Ăn xong hàng bắt đầu bơm tin tốt rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 30/07/2020.

1972 người đang online, trong đó có 788 thành viên. 18:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 21467 lượt đọc và 108 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Thế mới biết trên Thế Giới ai là quân tử, ai là tiểu nhân.
    Nhanhoa2020, Nguyenlonghoangmaithitnac thích bài này.
  2. Eros1979

    Eros1979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    57.183
    Lão để TT nó tăng. Lão khuyến nghị VHC trước đây, tôi thấy Topic là bán sạch. May còn lãi. Sợ nhất lão hô sau chú Thế rồi
    _14102006_ thích bài này.
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Mày thích thì tạo pic mà chém vào đây khóc lóc làm CCC gì vậy. Cút.
    hung2016nueremberg thích bài này.
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Xuất siêu tăng "khủng", đạt tới 6,5 tỷ USD trong 7 tháng

    Tháng 7, Việt Nam ước tính xuất siêu 1 tỷ USD. Tính chung 7 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 6,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số xuất siêu 1,98 tỷ USD của 7 tháng năm 2019.


    [​IMG]
    Xuất khẩu hàng hóa được dự báo tiếp tục khó khăn trong 5 tháng cuối năm. Ảnh: N.Linh
    Theo thông tin mà Bộ Công Thương vừa phát đi chiều tối nay, 31/7, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 145,79 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,8%). Trong đó ,khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với trị giá xuất khẩu ước đạt 50,76 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,03 tỷ USD (chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 5,7%.

    Đáng chú ý, về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng, Bộ Công Thương nêu rõ, hầu hết xuất khẩu các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

    Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản sụt giảm mạnh nhất, ước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 36%. Tương tự, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản 7 tháng ước đạt 13,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 6,4%).

    Với nhóm hàng công nghiệp chế biến dù tính tổng trị giá xuất khẩu 7 tháng đầu năm có tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 122,6 tỷ USD, song xét chung vẫn có nhiều khó khăn.

    Bộ Công Thương phân tích, thông thường quý 3 là thời điểm xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, với việc chưa có đơn hàng mới tại thời điểm hiện tại, xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, da giày, túi xách, đồ gỗ… vẫn gặp nhiều khó khăn và sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

    Cụ thể, 7 tháng năm 2020, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9%; hàng dệt và may mặc giảm 12,1%; xuất khẩu giầy, dép các loại giảm 7,9%...

    Tuy nhiên, một số nhóm hàng vẫn duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 là gỗ và sản phẩm gỗ tăng 6,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh 24,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 27,1%.

    “Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng của 2 mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đã phần nào bù lại sự sụt giảm của các mặt hàng chủ lực khác trong nhóm này”, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.

    Về thị trường xuất khẩu, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ… Một số nước khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, mở cửa biên giới lại phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ 2 quay trở lại đã ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại.

    Trong 7 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%.

    Tính tới hết tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tiếp tục xuất siêu 6,5 tỷ USD cao hơn nhiều so với con số xuất siêu 1,98 tỷ USD của 7 tháng năm 2019. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 17,6 tỷ USD.

    Bộ Công Thương dự báo, 5 tháng cuối năm hoạt động xuất khẩu hàng hóa vẫn còn nhiều khó khăn trong ngắn hạn. Dù vậy, Bộ này cũng cho rằng, với việc Hiệp định Thương mại dự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8, mở ra cơ hội rất lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp của Việt Nam.

    Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với dân số hơn 508 triệu người, GDP khoảng 18.000 tỷ USD.

    Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA sau một lộ trình ngắn, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ...
    chablis119, JB84, bnw20061 người khác thích bài này.
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Ước tính nếu giải ngân hết số vốn đầu tư công 700.000 tỷ (30 tỷ USD) trong năm nay sẽ giúp phục hồi kinh tế, nhưng nhiều địa phương và bộ ngành vẫn loay hoay tìm cách tiêu hết.
    1 tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng) là số vốn Quốc hội giao UBND tỉnh Đồng Nai để thực hiện giải phóng mặt bằng làm sân bay Long Thành, trong đó số tiền phải giải ngân hết trong năm nay là 17.000 tỷ. Đây được coi là địa phương có trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công nhiều nhất cả nước.

