Nhà máy của chúng tôi đặt dọc bờ sông MêKông, nên có những điều kiện thuận lợi về việc vận chuyển cá nguyên liệu từ nhiều nông trại lân cận bằng ghe đục, Điều này giúp cho cá được vận chuyển vẫn còn tươi sống khi đến nhà máy.

    • Nhà máy chế biến của chúng tôi có năng suất là 15,000 MTS thành phẩm mỗi năm. Phòng kỹ thuật và trang thiết bị được lắp đặt theo tiêu chuẩn vệ sinh cao và chất lượng tốt với các tiêu chuẩn HACCP - GMP - SSOP, ISO-9001:2000 BVQI No.1976898, FDA No.13799569862, HALAL tạo ra sản phẩm đông lạnh an toàn và hợp vệ sinh.

    • Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Cửu Long An Gianglà thành viên của hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản việt nam (VASEP).
    • EU Processing Plant Code: DL-370
  2. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540

    Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL): LNTT 6 tháng đạt 61 tỷ đồng, vượt 74% mục tiêu cả năm 2018
    [​IMG]

    Khoản lãi lớn trong nửa đầu năm của Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) chủ yếu là do đóng góp của quý 2/2018.
    Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã CK: ACL) đã công bố BCTC quý 2/2018với khoản lợi nhuận cao gấp 4 lần cùng kỳ.

    Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 389 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chỉ tăng thêm 13% nên lợi nhuận gộp đạt 96,4 tỷ đồng tăng 66% so với quý 2/2017.

    Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính đạt hơn 3 tỷ đồng tăng mạnh so với cùng kỳ trong khi chi phí tài chính và chi phí bán bán đều được cắt giảm nên sau khi trừ các khoản chi phí ACL lãi ròng gần 48 tỷ đồng cao gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước tương đương EPS đạt 2.102 đồng.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, ACL đạt 720 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 20% so với cùng kỳ, LNTT đạt gần 61 tỷ đồng và LNST đạt gần 54 tỷ đồng tăng mạnh so với cùng kỳ 2017. Mục tiêu kinh doanh năm nay của công ty là đạt 1.300 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi trước thuế 35 tỷ đồng tăng lần lượt 9,5% và 50,8% so với năm 2017, theo đó mặc dù mới hoàn thành được 55% mục tiêu về doanh thu nhưng ACL đã vượt tới 74% mục tiêu về lợi nhuận.

    Được biết hoạt động kinh doanh chính của ACL là chế biến và xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm chủ đạo là cá tra đã qua chế biến bao gồm cá fillet trắng và cá tra IQF hồng. Sản phẩm của công ty hiện được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia khác trên thế giới như Singapore, Malaysia, Indonesia, Philipin, Nhật, EU (Ba Lan, Pháp), Ageria, Mỹ, Úc và các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Trong đó, doanh thu cá tra fillet các loại chiếm tới 90% doanh thu trung bình hằng năm của Công ty.

    [​IMG]


    Thùy Anh

    Theo Infonet/HSX
  3. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    Top 10 Doanh nghiệp XK cá tra hàng đầu VN 5 tháng đầu năm

    VHC, HVG và AGF vẫn là 3 doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần và giá trị xuất khẩu cá tra 5 tháng qua.

    Dưới đây là top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (Vasep) 5 tháng đầu năm 2011.

    TT

    Tên Doanh nghiệp

    Mã CK

    Tỷ lệ trong tổng giá trị XK ngành (%)

    Kim ngạch XK cá tra 5 tháng đầu năm 2011 (triệu USD)

    1

    CTCP Vĩnh Hoàn (VINHHOAN CORP)

    VHC

    8,04

    54,06

    2

    CTCP Hùng Vương (HV Corp)

    HVG

    6,89

    46,32

    3

    CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH Co. )

    AGF

    5,36

    36

    4

    CTCP Việt An (Anvifish Co.)

