AMD - HAI đôi bạn cùng tiến vượt mây đua về mệnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi herolove, 20/09/2021.

2039 người đang online, trong đó có 815 thành viên. 18:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 46802 lượt đọc và 243 bài trả lời
  1. kient012

    kient012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2021
    Đã được thích:
    2.333
    Suỵt. Đừng nói ai anh Q biết là hàng này em mút rồi nhé. Sợ kẹp lắm :))
    Nhat_rac2019herolove thích bài này.
  2. herolove

    herolove Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    4.507
    TT bất ổn là Q ka ra tay, chúng tôi luôn ủng hộ a
    Chúng tôi đã ôm 6k mấy tháng nay
    Chúng tôi luôn kỳ vọng về HST FLC
    --- Gộp bài viết, 20/09/2021, Bài cũ: 20/09/2021 ---
    A Muốn D u
    --- Gộp bài viết, 20/09/2021 ---
    Cơ hội còn lại vào ngày mai, e ấy phi thì tiết Cung ngay
    Nhat_rac2019TigerAnGiang thích bài này.
  3. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553

    Còn hàng đâu vào tay các a nhái hết rồi...... ae nhỏ chẳng bõ rính răng của các a nhái.........ce là tiết cung ngay đua trần cũng hết hàng.....:-P
    herolove thích bài này.
  4. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553
    Các mỏ đá ở Thanh Hóa: Top 4 mỏ chất lượng tốt, đang khai thác
    27/08/2021
    Các mỏ đá ở Thanh Hóa hiện nay có những mỏ nào đang được khai thác và có chất lượng tốt nhất? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé
    Mục lục bài viết
    Thanh Hóa là tỉnh có nhiều mỏ đá tự nhiên nhất cả nước. Các mỏ đá ở Thanh Hóa có trữ lượng lớn, không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước mà còn được dùng để xuất khẩu. Các mỏ đá ở đây đều được khai thác thủ công là chủ yếu, hạn chế tối đa sự tác động của máy móc để không làm ảnh hưởng đến kết cấu và hoạt động kiến tạo địa chất.

    1. Khái quát chung về các mỏ đá ở Thanh Hóa
    Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh Thanh Hóa năm 2019 ước đạt 17,15%; GRDP bình quân đầu người đạt 41,10 triệu đồng, đứng thứ 4 cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP.

    Thanh Hóa còn được biết đến nhiều là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với 296 mỏ khoáng sản, 42 loại khoáng sản khác nhau như đá granite và marble; đá vôi, sét làm xi măng; crom; quặng sắt; vàng sa khoáng và nhiều loại khoáng sản khác. Đây cũng chính và lý do vì sao ngành khai thác và chế tác các sản phẩm đá tự nhiên của Thanh Hóa phát triển đến thế.

    Đá núi Thanh Hóa chủ yếu mang sắc xanh, thớ mịn, có độ dẻo nên việc chế tác chạm khắc hoa văn dễ dàng. Tại các động thờ núi, trong các am mỏ hay những điện thờ,....các sản phẩm đá đều được xem là những vật thiêng. Đền Thượng của xã Đông Hưng (Đông Sơn) còn lưu giữ cả một hệ thống voi đá, ngựa đá.

    Từ lâu, núi đá Thanh Hóa sớm đực khai thác và nổi tiếng nên được quan lại cai trị tại các triều đại phong kiến Trung Quốc không bỏ qua cơ hội để khai thác đá núi Nhồi. Theo sách “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì “Phạm Ninh là Thái thú Dự Chương nước Tấn thường sai lại viên đến đấy lấy đá làm khánh...gần nhẵn cả núi”.

    [​IMG]

    Khai thác đá tại mỏ đá Thanh Hóa

    Nổi tiếng về nghề đá, truyền thuyết dân gian vùng Thanh Hóa đến nay vẫn nhắc tới hình ảnh những ô Khổng Lồ cõng đá xây núi, đào sông. Dưới đây là những câu thơ được dịch từ bì minh của một viên quan trấn thủ Thanh Hóa thế kỷ 18 ca ngợi về chất đá:

    Hoạch Sơn loại đá kêu vang

    Sắc xanh màu biếc mịn màng đẹp tươi

    Gõ lên sang sảng bên tai

    Tuyệt nhiên không chút trần ai lạc vần

    Mới hay sản quý vô ngần

    Dù kim dù cổ cũng gần như nhau!