    Thử thách của Đồng Nai không chỉ là giải ngân hết, mà còn phải nhanh để đảm bảo tiến độ khởi công sân bay Long Thành vào đầu 2021. Các công việc cần thực hiện là giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư, để bàn giao “đất sạch” cho nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, tiến độ giải ngân của Đồng Nai đang khiến người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải sốt ruột. Trong báo cáo tỉnh này gửi Quốc hội, lũy kế tính đến hết tháng 5, số tiền giải ngân được chỉ là 1.242 tỷ, trên tổng số 17.000 tỷ đồng (7,3%).

    Đồng Nai chỉ là một trong rất nhiều địa phương đang loay hoay trong việc giải ngân đầu tư công, không chỉ năm nay mà nhiều năm trước. Ước tính tổng số tiền đang chờ giải ngân khắp cả nước vào khoảng 700.000 tỷ đồng (30 tỷ USD).

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, kéo giảm đà tăng trưởng thì đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng, như một “gói kích thích”, “quả đấm thép” trúng nhiều mục tiêu. Do đó, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đồng nghĩa thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm trong năm nay, thậm chí là chống được suy thoái kinh tế.

    [​IMG]
    Trong bộ môn kinh tế học vĩ mô, phương trình Y (tổng cầu) = C (tiêu dùng cá nhân) + I (đầu tư tư nhân) + G (đầu tư công) + X (xuất khẩu) - M (nhập khẩu) được coi là cơ bản nhất, mà bất cứ nhà điều hành nào cũng nắm. Nhìn vào phương trình có thể thấy vai trò của từng yếu tố trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP.

    [​IMG]

    Muốn tăng trưởng kinh tế, nghĩa là làm tăng tổng cầu, thì Chính phủ phải tìm cách tăng các hàm số C, I, G hay X-M. Trong bối cảnh kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Chính phủ không có nhiều hàm số tiềm năng để tạo ra tăng trưởng.

    Dịch bệnh khiến người dân giảm thu nhập, thắt chặt chi tiêu khiến tiêu dùng cá nhân giảm. Đầu tư tư nhân gặp khó khăn, đang từng bước phục hồi nhưng còn chậm. Xuất nhập khẩu hàng hóa cũng gặp khó do các nước vẫn đóng cửa biên giới và giãn cách xã hội.

    Trong bối cảnh này, đầu tư công là hàm số quan trọng trong phương trình trên, giống như một động lực tạo ra tăng trưởng GDP. Hơn hết, Chính phủ “nắm trong tay” số vốn đầu tư công, có thể tự quyết định làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng GDP.

    Khi vốn đầu tư công được giải ngân, sẽ tạo ra nhiều lợi ích lan tỏa cho nền kinh tế. Tiền được đầu tư sẽ giúp kích cầu và tạo ra công ăn việc làm, lan tỏa đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Ví dụ, Chính phủ đầu tư xây dựng một trường học, sẽ tạo ra nhu cầu về vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, trang thiết bị dạy học, điện, nước… Đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục công nhân, kỹ sư…

    Gián tiếp, các doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng, nội thất, thiết bị dạy học… sẽ có đầu ra sản phẩm để tiếp tục sản xuất. Các kỹ sư, công nhân… sẽ có thu nhập để mua các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng cá nhân… Từ đó tạo lan tỏa tới các ngành khác trong toàn nền kinh tế.

    Theo Bộ Tài chính, tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước năm 2020 là gần 700.000 tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019 (312.000 tỷ đồng). Số tiền này bao gồm 470.600 tỷ trong dự toán ngân sách và 225.200 tỷ đồng vốn năm 2019 chuyển sang.

    [​IMG]


    TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nói rằng giải ngân vốn đầu tư công lúc này như là cách “bơm tiền” vào nền kinh tế mà không cần gói kích thích. Còn chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng nếu giải ngân được hàng chục tỷ USD thì lan tỏa đến mọi ngành kinh tế, sẽ có hàng chục triệu người được hưởng lợi.

    “Tôi nghĩ rằng giải ngân hết 30 tỷ USD để hàng chục triệu người đều có phần”, ông Hiển chia sẻ.

    “Tiền đã có sẵn, chỉ cần giải ngân” là chia sẻ của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng với Zing. Ông nhấn mạnh giải ngân vốn đầu tư công giống như một “quả đấm thép” trúng nhiều mục tiêu cùng lúc. Tiền sẽ giúp kích thích cả chiều cầu và cung mà không làm ảnh hưởng bội chi, không làm ảnh hưởng ổn định kinh tế vĩ mô.

    Do đó, người đứng đầu ngành KHĐT nhấn mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải là ưu tiên số 1 lúc này để phục hồi kinh tế sau dịch.

