Ăn xong hàng bắt đầu bơm tin tốt rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 30/07/2020.

3124 người đang online, trong đó có 1249 thành viên. 16:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21466 lượt đọc và 108 bài trả lời
  1. chuabaogiochotlai

    chuabaogiochotlai Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2019
    Đã được thích:
    1.749
    Tin quái gì cái thằng who. Nhìn đen đen đụt đụt đã thấy ghét. Vụ vừa qua mãi ko thông báo đại dịch bị mỹ nó chửi như gâu gâu. Giờ nó lại sủa tiếp thì cứ bỏ ngoài tai. Chủng mới không đáng ngại nhưng mấy chú đã tèo rồi. Lần trước đáng ngại mà chả ai tèo. Thế mới lạ.
  2. thienphu

    thienphu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    437
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    \m/\m/\m/\m/\m/
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Thủ tướng: Sẽ có chỉ thị mới về biện pháp chống "làn sóng" Covid-19 thứ 2
    Dân trí
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, dịch bệnh Covid-19 vừa phát sinh từ Đà Nẵng đến giờ cơ bản đã trong tầm kiểm soát. Sắp tới sẽ có chỉ thị mới về các biện pháp chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
    Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 ngày 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ kết hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách, nhất là chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích mạnh mẽ tổng cầu, trong đó lưu ý quy mô, phạm vi đủ lớn, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả để tạo ngay động lực tăng trưởng, bảo đảm mục tiêu, định hướng.

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp thường kỳ tháng 7/2020 của Chính phủ.
    Trước hết, đánh giá tình hình kinh tế xã hội, Thủ tướng cho rằng, tháng 7 phát triển khá tốt, đặc biệt là kích cầu nội địa, du lịch nội địa, hàng không, những ngành chịu nhiều thiệt hại do Covid-19 thì đã tiến triển đáng mừng.

    Tuy nhiên, trong tuần cuối tháng 7, đã xuất hiện ổ dịch tại Đà Nẵng và lây lan ra 7 tỉnh, thành phố. Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đó, cả nước đã tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh một cách bình tĩnh, lạc quan và quyết tâm cao với mục tiêu kép là khoanh vùng dập dịch kịp thời, liên tục với biện pháp mạnh, nhất là tập trung cho Đà Nẵng.

    Lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo trên tinh thần không để đứt gãy nền kinh tế, giữ cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế vì nên kinh tế “nếu ốm nặng quá thì gượng dậy rất khó, còn ốm nhẹ thì cố gắng gượng dậy”.

    Nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu tích cực, có những điểm sáng như về lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, thu hút FDI, giải ngân vốn đầu tư công…

    Cho rằng dịch bệnh cơ bản trong tầm kiểm soát, Thủ tướng nhận định, Việt Nam đã làm tốt, quyết liệt và có kinh nghiệm nhất định trong phòng chống dịch. Các cơ quan đã chỉ đạo khoanh vùng dập dịch quyết liệt nhưng không hoảng loạn, đặc biệt là hạn chế giãn cách một cách tràn lan.

    Thủ tướng cho biết, sắp tới, sẽ có chỉ thị mới về các biện pháp phòng chống Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.

    Các cơ quan đã xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là vi phạm Luật Biên giới, nạn đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép vật tư y tế.

    Chỉ ra 3 rủi ro, thách thức từ bên ngoài, Thủ tướng nhấn mạnh, rủi ro lớn nhất vẫn là dịch Covid-19 với diễn biến khó lường, đặc biệt các đối tác quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề; thứ hai là căng thẳng thương mại và công nghệ leo thang giữa nhiều nước và thứ ba là địa chính trị phức tạp, thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế.

    “Tôi xin lưu ý thách thức đối với chúng ta là bùng phát dịch trở lại, đe dọa phục hồi kinh tế”, Thủ tướng nói.

    Nêu rõ quan điểm điều hành cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, cùng với quyết liệt phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan, cần tập trung phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Không bộ, ngành nào được chủ quan, lơ là nhiệm vụ quan trọng này. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch bệnh.

    Kết hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách, nhất là chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích mạnh mẽ tổng cầu, trong đó lưu ý quy mô, phạm vi đủ lớn, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả để tạo ngay động lực tăng trưởng, bảo đảm mục tiêu, định hướng.

