ANV - Sự trở về của nhà vua Phần 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi punxa85, 22/05/2018.

3312 người đang online, trong đó có 1324 thành viên. 12:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 353817 lượt đọc và 3759 bài trả lời
  1. punxa85

    punxa85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Đã được thích:
    351
    giá cá tra đang rục rịch tăng nên nó sắp kéo nguyên dòng theo luôn chứ ko riêng VHC đâu bác :))
    hoahuongduong1993 thích bài này.
  2. hoahuongduong1993

    hoahuongduong1993 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Đã được thích:
    224
    anv bằng nửa giá vhc là ngon bác nhỉ
    --- Gộp bài viết, 18/02/2019, Bài cũ: 18/02/2019 ---
    em sẽ tăng nhưng ko phải hôm nay:)
  3. idreamadream

    idreamadream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Đã được thích:
    163
    Cổ phiếu tăng trưởng giá trị, ANV là Ăn Nhiều Vậy đó =))
  4. Lucasta

    Lucasta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2018
    Đã được thích:
    47
    Các bác đã chán chưa/?
  5. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.225
  6. idreamadream

    idreamadream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Đã được thích:
    163
    Chán để bác múc hả :))
  7. dandang_skt

    dandang_skt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2017
    Đã được thích:
    478
    Lại bàn về CPTPP, thủy sản đúng là câu trả lời cho " nuôi con gì trồng cây gì" vào lúc này! :D :D
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/doanh-nghiep-thuy-san-tang-toc-don-cptpp-257516.html

    Thứ Hai, 18/2/2019 09:00

    [​IMG]
    Chia sẻ
    Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc đón CPTPP
    [​IMG]
    (ĐTCK) Các doanh nghiệp thủy sản đang tăng tốc đầu tư và áp dụng nhiều giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng cùng nguồn gốc xuất xứ của nguồn nguyên liệu để tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
    Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với CPTPP, hàng thủy sản xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam sẽ giành ưu thế hàng đầu tại 10 nước thành viên, bởi 25% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang nằm trong nhóm thị trường khu vực này.

    Canada và Peru sẽ xóa bỏ thuế quan về 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực và một số nước khác cắt giảm theo lộ trình chậm nhất là 16 năm. Như vậy, CPTPP và tới đây là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so với nhiều quốc gia cạnh tranh khác mà hiện nay chưa tham gia CPTPP.

    Ðặc biệt, CPTPP sẽ mang lại lợi thế so sánh rất lớn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam so với Thái Lan, quốc gia đang cạnh tranh ngang ngửa với Việt Nam trong lĩnh vực này.

    Ví dụ, với mặt hàng cá ngừ, nghiên cứu mới đây của Vietnam Report chỉ ra rằng, tham gia CPTPP sẽ mang lại lợi thế tuyệt đối cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này về thuế quan so với doanh nghiệp của Thái Lan và Trung Quốc tại thị trường CPTPP và EU, bởi hai đối thủ lớn nhất của Việt Nam với thị phần xuất khẩu lớn nhất này đều chưa ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU cũng như chưa tham gia CPTPP.

    Tương tự, đối với sản phẩm tôm, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu tôm, với thị phần 14%, chỉ sau Ấn Ðộ. Với CPTPP và EVFTA, Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế tôm nguyên liệu và cả thuế xuất tôm chế biến vào thị trường khối CPTPP và các nước EU. Trong khi đó, Ấn Ðộ không phải là thành viên CPTPP. Do đó, CPTPP sẽ tạo cơ hội lớn để sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam vươn lên cạnh tranh với vị trí xuất khẩu hàng đầu của Ấn Ðộ.

    Ngoài ra, việc được giảm thuế sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, tôm xuất khẩu của Việt Nam vào EU có mức thuế trung bình từ 6 - 20%, cá ngừ có thuế từ 11 - 20%. Trong khi đó, với CPTPP, các nước thành viên áp dụng mức thuế suất thấp hơn, chỉ từ 2 - 10%. Thị trường EU sẽ giảm thuế suất tương tự khi EVFTA có hiệu lực, từ đó giúp sản phẩm thủy sản của Việt Nam hạ giá thành đáng kể, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu.

    Chia sẻ về mục tiêu xuất khẩu toàn ngành năm 2019, bà Tô Thị Trường Lan, đại diện VASEP cho biết, ngành thủy sản phấn đấu đạt 10 tỷ USD trong năm 2019, tăng 11% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt trên 4 tỷ USD, cá tra 2,3 tỷ USD, hải sản khoảng 3,3 tỷ USD.

    Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC) chia sẻ, năm 2019, MPC đặt kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu khoảng 15%, sản lượng đạt 77.400 tấn, kim ngạch 850 triệu USD, tăng đáng kể so với sản lượng xuất khẩu 67.640 tấn, kim ngạch 751 triệu USD năm 2018. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay là hơn 2.300 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức hơn 1.200 tỷ đồng năm 2018. Công ty dự kiến sẽ thực hiện mua bán - sáp nhập (M&A) nhà máy để tăng công suất, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

    “MPC đang đẩy nhanh việc rà soát lần cuối cùng, đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược để chốt việc bán cổ phần nhằm thu hút thêm nguồn vốn bổ sung cho việc đầu tư mở rộng sản xuất. Khi có nhà đầu tư chiến lược tham gia, MPC sẽ M&A nhà máy để tăng công suất”, ông Quang nói.

    Theo đại diện MPC, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Công ty, tiếp đó là thị trường Nhật Bản và châu Âu. Tuy nhiên, Nhật Bản, Canada đã có hiệp định song phương, thuế bằng 0%. CPTPP có hiệu lực sẽ giúp giảm thuế sang thị trường Úc và các thị trường nội khối còn lại tiếp tục mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho doanh nghiệp. Ngoài ra, MPC kỳ vọng nhiều vào việc hoàn tất ký kết EVFTA trong năm nay, góp phần giảm mạnh thuế xuất khẩu vào thị trường châu Âu, giúp tăng giá trị và biên lợi nhuận xuất khẩu.

    Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HÐQT Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Ðà Nẵng) cho rằng, lợi ích tổng thể lớn nhất mà Việt Nam có được khi tham gia CPTPP là nền kinh tế và hệ thống thể chế Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn, hoàn thiện hơn để trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ.

    Nhờ đó, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng, xuất khẩu các mặt hàng nói chung sẽ cơ bản thoát được những cản trở thương mại mà nhiều nước áp đặt do chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Ông Lĩnh cho hay, Công ty đang có kế hoạch mở rộng đầu tư nhà máy chế biến và đặt mục tiêu mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay để đón đầu các cơ hội từ thực thi các hiệp định mới.
    bimbipchungkhoanthatnhudem thích bài này.
    bimbipchungkhoan đã loan bài này
  8. Lucasta

    Lucasta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2018
    Đã được thích:
    47
    :drm:drm:drm
  9. punxa85

    punxa85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Đã được thích:
    351
    Thủy sản Việt Nam năm 2019 xây dựng mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD
    Theo Minh Sáng/Nông nghiệp Việt Nam

    Ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm 2019, đồng thời phải xử lý dứt điểm kháng sinh trong thủy sản.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Triển khai kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2019, do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại TP HCM mới đây.

    Kỳ vọng mức tăng trưởng mới

    Để đạt mục tiêu này, ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch VASEP cho rằng ngành thủy sản cần vượt qua một số khó khăn như chủ động nguồn nguyên liệu, kiểm soát đồng bộ quá trình sản xuất nguyên liệu từ chất lượng con giống, ứng phó với các rào cản thương mại như thuế chống bán phá giá cá da trơn, thẻ vàng IUU của châu Âu.

    Theo ông Ích, cần phải tăng sức cạnh tranh, giảm giá thành tôm nguyên liệu, giảm giá các yếu tố đầu vào, giải quyết vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và 4 loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi, tăng xuất khẩu tôm vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Úc, ứng phó, xử lý về lây nhiễm hóa chất, kháng sinh, tạp chất, tận dụng hiệp định thương mại tự do Việt Nam và châu Âu, củng cố, mở rộng các loại hình chứng nhận quốc tế, tạo niểm tin cho người tiêu dùng ở các thị trường...

    [​IMG]

    Ngành thủy sản xây dựng mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao trong 2019. Nguồn: NNVN

    VASEP cũng thông tin, năm 2018 chứng kiến nhiều thăng trầm của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong khi kim ngạch xuất khẩu cá tra lại tăng trưởng vượt bậc, đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng tới 26%, còn xuất khẩu tôm không được như mong đợi chỉ đạt 3,6 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2017. Đây cũng là năm mà ngành khai thác, chế biến hải sản gặp nhiều trở ngại trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu do hậu quả bị thẻ vàng IUU từ châu Âu. Tuy nhiên, năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội để lấy lại đà tăng trưởng.