    [​IMG]
    Biết được lợi ích, nhưng tình hình giải ngân số tiền đã được cấp ở một số địa phương vẫn còn khó khăn.

    Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công (bao gồm kế hoạch vốn các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2020) từ đầu năm đến 30/6 là gần 170.000 tỷ đồng, đạt gần 29% kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước và vốn chương trình mục tiêu đạt khoảng 31% kế hoạch trong khi vốn nước ngoài chỉ đạt khoảng 12% kế hoạch.

    Về số vốn được giao trong năm 2020, tính đến 30/6, số tiền giải ngân được mới chỉ 30% kế hoạch (gần 156.000 tỷ đồng). Trong đó, vốn trong nước đạt tỷ lệ cao nhất, gần 33%, sau đó lần lượt là vốn chương trình mục tiêu quốc gia (gần 28%) và vốn nước ngoài chỉ đạt hơn 10%.

    Theo Bộ Tài chính, chỉ có 9 bộ, ngành và 37 địa phương có số ước giải ngân đạt đến 30/6 đạt trên 30%. Hai cơ quan giải ngân được theo kế hoạch là Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam. Trong khi đó, 2 bộ ngành khác và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50% gồm Ngân hàng Phát triển, Bộ Nội vụ, Ninh Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Thái Bình, Hà Nam.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiểm tra việc giải ngân vốn đầu tư công tại Bình Định. Ảnh: Hồng Vân.

    Tuy nhiên, có đến 34 bộ, ngành trung ương và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%. Trong đó, có 10 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%. Đáng chú ý, có một số ngành trung ương chưa giải ngân đồng vốn nào như Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam…

    Với nguồn vốn vay nước ngoài, tình hình giải ngân thậm chí còn chậm chạp hơn rất nhiều. Tại hội nghị Chính phủ với địa phương, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết tới tháng 6, nguồn vốn ODA dành cho năm 2020 là 60.000 tỷ đồng. Trong đó 2/3 là dành cho các tỉnh thành, nhưng tới nay có đến 22 tỉnh thành giải ngân bằng 0. Chỉ có 16 tỉnh thành giải ngân được trên 10%.

    Theo Phó thủ tướng, khi xin dự án, các địa phương cam kết bố trí đủ vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng nhưng nay lại nói khó khăn về vốn để giải phóng mặt bằng. Ông khẳng định việc một số nơi đề xuất lấy nguồn vốn vay ODA để giải phóng mặt bằng là không được phép.

    “Các địa phương phải chủ động có giải pháp huy động nguồn vốn để sớm giải ngân nguồn vốn này”, ông nói.

    [​IMG]

    Theo thống kê của Bộ Tài chính, có 10 địa phương chưa giải ngân được vốn đầu tư công vay nước ngoài, gồm Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang.

    Trở lại Đồng Nai, tiền dành cho giải phóng mặt bằng đã được Quốc hội cấp, nhưng tỉnh vẫn gặp khó để tiêu. Nguyên nhân chính là do vướng khâu giải phóng mặt bằng.

    Để thực hiện dự án xây dựng sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai phải thu hồi 5.000 ha đất của 18 tổ chức và 5.283 hộ gia đình với tổng số 15.716 thửa đất. Do không thể cùng lúc thu hồi được diện tích đất lớn như vậy, nên tỉnh ưu tiên thực hiện giai đoạn 1 với diện tích 1.810 ha.

    [​IMG]


    Sau nỗ lực của tỉnh, quá trình kiểm kê giai đoạn 1 đã xác định được diện tích đất của 1.145 hộ gia đình, cá nhân là 630 ha. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 138 hộ với khoảng 88 ha đất chưa xác định được nguồn gốc. Khi chưa xác định được chủ đất thì chính quyền cũng không thể làm hồ sơ và tiến hành bồi thường, chi trả.

    Không thể phủ nhận dịch Covid-19, thời gian giãn cách xã hội từ đầu năm đến nay ảnh hưởng lớn đến công tác giải ngân ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, vẫn có những vướng mắc ở nhiều khâu như giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư... Vướng mắc về thủ tục là vấn đề đang gặp phải ở 2 đầu tàu kinh tế Hà Nội và TP.HCM.

    Tại TP.HCM, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài là 4,13%. Bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, cho biết nguyên nhân là thành phố đang trình các cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở để làm thủ tục điều chỉnh dự án.

    Lý do nữa là ảnh hưởng bởi Covid-19 nên chưa thể hoàn tất thủ tục cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại thành phố, nhất là đối với các gói thầu ngắn hạn cần có sự tham gia của các chuyên gia châu Âu và Nhật Bản.

