Ăn xong hàng bắt đầu bơm tin tốt rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 30/07/2020.

1362 người đang online, trong đó có 544 thành viên. 16:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21464 lượt đọc và 108 bài trả lời
  1. nueremberg

    nueremberg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2011
    Đã được thích:
    284
    Nóng kinh, nhưng mà mắng hay lắm =))=))=))
  2. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.000
    \m/\m/\m/\m/\m/
  3. hung2016

    hung2016 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/04/2016
    Đã được thích:
    1.206
    Bác chủ bic , nóng tính phết
  4. Tan1286

    Tan1286 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2017
    Đã được thích:
    1.312
    thấy bình thường, có gì mà lo lắng, Nước mình vẫn đang kiểm soát tốt, chẳng thấy gì phải lo cả
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.000
    Bất chấp dịch Covid-19 trở lại, hàng trăm tỷ đồng đã đổ vào chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối tháng 7 thông qua các quỹ ETF
    03-08-2020 - 07:23 AM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Thống kê trong nửa cuối tháng 7 cho thấy các quỹ ETF chủ lực trên thị trường đã hút ròng lượng vốn lên tới 24,1 triệu USD, trong đó lượng vốn đổ vào thị trường Việt Nam là 21,3 triệu USD (gần 500 tỷ đồng).


    [​IMG]
    Điện Tây Bắc (NED) báo lãi quý 2 đạt 105 tỷ đồng cao gấp 40 lần cùng kỳ

    Diễn biến TTCK Việt Nam trong nửa cuối tháng 7 (16-31/7) diễn ra khá ảm đạm, đặc biệt sau thông tin dịch Covid-19 xuất hiện tại Đà Nẵng từ ngày 24/7. Chỉ số VN-Index từ vùng 870 điểm đã rơi mạnh xuống dưới 800 điểm, tương ứng mức giảm hơn 8% chỉ trong nửa tháng.

    Trong bối cảnh thị trường chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, dòng tiền ETF đã trở thành điểm sáng khi hút ròng hàng trăm tỷ đồng, qua đó góp phần quan trọng hỗ trợ tâm lý thị trường.

    Thống kê trong nửa cuối tháng 7 cho thấy các quỹ ETF chủ lực trên thị trường như Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF, VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFin Lead ETF đã hút ròng lượng vốn lên tới 24,1 triệu USD, trong đó lượng vốn đổ vào thị trường Việt Nam là 21,3 triệu USD (gần 500 tỷ đồng).

    [​IMG]
    Cụ thể, VNM ETF là quỹ hút tiền mạnh nhất với 9,16 triệu USD. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 70% danh mục VNM ETF, do đó ước tính quỹ đã mua ròng 6,4 triệu USD cổ phiếu Việt Nam trong hơn 2 tuần qua.

    Một quỹ ETF ngoại khác là FTSE Vietnam ETF cũng hút ròng 2,8 triệu USD trong nửa cuối tháng 7. Nếu tính cả tháng 7 thì quỹ này đã hút ròng lượng vốn lên tới 6,3 triệu USD.

    Quỹ ETF nội lớn nhất thị trường – VFMVN30 ETF sau giai đoạn bị rút vốn mạnh trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7 cũng hút tiền trở lại trong nửa cuối tháng với giá trị 2,8 triệu USD.

    Tương tự, các quỹ ETF nội khác như VFMVN Diamond ETF đã hút ròng 3,2 triệu USD và SSIAM VNFin Lead ETF hút ròng 4,3 triệu USD trong nửa cuối tháng 7.

    Thống kê cho thấy diễn biến thị trường thường tích cực hơn khi có sự tham gia của các quỹ ETF. Với việc các quỹ ETF đang hút tiền trở lại, cùng việc ra đời các quỹ mới như SSIAM VN30 ETF hay VinaCapital VN100 ETF được kỳ vọng sẽ là yếu tố hỗ trợ tâm lý thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
    chablis119 thích bài này.
    vanlinhpk93 đã loan bài này
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.000
    Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và Trung Quốc vẫn tăng mạnh bất chấp COVID-19
    07:23 | 03/08/2020

    [​IMG]
    Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt 15% và 18,4% dù đã chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19.

    Theo Tổng cục Thống kê, dịch COVID-19 ngày càng lan nhanh trên thế giới, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

    Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2020 ước đạt 285,12 tỉ USD, giảm 1,3% so với cùng kì năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng về xuất khẩu.

