ASP ko thể tin nổi,,CT tiền 1000,hơn 17% năm, kín room.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi masiu, 04/07/2015.

1534 người đang online, trong đó có 613 thành viên. 08:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 52616 lượt đọc và 1318 bài trả lời
  1. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Chứng khoán: Áp lực chốt lời gần mức kháng cự
    Phòng Phân tích, Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng
    Thứ Ba, 28/7/2015, 18:52 (GMT+7)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    (TBKTSG Online) - Thị trường mở cửa phiên hôm nay trong sắc xanh và tỏ ra khá hứng khởi trong buổi sáng, mức giá cao nhất trong khoảng thời gian này đã tiếp cận rất sát khu vực 640 điểm. Mọi chuyện trở nên khó khăn hơn sau đó, khi lực chốt lời mạnh lên và dần đẩy hai chỉ số quay lạ sắc đỏ và đóng cửa tại vùng thấp nhất trong ngày.

    VN-Index dừng phiên tại 631,47 điểm (-0,63%) trong khi HNX-Index giảm mạnh hơn, về mức 85,58 điểm (-1,06%).

    Thanh khoản dù vậy đã tăng lên đáng kể trong hôm nay, đủ để quay lại ngang bằng mức thanh khoản trung bình 50 ngày và giảm bớt rủi ro dòng tiền bị thu hẹp. Cụ thể HSX có đến 149 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị 3.092 tỉ đồng (+28%) trong khi HNX cũng có 48 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng ghi nhận giá trị 609 tỉ đồng.

    Trong một phiên điều chỉnh nhẹ, điểm sáng hôm nay thuộc về KDC với mức tăng trần sau thông tin chia cổ tức tiền mặt 200% của công ty này. Theo quan sát của chúng tôi, dù lực mua là rất dồi dào, bên bán cũng tỏ ra khá “sẵn lòng” chốt lời ở mức giá trần và KDC hôm nay cũng đã bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị lớn nhất, hơn 104 tỉ đồng.

    Thủy sản tiếp tục có một phiên hoạt động tích cực với sự đi lên của hầu hết các cổ phiếu trong ngành, điển hình như HVG (+2,4%), FMC (+5,9%), IDI (+6,9%)… Nhóm sắt thép sau khá nhiều phiên tăng tốt đã điều chỉnh trở lại trong hôm nay với kết quả giảm của HPG (-3,7%), HSG (-3,6%), NKG (-2,0%),…

    Khối ngoại tạo ra điểm trừ cho hôm nay khi vẫn bán ròng. Tính riêng khớp lệnh tại HSX, khối ngoại bán ròng 1,3 triệu cổ phiếu với giá trị 88,5 tỉ đồng. Dù vậy lực bán mạnh nhất chỉ tập trung cá biệt tại KDC (-104 tỉ đồng) và VIC (-37,5 tỉ đồng). Chúng tôi mong nhìn thấy sự cải thiện sớm trong việc giao dịch của khối ngoại các phiên tới.

    Xu hướng chủ đạo của thị trường đang là tăng. Thử thách gần nhất dành cho VN-Index sẽ là khu vực 640 điểm. Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị nắm giữ tỉ trọng cổ phiếu ở mức cao trong thời điểm hiện nay.
  2. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    ragon Capital: TTCK Việt Nam đang rất hấp dẫn để đầu tư
    Nguồn tin: Vinanet | 29/07/2015 8:14:38 SA
    [​IMG]In tin |
    [​IMG]Lưu vào sổ tay |
    [​IMG]RSS |
    [​IMG]Chia sẻ Facebook

    [​IMG]
    Theo Dragon Capital, thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất hấp dẫn để đầu tư bởi chỉ số PE chỉ 12,6 so với PE trung bình trong khu vực ở mức 20,9.

    Dragon Capital mới đây đã công bố báo cáo cập nhật nền kinh tế và góc nhìn thị trường chứng khoán Việt Nam quý III/2015.

    Nền kinh tế và các chính sách

    Nền kinh tế trong nước đang hồi phục, thể hiện qua rất nhiều chỉ số như GDP, sản xuất, nhà quản trị mua hàng (PMI), tài sản, niềm tin nhà đầu tư.. tất cả đều có xu thế đi lên. Điều chưa được của Việt Nam trong 4 năm trước là tăng trưởng tín dụng, nay đã quay trở lại với tín hiệu tích cực. Dragon Capital nhìn nhận, nếu mọi chuyện tiếp tục diễn biến tốt như hiện nay, nền kinh tế sẽ tăng trưởng rất bền vững.