    “Có đồng chí lãnh đạo nói là GDP năm 2020 nếu tăng từ 2-3% đã là một cố gắng rất lớn, phấn đấu đạt cao hơn trong trường hợp kiểm soát tốt dịch bệnh và tình hình dịch bệnh thế giới không quá xấu” - Thủ tướng phân tích, cơ quan điều hành muốn tăng trưởng cao hơn nữa nhưng tình hình thế giới tăng trưởng âm, những đối tác lớn bị ảnh hưởng, cả cung và cầu đều yếu, nên tăng trưởng của nền kinh tế ở mức độ vừa phải. Cùng với đó, cố gắng giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn để củng cố niềm tin, góp phần ổn định xã hội.

    Yêu cầu các bộ ngành xây dựng kịch bản điều hành cụ thể quý III năm 2020 và năm 2021, Thủ tướng nhắc, lãnh đạo các bộ ngành đều phải có trách nhiệm hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, người lao động, người dân gặp khó khăn, đặc biệt là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Số người lao động gặp khó khăn hiện nay rất lớn, phải có giải pháp mạnh hơn, đề xuất chính sách mới hơn để giải quyết.

    Việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng vừa qua, Thủ tướng nhắc, cần rút kinh nghiệm để thuận lợi hơn.
    chablis119 thích bài này.
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng: Dịch Covid-19 ở Đà Nẵng có thể thoái lui trong hai tuần tới
    Quan tâm2
    03/08/2020 14:35 GMT+7
    “Chúng ta sẽ có đỉnh dịch khi số ca mắc đang leo dần lên đỉnh. Ổ dịch ở Đà Nẵng có thể thoái lui trong hai tuần tới nếu chúng ta hành động quyết liệt và cộng đồng tuân thủ nghiêm mọi hướng dẫn của Bộ Y tế'
    [​IMG]
    Chuyên gia nhận định: Dịch ở Đà Nẵng có thể thoái lui trong hai tuần tới
    Đó là nhận định của PGS, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, trao đổi với phóng viên. Ông hiện là Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, ĐH Quang Trung.

    Theo nhận định của TS Nguyễn Huy Nga, trên thế giới hiện cũng đang ở làn sóng thứ 2 của đại dịch. Tại nhiều nước, dịch đang diễn biến phức tạp hơn Việt Nam. Số người mắc và tử vong trên toàn cầu đang tăng mạnh.

    Ở nước ta, đây là đợt dịch mới phức tạp hơn vì xuất hiện cùng một lúc nhiều người mắc tại bệnh viện, không rõ F0 và thời gian phát hiện những ca đầu tiên hơi muộn nên không thể khống chế ngay. Có thể có những cá nhân mang mầm bệnh đang đi lại trong cộng đồng.

    “Vì vậy dịch đang có nguy cơ lây lan cao. Khi càng nhiều người bị bệnh, tỷ lệ tử vong có thể tăng lên”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho biết.

    Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, tỷ lệ số ca tử vong ở nước ta vẫn nằm trong giới hạn bình thường, không có gì đột biến.

    Bởi trên thế giới, tỷ lệ tử vong nói chung do Covid-19 khoảng 3 - 5%, nghĩa là trung bình 100 người mắc thì có có 3 - 5 người chết. Số ca tử vong phụ thuộc vào tình trạng người bệnh và khả năng cứu chữa của y tế.

    Riêng đối với người cao tuổi, có bệnh nền thì tỷ lệ này là 13 - 15%, nghĩa là 100 người mắc, có thể có từ 13 - 15 người tử vong.

    “Hiện chúng ta ghi nhận 6 ca tử vong trong 174 ca mới phát hiện đều là những trường hợp có bệnh lý nền nặng theo tôi trong giới hạn bình thường, không có gì đột biến”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga phân tích.

    Ông cũng nhận định, chúng ta sẽ có đỉnh dịch khi số ca mắc đang leo dần lên đỉnh. Đỉnh dịch là ngày hoặc khoảng thời gian có số ca dương tính được phát hiện cao nhất, sau đó thấp dần xuống.

