ACV-cùng nhau chia sẻ thông tin doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vuthuanatc, 20/12/2016.

7158 người đang online, trong đó có 831 thành viên. 16:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 109437 lượt đọc và 904 bài trả lời
  1. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    Hi all!!

    Như đã hứa trong các Topic khác, hôm nay e tranh thủ trốn vợ con lên mạng chia sẻ cho a em nào quan tâm đến e nó những thông tin mà e có và tổng hợp được. Trước tiên e cũng nói rõ quan điểm là "cùng phận nhỏ lẻ thì cùng chia sẻ" ko có ý lùa gà, úp bô. A e nào quan tâm hoặc cần thông tin thì cứ comment

    I. Về doanh nghiệp: Về doanh nghiệp thì e nói ngắn gọn ntn

    - ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 Cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên và Thọ Xuân; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.

    - ACV có vốn điều lệ 21.771.732.360.000 đồng tương ứng 2.177.173.236 cổ phần.Trong đó: Cổ phần Nhà nước nắm giữ 95,4%; các cổ đông khác nắm giữ 4,6%.

    - Nghành nghề chủ yếu: Đầu tư và quản lý vốn đầu tư, trực tiếp sản xuất kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay;

     Đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân bay;

     Cung ứng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không;

     Cung ứng các dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, phụ tùng, thiết bị hàng không và các trang thiết bị kỹ thuật khác;

     Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ khoa học, công nghệ trong nước và ngoài nước;

     Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa;

     Xuất nhập khẩu, mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị hàng không;

     Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các công ty vận tải, du lịch, các nhà sản xuất, cung ứng tàu bay, vật tư, phụ tùng, thiết bị tàu bay và các trang thiết bị chuyên ngành hàng không;

     Cung ứng dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế; các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay;

     Cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại cảng hàng không, sân bay;

     Dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa; kho hàng hóa; giao nhận hàng hóa

    Nói chung phần này toàn thông tin public trên mạng, các bác có thể tham khảo để biết thêm thông tin.

    II. Về chiến lược phát triển: Cái này quan trọng này, các định hướng được BGTVT và lãnh đạo TCT quan tâm và thực hiện, cụ thể:

    1. Chiến lược kinh doanh

    - Duy trì hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Thực hiện tối ưu hóa doanh thu, đa dạng hóa các dịch vụ tại cảng hàng không, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không.

    Tiếp tục đầu tư mở rộng, tăng cường năng lực khai thác các cảng hàng không hiện hữu và tập trung nguồn lực đầu tư Cảng HKQT Long Thành. Ngoài ra theo thông tin e được biết thì có 1 loạt các Cảng HK mới đã được quy hoạch và pt giai đoạn sau như Lào Cai, Vân đồn...

    2. Chiến lược về thị trường và sản phẩm, dịch vụ

    - Xây dựng chiến lược quảng bá, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, kêu gọi các hãng hàng không khai thác các đường bay mới đến Việt Nam.

    - Hoàn thiện các dịch vụ hàng không; nghiên cứu cải tiến, đơn giản hóa thủ tục, quy trình vận hành khai thác để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ các hãng hàng không và phục vụ hành khách.

    3. Chiến lược quản trị doanh nghiệp

    - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh.

    4. Chiến lược đầu tư

    - Tiếp tục tập trung đầu tư, mở rộng đồng bộ các cảng hàng không hiện hữu;

    - Đặc biệt sẽ tập trung và ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển cảng hàng không mang tính chiến lược - Cảng HKQT Long Thành

    5. Chiến lược về vốn

    - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tích lũy từ hoạt động kinh doanh,

    - Tập trung quản lý ổn định dòng tiền, tính thanh khoản nhanh trong hoạt động kinh doanh để phục vụ đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua đầu tư nâng cấp đồng bộ các cảng hàng không.

    - Tổ chức phân kỳ đầu tư một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh doanh và đảm bảo an ninh an toàn.

    6. Chiến lược về công nghệ

    - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ hiện đại trong trong quản lý, điều hành khai thác và cung cấp các dịch vụ.

    - Khẩn trương hoàn tất chương trình New CNS/ATM theo lộ trình chung của toàn ngành hàng không.

    - Xây dựng phương án xã hội hóa đầu tư một số công trình hàng không,

    7. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

    - Bố trí lại lực lượng lao động cho phù hợp với yêu cầu của công việc và năng lực quản lý của cán bộ. Cơ cấu lao động đồng bộ, số lượng lao động hợp lý gắn với chất lượng cao.

    - Áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển.