    AVF

    3,81

    25,61

    5

    CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (CL - Fish Corp )

    ACL

    3,01

    20,24

    6

    Công ty TNHH Hùng Cá

    2,81

    18,86

    7

    CTCP đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI

    IDI

    2,61

    17,53

    8

    CTCP Nam Việt (Navico)

    ANV

    2,51

    16,84

    9

    Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (South Vina)

    2,44

    16,39

    10

    CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX

    CAD

    2,28

    15,32

    [​IMG]
    Các tin khác

    [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18]
    1. Giá xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm có xu hướng tăng Ngày 4/6 diễn ra Hội thảo Dự báo ngành thủy sản Việt Nam Visio 2011 An Giang: Giá cá tra tăng cao, người dân lại đào ao nuôi cá ĐBSCL: Cá tra sắp chạm mốc kỷ lục 29.000 đồng/kg 4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra năm 2011 Sẽ áp dụng tiêu chuẩn VietGap cho cá tra Hội thảo giới thiệu và tìm hiểu chứng chỉ ASC trên cá tra Xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng mạnh tại hai thị trường “nóng” An Giang: Đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Vietnam Fisheries International Exhibition 2010
    (12-14 June 2010)China Fisheries & Seafood Expo 2010
    (2-4 November 2010)The International Boston Seafood Show
    (14-16 March, 2010)European Seafood Exposition 2010
    (27-29 Apr 2010)Polfish International Fair of Fish Processing and Fish Products
    (31.05-02.06.2011)Gulfood 2010 - Dubai
    (27-02 March 2011)
    [​IMG] Trang chủ | Tin tức | Tài liệu | Sản phẩm chính | Sản phẩm | Hàng giá trị gia tăng | Hàng xuất sang Nga | Qui trình nuôi cá |

    | Qui trình chế biến | Thiết kế bao bì | Thành phần dinh dưỡng | Công thức làm món ăn | Giới thiệu | Liên hệ |

    Bản quyền thuộc về công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang.
    Địa chỉ website: http://www.clfish.com.
    Email: clfish@vnn.vn.
    Thiết kế bởi: pangafish.com.
  4. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    http://www.clfish.com/index.php?act=changepage&code=show_new&id=699&idcd=Tin tức&idpage=1


    Giá xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm có xu hướng tăng

    Giá trung bình XK cá tra sang các thị trường trong 4 tháng đầu năm nay đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Thụy Sĩ là nước có giá trung bình NK đạt cao nhất 4,43 USD/kg, tiếp đến Nhật Bản là 4,25 USD/kg. Ngoài ra, còn có 20 thị trường có giá trung bình NK cá tra dao động từ 3 - 3,97 USD/kg như Hàn Quốc, Mỹ, Triều Tiên, Đan Mạch, Niu Dilân…

    Hầu hết giá XK cá tra trong năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung nguyên liệu trong nước chỉ vừa đủ cho sản xuất, vì vậy giá cá tra nguyên liệu trong nước đã tăng với tốc độ rất nhanh và cao hơn nhiều so với giá cá tra thành phẩm XK. Với đà tăng giá khá chênh lệch giữa cá tra nguyên liệu và cá tra thành phẩm nên nhiều DN XK sang các thị trường có mức giá dưới 3 USD/kg khó thu mua được nguyên liệu, đặc biệt tại những thời điểm khi giá cá tra nguyên liệu ở mức 28.000 - 29.000 đồng/kg. Một nguyên nhân khác khiến giá cá tra 4 tháng đầu năm nay tăng là do Mỹ - thị trường NK chủ lực cá tra của Việt Nam thiếu hụt một lượng lớn cá da trơn nội địa nên các nhà NK phải tìm đến cá tra để bù đắp lượng cá giảm sút tại thị trường này. Hơn nữa, trong quý I năm nay, Bộ Thương mại Mỹ đã chọn Bănglađet làm quốc gia thay thế để tính toán giá trị đầu vào đối với cá tra trong kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 6 khiến các nhà NK Mỹ và XK Việt Nam có thêm lòng tin và tiếp tục XNK cá tra vào thị trường này. Giá cá tra XK sang thị trường chủ lực tăng đã phần nào ảnh hưởng tới giá XK sang các thị trường còn lại, đặc biệt là Châu Âu – thị trường NK sản phẩm cùng loại – cá tra thịt trắng. Đầu năm nay, nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng nếu kết quả cuối cùng của mức thuế chống bán phá giá giai đoạn 6 là trên 100% thì giá cá tra tiếp tục sụt giảm tại các thị trường khác, và tại thời điểm đó nhiều nhà NK Châu Âu cũng nghe ngóng tình hình từ thị trường Mỹ để có đối sách phù hợp!