    Tính riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 23 tỉ USD, tăng gần 2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,5 tỉ USD, tăng 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,5 tỉ USD, tăng 1,5%.

    So với cùng kì năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 tăng nhẹ 0,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,9%.

    Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 145,79 tỉ USD, tăng 0,2% so với cùng kì năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước kim ngạch xuất khẩu ước đạt 50,76 tỉ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,03 tỉ USD (chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 5,7%.

    Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kig năm trước; tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 23,5 tỉ USD, tăng 18,4%.

    Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 19,5 tỉ USD, giảm gần 6%; ASEAN đạt 12,8 tỉ USD, giảm 15,4%; Nhật Bản đạt 10,9 tỉ USD, giảm 5%; Hàn Quốc đạt 10,7 tỉ USD, giảm 0,4%.
    chablis119 thích bài này.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.000
    Dòng tiền lớn giải ngân mạnh khi thị trường bất ổn, tâm điểm dòng ngân hàng
    08:30 | 03/08/2020

    Tuần 27 – 31/7: Giới đầu tư lo ngại COVID-19 trở lại, tự doanh CTCK tranh thủ gom cổ phiếu

    Tự doanh CTCK trở lại mua ròng hơn 246 tỉ đồng
    Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh trong tháng 7, đặc biệt trong những phiên giao dịch cuối tháng. Tuần giao dịch cuối tháng 7, thị trường liên tục chứng kiến những phiên giảm sâu tăng sốc, thậm chí những phiên hàng trăm mã giảm sàn.

    Biến động mạnh của thị trường do tâm lí bất ổn của giới đầu tư trong nước khi Việt Nam xuất hiện những ca nhiễm COVID-19 ngoài cộng đồng sau gần 100 ngày. Đà Nẵng trở thành tâm điểm trong đợt dịch này khi có hàng trăm ca nhiễm.

    Đóng cửa tháng 7, VN-Index ở 798,39 điểm, giảm 3,24% so với cuối tháng trước. HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 2,05% và 1,3%, đóng cửa ở 107,51 điểm và 54,8 điểm. Nhóm vốn hóa lớn chịu mức điều chỉnh sâu hơn khi VN30-Index giảm 3,87% xuống 740,73 điểm.

    Như vậy có thể thấy rằng nhà đầu tư đã có phần bình tĩnh hơn trong đợt dịch tái bùng phát này. Hiện tượng bán tháo cổ phiếu trong nhiều phiên liên tiếp không xảy ra, thay vào đó là các phiên tăng giảm đan xen.

    Một yếu tố dịch cực đóng vai trò nâng đỡ thị trường trong tháng qua đó là sự nhập cuộc của dòng tiền lớn từ khối tự doanh công ty chứng khoán.

    [​IMG]
    Theo thống kê, bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán đã mua ròng trở lại sau khi xả 757 tỉ đồng trong tháng 6. Hoạt động mua ròng diễn ra trong cả 4 tuần của tháng 7. Thống kê theo phiên, khối này đã mua ròng trong 14 phiên và bán ròng trong 9 phiên của tháng 7.

    Chi tiết hơn, tổng giá trị mua vào của khối tự doanh CTCK đạt 2.347 tỉ đồng trong khi bán ra 2.100 tỉ đồng. Theo đó, tổng giá trị mua ròng của khối tự doanh đạt hơn 246 tỉ đồng trong tháng 7. Xét theo khối lượng, bộ phận tự doanh đã bán ròng gần 8,9 triệu đơn vị trong tháng 7.

    Trong phiên giao dịch cuối tháng 7, khối này mua ròng 220,2 tỉ đồng, trước đó khối này bán ròng với giá trị lên đến 264 tỉ đồng trong phiên 29/7.

    Khối tự doanh tập trung gom cổ phiếu ngân hàng
    Thống kê giao dịch theo từng mã, chứng chỉ quĩ ETF nội E1VFVN30 dẫn đầu cả chiều mua vào và bán ra của khối tự doanh với giá trị mua 183 tỉ đồng trong khi bán ra 237 tỉ đồng. Hai chứng chỉ ETF nội khác là FUESSVL và FUSEVFVND cũng bị bán ra lần lượt với giá trị 127 tỉ đồng và 96 tỉ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

    Tại giao dịch cổ phiếu, mã HPG của Hòa Phát được khối tự doanh mua ròng trong tháng 7 khi mua vào 173 tỉ đồng và bán ra 152 tỉ đồng. Một cổ phiếu khác được khối này mua ròng mạnh trong tháng qua còn có MWG của Thế giới Di động với tổng giá trị mua hơn 136 tỉ đồng.