    Nhận xét: Trong các chiến lược nêu trên, cá nhân e thấy chiến lược về phát triển nguồn nhân lực là khá quan trọng, cụ thể theo chủ trương của BGTVT thì một số bộ phận đã đang và sẽ được điều chuyển sang các TCT khác trong nghành HK, những nhân lực này không trực thuộc các bộ phận mang lại hiệu quả, doanh thu chính cho doanh nghiệp. Ví dụ như: Bộ phận kiểm soát mặt đất, thông báo tin tức HK, đánh tín hiệu tàu bay đã chuyển từ 1-1-2016. Sắp tới là MET chuyển sang VATM từ 1-1-2017, và cuối cùng là ANHK dự kiến trong năm 2017. Một số anh e có thắc mắc về thông tin e chia sẻ, e mạnh dạn Post mấy cái quyết định lên đây (xin phép Mod trước nhé).
    https://uphinhnhanh.com/image/0Dq
    https://uphinhnhanh.com/image/0D4

    III. Giá cổ phiếu hiện tại:

    - Theo e đánh giá với mức giá hiện tại so với tiềm năng doanh nghiệp là khá rẻ. Hãy quan sát kỹ các phiên từ khi ACV lên sàn đến giờ. sau đợt tăng nóng chào sàn thì bắt đầu giảm để tạo mặt bằng giá quanh 4x, lúc đó thấy các Tổ chức nước ngoài bắt đầu giải ngân. Vì sao? Đơn giản vì Tây nó xác định đầu tư khi giá đã tạo được mặt bằng giá ổn định chứ nó không đua đỉnh như ta. Đến hiện tại thời điểm hôm nay thì Tây đã xúc được khoảng 5 triệu cổ phiếu, như vậy cổ phiếu trôi nổi là không còn nhiều.

    IV. Kết luận:

    - Như nhũng nhận xét của cá nhân ở các topic khác, nếu anh e xác định tìm hiểu kỹ doành nghiệp, có thể xem xét giải ngân ở mức giá này. Mục tiêu 8x là hoàn toàn khả thi.

    - Đón đầu làn song Hàng không sẽ bùng nổ trong năm 2017, khi một loạt các doanh nghiệp HK khác sẽ lên sàn.
    vovantu, vulam007, A1153 người khác thích bài này.
    minhtruongvndsanf9 đã loan bài này
  2. Xuandoa

    Xuandoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    147.487
    Sếp hạng cp rùa nhé
    vovantuvuthuanatc thích bài này.
  3. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    ý bác là lên như rùa á:((
    Xuandoa thích bài này.
  4. Xuandoa

    Xuandoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    147.487
    Đang xuống mà, xuống như rùa cho ae còn kịp thoát:))
    springsailvuthuanatc thích bài này.
  5. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^ Mai hoặc kia tăng lại bác á. VOC của e ăn gần 15% nhé:o):o):o):o):o)
    Xuandoa thích bài này.
  6. Xuandoa

    Xuandoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    147.487
    Ừ mình kg vào Voc hơi phí, chúc mừng nhé:drm
    Có 2k Vsn kg biết hôm nào mới xin dép đc
    voiconchoichungvuthuanatc thích bài này.
  7. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.892
    Quan trọng giai đoạn q4 này acv sẽ có lãi kép là thu phí usd và trả nợ yên ( yên đang mất giá với usd)( tỷ giá yên/vnd giảm từ 222 tháng 9 về 191 thang 12 ) .Về tương lai thì sẽ có con sóng tăng phí, và dc 2 năm tăng 1 lần cho đến khi bằng với mặt bằng khu vực. Quan trọng hơn là acv đang xin chính sách trả nợ yên nhưng có 1 cơ chế riêng để ko ảnh hưởng đến doanh thu, và còn để vay nhật để đầu tư long thành .
    Game chính cho 2017 vẫn là NN thoái vốn , cổ tốt nhất thì dòng tiền sẽ tìm, trong ngắn hạn có thễ thấy tham vọng thâu tóm của tây, nếu điều này tiếp diễn thì sớm có giá 8x
    vuthuanatc thích bài này.
  8. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    Chuẩn, game thoái vốn thì khá rõ rồi, tuy nhiên cũng lưu ý bài học VNM nữa nhé. Tuy nhiên e nghĩ ACV sẽ khác, đơn giản vì thông tin e có:p:p:p:p:p
    voiconchoichung thích bài này.
  9. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.892
    hàng độc quyền là món ăn rất ưa thích tây lông, từ hôm chào sàn tới giờ chúng húp hết 5,4 triệu cp trôi nổi rồi, cứ đà này sẽ lên 8x nhanh thôi.
    anf9vuthuanatc thích bài này.
  10. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.892
    Con số 1% "thần thánh" và bí quyết tăng trần của dàn doanh nghiệp “khủng long” mới lên sàn