    “Dịch ở Đà Nẵng có thể thoái lui trong vòng hai tuần tới nếu chúng ta hành động quyết liệt và cộng đồng tuân thủ nghiêm mọi hướng dẫn của Bộ Y tế”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga nhận định.


    Hiện tại Việt Nam đang cố gắng lớn bao vây, dập tắt ổ dịch. Bộ Y tế đã cử đội quân tinh nhuệ nhất trong các lĩnh vực dự phòng dịch tễ, kiểm soát nhiễm khuẩn, điều trị để bao vây ổ dịch Đà Nẵng, hy vọng nó không bùng phát ở tỉnh khác.

    Chúng ta đang kiểm soát dịch quyết liệt các nơi, hy vọng khi phát hiện ra các ca lây từ F1 sang F2 thì có thể sự rầm rộ không như ban đầu nữa vì lúc này, chúng ta đã có cảnh giác hơn.

    Tuy nhiên trước việc một số tỉnh quyết định thực hiện giãn cách xã hội khi mới xuất hiện 1 ca mắc Covid- 19, PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho rằng phải cân nhắc..

    “Chúng ta đang học cách sống chung với bệnh này, khi nó có thể còn kéo dài hàng năm, do đó chúng ta không thể duy trì mãi trạng thái giãn cách toàn quốc một thời gian dài.

    Chúng ta nên thay đổi theo chiến lược mới, “cháy đâu dập đấy”, khoanh vùng dập dịch chứ không phải có một ca thì phải giãn cách toàn thành phố. Việc giãn cách gây khó khăn cho nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phá sản, mà các doanh nghiệp không hoạt động thì nhà nước thất thu thuế, giảm thu ngân sách”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

    Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng tin tưởng trong thời gian tới đây, chúng ta sẽ khống chế được dịch tại các địa phương khác và bao vây được dịch tại Đà Nẵng để không lan rộng.

    Đối với người dân, PGS. TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo “cần bình tĩnh” nhưng “không chủ quan lơ là mất cảnh giác” và tuyệt đối “không hoảng loạn”. Mặc dù Việt Nam đã có 6 ca tử vong, nhưng họ là những người có bệnh nền, tỷ lệ tử vong nằm trong tỷ lệ chung của thế giới.

    Lúc này, người dân cần thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giãn cách cá nhân, không đến nơi tập trung đông người, thực hiện nghiêm các nguyên tắc vệ sinh, giữ cho mình, gia đình và cộng đồng

    Tính đến sáng 3/8, Bộ Y tế xác nhận đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc mới Covid-19 tại Quảng Ngãi, nâng số ca mắc tại Việt Nam đến nay lên 621 ca với 6 trường hợp tử vong.
    chablis119 thích bài này.
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    NHNN có thể bơm một lượng tiền mới vào hệ thống ngân hàng thông qua kênh ngoại tệ
    14:59 | 03/08/2020

    [​IMG]
    Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

    Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố báo cáo vĩ mô tháng 7 với nhận định thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục dồi dào trong tháng 8.

    Theo BVSC, trong tháng 7, NHNN không có hoạt động bơm hay hút ròng vốn đáng kể nào thông qua thị trường mở (OMO). Tuy vậy, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái dồi dào, thể hiện qua mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp kỉ lục (0,15- 0,3%/năm cho các kì hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần).

    [​IMG]
    Nguồn: BVSC

    BVSC kì vọng tín dụng trong nửa cuối năm sẽ có sự cải thiện so với nửa đầu năm 2020. Tuy vậy, mức độ cải thiện sẽ không quá lớn, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 mới quay trở lại Việt Nam, khiến các doanh nghiệp duy trì quan điểm thận trọng về triển vọng kinh doanh, qua đó hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh.

    "Ngoài ra, tỷ giá USD/VND đang giảm về vùng giá mua vào của NHNN, qua đó giúp cải thiện dự trữ ngoại hối nên nhiều khả năng cũng sẽ có một lượng tiền Đồng mới được bơm vào hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng được dự báo vẫn ở trạng thái tích cực trong tháng 8", BVSC nhận định.