    Bên cạnh đó, nếu 2 hiệp định TPP và FTA được ký kết, Dragon Capital cho rằng Việt Nam sẽ có bước chuyển mình lớn và tăng trưởng nhiều năm sau nữa.



    [​IMG]

    [​IMG]


    Kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn hồi phục

    Quan sát dữ liệu lịch sử, Dragon Capital cho biết, từ quý II/2010 đến quý II/2011, Việt Nam nằm trong giai đoạn lạm phát cao và GDP tăng trưởng thấp. Sang quý III/2011, Việt Nam bắt đầu bơm tiền để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng chậm chạp, lợi nhuận thấp, lạm phát đi xuống. Nửa đầu năm 2013, tăng trưởng đã chạm đáy.

    Với quy luật chu kỳ kinh tế, nếu lạm phát tiếp tục xoay quanh vùng đáy và GDP tăng trưởng khoảng 7% trong 1-2 năm tới, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn hồi phục. Khi đó, cổ phiếu sẽ là loại tài sản tốt nhất và lãi suất sẽ chạm đáy.



    [​IMG]


    PE cổ phiếu Việt Nam hấp dẫn thứ 2 khu vực

    Tại thời điểm 30/6, EPS 50 công ty hàng đầu được dự báo tăng trưởng 5% trong năm 2015, chỉ số PE dự phóng đạt 12,5. Điểm trừ trong nhóm công ty lớn là lợi nhuận các công ty dầu khí giảm (GAS giảm 32%, PVD giảm 13% và PVS giảm 20%). Năm 2016, EPS được dự báo tăng trưởng 19,3% khi lợi nhuận ngành ngân hàng được củng cố và lợi nhuận ngành dầu khí hồi phục.

    So sánh chỉ số PE với các doanh nghiệp trong khu vực, PE Việt Nam hấp dẫn thứ 2, ở mức 12,6 (PE thấp nhất là Pakistan). Chỉ số PE trung bình toàn khu vực là 20,9.



    [​IMG]


    Theo Dragon Capital, chứng khoán Việt Nam sẽ còn hấp dẫn hơn nếu sử dụng phương pháp PE nhưng loại bỏ 5 doanh nghiệp lớn nhất. Cách tính này giúp PE trở nên hấp dẫn hơn (ngoại trừ trường hợp của Trung Quốc). Khi đó, PE Việt Nam là 10,8, rẻ nhất khu vực và có triển vọng tăng trưởng 2016 sáng sủa hơn các nước láng giềng.



    [​IMG]


    Dragon Capital giữ vững quan điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất hấp dẫn để đầu tư bởi chỉ số PE chỉ 12,6 so với PE trung bình trong khu vực ở mức 20,9. Thị trường chứng khoán nửa cuối 2015 được quỹ dự báo sẽ rất thú vị, bởi những chính sách mới đưa ra đã giúp củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, thu hút thêm dòng tiền vào thị trường.

    Đánh giá thị trường các năm tới, Dragon Capital cho rằng những tín hiệu tích cực từ việc nới room khối ngoại; hiệp định FTA, TPP sẽ giúp thị trường đi lên trong dài hạn, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thị trường mới nổi.