    Cụ thể, cá tra đang từng bước khẳng định được vị thế ở nhiều thị trường lớn, có thể duy trì kim ngạch xuất khẩu ấn tượng từ năm 2018. Thị trường Mỹ vẫn là thị trường lớn nhập khẩu của thủy sản Việt Nam, với doanh số xuất khẩu đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 15%. Mặt hàng tôm xuất khẩu cũng được hy vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ do mức thuế chống bán phá giá tôm của Hoa Kỳ trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) thấp hơn POR11.

    Bên cạnh đó, từ đầu năm 2019, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Do vậy, gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thủy sản vào các nước thành viên CPTPP sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu. Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng đang được các thành viên tích cực thúc đẩy để sớm đi vào thực thi.

    Để mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2019, Vasep đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng mặt hàng. Trong đó, ngành tôm phải có mức tăng trưởng đột phá xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD; ngành cá tra với lợi thế đang có sẽ đạt mức xuất khẩu 2,3 tỷ USD; đồng thời với những nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU, ngành hải sản Việt Nam có thể đạt cột mốc xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong năm 2019.

    Xây dựng chiến lược hợp lý

    Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP lạc quan cho rằng, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tận dụng được các ưu đãi thuế quan để tiếp tục tăng trưởng đưa kim ngạch xuất khẩu có thể hoàn thành mục tiêu 10 tỷ USD.

    Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức về nguồn nguyên liệu, sức cạnh tranh và rào cản thị trường…Theo ông Hòe, trước mắt phải giải quyết dứt điểm vấn đề chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản; đồng thời phải xây dựng chiến lược phát triển nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy xuất khẩu.

    [​IMG]

    Chủ động nguồn nguyên liệu được xem là thế mạnh rất lớn cho các DN thủy sản VN. Nguồn: NNVN

    Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt của VASEP Trương Thị Lệ Khanh cũng nhận định, có thể nói năm 2018 xuất khẩu thủy sản đã có sự thành công không ngờ, nhiều mặt hàng cung luôn trong tình trạng không đủ cầu. Ngay từ tháng 6 trở đi xuất khẩu liên tục tăng, giá bán cũng tăng. Theo bà Khanh, năm nay các doanh nghiệp chịu nhiều thách thức thiếu nguyên liệu, thiếu cá giống (đặc biệt vào trái vụ), trong khi nhu cầu xuất khẩu đang tăng mạnh. Tình trạng thiếu con giống sẽ còn kéo dài đến tháng 3, tháng 4 tới. Do vậy, để giải quyết vấn đề này, ngành phải có giải pháp cho sinh sản trái vụ. Đồng thời, nói không với kháng sinh để có cơ hội đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài với giá cao.

    Thực tế, việc chủ động nguồn nguyên liệu được xem là thế mạnh rất lớn cho các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên việc duy trì nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thật sự tốt do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, dịch bệnh chưa được kiểm soát tốt dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu.

    Theo đánh giá của VASEP, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa đủ khả năng kiểm soát đồng bộ quá trình sản xuất nguyên liệu. Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đã ảnh hưởng đến giá thành. Cần tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và các loại bệnh phổ biến trong tôm hiện nay nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm Việt Nam và tăng cường xuất khẩu tôm vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Australia...
    Mục tiêu 10 tỷ USD mà ngành thủy sản đề ra là một mục tiêu rất cao, nhưng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện.

    Cụ thể, mặt hàng tôm có tín hiệu tích cực, cá tra đang được thị trường đón nhận, và ngành khai thác hải sản đang từng bước đi theo định hướng phát triển bền vững.

    Để hoàn thành mục tiêu trên, cần sự đồng bộ của cả chuỗi giá trị, từ khâu khai thác và sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tổ chức thị trường. Trong đó, khai thác, sản xuất nguyên liệu phải đảm bảo quy trình sạch, tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng đầu vào. Khâu chế biến phải đổi mới quy trình công nghệ, quản trị nhằm giảm giá thành và nối dài chuỗi giá trị. Đối với tổ chức thị trường, ngoài duy trì các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp và hiệp hội cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới nhiều tiềm năng.

    Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường
    --- Gộp bài viết, 18/02/2019, Bài cũ: 18/02/2019 ---
    quá nhiều thông tin support cho sự phát triển dài hạn của ngành
    bimbipchungkhoanthatnhudem thích bài này.
  10. Daita88

    Daita88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/08/2018
    Đã được thích:
    1.172
    ae vững tay chèo chiều nay break 28.6 thi dinh cu k la cái đinh gi đâu nhé :drm
    punxa85 thích bài này.

Chia sẻ trang này