    Hoạt động mua ròng còn diễn ra với các bluechip khác như VHM, VNM. Tổng giá trị mua vào của hai mã này trong tháng 7 lần lượt đạt 95,4 tỉ đồng và 94,2 tỉ đồng.

    Tuy nhiên, so với các nhóm ngành khác, cổ phiếu dòng ngân hàng là tâm điểm giải ngân của khối tự doanh trong tháng vừa qua. Cổ phiếu STB của Sacombank được khối này mua ròng mạnh với giá trị mua 164 tỉ đồng trong khi ghi nhận giá trị gần 90 tỉ đồng tại chiều bán ra.

    Cổ phiếu VPB của VPBank cũng được gom mạnh với giá trị mua hơn 104 tỉ đồng. Cổ phiếu này không nằm trong nhóm 10 mã bị bán ra mạnh nhất của khối tự doanh trong tháng 7. Diễn biến tương tự, cổ phiếu TCB của Tecombank cũng được mua vào hơn 92 tỉ đồng trong tháng qua.

    Ngoài những cổ phiếu bluechip, mã HDG của Hà Đô cũng là tâm điểm giao dịch của khối tự doanh khi được nhóm này mua vào gần 120 tỉ đồng và bán ra với giá trị gần 74 tỉ đồng.

    Ngược lại, cổ phiếu GEX bị bán ròng mạnh nhất trong tháng 7 với việc ghi nhận gần 127 tỉ đồng tại chiều bán ra. Cổ phiếu SSI cũng bị khối tự doanh bán ra hơn 69 tỉ đồng trong tháng 7.

    Với những việc trở lại mua ròng khi thị trường bất ổn, bộ phận tự doanh CTCK đã góp phần nâng đỡ thị trường. Nếu như hoạt động này tiếp tục được duy trì trong tháng 8, rủi ro giảm giá của thị trường khả năng thu hẹp.
    chablis119 thích bài này.
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.000
    Kho bạc nhà nước rút mạnh tiền gửi tại Vietcombank, VietinBank, BIDV

    Báo cáo tài chính quý II của 3 "ông lớn" ngân hàng Vietcombank, BIDV, VietinBank năm nay đều có một điểm chung: tiền gửi của kho bạc nhà nước - vốn là lợi thế của những nhà băng này- đều giảm mạnh.

    Cụ thể, tại ngày 30/6, lượng tiền gửi có kỳ hạn của kho bạc nhà nước tại BIDV chỉ ở mức 13.000 tỷ đồng, giảm 85% so với đầu năm, tức không bằng 1/6 so với đầu năm.

    Tương tự, tại VietinBank, lượng tiền gửi của kho bạc nhà nước cũng giảm mạnh 37% xuống còn 44.380 tỷ đồng.

    Song đáng chú ý hơn là tại Vietcombank, lượng tiền gửi thanh toán của kho bạc nhà nước giảm mạnh từ 89.288 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 992 tỷ đồng, tức giảm tới 89%. Trong đó, kho bạc nhà nước đã rút toàn bộ hơn 87.800 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND tại Vietcombank, chỉ để lại tiền gửi không kỳ hạn.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Việc tiền gửi của kho bạc nhà nước giảm mạnh tại 3 ngân hàng này là do Thông tư 58/BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/11/2019. Theo đó, lượng tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước được kết chuyển về tài khoản để ở Ngân hàng Nhà nước thay vì để tại các ngân hàng thương mại; còn lại tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức này được thực hiện qua đấu thầu khối lượng và lãi suất.

    Trước đây, 3 ngân hàng trên luôn nhận được lượng tiền gửi lớn của kho bạc nhà nước, có những thời điểm lượng tiền lên tới 500.000 tỷ đồng. Điều này đã giúp Vietcombank, VietinBank, BIDV có được lợi thế rõ rệt về huy động vốn so với các ngân hàng khác. Nguồn tiền gửi của kho bạc tại các ngân hàng thương mại luôn được xem là nguồn vốn giá rẻ vì lãi suất thấp, giúp các ngân hàng tối ưu được chi phí đầu vào, có điều kiện giảm lãi suất cho vay và tạo nên vị thế cạnh tranh khác biệt so với các ngân hàng tư nhân.