    Minh Quân - Theo Dragon Capital
    masiu đã loan bài này
  3. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Chứng khoán Mỹ phá đà giảm 5 phiên liên tiếp
    Tweet
    [/paste:font]
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Chứng khoán Mỹ tăng 1% trong phiên thứ Ba nhờ giá dầu hồi phục, CNBC ghi nhận.
    Các chỉ số phá đà giảm 5 ngày liên tiếp. Dow Jones tăng 190 điểm với cổ phiếu Exxon Mobil, Chevron và Caterpillar dẫn đầu nhóm lên điểm.
    Nhóm cổ phiếu năng lượng tăng 3%, kéo S&P 500 tăng 1,2%.
    Đà hồi phục được hỗ trợ một phần từ kỳ vọng tồn kho dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước, rút khỏi đỉnh cao 5 năm đạt được vào tuần trước đó. Theo khảo sát của Reuters, lượng dầu lưu kho trong tuần kết thúc ngày 24/7 được dự đoán giảm 300.000 thùng.
    Hiện giới đầu tư đang để mắt tới kết quả từ cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Hội đồng thị trường mở liên bang kết thúc vào thứ Tư, đặc biệt là tín hiệu về đợt tăng lãi suất đầu tiên trong vòng gần 1 thập kỷ.
    Lãi suất được nới lỏng sẽ là tín hiệu tốt đối với chứng khoán - thứ tài sản rủi ro nhưng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao.
    Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai composite trên sàn Thượng Hải giảm 1,7%, hồi phục một phần so với mức giảm 5% đầu tiên.
    Quan chức nước này tuyên bố đã tiến hành điều tra đợt bán tháo cổ phiếu vào thứ Hai khiến thị trường sụt 8%.
    Trong một thông tin kinh tế, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng Bảy đạt 90,9 điểm, giảm so với 99,8 điểm trong tháng Sáu, chưa bằng kỳ vọng.
    Chỉ số sản xuất PMI Markit xuống đáy 5 tháng tại 55,2 điểm trong tháng Bảy.
    Cổ phiếu Ford tăng điểm sau khi báo cáo quý hoạt động khởi sắc nhất trong 15 năm. Lợi nhuận quý tại khu vực Bắc Mỹ vượt đỉnh mọi thời đại.
    UPS báo lợi nhuận ròng tăng bù đắp cho doanh thu giảm vì USD tăng giá và chi phí nhiên liệu leo dốc.
    Cổ phiếu Pfizer tăng sau khi báo lợi nhuận và doanh thu cùng vượt kỳ vọng, đồng thời nâng triển vọng cả năm.
    Trên bảng điện tử, Dow Jones tăng 1,09% lên 17.630,27 điểm. Nasdaq tăng 0,98% chạm 5.089,21 điểm. S&P 500 tăng 1,24% đạt 2.093,25 điểm.
    [​IMG]
    Nguồn: CNBC
    Trung bình cứ 11 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm trên sàn giao dịch New York, nơi gần 926 triệu cổ phiếu được trao tay. Tổng lượng giao dịch đạt 4,1 tỷ cổ phiếu.
    Giá vàng giao tháng Tám giảm 20 cent xuống 1.096,2USD/oz trên sàn Comex.
    [​IMG]
    Nguồn: Reuters
    THẢO MAI
  4. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Những hãng công nghệ Mỹ có thể mất mát vì chứng khoán Trung Quốc
    Tweet
    [/paste:font]
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.


    Nguyên nhân là một số cổ phiếu blue chip Mỹ đang phải phụ thuộc lớn vào người tiêu dùng Trung Quốc. Theo dữ liệu của FactSet Research, 10 công ty trong chỉ số S&P 500 có ít nhất 30% doanh thu đến từ Trung Quốc trong năm ngoái.

    Gần đây, thị trường cổ phiếu Mỹ có vẻ không hề lo ngại đến những gì đang diễn ra tại Trung Quốc. Nhưng điều đó có thể không kéo dài, đặc biệt với những công ty đang có nguy cơ mất mát lớn từ nền kinh tế bất ổn của Trung Quốc.

    Vậy, những công ty Mỹ nào dễ bị ảnh hưởng nhất bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc? Theo báo CNN, đó là hãng chip di động Skyworks Solutions (SWKS) – với hơn 2/3 doanh thu đến từ Trung Quốc.

    Trong thực tế, nhiều công ty Mỹ cũng đang làm ăn lớn ở Trung Quốc là các hãng chip, nhà cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất smartphone. Gần như một nửa doanh thu của Qualcomm đến từ Trung Quốc.

    Những công ty chip di động nhỏ hơn như Avago (AVGO) và Qorvo (QRVO) cũng có khoảng 50% doanh thu đến từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất bán dẫn Micron (MU), Texas Instruments (TXN) và Altera (ALTR) có hơn 30% doanh thu từ Trung Quốc.

    Hiện nay, mối lo ngại về sự bất ổn thị trường tại Trung Quốc đang tăng lên, có thể là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang sụt giảm nhanh chóng. Nếu như thế, tất cả những công ty này đều có thể bị ảnh hưởng vì doanh thu thiết bị tiêu dùng có thể giảm.

    Apple cũng không nằm ngoài mối lo ngại này. Trung Quốc ngày càng quan trọng hơn với Apple, hãng có hơn 16% doanh thu đến từ Trung Quốc. Apple cũng là khách hàng chip lớn của các công ty Skyworks, Qualcomm, Qorvo và Avago. Cổ phiếu của bốn công ty này đều sụt giảm trong tuần qua, một phần do những lo ngại về nhu cầu giảm tại Trung Quốc sau khi Apple báo cáo dự đoán doanh số iPhone thấp hơn.

    Các công ty công nghệ không phải là những hãng duy nhất bị mất mát lớn tại Trung Quốc. Đại gia thức ăn nhanh Yum! Brands có hơn một nửa doanh thu đến từ Trung Quốc. Các nhà hàng KFC của Yum rất lớn tại Trung Quốc. Nhưng doanh thu gần đây đã chậm lại do scandal an toàn thực phẩm hồi năm ngoái. Một số quỹ đầu tư thậm chí còn muốn tẩy chay Yum ra khỏi các hoạt động ở Trung Quốc.