    Tại Hà Nội, Phó chủ tịch UBND Doãn Văn Toản cho biết trong 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn ODA đạt 22,14% kế hoạch giao. Khó khăn vướng mắc của Hà Nội là thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa xong, đặc biệt là dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

    [​IMG]
    “Các đồng chí phải nóng ruột lên”, là câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Chính phủ với địa phương sơ kết công việc 6 tháng đầu năm. Tại hội nghị này, người đứng đầu Chính phủ tỏ ra rất sốt ruột khi đã qua nửa năm mà tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt được khoảng 1/3 kế hoạch cả năm.

    "Lần này Thủ tướng, Chính phủ phải ra tay, không để tình trạng trì trệ tái diễn”, người đứng đầu Chính phủ gay gắt nói trong cuộc họp được nối trực tuyến tới 63 tỉnh.

    Hai giải pháp được Thủ tướng đưa ra để khắc phục tình trạng trì trệ là quy trách nhiệm với chế tài nghiêm khắc và điều chuyển vốn.

    Thứ nhất, Chính phủ sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu các bộ, các địa phương khi để xảy ra chậm trễ, không đạt mục tiêu giải ngân. Giải ngân vốn sẽ được coi là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của lãnh đạo các tỉnh.

    Thủ tướng cũng nhắc lại khó khăn lớn nhất để giải ngân thường là giải phóng mặt bằng và đặt câu hỏi "khi đó, ông bí thư, chủ tịch UBND tỉnh đang ở đâu".

    “Ông bí thư, chủ tịch UBND phải xắn tay áo để giải phóng mặt bằng. Khi xin dự án thì rất quyết liệt, nhưng gặp giải phóng mặt bằng lại không quan tâm. Vấn đề đang bế tắc chỗ này, do đó phải có chế tài mạnh”, Thủ tướng nói.

    [​IMG]


    Thứ hai, Chính phủ sẽ điều chuyển vốn cấp cho địa phương nào giải ngân chậm, không hiệu quả sang địa phương khác hiệu quả hơn. Điều này đã được Quốc hội thông qua và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ giúp tham mưu cho Chính phủ việc điều chuyển ngay trong tháng 8 tới.

    Sắp tới, Chính phủ sẽ thành lập đoàn kiểm tra tại một số địa phương để xem xét tiến độ giải ngân. Nếu tình hình ở một số địa phương không chuyển biến, sẽ kiên quyết điều chuyển vốn.

    Sự sốt ruột của người đứng đầu Chính phủ khiến nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều địa phương “nóng” hơn bao giờ hết.

    Tại TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, cho biết giải ngân vốn đầu tư công là 1 trong 8 nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong năm nay. UBND TP.HCM tổ chức họp 2 tuần/lần để rà soát công tác giải ngân đầu tư công, phấn đấu đến hết tháng 10 tỷ lệ giải ngân phải đạt trên 80% kế hoạch.

    Còn tại Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố phải giải ngân 107.300 tỷ đồng. Trong 4 năm (2016-2019), đã giải ngân được 70.000 tỷ, chiếm 65%. Hà Nội cũng thành lập ban chỉ đạo để rà soát, giải quyết các điểm nghẽn, đẩy nhanh triển khai các dự án. Theo thống kê, Hà Nội đã khởi công và giải ngân được 30/84 dự án mới. Với 54 dự án mới còn lại, hiện đã làm xong thủ tục đầu tư, đang làm thủ tục lựa chọn nhà thầu để khởi công, giải ngân từ nay đến cuối năm.

    Còn tại Đà Nẵng, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho biết đã giải ngân được 59% kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Cách làm của Đà Nẵng là HĐND đã phân cấp mạnh cho UBND thành phố thực hiện các chủ trương đầu tư liên quan đến các dự án nhóm B, nhóm C, từ đó triển khai nhanh.

    Còn tại Đồng Nai, một tổ công tác đặc biệt cũng mới được lập theo cách đặc biệt để xử lý vấn đề giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành. Tổ công tác có nhiệm vụ xử lý đối với các hồ sơ đất vắng chủ, nghĩa là làm công việc như một “tổ điều tra”.

    Các “điều tra viên” sẽ cố gắng tìm mọi cách để liên lạc mời chủ đất của những lô bỏ hoang nhiều năm đến đo đạc, kiểm đếm, hoàn thành hồ sơ bồi thường, thu hồi đất. UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã điều động 51 cán bộ, viên chức từ các sở, ngành chuyên môn của tỉnh cho UBND huyện Long Thành để hỗ trợ công việc.