    Sau khi đã mạnh tay cắt giảm lãi suất điều hành 2 lần trong 6 tháng đầu năm, BVSC dự báo NHNN sẽ không chú trọng mục tiêu giảm thêm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm. Thay vào đó, NHNN sẽ chuyển mục tiêu từ cố gắng giảm lãi suất sang các mục tiêu khác như: tháo gỡ các rào cản khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn sau dịch COVID-19, nới room tín dụng cho các ngân hàng, thậm chí tái cấp vốn cho các dự án đầu tư công có độ lan tỏa cao.

    Đối với tỷ giá, trong tháng 7, tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các NHTM cùng chung xu hướng giảm so với tháng 6 với mức giảm lần lượt là -0,06% và -0,12%. Đáng chú ý, tỷ giá giao dịch tại các NHTM vào thời điểm cuối tháng 7 chỉ còn 23.170 VND/USD, tức đã thấp hơn mức giá mua vào của Sở giao dịch NHNN (23.175 VND/USD).

    "Diễn biến này có thể dẫn đến động thái mua vào ngoại tệ vào của NHNN, qua đó giúp tăng cường quĩ dự trữ ngoại hối" nhóm phân tích đánh giá.

    [​IMG]
    Nguồn: BVSC

    Theo BVSC, xu hướng hạ nhiệt của USD trên thị trường thế giới là nguyên nhân chính giúp tỷ giá USD/VND giảm trong tháng 7. So với cuối năm 2019 thì chỉ số USD Index vào cuối tháng 7 đã giảm 3%. Ngoài ra, việc Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu lớn (đạt 6,5 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm) giúp nguồn cung USD được duy trì.
    chablis119 thích bài này.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    HSBC: Việt Nam sẽ là quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương năm nay và bứt lên 8,5% trong năm 2021



    [​IMG]
    Mới đây, trong báo cáo về thị trường cận biên (Frontier Market) tại châu Á, HSBC đã đánh giá cao thị trường Việt Nam với nhiều lý do để lạc quan về triển vọng kinh tế.



    [​IMG]
    Kiến nghị Chính phủ sớm điều chuyển vốn đầu tư công


    HSBC đánh giá: "Việt Nam là một trong những trường hợp có quá trình tăng trưởng dài hạn tốt nhất ở châu Á và là thị trường cận biên ưa thích nhất của chúng tôi. Có hàng tá lý do tại sao chúng tôi vẫn hoạt động tích cực trên thị trường vốn cổ phần của quốc gia này.

    Các lý do có thể kể đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài triển vọng, tỷ trọng trong thương mại toàn cầu tăng, khả năng kiểm soát ấn tượng trong cuộc khủng hoảng Covid-19 và nỗ lực đầu tư, cải cách chính sách, tăng giới hạn sở hữu nước ngoài... và cổ phiếu rẻ.

    Một điều đáng lưu ý là thị trường Việt Nam được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư trong nước, do đó, các biến động trong ngắn hạn không phải lúc nào cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản".

    [​IMG]






    HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2020 - là quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương và bứt lên mức 8,5% trong năm 2021.

    Trong báo cáo trước đó, HSBC lập luận rằng Việt Nam không còn chỉ là câu chuyện thành công của chuỗi cung ứng gia công mà đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đúng nghĩa.

    HSBC tin rằng bất chấp Covid-19, tình hình ở Việt Nam vẫn có thể cho là tương đối tốt so với nhiều thị trường và khu vực khác. Ngoài ra, HSBC tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục giành được thị phần trong thương mại toàn cầu, ngay cả khi quy mô của tổng xuất khẩu toàn cầu giảm.
    chablis119 thích bài này.
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Nhật, Hàn gia tăng đầu tư tại Việt Nam


    Ngoài Nhật Bản, một quốc gia khác gần đây cũng gia tăng mạnh mẽ các khoản đầu tư vào thị trường Việt Nam, trong đó phải kể đến các DN đến từ Hàn Quốc.

    Mới đây, một nhà sản xuất hàng may mặc của Nhật Bản là Matsuoka Corp đã có kế hoạch đầu tư 3 tỷ JPY (28 triệu USD) vào Công ty may mặc An Nam Matsuoka, đơn vị sản xuất tại Việt Nam, để bắt đầu sản xuất quần áo bảo hộ và một số mặt hàng khác. Theo đại diện của Matsuoka Corp chia sẻ, việc chuyển hướng sản xuất hàng hóa tại Việt Nam là để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng do dịch bệnh gây ra.