    Hãng chuyển phát và hậu cần Expeditors International (EXPD) có hơn 1/3 doanh thu từ Trung Quốc. Mead Johnson Nutrition (MJN), hãng sản xuất sữa công thức trẻ em Enfamil, cũng không ngoại lệ.

    Ngoài ra, các đại gia game MGM Resorts (MGM), Las Vegas Sands (LVS) và Wynn (WYNN) đều bị thất thiệt. Họ đều có chi nhánh sở hữu casino ở Macau.

    Intel (INTC, Tech30), Boeing (BA), Starbucks (SBUX), Walmart (WMT), Tiffany (TIF), Kimberly-Clark (KMB), Western Union (WU) và MasterCard (MA), tất cả đều có ít nhất 10% doanh thu hàng năm xuất phát từ Trung Quốc.

    Vì thế, những bất ổn trong thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể sớm là vấn đề đau đầu cho nhiều công ty Mỹ và các nhà đầu tư của họ.

    Theo VnReview
  5. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Phiên giao dịch sáng 29/7: Cổ phiếu midcap giữ nhịp
    Nguồn tin: Đầu Tư Chứng Khoán | 29/07/2015 10:40:00 SA
    [​IMG]In tin |
    [​IMG]Lưu vào sổ tay |
    [​IMG]RSS |
    [​IMG]Chia sẻ Facebook

    [​IMG]
    Trong khi hầu hết các mã dẫn dắt tỏ ra đuối sức, thì đà tăng từ nhóm cổ phiếu midcap đang là động lực giữ nhịp cho thị trường không bị tuột dốc.

    Giống như diễn biến nhiều phiên giao dịch gần đây, sau khi tăng mạnh ở phiên đầu tuần tiến lên chinh phục ngưỡng cản 640 điểm, thị trường lại chịu áp lực chốt lời trên diện rộng, khiến VN-Index suy giảm, trở lại về mốc 630 điểm.

    Trạng thái phân hóa của dòng tiền diễn ra mạnh mẽ hơn. Những mã chưa tăng mạnh, có thông tin hỗ trợ tích cực là điểm đến của dòng tiền, duy trì đà tăng trong hầu hết cả phiên giao dịch là yếu tố giữ nhịp tăng nhẹ cho thị trường.

    Bước vào phiên giao dịch sáng nay, dù đà tăng vẫn được duy trì nhưng giao dịch khá ảm đạm khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng.

    Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 0,53 điểm (+0,08%) lên 632 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,4 triệu đơn vị, trị giá 55,13 tỷ đồng.

    Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, sắc đỏ nhanh chóng chiếm lĩnh trên bảng điện tử. Hầu hết các mã dẫn dắt đều nằm dưới tham chiếu. VIC giảm 300 đồng; GASMSN cùng giảm 500 đồng, trong khi VNMVCB đứng tham chiếu.

    Trong nhóm VN30 chỉ còn 4 mã tăng, trong đó, BVH tăng 2.000 đồng; PVT tăng 100 đồng; tuy nhiên cũng chỉ có tác dụng như má phanh hãm đà rơi của thị trường.

    Trên HNX, độ rộng thị trường khá cân bằng, trong nhóm HNX30 có 10 mã tăng, trong khi 6 mã giảm. Tuy nhiên, không có những trụ đỡ cộng với việc thanh khoản yếu khiến chỉ số sàn này cũng không giữ được đà tăng như đầu phiên.

    Đến 10h, chỉ số HNX-Index giảm 0,1 điểm (-0,12%) xuống 85,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11 triệu đơn vị, trị giá 127,56 tỷ đồng.

    SHB giảm 100 đồng; BVS giảm 200 đồng, trong khi hầu hết các mã có tính thị trường như VND, KLS, SCR, ACB, PVX,SHN đều đứng tham chiếu.

    Theo nhận định từ nhiều CTCK, diễn biến lao dốc mạnh của TTCK Trung Quốc trong các phiên giao dịch gần đây cùng khả năng về việc FED tuyên bố sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 9 trong cuộc họp của FOMC vào ngày 29/7 tới đây là các nguyên nhân khiến giao dịch khối ngoại có phần thận trọng trở lại. Khối này đang đẩy mạnh hoạt động bán trên HOSE đã tác động đến dòng tiền nội.



    T. Huyền
  6. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Hun Sen muốn giảm căng thẳng với Việt Nam, được Trung Quốc khuyến khích"
    HỒNG THỦY

    29/07/15 10:26
    THẢO LUẬN (0)
    (GDVN) - Campuchia đã bị (CNRP?) lôi kéo vào căng thẳng biên giới với Việt Nam, và đã được khuyến khích bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc.