    20/12/2016 10:33
    Vietjet Air, Vietnam Airlines, Petrolimex, Seaprodex,… đang là một số cái tên nóng được săn đón khi tiến trình lên sàn đang được thực hiện rất gấp rút. Nhìn lại cơ cấu cổ đông của các doanh nghiệp này, nhà đầu tư đều không khỏi kỳ vọng một kịch bản tương tự như Sabeco, Habeco sẽ lặp lại.
    Cuối năm 2016, với động thái quyết liệt từ Chính phủ và các cơ quan quản lý, hàng loạt doanh nghiệp với quy mô vốn hóa “tỷ đô” đã gấp rút lên sàn chứng khoán. Điều này một mặt giúp các cổ đông thuận lợi hơn trong việc mua bán cổ phiếu, mặt khác tạo ra không ít lo lắng cho các nhà đầu tư khi quy mô khổng lồ của doanh nghiệp sẽ tạo nên áp lực cung rất lớn đối với cổ phiếu giao dịch trên sàn.

    Song thực tế các doanh nghiệp “khủng long” lên sàn đã tạo nên nhiều cuộc vui cho thị trường và trong một số trường hợp đã ảnh hưởng tích cực đến chỉ số chung, giúp thị trường bớt ảm đạm. Bên cạnh việc doanh nghiệp chiếm thị phần rất lớn trong những lĩnh vực béo bở thì điểm mấu chốt ở đây là lượng cổ phiếu trôi nổi của các doanh nghiệp rất ít.

    1% “thần thánh”

    Những ví dụ tiêu biểu và mới mẻ nhất cho kịch bản lên sàn và tăng trần chính là 2 ông lớn ngành bia: Sabeco (mã SAB) và Habeco (mã BHN).

    Habeco gấp rút lên sàn UPCoM vào ngày 28/10/2016 với giá chào sàn là 39.000 đồng/cp. Ngay lập tức cổ phiếu BHN đã tăng trần 8 phiên liên tục và cho đến nay vẫn là một trong những cổ phiếu có biến động khả quan nhất trong 2 tháng qua. Với gần 82% vốn cổ phần được nắm giữ bởi Bộ Công thương, hơn 17% vốn cổ phần nắm giữ bởi Carlsberg thì Habeco chỉ có 1% cổ phần tương đương khoảng 2,3 triệu cổ phiếu trôi nổi. Điều này khiến cho BHN luôn trong cảnh dư mua trần trong những ngày mới lên sàn. Khối lượng khớp lệnh của những phiên đầu chỉ vài trăm đơn vị.

    [​IMG]

    Tương tự như vậy, Sabeco được “thúc” lên HOSE vào ngày 6/12 mới đây với giá chào sàn 110.000 đồng/cp và cũng dễ dàng tăng trần cả 8 phiên liên tục. Những phiên đầu, khối lượng dư mua giá trần chất đến hàng triệu đơn vị nhưng khối lượng khớp lệnh của SAB chỉ vỏn vẹn vài nghìn cổ phiếu, riêng phiên thứ 2 chỉ có 30 cổ phiếu được giao dịch.

    Sabeco cũng chỉ có 6,54 triệu cổ phiếu tương đương 1% vốn điều lệ được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Điều này tạo ra một thuận lợi cho cổ phiếu là không khó khăn để tăng trần. Trong trường hợp của SAB, cổ phiếu đã ảnh hưởng rất lớn đến VN-Index và giúp chỉ số nhìn có vẻ bớt tiêu cực hơn.

    [​IMG]

    Trước đó, một “khủng long” khác là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) lên UPCoM ngày 21/11 cũng với tỷ lệ trôi nổi chỉ khoảng 1,4%. Tuy nhiên, với khối lượng cổ phiếu lưu hành lên tới 2,2 tỷ đơn vị thì ,4% của ACV cũng tương ứng với gần 30,5 triệu cổ phiếu. Điều này phần nào “cản bước” ACV trong bước đường tăng trần như SAB và BHN.

    Sắp tới, một loạt doanh nghiệp “1%” cũng lên sàn

    Vietjet Air, Vietnam Airlines, Petrolimex, Seaprodex,… đang là một số cái tên nóng được săn đón khi tiến trình lên sàn đang được thực hiện rất gấp rút. Nhìn lại cơ cấu cổ đông của các doanh nghiệp này, nhà đầu tư đều không khỏi kỳ vọng một kịch bản tương tự như Sabeco, Habeco sẽ lặp lại.

    Đối với Vietjet Air, kế hoạch phát hành 3,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư cá nhân với mục đích lớn nhất là đủ số lượng cổ đông để lên sàn chứng khoán. Lượng cổ phiếu này ước tính chỉ chiếm hơn 1% tổng số cổ phần của Vietjet Air.

    Vietnam Airlines được nắm giữ 86,2% vốn bởi Bộ Giao thông vận tải, gần 9% bởi ANA Holdings, một ít thuộc về Techcombank, Vietcombank, Công đoàn và chỉ còn 1,1% trôi nổi.

    [​IMG]
    vuthuanatc thích bài này.

Chia sẻ trang này