    Cách làm này của Đồng Nai không chỉ mong muốn giải ngân thật nhanh 17.000 tỷ trong năm nay mà còn thu hồi được 5.000 ha đất cho sân bay Long Thành trong tương lai.
    chablis119, JB84bnw2006 thích bài này.
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Nga sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 từ tháng 10
    Bộ Y tế Nga đang chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 quy mô lớn vào tháng 10 tới, sau khi một loại vắc xin hoàn thành các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko (Ảnh: Văn phòng Nhà nước Nga)

    Interfax đưa tin, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết, Viện Gamaleya - một cơ sở nghiên cứu nhà nước tại Moscow - đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với một loại vắc xin Covid-19 và các thủ tục đang được chuẩn bị để đăng ký nó.

    Ông Murashko nói thêm, các bác sĩ và giáo viên sẽ là những người đều tiên được tiêm vắc xin Covid-19.

    “Chúng tôi có kế hoạch tiêm chủng rộng hơn vào tháng 10 tới”, hãng tin Nga dẫn lời ông Murashko.

    Một nguồn tin nói với hãng Reuters tuần này rằng vắc xin Covid-19 tiềm năng đầu tiên của Nga dự kiến sẽ nhận được sự phê chuẩn của giới chức nước này vào tháng 8 và được dùng cho các nhân viên y tế ngay sau đó.

    Người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, ông Kirill Dmitriev, đã ví thành công của Nga trong việc phát triển vắc xin Covid-19 giống với vụ phóng vệ tinh đầu tiên của thế giới mang tên Sputnik vào năm 1957.

    Tổng cộng hơn 100 ứng viên vắc xin đang được phát triển trên khắp thế giới để ngăn chặn đại dịch Covid-19.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 4 loại vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 trên người, trong đó đang có 3 loại đang được phát triển tại Trung Quốc và 1 tại Nga.

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, việc vắc xin được đưa vào tiêm chủng rộng rãi được xem là bước ngoặt trong việc từng bước đẩy lùi đại dịch.

    Số người chết vì Covid-19 tại Nga vượt 14.000

    Nga hôm nay thông báo ghi nhận thêm 95 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người tử vong vì dịch tại nước này lên con số 14.058.

    Nga cũng ghi nhận thêm 5.462 trường hợp mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 845.443.

    Trên toàn thế giới, số người mắc Covid-19 cho tới nay đã lên 17,6 triệu người và hơn 679.000 người tử vong vì dịch.
    chablis119JB84 thích bài này.
  7. Tad98

    Tad98 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    1.472
    Tuần sau đầu tuần sẽ căng cho thị trường khi tin tức covid 2 ngày cuối tuần gây lo lắng cho nhiều người
  8. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    5% số người chiến thắng trên TT cho rằng TT đã tạo đáy thành công
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Vượt Mỹ, Nga sắp tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng
    (Khoa học) - Nga sắp khởi động một đợt tiêm vaccine ngừa Covid-19 diện rộng vào tháng 10, trong khi Mỹ cũng chi hơn 2 tỷ USD mua 100 triệu liều vaccine.

    Ngày 1/8, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết Nga sắp khởi động một đợt tiêm vaccine ngừa Covid-19 diện rộng vào tháng 10.

    Theo Hãng thông tấn RIA, Bộ trưởng Murashko không nói rõ chi tiết về loại vaccine sắp được dùng. Tuy nhiên ông cho hay các bác sĩ và chuyên viên sẽ là những người đầu tiên được tiêm phòng.

    Chuyện Nga sắp có loại vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên đã thu hút sự chú ý của dư luận gần đây.

    Trong tuần qua, một nguồn tin của Reuters nói với hãng này rằng loại vaccine của Nga, do một cơ sở nghiên cứu nhà nước phát triển, sẽ nhận phê chuẩn từ chính quyền trong tháng 8 này và sẽ sớm được sử dụng cho nhân viên y tế không lâu sau đó.

    [​IMG]
    Nga đã có những bước đi nhanh chóng khi sắp tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng vào tháng 10 tới
    Trong khi đó, Đài CNN cũng dẫn lời quan chức Nga khẳng định nước này sắp phê chuẩn vaccine ngừa Covid-19 vào ngày 10/8, qua đó biến đây trở thành loại vaccine chống lại đại dịch do virus corona chủng mới đầu tiên trên thế giới được phê chuẩn.