    Bốn tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Châu Âu đạt 65.609 tấn, trị giá 170,8 triệu USD, giảm 9,4% về khối lượng nhưng tăng 1,6% về giá trị, với giá XK trung bình đạt 2,6 USD/kg. Tây Ban Nha - nước NK nhiều cá tra nhất trong khối EU - đạt 12.501 tấn, nhưng Hà Lan lại là nước có giá trị NK cá tra lớn nhất trong khối này, đạt 32,87 triệu USD. Trong số các nước thuộc khối EU NK nhiều cá tra của Việt Nam như Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, thì Ba Lan là nước giảm cả về khối lượng và giá trị trong 4 tháng đầu năm nay, đạt 6.633 tấn, trị giá 14,03 triệu USD, giảm tới 20,9% về khối lượng và 8,1% về giá trị.

    XK cá tra sang ASEAN trong 4 tháng đầu năm nay tăng khá, đạt 16.896 tấn trị giá 36,9 triệu USD, tăng 34% về khối lượng và 56,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Xingapo là nước NK cá tra nhiều nhất cả về khối lượng và giá trị, đạt 4.883 tấn và 11,6 triệu USD, tăng 28,9% về khối lượng và 51,7% về giá trị.

    Theo các báo mạng nước ngoài, doanh thu của các nhà cung cấp lớn thủy sản cho các nhà hàng Nhật tại Xingapo đã giảm 40% vì lo ngại về phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần, và họ đã nhập một số mặt hàng thủy sản thay thế từ các nước khác, như cá hồi từ NaUy, cá ngừ từ Inđônêxia… Những mặt hàng nhập từ Nhật Bản gồm nhím biển, Hamachi (cá ngừ vây vàng), cá bơn và một số loài cá khác….

    Bốn tháng đầu năm, Việt Nam đã XK 208.445 tấn cá tra, trị giá 521,3 triệu USD, tăng 5,6% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái với giá trung bình đạt 2,50 USD/kg.
  5. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.442
    Cách đây khoản 5 tháng đã thấy triển vọng của ACL, lúc đó giá 8 -> 9, nhưng hàng thanh khoản kém quá nên đành bỏ.

    Giờ tăng 100% ngọt ngào thật, chúc mừng bro
  6. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    ACL mới chân sóng thôi bác ơi, hành trình lên 50 trong 3 tháng tới..
  7. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.442
    Nếu đã mua thì tôi mua lúc giá 8 rồi, đâu đợi đến giá này
  8. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    CP tăng thì tiếp tục up, mới hình chiếc cốc quai cầm thôi...còn lên 50k nhẹ nhàng khi thêm 2 nhà máy mới xây xong cùng giá cá tăng mạnh và lợi thế tỉ giá USD chưa kể TQ mua mạnh thời gian gần đây...


    [​IMG]
    Last edited: 06/10/2018
  9. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540

    Lợi nhuận biên 16%/DT 1 ao cá nhờ giá tốt. Xem phần cuối và link:

    http://www.clfish.com/index.php?act=changepage&code=farming



    KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA

    1. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ

    1.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ

    Ao đất: Diện tích ít nhất từ 500 m2 trở lên, có độ nước 1-1,5 m. Nguồn nước cấp cho ao phải chủ đọng sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, hoá chất. Ao có cống tháo nước và cấp nước dễ dàng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]



    Bè: Bè đặt trên sông nước lưu thông, rất thuận lợi cho đời sống và phát dục của cá, vì các điều kiện thủy lý hoá của nước sống và phát dục của cá, vì các điều kiện thuỷ lý hoá của nước sông hiện nay rất phù hợp với cá. Nhưng chú ý không nên đặt bè nơi có dòng xoáy, nơi có nguồn nước thải chảy ra.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    1.2. Lựa chọn cá bố mẹ nuôi vỗ

    Độ tuổi: Cá đực phải từ 2 năm tuỏi và cá cái 3 năm tuổi trở lên. Chọn cá khoẻ mạnh, ngoại hình hàon chỉnh không bị dị hình, dị tật, trọng lượng cá từ 2,5-3 kg trở lên đưa vào nuôi vỗ

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Mật độ thả nuôi vỗ:

    Nuôi trong ao: 5 m3 nước cho 1 kg cá bố mẹ

    Nuôi trong bè: 0,5-1 m m3 cho 1 kg cá bố mẹ.

    Có thể nuôi chung đực, cái trong ao, bè,.Tỷ lệ nuôi đực, cái là 0,7-1.1.