    2. Tổng hợp các mỏ đá ở Thanh Hóa
    Thanh Hóa có nhiều mỏ đá khác nhau nhưng được biết tới nhiều nhất là các mỏ đá tự nhiên ở:

    2.1. Các mỏ đá ở Thanh Hóa khai thác tại Yên Lâm - Yên Định
    Yên Lâm ở phía Tây của huyện Yên Định, giáp với huyện Cẩm Thủy; là xã miền núi duy nhất của huyện Yên Định. Các mỏ đá ở Yên Lâm chủ yếu là khai thác đá xanh đen để cung cấp cho thị trường Ninh Bình để làm sản phẩm đá mỹ nghệ hay lăng mộ đá.

    Sản phẩm đá của mỏ khai thác Yên Lâm - Yên Định nổi tiếng còn bởi một sự kiện đặc biệt trong thế kỷ 20 đó là góp phần không nhỏ trong công trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    2.2. Mỏ khai thác đá tại Hà Trung
    Hà Trung là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, được biết tới nhiều với các mỏ đá khai thác đá vân mây và đá xanh rêu. Các loại đá tự nhiên này sau khi được khai thác, gia công thành các sản phẩm đá tự nhiên “chuẩn” sẽ được vận chuyển tới các tỉnh thành khác để sử dụng.

    Đá tự nhiên được khai thác tại mỏ đá Hà Trung có độ cứng cao, kết cấu đá chắc chắn nên chất lượng không hề thua kém các loại đá được khai thác ở các mỏ đá khác. Đá tự nhiên Hà Trung được sử dụng chủ yếu để lát lối đi sân vườn.

    [​IMG]

    Sử dụng máy móc hiện đại khi cắt xẻ, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối

    2.3. Các mỏ đá ở Thanh hóa khai thác tại Vĩnh Lộc
    Với những ai làm việc trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, chế tác đá mỹ nghệ thì không thể không biết đến mỏ đá tự nhiên ở Vĩnh Lộc. Đá xanh khai thác ở mỏ đá Vĩnh Lộc được sử dụng chủ yếu để chế tác sản phẩm mỹ nghệ như cột đá, lăng thờ đá, cuốn thư đá,...bởi đá tự nhiên ở đây cứng cáp, có khả năng chống chịu được các tác động từ môi trường như nhiệt độ cao, mưa, gió,...

    2.4. Mỏ khai thác đá Núi Nhồi, Đông Sơn
    Là nơi có Hòn vọng phu, đỉnh núi cao nhất của làng Nhồi cùng chùa Tiên Sơn. Núi Nhồi là cái nôi của nghề chạm khắc đá truyền thống. Đá tự nhiên ở Núi Nhồi là loại đá có màu xanh, được dùng để làm khánh bia, bia đá, tượng đá bởi thớ đá mịn, độ rắn nhất định nên dễ dàng chạm khắc các hoa văn mềm.

    Từ xưa, vẻ đẹp và chất lượng đá tự nhiên ở mỏ đá Núi Nhồi được ghi nhận là “sắc óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như khói nhạt”. Đá núi Nhồi còn được dùng để xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh
    Thao___danherolove thích bài này.
  5. herolove

    herolove Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    4.507
    TT bất ổn Quyết ka bừng tĩnh, X sẽ chạy mất dép
    Trời ơi!… ông sanh con sau sanh thèng X
    Nhat_rac2019 thích bài này.
    herolove đã loan bài này
  6. Thao___dan

    Thao___dan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2021
    Đã được thích:
    695
    Cạp đá mà xơi k giàu được thì ông nào qua
    Nhat_rac2019herolove thích bài này.
  7. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553

    Đá mới là trụ cột vững chắc cho mọi thành trì công trình..........đá cũng là thành trì của con người "chân cứng đá mềm" :D
    herolove thích bài này.
  8. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.553
    Đầu tư công, đòn bẩy kích hoạt cổ phiếu ngành đá
    Tác giả Nhã An

    10/08/2020 13:00
    Nam miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Dòng cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng, nhất là cổ phiếu ngành đá đang thu hút dòng tiền trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công và Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu khởi công 3 dự án thành phần của Cao tốc Bắc - Nam vào cuối tháng 9/2020.
    Chất xúc tác giúp thu hút dòng tiền

    Theo kế hoạch, riêng năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải cần giải ngân 9.368 tỷ đồng (8.743 tỷ đồng kế hoạch năm, 625 tỷ đồng kế hoạch kéo dài); đến nay đã giải ngân 4.806 tỷ đồng (đạt 51,3%), số vốn còn lại 4.562 tỷ đồng, lãnh đạo Bộ cam kết sẽ giải ngân hết trong các tháng cuối năm.

    Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với việc làn sóng thứ hai của dịch bệnh Covid-19 bùng phát, khả năng hồi phục của nền kinh tế từ nay đến cuối năm sẽ khó khăn hơn so với kỳ vọng trước đây, khi tiêu dùng nội địa phục hồi chậm, sự lây lan của dịch bệnh đang tác động trên cả 2 phương diện cầu tiêu dùng và tần suất di chuyển của người dân.

    Bên cạnh đó, kinh tế thế giới suy thoái và Việt Nam vẫn là một nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nên sẽ chịu tác động từ việc đơn đặt hàng giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất trong nước.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế, nổi bật nhất chính là động thái đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ.

    VDSC cho rằng, dòng tiền trong nước dồi dào trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, nhưng thị trường chứng khoán giảm không đủ sâu để tạo tâm lý “tham lam” cho dòng tiền này. Do đó, thị trường không có nhiều động lực để bật mạnh như giai đoạn trước.

    Cộng thêm sự khó lường của tình hình vĩ mô trong nước, trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên tiếp tục để dành sức mua và chỉ giải ngân vào những ngành/công ty có triển vọng rõ ràng. Ngành vật liệu xây dựng (đá, sắt thép, nhựa đường) được cho là hưởng lợi mạnh mẽ từ làn sóng đầu tư công.

    Dù có ý kiến quan ngại, hoạt động giải ngân đầu tư công trong thời gian tới có thể chậm trễ, nhưng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành đã phản ánh phần nào thực tế giải ngân thời gian qua.

    Diễn biến cổ phiếu ngành khai thác đá xây dựng gần đây rất tích cực, cổ phiếu KSB của Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương tăng hơn 16% chỉ trong 1 tuần (tính đến 7/8/2020); hai cổ phiếu đang có sở hữu chéo là C32 của Công ty cổ phần CIC39 và DHA của Công ty cổ phần Hóa An lần lượt tăng hơn 21% và 12%. Các doanh nghiệp đều có báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2020 khả quan.

    Ðợt sóng cổ phiếu lần này đối với các doanh nghiệp đá xây dựng còn được trợ lực từ hoạt động đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Ðây là chất xúc tác quan trọng để dòng tiền đầu tư chú ý.

    Trong khi đó, với ngành đặc thù là khai thác đá xây dựng, rào cản gia nhập ngành lớn, trữ lượng có giới hạn, trong khi nhu cầu tăng trưởng qua các năm nhờ các đại dự án về hạ tầng giao thông, các dự án bất động sản vẫn phát triển.

    Các doanh nghiệp đẩy mạnh M&A mỏ đá

    Năm 2020, mỏ Tân Ðông Hiệp bước vào giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường để đóng cửa theo giấy phép khai thác, do đó, KSB và C32 sẽ gần như không còn nguồn thu từ mỏ này kể từ năm 2021.

    Ðể đảm bảo sản lượng, KSB thực hiện các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) doanh nghiệp sở hữu mỏ đá.

    Ðiển hình là thương vụ được KSB theo đuổi vài năm nay đối với một công ty vật liệu xây dựng tại Ðồng Nai, có trữ lượng mỏ đá và chất lượng tốt, nằm ở vị trí chiến lược. Tính đến cuối tháng 6/2020, KSB ủy thác đầu tư với giá trị 1.311 tỷ đồng để mua cổ phần công ty này, hiện sở hữu khoảng 41%.

    Quy mô trữ lượng của công ty mục tiêu vào khoảng 150 triệu m3 đá, gấp nhiều lần trữ lượng hiện tại của KSB. Nếu thành công, thương vụ sẽ tạo nền tảng tăng trưởng cho KSB trong trung và dài hạn.

    Kết thúc 6 tháng đầu năm, KSB ghi nhận doanh thu thuần 694 tỷ đồng, tăng 18%; lợi nhuận sau thuế 159 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ðối với DHA, kết quả kinh doanh tích cực đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi là khai thác đá xây dựng.

    Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II/2020 đạt 102 tỷ đồng và 26,3 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 46%. Lũy kế 6 tháng, DHA có doanh thu thuần 173 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế 42 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Hiện DHA sở hữu 3 mỏ đá (Núi Gió, Tân Cang 3, Thanh Phú 2) có vị trí thuận lợi, thời hạn khai thác dài, đặc biệt là mỏ Tân Cang 3 có vị trí thuận lợi nhất để cung cấp cho Dự án Sân bay Long Thành, thay thế cho hai mỏ Tân Ðông Hiệp và Núi Nhỏ.