    Campuchia tham vọng điều gì ở Biển Đông?TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ýNhà vua Campuchia không họp các đảng về biên giới với Việt Nam
    [​IMG]
    Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: Facebook Samdech Hun Sen.
    The Cambodia Daily ngày 29/7 đưa tin, trả lời phỏng vấn báo này hôm Chủ Nhật 26/7, lãnh đạo phe đối lập Campuchia Sam Rainsy cho rằng những thay đổi trong lời nói của chính phủ Campuchia dường như là lời cảnh báo cho các nghị sĩ đối lập CNRP ngừng các chuyến đi đến (chống phá) biên giới với Việt Nam.

    "Tôi nghĩ rằng sự thay đổi trong ngôn ngữ có thể phản ánh một số căng thẳng đã đi xa hơn những gì chúng ta thấy, và có thể phản ánh một tình huống khó khăn với những căng thẳng có quá nhiều lực lượng khác tham gia", ông Sam Rainsy nói.

    Lãnh đạo phe đối lập CNCP Sam Rainsy cho rằng: "Chính phủ Campuchia đã bị (CNRP?) lôi kéo vào căng thẳng biên giới với Việt Nam, và đã được khuyến khích bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng bây giờ chính phủ Hun Sen muốn giảm những căng thẳng với Việt Nam"?!

    "Những căng thẳng này đã vượt qua cả CNRP, điều này là lý do tại sao Hun Sen không muốn chúng tôi tới biên giới một lần nữa", Sam Rainsy tuyên bố.

    Yếu tố Trung Quốc trên biên giới Tây Nam

    Nhận định của ông Sam Rainsy cho thấy rõ ràng có bàn tay tác động của Trung Quốc vào vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Mặc dù đường biên giới này đã được xác định bằng Hiệp ước chính thức và hợp pháp, được quốc tế thừa nhận, đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa. Chính bản thân Sam Rainsy cũng muốn được Trung Quốc chống lưng - PV.

    [​IMG]
    Một viên Trung tá quân đội Trung Quốc gắn quân hàm cho học viên sĩ quan quân sự Campuchia trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Reuters.
    Tờ International Business Times ngày 22/7 nhận định, hợp tác quân sự giữa Campuchia và Trung Quốc trong tháng này cho thấy các nhà lãnh đạo ở Phnom Penh hiện nay nhiều khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ Bắc Kinh hơn là Hoa Kỳ.

    Mặc dù mối quan hệ mật thiết giữa Phnom Penh và Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ngoài biên giới với Việt Nam là một mối quan tâm đặc biệt của người Việt, nhưng đồng thời quan hệ Campuchia - Trung Quốc còn là một mối đe dọa đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, International Business Times nhận định.

    "Đây là một khu vực cạnh tranh phức tạp. Trung Quốc muốn dùng Campuchia trong Đông Dương và các nước tiểu vùng sông Mê Kông để tăng cường ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Chheang Vannarith, một giáo sư đại học Leeds ở Anh nói với đài VOA.

    Chính phủ Campuchia vạch trần chiêu bài của CNRP dùng bản đồ chống phá biên giới với Việt Nam

    Trước đó ngày 20/7 The Cambodia Daily cho biết, Chính phủ Campuchia đã lên án gay gắt Chủ tịch đảng đối lập CNRP Sam Rainsy đã không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia với việc chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia bằng một bản đồ mua từ Viện Địa lý quốc gia Pháp với giá 168 USD.

    Bản đồ này do thượng nghị sĩ Hong Sok Hour mua từ tháng trước và giao lại cho Sam Rainsy.

    Chính phủ Campuchia tuyên bố: "Ông Sam Rainsy cho rằng bản đồ ông ta mua ngoài chợ ở Pháp có giá trị nhiều hơn so với bản đồ chính thức mà chính phủ Campuchia chọn để đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam. Phải chăng giá trị chủ quyền của Campuchia và giá trị đảng CNRP trong mắt ngài Sam Rainsy chỉ đáng giá 168 USD?",

    Phe đối lập đã sử dụng "bản đồ mua ngoài chợ" để xem xét liệu chính phủ Campuchia đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam có chính xác hay không!
    masiu đã loan bài này
  7. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Khối ngoại bán mạnh bluechip trong phiên 29/7
    Nguồn tin: Đầu Tư Chứng Khoán | 29/07/2015 3:59:21 CH
    [​IMG]In tin |
    [​IMG]Lưu vào sổ tay |
    [​IMG]RSS |
    [​IMG]Chia sẻ Facebook

    [​IMG]
    Bên cạnh áp lực bán ra của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng duy trì trạng thái bán ròng ở các mã bluechips, khiến cả 2 sàn giảm khá mạnh trong phiên hôm nay.