    1.3. Thức ăn cho cá bố mẹ

    Nhu cầu thức ăn của cá bố mẹ: Để cá phát triển và có sản phẩm sinh dục tốt, cần phải cung cấp thức ăn cho cá đủ về số lượng, cân đói về thành phần dinh dưỡng. Thức ăn phải cung cấp hàng ngày cho cá. Nhu cầu vè hàm lượng dinh dưỡng cho cá tương đối cao, phải có đủ đạm, đường, mỡ, vitamin, chất khoáng…. Đặc biệt hàm lượng đạm (Protêin) phải đảm bảo từ 30% trở lên thì cá mới thành thục tốt.

    Nguyên liệu làm thức ăn cho cá: Cá tạp tươi, khô cá biển, bột cá lạt, con ruốc, bột đạu nành, cám gạo, bột bắp, rau xanh (muống, lang) quả bí rợ, cơm dừa,…

    Để thức ăn có đủ hàm lượng đạm cho cá, ta phỉa chọn 1 số thành phần trên và trộn chúng với nhau và chế biến thành thức ăn. Một số công thức tham khảo sau:u:u:

    Cá tạp (vụn) tươi: 90%

    Cấm gạo: 9%

    Premix khoáng, vitamin 1%

    Cộng thêm rau xanh 30%

    Số lượng trên

    Cá vụn (khô): 65%

    Cám gạo: 15 %

    Bột bắp : 19%

    Premix:1%

    Cộng thêm 30% rau xanh

    Bột cá lạt: 60%

    Cám gạo 20%

    Bột bắp 19%

    Premix 1%

    Cộng thêm 40% rau xanh

    Bột cá lạt :60%

    Bột đậu nành: 20%

    Cám gạo:19%

    Premix: 1%

    Cộng thêm 40% rau xanh


    Khẩu phần ăn hàng ngày từ 4-5% trọng lượng cá. Mỗi ngày cho ăn từ 1-2 lần.


    2. Kỹ thuật cho cá đẻ

    2.1. Chọn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được tuyển chọn phải khoẻ mạnh, bơi lội nhanh nhẹn.

    Cá cái: bụng to, mềm, hạt trứng đèu, màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt.

    Cá đực: khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy thấy tinh dịch chảy trắng đục và đặc như sữa.


    2.2. Các ******** tố sử dụng và phương pháp tiêm cho cá đẻ:

    Các ******** tố sử dụng:

    HCG

    LRHa + DOM

    Não thuỳ thể của các loài cá (mè trắng, chép, trôi,…)

    Các loài ******** tố này có thể sử dụng đơn giảm hoặc kết hợp nhiều loại để tăng hiệu ứng. Nếu dùng kết hợp, chỉ nên dùng ở liều quyết định. Tuy nhiên, nếu dùng kết hợp thì phải chọn 1 loại làm chính.h.

    Phương pháp tiêm:

    Đối với cá tra dùng phương pháp tiêm nhiều lần, đối với cá cái thì 2-4 lần sơ bộ và 1 lần quyết định. Với cá đực thì tiêm 1 lần cùng lúc với liều quyết định của cá cái. Thời gian giữa các lần sơ bộ là 12 hoặc 24 giờ. Giữa lièu sơ bọ cuối cùng và liều quyết định cách nhau 8-12 giờ.

    Tuỳ theo chất lượng trứng và chủng laọi ******** tố ta áp dụng các liều tiêm thích hợp.

    Đối với HCG: Tiêm sơ bộ 300-1000 UI/kg cá cái.

    Quyết định 3000 UI trở lên/kg cá cái.

    Thời gian hiệu ứng thuốc: sau 8-12 giờ liều tiêm quyết định thì trứng rụgn

    Vị trí tiêm: Tiêm ở cơ hoặc ở xoang. Đối với cá tra là cá không vẩy nên tiêm ở cơ đơn giản hơn. Ở các lần tiêm khác nhau nên tiêm ở vị trí khác nhau.


    2.3. Vuốt trứng và ấp trứng

    Đối với cá tra khi đẻ dùng phương pháp vuốt trứng và thụ tinh khô. Khi ấp trứng có thể khử dính sau đó ấp bình vây hoặc dùng giá thể cho trứng cho trứng dính và cho bể ấp sục khí.