    Theo đó, sự sụt giảm tiền gửi kho bạc nhà nước có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi thế của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh các nhà băng đang rất cần nguồn vốn giá rẻ để đảm bảo kết quả kinh doanh khi giảm mạnh lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
    chablis119 thích bài này.
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.000
    Mỹ viện trợ 9,5 triệu USD giúp Việt Nam chống dịch Covid-19
    Dân trí
    Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Washington cam kết hỗ trợ gần 9,5 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19.
    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters)

    Theo thông báo trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/5, cơ quan này xác nhận Việt Nam sẽ được nhận tổng số tiền viện trợ gần 9,5 triệu USD để ứng phó với Covid-19, bao gồm 5 triệu USD cho Quỹ Hỗ trợ Kinh tế.

    Khoản tiền viện trợ sẽ được sử dụng nhằm mang lại nhiều nguồn lực cần thiết để hỗ trợ ngay lập tức, gồm hỗ trợ phục hồi khu vực tư nhân bằng cách giảm thiểu tác động về tài chính của đại dịch đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết các tác động phi tài chính mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt, hợp tác với các bên liên quan của chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh can thiệp cứu trợ của chính phủ.

    Khoản tiền trên cũng bao gồm 4,5 triệu USD viện trợ y tế được thông báo trước đó nhằm giúp chính phủ Việt Nam chuẩn bị các hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát nhằm phát hiện các ca nhiễm bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật trong việc chuẩn bị và ứng phó, hỗ trợ việc giáo dục và sự tham gia của cộng đồng, ngăn chặn lây nhiễm bệnh cho các cơ sở y tế, sàng lọc y tế công cộng tại các điểm nhập cảnh…

    Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong 20 năm qua, Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam tổng cộng hơn 1,8 tỷ USD, bao gồm hơn 706 triệu USD cho lĩnh vực y tế.

    Mỹ và Việt Nam đã hợp tác rộng rãi trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã hợp tác với Việt Nam để theo dõi và ứng phó với tình hình dịch Covid-19.

    Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chính phủ Mỹ đã cam kết hơn 775 triệu USD tiền viện trợ phát triển, nhân đạo, kinh tế và y tế khẩn cấp nhằm giúp các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ chống lại đại dịch.

    Khoản hỗ trợ trên do Quốc hội Mỹ thông qua sẽ giúp cứu sống người dân trên toàn thế giới thông qua việc cải thiện giáo dục y tế công cộng, bảo vệ các cơ sở chăm sóc sức khỏe và tăng cường năng lực phòng thí nghiệm, giám sát dịch bệnh và ứng phó nhanh chóng ở hơn 120 quốc gia.



    Phát Video
    02:30
    Đại sứ Mỹ đánh giá cao nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam
    chablis119 thích bài này.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.000
    Từ hôm nay (3/8), chính thức giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp




    [​IMG]
    (Ảnh minh họa)
    VTV.vn - Đây là thông tin rất đáng tích cực cho các doanh nghiệp đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn do tác động từ đại dịch COVID-19.


    Hôm nay (3/8), Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ chính thức có hiệu lực.

    Trước đó vào ngày 19/6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 116/2020/QH14 giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2020. Với 442/446 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết đồng ý, Quốc hội quyết giảm 30% TNDN cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng. Nghị quyết này áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020.

    Đối tượng được giảm thuế trong Nghi quyết gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập.

    [​IMG]
    Từ hôm nay (3/8), chính thức giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp


    Theo quy định việc giảm 30% thuế TNDN áp dụng đối với toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện giảm thuế quy định trong Nghị quyết, không loại trừ các khoản thu nhập không được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN như: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,... Bởi việc giảm thuế TNDN chỉ áp dụng cho thu nhập phát sinh trong năm 2020 của các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 200 tỷ đồng. Đây được xem là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế cần được hỗ trợ theo đúng quy định của Nghị quyết.

    Trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2020 (kỳ tính thuế năm 2020 không đủ 12 tháng) thì cần quy định phân bổ doanh thu theo thời gian thực tế doanh nghiệp hoạt động trong năm 2020.

    Dự kiến, với việc giảm thuế nêu trên, số thu ngân sách năm nay sẽ giảm khoảng 23.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giảm 30% số thuế TNDN sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
    chablis119 thích bài này.

Chia sẻ trang này