    Cụ thể, thống kê trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 8.774.320 đơn vị với tổng giá trị tương ứng đạt 248,46 tỷ đồng, giảm 24,35% về lượng và 22,85% về giá trị so với phiên 28/7. Ngược lại, khối này bán ra 8.940.140 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 286,42 tỷ đồng, cùng giảm hơn 29% cả về lượng và giá trị so với phiên 28/7.

    Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 165.820 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 37,96 tỷ đồng, giảm 85,73% về lượng và 55,93% về giá trị so với phiên trước.

    Trong đó, SSI là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 1.239.060 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 34,15 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, VIC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh với khối lượng 696.330 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 30,27 tỷ đồng.

    Tiếp đó, HSG bị bán ròng 488.620 đơn vị, trị giá 21,44 tỷ đồng và HPG bị bán ròng 418.820 đơn vị, trị giá 14,08 tỷ đồng.

    Trong khi đó, cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn trăm tỷ đồng ở phiên trước là KDC chỉ còn bị bán ròng nhẹ với khối lượng 105.170 đơn vị, trị giá 5,19 tỷ đồng.

    Chính sức ép cung ngoại lớn đã tác động không nhỏ tới diễn biến các cổ phiếu này. Cụ thể, đóng cửa, VIC giảm 1,37%;HPG giảm 2,62% và HSG giảm 6,54% xuống sát giá sàn.

    Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 590.200 đơn vị, với tổng giá trị 11,93 tỷ đồng, giảm 48,94% về lượng và 42,59% về giá trị so với phiên 28/7. Ngược lại, bán ra 1.083.316 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 18,59 tỷ đồng, tăng 8,39% về lượng và 19,49% về giá trị so với phiên trước.

    Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 493.116 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 6,66 tỷ đồng, gấp hơn 17 lần về lượng và tăng 188,31% về giá trị so với phiên trước.

    PVS là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 82.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng.

    Trong khi đó, PVI là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất cả về khối lượng và giá trị với 170.000 đơn vị, tương ứng 3,47 tỷ đồng.

    Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng khá mạnh các cổ phiếu PVC (2,87 tỷ đồng); IVS (1,36 tỷ đồng); SHB (1,17 tỷ đồng).

    Tính chung trên 2 sàn trong phiên 29/7, khối ngoại đã bán ròng 658.936 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 44,62 tỷ đồng, giảm 44,55% về lượng và 49,55% về giá trị so với phiên trước đó.



    Thanh Thúy
  8. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Nghịch lý “thích” đổ vốn vào nơi hiệu quả thấp, năng suất âm!
    MẠNH NGUYỄN

    15:09 29/07/2015

    BizLIVE -
    Khi nói về hiệu quả sử dụng vốn, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng: “Có một cái gì đó đang là nghịch lý trong việc đầu tư sử dụng vốn ở Việt Nam".