    Được biết, Matsuoka là một trong 30 công ty vừa được nhận trợ cấp từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản để thúc đẩy việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong số đó, 15 công ty đã kết nối với các dự án tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Việt Nam cần tạo những lợi thế riêng có để thu hút đầu tư nước ngoài
    Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) cho biết, từ đầu năm nay, dịch Covid-19 đã lan rộng ở Trung Quốc sau đó sang Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu. Do dịch bệnh, chuỗi cung ứng linh phụ kiện bị đứt gãy, gây tác động đến nhiều lĩnh vực sản xuất. Nhiều DN Nhật Bản rơi vào cảnh thiếu linh kiện, không thể hoàn thiện sản phẩm. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản có chương trình khuyến khích các DN đa dạng hóa chuỗi cung ứng, để không bị phụ thuộc vào một thị trường, chứ không phải dịch chuyển hoàn toàn nhà máy từ nước này sang nước khác.

    “Việt Nam có sức hút mạnh mẽ đối với DN Nhật, không chỉ do Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản mà Việt Nam còn có một lợi thế khác, đó là đội ngũ người lao động có trình độ và nhiều người biết tiếng Nhật. Bên cạnh đó, dân số 95 triệu người với mức sống đang ngày càng được cải thiện sẽ nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn. Như thế, ngoài việc xuất khẩu, các hàng hóa Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam trong quá trình mở rộng chuỗi cung ứng cũng sẽ phục vụ chính thị trường trong nước”, ông Takeo Nakajima nói rõ.

    Ngoài Nhật Bản, một quốc gia khác gần đây cũng gia tăng mạnh mẽ các khoản đầu tư vào thị trường Việt Nam, trong đó phải kể đến các DN đến từ Hàn Quốc. Cụ thể, mới đây nhất khoảng 570 doanh nhân của 240 công ty từ “xứ sở kim chi” tới Việt Nam trong tháng 7/2020 để tìm hiểu mở rộng kế hoạch phát triển kinh doanh và dự kiến trong tháng 8 sẽ có những động thái tích cực hơn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tình hình diễn biến dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ của các nước.

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các DN Hàn Quốc đã đầu tư hơn 544 triệu USD vào các dự án tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2020, nâng tổng số vốn đăng ký đầu tư lên khoảng 70 tỷ USD và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Vốn này được “rót” vào hơn 8.000 dự án, tạo công ăn việc làm cho hơn 700.000 công nhân trên toàn quốc và đóng góp 30% vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam... Sở dĩ mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt được những con số ấn tượng là do Chính phủ tiếp tục hỗ trợ DN Hàn giảm bớt các thủ tục khi đầu tư vào Việt Nam. Kể từ đầu năm, Việt Nam đã cắt giảm 239 điều kiện kinh doanh và sắp tới, sẽ thực hiện các thủ tục hải quan điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Tuy nhiên, theo đại diện tổ chức DN của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nêu ý kiến, trong khối các nước Asean thì Malaysia, Singapore, Thái Lan... thuộc nhóm chi phí cao, nhưng trình độ nhân công cũng đáp ứng tốt. Mặc dù, Việt Nam còn đang nằm trong nhóm chi phí thấp nhưng thực tế thời gian gần đây tiền nhân công, thuê mặt bằng ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên từng năm. Điều này sẽ khiến cho lợi thế chi phí giá rẻ sẽ dần mất đi. Vì vậy, Việt Nam cần tạo ra những lợi thế khác như thủ tục thông thoáng, giao thông thuận lợi và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ lao động. Ngoài ra, tỷ lệ nội địa hóa thấp và ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển cũng đang là những vấn đề Việt Nam cần sớm cải thiện.
    chablis119 thích bài này.
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Nikkei: Samsung cân nhắc dời dây chuyền PC sang Việt Nam

    Động thái này của Samsung được cho nhằm tối ưu chi phí. Họ cũng có kế hoạch dời toàn bộ dây chuyền sản xuất máy tính khỏi Trung Quốc.