    Ấp trứng:

    Trứng cá tra thuộc loại trứng dính nên ta có thể khử dính hoặc không khở dính mà dùng giá thể cho trứng dính và ấp trong bể ấp.

    + Có thể dùng axittanic, hoặc một số hợp chất khác để tiến hành khử dính. Sau khi cho chất khử vào trứng ta dùng lông gà khuấy đều trong khoảng 30 giây thì ta chắt nước đó ra và dùng nước sạch rửa trứng nhiều lần cho sạch sau đó ta vào bình vây để ấp trứng. Điều chỉnh nước trong bình vây để trứng đảo đều. Trong khoảng 18-24 giờ thì trứng bắt đầu nở. Thời gian để nở hết có khi kéo dài 30 giờ tuỳ theo nhiệt độ và khoảng cách giữa các lần cho trứng vào bể ấp.

    + Trứng không khử dính: Dùng giá thể cho trứng bám vào. Khi trứng đã thụ tinh xong ta dùng lông gà vẩy trứng đều trên giá thể (giá thể để trong nước) giá thể có thể dùg bằng lưới nilon hoặc lưới vèo căng trê một cái khung. Khi rải trứng xong ta treo trong nước bể ấp và sục khí cho đến khi trứng nở và vớt giá thể ra. Ap trứng theo phương pháp này không cần htiết tiến hành thay nước liên tục.c.

    Quản lý va thu cá bột: Cá nở khoảng 20 giờ thì ta thu cá bột đưa xuống ao hoặc xuất bán. Trong quá trính quản lý cá bột trong bể cần phải thay nước nhiều hay ít tuỳ theo lượng cá bột có trong bể.

    Sau khi cá nở 20 giờ thì thu cá bột, không nên để quá thời gian này. Vì khi hết noãn hoàng cá bắt đầu cắn ăn lẫn nhau làm hao cá bột. Nếu chúng ta xuất bán hoặc đưa xuống ao thì hạn chế sử ăn lẫn nhau của chúng.


    3. Kỹ thuật ương nuôi cá Tra giống

    3.1. Nhu cầu thức ăn của cá sau khi hết noãn hoàng

    Sau khi hết noãn hoàng, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá thích ăn môi tươi sống, có mùi tanh. Những thức ăn ưa thích của cá tra bột là:

    Cá bột các loài (như Mè vinh, He, Rô đồng, …). Các loài chi giác của giáp xác thấp (còn gọi là trứng nước), ấu trùng Artemia. Chúng ăn lẫn nhau khi ta không kịp thời cung cấp thức ăn cho chúng.

    Biện pháp giải quyết tốt nhất là phải tạo được một lượng thứ c ăntự nhiên có sẵn và đầy đủ trong ao ương trước khi thả cá bột, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ăn của cá, hạn chế được sự ăn lẫn nhau của chúng.

    3.2. kỹ thuật ương nuôi

    Chuẩn bị ao:

    Ao có diện tích lớn nhỏ tuỳ theo khả năng từng hộ, càng lớn càng tốt, không nên quá hẹp (dưới 200 m2). Độ sâu nước thích hợp 1-1,5 m. Nguồn nước cấp cho ao phải sạch sẽ và chủ động.

    Các bước tiến hành:

    + Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ và dịch hại (rắn, cua, ếch, chuột,…) dùng chất Rôtenone để diệt (có trong dây thuốc cá), lượng dùng thuốc cá tươi 1 kg cho 100 m3 nước ao.

    + Sên vét bớt bùn đáyáy

    + Bón vôi: rải đều đáy và mái bờ ao 7-10 kg/100m2.

    + Phơi đáy 2-3 ngày

    + Bón lót phân chuồng hoặc phân vô cơ 10-15 kg phân (heo, gà, cút)/100 m2 đáy ao. 0,5 kg (lân +urê đều nhau0/100 m2 đáy ao.

    + Đưa nước vào sâu 0,3-0,4 m

    + Thả giống trứng nước và trùng chỉ (5 lon trứng nước và 2 lon trùng chỉ cho 100 m2 đáy ao).

    + Đưa nước ngập khoảng 0,7-0,8 m m

    + Thả cá bột

    + Tiếp tục đưa nước vào ao, từ từ sau 2 ngày đến đủ chiều sâu nước yêu cầu (1-1,5 m)

    + Thả cá bột:

    Lựa chọn cá bột: Quan sát cá đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, sắp hết noãn hoàng, màu sắc cá tươi sáng.