    Tweet

    [​IMG]
    TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

    Tại Hội thảo “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý II/2015: chuyển biến, cơ hội và chính sách” diễn ra ngày 29/7, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ướng (CIEM) cho rằng, bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn bề ngoài có thể tốt, nhưng nhìn sâu hơn, dài hơn lại thấy có vấn đề.
    Tiềm năng tăng trưởng đang đi xuống
    Mặc dù tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét hơn ở cả đầu tư và chi tiêu dùng, tuy nhiên theo TS. Nguyễn Đình Cung, tiềm năng tăng trưởng chậm được cải thiện và đang có chiều hướng đi xuống.
    Về dài hạn, nền kinh tế muốn phát triển dài hạn dựa vào năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực nhưng theo nhận định của Viện trưởng CIEM, năng suất lao động đang có xu hướng đi xuống, hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều vấn đề tồn tại.
    “Năng suất lao động của Việt Nam trong thập kỷ 1990 - 2000 chủ yếu là tăng năng suất lao động nội ngành. Còn từ năm 2000 trở lại đây, năng suất nội ngành giảm, năng suất tăng chủ yếu do phân bố lại, cơ cấu lại nguồn lực”, ông Cung nói.
    Cụ thể, bản thân người lao động không có gì thay đổi mà chỉ chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp nên năng suất tăng lên. Không phải do kỹ năng tăng lên hay áp dụng khoa học công nghệ.
    “Cần có sự hỗ trợ về nguồn lực, khuyến khích để tăng trưởng”, ông Cung nhấn mạnh.
    TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng CIEM cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng có thể giảm về tiềm năng. Khi mà tốc độ tăng thời gian qua thấp, tích lũy tài sản cũng thấp.
    “Rõ ràng Việt Nam đang có vấn đề về công nghệ, nguồn lực, nếu điều này ko khắc phục được thì tăng trưởng tiềm năng dài hạn có vấn đề.
    Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn đạt được chuyển dịch cơ cấu kinh tế tốt, tuy nhiên có đặc điểm là chuyển dịch cơ cấu chỉ đứng trên số lượng. Nhiều mục tiêu về con số có thể đạt được, song bản chất thì vẫn là năng suất thấp”, bà Anh nhấn mạnh thêm.
    Nghịch lý sử dụng vốn ở Việt Nam
    Khi nói về hiệu quả sử dụng vốn, người đứng đầu CIEM nhận xét: Có một cái gì đó đang là nghịch lý trong việc đầu tư sử dụng vốn ở Việt Nam.
    “Lẽ thường, vốn chảy sang nơi có hiệu quả sử dụng cao hơn, nhưng nước ta lại đang có xu hướng ngược lại. Vấn đề ở đây là chúng ta đang vay thị trường để về phân bổ hành chính”, ông Cung nói.
    Bên cạnh việc “thích” đổ vào những ngành kém hiệu quả, hiệu quả thấp, ông Cung cho biết, vốn ở Việt Nam thường đổ vào những ngành có năng suất lao động thấp, thậm chí âm như ngân hàng, tài chính, bất động sản...
    Một nghịch lý khác, vốn ở những doanh nghiệp có quy mô lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lại càng thấp.
    “Đáng lẽ doanh nghiệp có quy mô lớn thì cái quy mô phải được tận dụng, có nguồn lực để đổi mới công nghệ thì vốn của chúng ta ở những doanh nghiệp này lại có hiệu quả sử dụng thấp”, ông Cung cho biết.
    Ông Cung cũng cho biết, hiện tỷ lệ đầu tư trên GDP phục hồi, ở mức 30 – 31% song hiệu quả đầu tư lại chưa được cải thiện nhiều. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là cần phải cải thiện hiệu quả đầu tư.
    Đặc biệt, trong bối cảnh dòng vốn đăng ký mới của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang giảm, TS. Cung cho rằng đây có thể là cơ hội để khai thác tối đa nguồn lực khổng lồ ở trong nước.
    MẠNH NGUYỄN
  9. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Phiên 29/7: Khối ngoại mua ròng SSI 9 phiên liên tục
    MAI HƯƠNG

    17:26 29/07/2015

    BizLIVE -
    Bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp trên 2 sàn, khối ngoại bán ra gần 38 tỷ đồng trên HOSE và 6,7 tỷ đồng trên HNX. Nhóm sắt thép có phiên chốt lời khá mạnh, khi khối này bán ròng mạnh cả HPG và HSG.

    Tweet

    [​IMG]
    Tiếp tục mua ròng mạnh SSI

    Trên sàn HOSE, khối này bán ròng gần 38 tỷ đồng, tương ứng gần 1,6 triệu đơn vị. Cụ thể, khối này thực hiện bán ra 268 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng giá trị giao dịch trên sàn, nhưng chỉ mua vào 286 tỷ đồng.

    SSI có phiên mua ròng thứ 9 liên tiếp. Theo tính toán của Bizlive, trong chuỗi phiên này, khối này đã mua ròng tổng cộng 322 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, nhà đầu tư ngoại mua vào hơn 34 tỷ đồng, tương ứng 1,2 triệu cổ phiếu, chiếm 19% tổng khối lượng khớp lệnh qua sàn. Tuy nhiên, dưới áp lực chốt lời của khối nội, SSI có phiên giao dịch tiêu cực khi đóng cửa giảm 500 đồng, ở mức 27.500 đồng/cổ phiếu.

    Nhóm ngân hàng, VCB, BID được mua ròng nhẹ với giá trị lần lượt là 4,1 và 3,8 tỷ đồng, nhưng lại bán ra hơn 6,7 tỷ đồng STB.