    Nhà máy của Samsung tại Tô Châu, Trung Quốc sẽ đóng cửa ngay trong tháng này, các dây chuyền sản xuất sẽ được chuyển dần thành trung tâm nghiên cứu phát triển, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review. Samsung đã thông báo với các công nhân tại nhà máy và bắt đầu cắt giảm số việc làm từ tháng 7.

    [​IMG]
    Nhà máy Samsung tại Tô Châu, Trung Quốc. Ảnh: Samsung.

    Theo Nikkei, Samsung sẽ tính toán chuyển các công việc lắp ráp máy tính về những nhà máy tại Việt Nam. Người đại diện của Samsung cho biết quyết định đóng nhà máy Trung Quốc là để tối ưu chi phí.

    Samsung Electronics Tô Châu, công ty được Samsung lập ra để quản lý nhà máy này, thành lập năm 2002. Các máy tính được Samsung sản xuất tại đây chủ yếu xuất khẩu đi Hàn Quốc, Bắc Mỹ và bán tại Trung Quốc.

    Theo báo chí Hàn Quốc, vào đợt cao điểm nhà máy Tô Châu có tới 6.500 nhân công. Hiện nay, số người còn làm việc tại đây chỉ còn 1.700 người.

    Theo số liệu của Gartner, số lượng máy tính bán ra trong năm qua đã tăng 0,6%, đạt 261,23 triệu máy. Công ty Lenovo của Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu thị trường máy tính với 24,1% thị phần. HP đứng thứ hai với 22,2% thị phần.

    Đứng sau đó là những cái tên như Dell, Apple, Acer và Asus. Thị phần của Samsung như vậy sẽ chỉ khoảng dưới 10%.

    Nikkei cho rằng ở thị trường máy tính, thị phần có liên hệ trực tiếp tới lợi nhuận. Nhiều nhà sản xuất Nhật Bản đã rời thị trường này khi không còn chiếm thị phần lớn. Samsung sẽ tiếp tục làm máy tính, nhưng cần giảm chi phí bằng cách thay đổi nhà máy sản xuất.

    [​IMG]
    Vào năm 2019, Samsung cũng đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của mình tại Trung Quốc ở Huệ Châu. Ảnh: SCMP.

    Samsung cũng từng vận hành tới 3 nhà máy sản xuất smartphone tại Trung Quốc. Vào thời hoàng kim, tổ hợp nhà máy Samsung ở Huệ Châu, phía bắc đồng bằng sông Châu Giang, là khu vực sản xuất công nghiệp lớn nhất mà tập đoàn Hàn Quốc từng xây dựng. Nơi này cung cấp 1/5 tổng số điện thoại bán tại Trung Quốc năm 2011.

    Tuy nhiên, tới cuối năm 2019 cả 3 nhà máy này đã đóng cửa. Các dây chuyền sản xuất smartphone đã được chuyển dần sang nhà máy tại Việt Nam hoặc cho các công ty gia công.
    chablis119 thích bài này.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Thủ tướng: Giải ngân hết 630.000 tỉ đồng sẽ góp vào tăng trưởng GDP thêm 0,4%

    [​IMG]
    Hoạt động bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 7 tiếp tục hồi phục nhờ chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.

    Theo Báo Chính phủ, sáng 3/8 đã diễn ra phiên họp Chính phủ thường kì tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ kết hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách, nhất là chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích mạnh mẽ tổng cầu.

    Trước hết, về đánh giá tình hình kinh tế xã hội, Thủ tướng cho rằng, tháng 7 phát triển khá tốt, đặc biệt là kích cầu nội địa, du lịch nội địa, hàng không, những ngành chịu nhiều thiệt hại do COVID-19 thì đã có những tiến triển.

    Tuy nhiên, trong tuần cuối tháng 7, đã xuất hiện ổ dịch tại Đà Nẵng và lây lan ra 7 tỉnh, thành phố. Nhưng về cơ bản, dịch bệnh cơ bản trong tầm kiểm soát.

    Sức khỏe nền kinh tế đang được cải thiện
    Theo Thủ tướng, sức khỏe nền kinh tế cũng được cải thiện, đó là hoạt động bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 7 tiếp tục hồi phục, tăng đến 3,3% so với tháng trước và tăng đến 4,3% so với cùng kì nhờ chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa.