    Tuy nhiên, xét cơ cấu doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất là mỏ Thạnh Phú 2 nhờ thuận lợi về vị trí, điều kiện khai thác, sản xuất và tiêu thụ.

    Theo DHA, mỏ đá Núi Gió có tổng diện tích được cấp phép khai thác 18,52 ha, công suất khai thác hiện hành 300.000 m3/năm; mỏ đá Tân Cang 3 có tổng diện tích được cấp phép khai thác 21,74 ha, công suất khai thác được cấp phép hiện tại 490.000 m3/năm.

    Còn mỏ đá Thạnh Phú 2 có tổng diện tích được cấp phép khai thác 20 ha, công suất khai thác đã được cấp phép là 818.000 m3/năm

    Trong cơ cấu cổ đông lớn DHA, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 - công ty cổ phần (FICO) sở hữu 3.758.343 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 25,52%; Công ty cổ phần Ðầu tư Xây dựng 3-2 sở hữu 1.991.550 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 13,52%.

    C32 cũng là doanh nghiệp khai thác đá xây dựng (mỏ Tân Ðông Hiệp) và sản xuất - kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn.

    Trong cơ cấu cổ đông C32, ngoài 3 tổ chức nước ngoài thì cổ đông lớn còn lại là DHA nắm 11,877% vốn.

    Công ty có kế hoạch tăng sở hữu tại DHA từ nhiều năm trước, nhưng vẫn chưa thành công bởi giá cổ phiếu tăng cao và không chỉ có C32 muốn mua lại cổ phần DHA.

    Tại Ðại hội đồng cổ đông năm 2017, lãnh đạo C32 chia sẻ, Công ty có ý định nâng tỷ lệ sở hữu tại DHA, nhưng khi có cổ đông lớn muốn nâng tỷ lệ sở hữu, nhiều người quan tâm dẫn đến giá cổ phiếu tăng, nếu đầu tư sẽ không hiệu quả. Do đó, Công ty sẽ dừng lại ở mức độ là cổ đông lớn.

    Hiện nay, mỏ Tân Ðông Hiệp không còn được gia hạn, đồng nghĩa C32 buộc phải M&A các doanh nghiệp có mỏ đá khác, đồng thời đẩy mạnh mảng bê tông đúc sẵn để duy trì đà tăng trưởng.

    Trong năm 2019, C32 đã đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm đá xây dựng, cống bê tông, kinh doanh vật liệu, phủ khắp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và ngày càng thâm nhập sâu rộng vào thị trường các tỉnh lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, cũng như thị trường các tỉnh miền Ðông Nam Bộ.

    Ðược biết, C32 đã triển khai đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông giai đoạn 2 tại xưởng Thạnh Phước, đồng thời đầu tư mới dây chuyền sản xuất cống bê tông sử dụng công nghệ rung ép, đưa vào sản xuất năm 2019 và đầu tư máy sản xuất gạch không nung (gạch ống, gạch đinh…).

    Ðối với lĩnh vực đá xây dựng, C32 cho biết, Công ty đang tăng cường năng lực ở lĩnh vực này thông qua việc đầu tư liên kết và tham gia vào Ban điều hành Công ty cổ phần Miền Ðông (MDG), với trữ lượng mỏ đá khác thác 60 ha ở xã Tân Mỹ - huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (hiện đang khai thác 39 ha); đầu tư mua khoảng 10% cổ phần và đang tiến tới liên kết với DHA khi trữ lượng 3 mỏ đá khai thác lên tới 60 ha tại khu vực Biên Hòa và Bình Phước.

    Mặt khác, C32 triển khai góp vốn thành lập công ty trong lĩnh vực khoáng sản, tham gia đấu thầu khai thác mỏ đá Tân Lập, huyện Ðồng Phú, tỉnh Bình Phước, với diện tích khoảng 106 ha, nhằm ổn định sản xuất trong những năm tiếp theo.

    Kế hoạch M&A để gia tăng mỏ đá của các doanh nghiệp là một trong những yếu tố chính giúp cổ phiếu thu hút dòng tiền đầu tư.


    P/s: Bài này cũ rồi nhưng có lẽ nó còn nguyên giá trị
  9. Thao___dan

    Thao___dan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2021
    Đã được thích:
    695
    Mai trần
  10. InvestorVNstock

    InvestorVNstock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/09/2017
    Đã được thích:
    20.688
    Mấy em kẹp hàng lõm nhà Q lèo đang tự sướng trong tuyệt vọng.
    heroloveNhat_rac2019 thích bài này.

Chia sẻ trang này