    Mật độ thả:

    400-500 con/m/m/m2 ao

    Thức ăn và chăm sóc cá:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Khâu chuẩn bị ao đầy đủ là ta đã gây nuôi được một phần thức ăn tự nhiên cho cá, khi thả cá xuống ao là đã có sẵn nguồn thức ăn.n.

    Tiếp tục bổ sung các loại thức ăn khác như bột đậu nành, lòng đỏ trứng, bột cá, sữa bột, vừa để cấp thức ăn trực tiếp cho cá, vừa để tạo môi trường gây nuôi tiếp tục các giống loài thắc ăn tự nhiên cho cá (như trùng chỉ, trứng nước,…). Cách thức này kéo dài trong tuần lễ đầu.

    Lượng dùng: Cứ 10.000 cá thả trong ao, dùng 20 lòng đỏ trứng vịt, 200 gam đậu nành xay nhuyễn và nấu chín mmỗi ngầy cho ăn từ 4-5 lần. Sau 10 ngày, khi cá đã bắt đầu ăn móng, tăng thêm 50% lượng trên và bổ sung thêm trứng nước và trùng chỉ. Lúc này đã có thể cho ăn dặm cá tươi xay nhuyễn.

    Sau tuần thứ 2 cho ăn cá + ố xay nhuyễn (trộn bột gòn). Sau 1 tháng, bắt đầu cho ăn chế biến: cám trộn bột cá hoặc xay nhuyễn, nấu chín và đưa xuống sàn ăn (cám + bột cá: tỉ lệ 1/1, cám + cá tươi: tỉ lệ ½). Khẩu phần ăn 5-7% mỗi ngày.

    Ương thành cá hương: Sau 3 tuần cá đạt cỡ 0,7 cm cao thân.

    Ương cá giống: tiếp tục ương 30-50 ngày, cá đạt cỡ 2 cm chiều cao thân. Sau 70 - 100 ngày cá đạt cỡ 3 cm cao thân.


    III. KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TRONG AO

    1. Chuẩn bị ao nuôi

    Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị sau:

    Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạhc rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.

    Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.

    Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.

    Dùng vôi bột rải khắp đáy ao va bờ ao, 7-10 kg/100m0m2.

    Phơi đáy ao 2-3 ngày.

    Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và dịch hại lọt vào ao.


    2. Thả cá giống

    Cá thả nuôi phải mạnh khoẻ, đều cỡ, không bị sây sát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn.

    Kích cỡ cá thả: 10-12 cm, 50 - 100 gam/con

    Mật độ thả nuôi: 15-20 con/m2.


    3. Thức ăn

    Sử dụng nguyên liệu có sẵn tại dịa phương và phối chế hợp lý để đảm bảo hàm lượng protein từ 15-20%. Một số công thức thức ăn có thẻ tham khảo ở bảng sau:

    Công thức 1

    Công thức 2

    Công thức 3

    Nguyên liệu

    Tỉ lệ (%)

    Nguyên liệu

    Tỉ lệ (%)

    Nguyên liệu

    Tỉ lệ (%)

    Cám gạo

    Cá vụn, dầu cá, ruột cá

    Rau xanh

    60

    30


    10

    Cám gạo

    Bột bắp

    Bột cá khô

    Rau xanh

    50

    25

    15

    10

    Cám gạo

    Bột cá

    Khô dầu

    Rau xanh

    60

    20

    10

    10

    Hàm lượng protein (%) ước tính

    15-16


    15-16


    16-18

    Cách cho ăn:

    Các nguyên liệu được xay nuhyễn, trộn đều cùng chất kết dính (bột gòn) để hạn chế việc tan rã nhanh của thức ăn, sau đó rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn.

    Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều tối

    Khẩu phần thức ăn 5-7% trọng lượng thân.


    4. Quản lý chăm sóc

    Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Khi bắt đầu cho ăn vì cá đói nên tập trung để ginàh ăn. Khi ăn đr no thì cá tản ra xa, khôn go lại nữa.

    Mặt dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng pahỉ chú ý định ký thay bỏ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Cứ 10 ngày thì thay ½-1/3 nước cũ và cấp đủ nước sạch cho ao.


