Áp thuế GTGT 0% cho phân bón tác động lợi nhuận trên từng mã cổ phiếu!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ctam187, 17/08/2017.

2397 người đang online, trong đó có 958 thành viên. 22:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4350 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.694
    (NDH) Nhiều doanh nghiệp phân bón đang "mừng thầm" nếu như nội dung chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT 0% được thông qua trong thời gian tới.

    Ngày 16/08/2017, Bộ Tài Chính đã đưa ra báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân và thuế Tài nguyên. Theo đó, Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo hai phương án. Phương án 1 tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019, phương án 2 là tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021.

    Trong báo cáo, nổi bật nhất phải kể đến là nội dung chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT 0%.

    Trước đó vào ngày 04/12/2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Công văn số 17709/BTC-TCT, có hiệu lực từ 01/01/2015, trong đó, thay đổi quan trọng nhất là chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế GTGT 5% sang danh mục không chịu thuế.

    Thuế GTGT 0% và không đánh thuế GTGT đều giúp doanh nghiệp có chi phí thuế đầu ra bằng 0, tuy nhiên nếu như thuộc khung thuế suất 0%, doanh nghiệp vẫn là đối tượng chịu thuế nên phải kê khai thuế GTGT đầu ra và được hoàn thuế GTGT đầu vào, thì khi chuyển sang thuộc đối tượng không chịu thuế, doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế GTGT đầu vào mà phải hạch toán vào chi phí sản xuất.

    Theo phân tích của VCBS, quy định này chỉ có lợi đối với phân bón nhập khẩu hoặc những đơn vị sản xuất NPK chuyên dùng nguyên liệu là các loại phân đơn nhập khẩu do không chịu thuế GTGT.

    Ngược lại, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đều có tỷ trọng chi phí đầu vào chịu thuế GTGT 10% chiếm hơn 50% giá vốn lại bị ảnh hưởng nặng bởi quy định này, do phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí sản xuất; do đó dẫn đến chi phí sản xuất phân bón đội lên cao.

    Như vậy, nếu chính sách này được thông qua, phần lớn các doanh nghiệp phân bón trong nước sẽ được hưởng lợi vì tiết giảm được chi phí sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa giảm giá bán để tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu (hiện tại, giá phân Ure Trung Quốc đang rẻ hơn phân bón nội địa khoảng 5-7%).

    Phân tích tác động lên doanh nghiệp của VCBS nếu nội dung này được áp dụng trong năm 2016.

    [​IMG]

    Trong đó, LAS sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất, kế đến là nhóm sản xuất phân lân nung chảy như NAF, SFG với nguyên liệu sản xuất chính là Apatit.

    Nhóm Ure gồm DCM và DPM với nguyên liệu chính là khí tự nhiên cũng được hưởng lợi nhiều từ chính sách này, tuy nhiên, nhóm sản xuất phân NPK như BFC không được hưởng lợi nhiều do các nguyên liệu phân đơn đầu vào như Nito, Kali, phân lân đều là thành phẩm và không chịu thuế GTGT đầu vào.

    Như vậy theo bảng dự tính trên thì LAS có lợi nhất, tuy nhiên xét về tông thể LAS có 112 tr cp lưu hành trên 245 tỉ lợi nhuận thì EPS khoảng: 2196 đ/cp. Xêp thứ 2 là VAF và thứ 3 là SFG có 47 tr cp lưu hành tức EPS = 2.450 đ/cp. Tuy nhiên đây chỉ là tính toán theo dự định của VCBS, nhưng thực tế theo dữ liệu cty SFG thì việc hoàn thuế VAT tính trên khoảng 3% Doanh thu (2347 tỷ x 3% = 70 tỷ đồng) đây mới là con số tương đối chính xác nếu hoàn thuế VAT cho phân bón. Giá SFG đang thấp nhất cổ tức cao nhất!

    http://ndh.vn/ap-thue-gtgt-0-cho-ph...-khong-huong-loi-20170817103746884p4c147.news
    nguyenmanh0202 thích bài này.
  2. nguyenmanh0202

    nguyenmanh0202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2016
    Đã được thích:
    1.273
    Bài viết hay.tks bác chủ
    --- Gộp bài viết, 17/08/2017, Bài cũ: 17/08/2017 ---
    Las cô đặc nên phi sẽ nhanh hơn.vùng giá này mua và hold dài hạn quá oki
  3. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.694
    Ai đang nắm giữ cổ phiếu ngành phân, hãy theo cho đến cuối con đường sẽ gặt hái rất rất nhiều quả ngọt!
    nguyenmanh0202 thích bài này.
  4. Riseall

    Riseall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Đã được thích:
    940
    Bài phân tích này của bản quyền của Công ty chứng khoán Vietcombank các bạn nhé.
  5. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.694
    Như vậy so với các mã phân bón trên thì SFG có dư địa tăng nhiều nhất, vì SFG chưa tăng trong nhiều năm qua. Hiện tại SFG đang giao dịch dưới giá trị thực, phù hợp cho ngắn hạn và dài hạn, đều rất tốt.
  6. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.285
    DCM và DPM thì sao?
  7. Choichuan

    Choichuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    4.309
    Sai, sang chiu thue 6%
    Butchep01 thích bài này.
  8. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.548
    lâu lâu mới thấy pác choichuan, dạo này đánh hàng gì thế pác ?
    Choichuan thích bài này.
  9. hoanhai

    hoanhai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    564
    Tin này lâu lắm rồi mà nhỉ???
  10. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.694
    Giá URE đang tìm đáy mới thì mua 2 con này với hy vọng gì, giá NPK đang tăng 500 đ/kg.

Chia sẻ trang này