    Xuất siêu cao nhất trong 4 năm qua với điểm sáng là khu vực kinh tế trong nước. Việt Nam đã tìm một số thị trường mới, tăng lên về khối lượng.

    Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kì năm trước, tiếp đến là Trung Quốc đạt 23,5 tỉ USD, tăng 18,4%.

    Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, đứng ở mức thấp nhờ thanh khoản dồi dào. Thủ tướng nhắc lại, các ngân hàng không nên đặt vấn đề lợi nhuận trong năm nay mà cái chính là phục vụ doanh nghiệp.

    Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục đẩy mạnh, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh. Việt Nam đang làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN và được các nước bạn đánh giá cao điều này.

    Giải ngân hết 630.000 tỉ đồng sẽ góp vào tăng trưởng GDP thêm 0,4%
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra rủi ro lớn nhất vẫn là dịch COVID-19 với diễn biến khó lường, đặc biệt các đối tác quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề. Thứ hai là căng thẳng thương mại và công nghệ leo thang giữa nhiều nước và thứ ba là địa chính trị phức tạp, thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế.

    “Tôi xin lưu ý thách thức đối với chúng ta là bùng phát dịch trở lại, đe dọa phục hồi kinh tế”, Thủ tướng nói. Lạm phát được kiểm soát, đang giảm dần nhưng còn nhiều thách thức.

    [​IMG]
    Thủ tướng cho biết, nếu giải ngân hết 630.000 tỉ đồng sẽ góp vào tăng trưởng GDP thêm 0,4%. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị).

    Sản xuất công nghiệp tiếp tục có những khó khăn cần tháo gỡ, nhất là với ngành khai khoáng, khí đốt, khai thác dầu thô, công nghiệp chế biến, chế tạo.

    Chi ngân sách tiếp tục tăng, khiến cho thâm hụt ngân sách 2020 dự báo sẽ tăng.

    Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, kể cả bội chi ngân sách thì chính sách tài khóa cần tiếp tục hỗ trợ cho chính sách tiền tệ, hỗ trợ cho người lao động, cho các doanh nghiệp.

    Thủ tướng đề xuất cần kết hợp đồng bộ, hiệu quả các chính sách, nhất là chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích mạnh mẽ tổng cầu, trong đó lưu ý qui mô, phạm vi đủ lớn, phương thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả để tạo ngay động lực tăng trưởng, bảo đảm mục tiêu, định hướng.

    Dù muốn tăng trưởng cao hơn nữa nhưng tình hình thế giới tăng trưởng âm, những đối tác lớn bị ảnh hưởng, cả cung và cầu đều yếu, nên tăng trưởng của Việt Nam chỉ dừng ở mức độ vừa phải. Cùng với đó, cố gắng giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn là điều cần thiết phải làm lúc này để củng cố niềm tin, góp phần ổn định xã hội.

    Việc gia hạn, giãn, hoãn nợ, miễn giảm lãi suất thời gian qua đã bước đầu phát huy tốt, kịp thời, cần tiếp tục làm mạnh hơn nữa vì kinh tế gặp khó khăn khi dịch COVID-19 quay trở lại. Đây là một tuần thử thách nữa cho chính sách tài khóa và tiền tệ.

    Về mở rộng tín dụng, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan chức năng bảo đảm mức tăng cần thiết để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, nhất là những lĩnh vực ưu tiên. Các Bộ, ngành liên quan đều phải xây dựng kịch bản điều hành cụ thể qui III năm 2020 và năm 2021.

    Về đầu tư công, nếu giải ngân hết 630.000 tỉ đồng thì góp phần vào tăng trưởng GDP thêm 0,4%, chưa kể tạo tiền đề thúc đẩy đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm. Do đó, Thủ tướng yêu cầu giải ngân 100% vốn đầu tư công, kể cả vốn ODA với những biện pháp mạnh mẽ.

    Kết luận phiên họp, Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phải có những tổ công tác đặc biệt do các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng để cùng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tập trung giải quyết các vướng mắc, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là từ các công ty đa quốc gia đang dịch chuyển trong khu vực và toàn cầu.
    chablis119 thích bài này.

Chia sẻ trang này