    5. Thu hoạch

    Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạhc pahỉ tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

    [​IMG]

    [​IMG]


    KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA SA

    I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BA SA

    1. Phân loại, hình thái và phân bố

    Bộ Siluriformes

    Họ Pangasiidae

    Giống Pangasius

    Loài P. bocourti (Sauvage)

    Hình thái bên ngoài cá có đầu dẹp bằng, trán rộng, răng nhỏ mịn, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực, mắt to, bụng to, lá mỡ rất lớn, phần sau thân dẹp bên, lưng và đầu có màu xanh xám, bụng có màu trắng bạc.

    Cá sống ở nước ngọt, phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, Camphuchia và Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.m.m.m.m.

    Cá Basa khác với cá Tra là khồn có cơ quan hô hấp phụ, và ngưỡng oxy cao hơn cá tra, nên chịu đựng kém ở môi trường nước tù bẩn, nơi hàm lượng õy hoà tan thấp


    2. Đặc điểm dinh dưỡng

    Cá có tập tính ăn tạp thiên về động vật, nhưng ít háu ăn và ít trnah mồi ăn hơn cá tea. Sau khi hết noãn hoàng, cá ăn phù du động vật là chính, giai đoạn lớn cá cũng dễ thích nghi với các loài thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám rau, cá vun (naaus chín) do đó thuận lợi cho nuôi trong bè.


    3. Đặc điểm sinh sản

    Thời kỳ cá giống, cá lớn rất nhanh, sau 60 ngày cá đạt chiều dài 8-10,5 cm (1,5-8,1 gam), sau 10 tháng đạt thể trọng 300-550 gam, sau 1 năm đạt 700-1.300 gam. Nuôi trogn bè sau 2 năm có thể đạt tới 2.500 gam.


    4. Đăc điểm sinh sản

    Cá thành thục ở tuổi 3-4. Trong tự nhiên vào mùa sính sản (tháng 3-4 hàng năm) cá bơi ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng, hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 4,03-6,2%, sức sinh sản đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ ,7-2,2 mm.


    II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG

    1. Nuôi vỗ cá bố mẹ

    Cá bố mẹ được nuôi trong bè hoặc ao đát. Nuôi trong bè với mật độ 2-3 kg/m3, trong ao đất 0,5-1 kg/m2. Ao nuôi phải được thay nước thường xuyên.

    Mùa vụ thay đổi bắt đầu từ tháng 9-10, thức an cho cá có hàm lượng đạm từ 35% trở lên. Nếu là thức ăn hỗn hợp nguyên liệu ẩm thì khẩu phần ăn từ 4-6%/ngày, nếu là thức ăn công nghiệp khô thì 1-2%/ngày.


    2. Sinh sản nhân tạo

    Dùng các loại ******** tố để kích thích cá rụng trứng như não thuỳ cá (Tra, Trê, Chép,…) và HCG, dùng đơn độc từng loại hoặc phối hợp cả hai loại.

    Liều sơ bộ: Não thuỳ 0,2-0,3 mg/kg cá cái.

    Hoặc HCG: 500-700 UI/kg cá cái.

    Liều quyết định: 2.500-3.000 UI (HCG)/ kg cá cái.

    Hoặc: 1.500-2.000 UI (HCG) = 3-5 mg não thuỳ/ kg cá cái.

    Cá đực chỉ tiêm một lần với lượng dùng 1/3-1/4 so với cá cái.

    Thời gian hiệu ứng của ******** tố từ 8-12 giờ sau liều tiêm quyết định thì cá sẽ rụng trứng.

    Trứng được thụ tinh nhân tạo và ấp trong các dụng cụ như bể vòng, bình vây, bể ximăng có thay nước. Nhiệt độ từ 28-300C thời gian nở của cá bột là từ 28-30 giờ.


    3. Ương nuôi cá giống

    Hiện nay do nguồn sản xuất nhân tạo còn hạn chế, số lượng chưa nhiều, nên việc wong nuôi cá basa giống chủ yếu ương trong bể ximăng ở 2 tuần đàu sau khi nở. Cá bột sau khi hết noãn hoàng được cung cấp thức ăn chủ yếu là đọng vật phù du (Moinai, ấu trùng Artemia), sau 1 tuần cho ăn thêm trùng chỉ (Limnodrilú hofmoistery). Sau tuần lễ thứ 2 chuyển cá xuống ương trong ao đất với các loại thức ăn như trên kèm theo thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên. Sau 2 tháng, cá giống tiếp tục được ương nuôi trong bè thêm từ 4-5 tháng để đạt cỡ 10-15 con/kg sẽ được nuôi thương phẩm trong bè.