    Vaccine này do Viện Gamaleya (ở Matxcơva, Nga) phát triển và theo nhận xét của ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư quốc gia Nga, đây là một chiến thắng quan trọng cứ như việc Liên Xô từng phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik vào năm 1957 vậy. "Đó là một thời khắc Sputnik", ông nói.

    Cũng nằm trong cuộc đua sản xuất vacccine, chính phủ Mỹ đã ký kết thỏa thuận với hãng Moderna, Johnson and Johnson, AstraZeneca, Novavax, Pfizer và BioNTech để thực hiện 5 dự án phát triển vaccine khác nhau.

    Ngân sách chính phủ Mỹ đầu tư cho mỗi dự án là 1 tỷ USD, dưới hình thức tài trợ và đặt hàng trước. Những thỏa thuận này sẽ mang đến 100 - 400 triệu liều vaccine đầu tiên cho Mỹ.

    Trong bối cảnh người chết vì Covid-19 ở Mỹ vượt cột mốc u ám 150.000, những thông tin tích cực trong tiến trình thử nghiệm vaccine mRNA-1273 của hãng Moderna trở thành niềm hy vọng lớn nhất lúc này.

    Hôm 27/7, vaccine mRNA-1273 bước vào giai đoạn 3 trong thử nghiệm lâm sàng, thêm một bước quan trọng nữa trong lộ trình đưa mRNA-1273 vào phục vụ cộng đồng và các thị trường thương mại.

    "Virus đã bị loại bỏ rất nhanh trong các con vật được tiêm vaccine", TS Barney S. Graham, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu vaccine tại Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia, nói.

    Nhiều người cũng thận trọng với những kết quả dù rất lạc quan trên khỉ đó cũng chưa có gì đảm bảo sẽ có hiệu quả tương tự trên người. Tuy vậy, kết quả thử nghiệm trên khỉ vẫn là tín hiệu đáng mừng, cũng là một dấu ấn trong nỗ lực chống đại dịch Covid-19 của nhân loại. Vì giả sử thử nghiệm với khỉ thất bại, nó sẽ được coi là tín hiệu xấu về tác động của vaccine với con người.

    Ở một diễn biến khác, Mỹ cũng xác định một vaccine Covid-19 ứng viên đang được Sanofi (Pháp) và GSK (Anh) phát triển cho "Chiến dịch Thần tốc" của nước này nhằm mục tiêu nhanh chóng đảm bảo hàng triệu liều vaccine Covid-19, Reuters cho hay.

    Mỹ sẽ "giúp tài trợ cho các hoạt động phát triển và bảo đảm mở rộng khả năng sản xuất của Sanofi và GSK tại Mỹ, qua đó nâng công suất lên đáng kể".

    "Chính phủ Mỹ sẽ cung cấp tới 2,1 tỷ USD, hơn một nửa trong số đó là để hỗ trợ phát triển thêm vaccine, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng, phần còn lại được sử dụng để đẩy mạnh sản xuất và cung cấp 100 triệu liều ban đầu", các hãng dược cho biết.

    Đáng lưu ý, theo Sanofi và GSK, chính phủ Mỹ có thêm phương án về cung cấp thêm 500 triệu liều vaccine trong dài hạn.

    Theo Sputnik, thỏa thuận hợp tác mới nhất là khoản đảm bảo lớn nhất theo chiến dịch thần tốc tập trung vào phát triển được một loại vaccine Covid-19 vào cuối năm nay của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

    Nếu dữ liệu vaccine Covid-19 tích cực, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhà quản lý Mỹ phê chuẩn trong nửa đầu năm 2021.

    Song song với đó, Sanofi và GSK đang tăng quy mô sản xuất kháng nguyên và tá dược để sản xuất tới một tỷ liều mỗi năm trên toàn cầu.
    --- Gộp bài viết, 02/08/2020, Bài cũ: 02/08/2020 ---
    CAFEF cũng đã bắt đầu chuyển giới.
    https://cafef.vn/nga-hoan-tat-thu-n...O3FrD9zFkDUEgEY9z3VDNnrOOtIVBe57dChZgfKl69ftg
    chablis119cophieupenny2018 thích bài này.
  10. JB84

    JB84 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/03/2014
    Đã được thích:
    7.780
    Dịch đã nhiều và phải tiêm ngay cho kịp thời, kinh tế sẽ tăng trưởng.
    JB84 đã loan bài này

Chia sẻ trang này