    III. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ BASA TRONG BÈ

    1. Mùa vụ nuôi

    Từ tháng 4-6 hoặc tháng 11-12 và thu hoạch vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó. Thời gian gần đay, do con giống ngày càng hiếm và giá quá cao, một số người nuôi đã kéo dài thêm thời gian nuôi từ 6-9 tháng nữa. Như vậy cỡ cá thu hoạch cũng lớn hơn.


    2. Giống thả nuôi: Có 2 nguồn

    Giống thu gom từ tự nhiên: chủ yếu được đánh giá bắt từ camphuchia hoặc biên giới Camphuchia-Việt Nam. Cỡ cá thả vào bè theo thống kê hiện nay từ 154-543 gam/con, mật độ thả trung bình 90 con/m3 bè (Nguyễn Thanh Phương, 1999).

    Giống sinh sản nhân tạo: Hiện nay mới sản xuất được số lượng rất khiêm tốn, năm 1999 ước tính mới chỉ cấp được khoảng 5% so với yêu cầu.


    3. Thức ăn cho cá nuôi trong bè

    Hiện nay đều sử dụng thức ăn phối hợp tự chế biến. Các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn gồm có: cá tạp (cá linh, cá biển,…), cám gạo, tấm, rau và một số phụ phẩm khác (bánh dầu,…). Trong đó cám gạo chiếm 55-60%, cá tạp từ 23-27,5% (Nguyễn Thanh Phương, 1999). Những nguyên liệu trên được trộn và xay nhuyễn, nấu chín và cho cá ăn từ 2-3 ần trong ngày. Khẩu phần ăn từ 7-10% trọng lượng thân.ngày. Hai tháng trước khi thu hoạch có thể tăng lên cho cá ăn 4 lần trong ngày nhằm thúc cho cá béo và tăng trọng nhanh hơn.

    Cho cá ăn vào lúc thuỷ triều lên hoặc xuống để khi cá no là lúc nước chảy mạnh giúp cho cá không bị mệt. Thao cõi tình hình ăn và mức lứon của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và kịp thời.

    Vào mùa nắng nước chảy yếu, khi nước ròng phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng máy bơm hoặc quạt nước giúp cho cá không bị thiếu oxy.

    Trước khi thu hoạch 1-3 ngày, giảm ăn và ngưng hẳn để tránh cá yếu và chết khi vận chuyển. Cỡ cá thu hoạhc từ 1-3 kg/con.


    IV. CHI PHÍ SẢN XUẤT

    Chi phí sản xuất - 01 ao/vụ (06 tháng)

    Cá giống cỡ loại: 120 - 150 gam/con (06 con/kg), đơn giá bình quân: 110 đ/con.

    Mật độ thả: 10 - 15 con/m2.

    Diện tích 1 ao: 100m x 100m = 10.000 m2.

    Tổng con giống cần thả: 110.000 con.

    Cá giống: 110.000 con x 1100 đ/con = 121.000.000 đ (tương đương: 16.500 kg, tăng trọng 83.500kg).

    Thức ăn: 83.500kg x 2.5kg x 2500đ/kg = 521.875.000 đ.đ.

    Thuốc 2% = 2.420.000 đ.

    Lương công nhân: 4 người x 6 tháng x 800.000đ = 192.000.000 đ.

    Lương cán bộ kỹ thuật: 1 người x 6 tháng x 1.500.000 đ = 9.000.000 đ

    Tiền thuê đất: 15.000.000 đ.

    Tổng cộng: 882.295.000 đ.


    V. HIỆU QUẢ KINH TẾ

    Kết quả sản xuất / 01vụ / 01 ao (quầng):

    STT

    CHỈ TIÊU

    THÀNH TIỀN

    I

    TỔNG DOANH THU

    - Cá tra: 100T/vụ x 10.500 đ/kg

    1.050.000.000

    1.050.000.000

    II

    CHI PHÍ

    - Chi phí sản xuất

    882.295.000

    882.295.000

    III

    LỢI NHUẬN (1 ao)

    167.705.000
  10. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.535
    TS thời gian gần đây trúng đậm cty nào cũng úp mạnh

Chia sẻ trang này