    [​IMG]
    Chiều bán áp đảo trên các mã vốn hóa lớn, VIC tiếp tục bị chốt lời mạnh với hơn 30 tỷ đồng, tương ứng 696 nghìn đơn vị, chiếm gần 60% tổng khối lượng khớp lệnh qua sàn. Đóng cửa phiên giao dịch, VIC giảm 1,37%, ở mức 43.200 đồng/cổ phiếu
    Đáng chú ý, nhóm sắt thép, có phiên bán ròng khá mạnh của khối này. HPG bị bán ra 14,1 tỷ đồng, tương ứng 418 nghìn đơn vị. HSG dưới áp lực cung từ khối ngoại, giá cổ phiếu giảm đã giảm hơn 6,5% trong phiên hôm nay. Trong đó, khối này thực hiện bán ra 21,4 tỷ đồng, tương ứng 488 nghìn đơn vị, chiếm phân nửa tổng khối lượng khớp lệnh qua sàn.

    Cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất trong phiên hôm qua KDC, tiếp tục bị bán ra 5,2 tỷ đồng, tương ứng 105 nghìn đơn vị.

    Ngoài ra các mã bluechip như MSN, BVH, PVD đều bị ròng trong phiên hôm nay.

    Trên sàn HNX, khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ hơn 6,6 tỷ đồng, giao dịch tiếp tục ảm đạm cả chiều mua và bán, khi chỉ thực hiện mua vào 12 tỷ đồng, nhưng lại bán ra 18,6 tỷ đồng.

    Nhóm dầu khí chứng kiến sự phân hóa mạnh, khi PVS và PGS có phiên mua ròng mạnh nhất. Riêng PVS, khối này thực hiện mua vào gần 2,1 tỷ đồng, tương ứng 82 nghìn đơn vị. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức 12% bằng tiền mặt của PVS.

    Trong khi đó, PVC bị bán ra với gần 2,9 tỷ đồng, tương ứng 124 nghìn đơn vị, chiếm hơn 20% tổng khối lượng khớp lệnh qua sàn.

    [​IMG]
    Chiều bán chiếm ưu thế hơn, khối này chốt lời nhẹ các mã chứng khoán. IVS bị bán ra 1,4 tỷ đồng, tương ứng 81 nghìn đơn vị, VND cũng bị bán ròng gần 50 nghìn đơn vị.
    PVI có phiên bán ròng mạnh nhất trong phiên hôm nay với gần 3,5 tỷ đồng, tương ứng 170 nghìn đơn vị, chiếm 29% tổng khối lượng khớp lệnh qua sàn. Đóng cửa phiên giao dịch, PVI giảm 3,38%, ở mức 20.000 đồng/cổ phiếu.

    MAI HƯƠNG
  10. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Phiên giao dịch sáng 31/7: Cổ phiếu nhỏ tiến bước
    Nguồn tin: Đầu tư chứng khoán | 31/07/2015 10:10:00 SA
    [​IMG]In tin |
    [​IMG]Lưu vào sổ tay |
    [​IMG]RSS |
    [​IMG]Chia sẻ Facebook

    [​IMG]
    Phiên sáng nay tiếp tục duy trì sắc xanh nhẹ khi lượng tiền tiếp tục chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu nhỏ, trong khi áp lực bán ra vẫn duy trì ở nhóm bluechips.

    Trong vài ba phiên trở lại đây, dòng tiền đã bắt đầu chuyển dần sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là trong phiên chiều qua. Nhờ dòng tiền này mà thị trường giữ được sắc xanh nhẹ khi đóng cửa, cho dù áp lực bán ở các mã lớn vẫn còn. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng đã mua ròng trở lại tạo tâm lý tích cực lên thị trường.

    Tuy nhiên, theo FPTS, cần phải thận trọng khi giải ngân vào nhóm cổ phiếu đầu cơ, khi mà nhóm này chưa đủ sức trở thành nhóm dẫn dắt thị trường.

    “Một số tín hiệu tích cực xuất hiện tại nhóm cổ phiếu có yếu tố đầu cơ trong phiên 30/7 tiếp tục cho thấy sự phân hóa đa dạng của dòng tiền trên thị trường. Đây là nhóm chưa thực sự tạo được đột biến lớn và thu hút mạnh mẽ dòng tiền trong đợt sóng tăng mạnh vừa qua. Do đó, sự chọn lựa của dòng tiền vào nhóm cổ phiếu này trong bối cảnh chỉ số đang có rủi ro về xu hướng là tín hiệu cần thận trọng”, FPTS đánh giá.

    Bước vào phiên sáng 31/7, cả 2 chỉ số cùng khởi động trong sắc xanh nhẹ khi lượng cung giá thấp được hạn chế tối đa, hoạt động giao dịch khá cân bằng.

    Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 1,74 điểm (+0,28%) lên 628,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,375 triệu đơn vị, giá trị 114,95 tỷ đồng.

    Thanh khoản sau đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa tăng vọt một phần là nhờ vào giao dịch thỏa thuận của 2,1 triệu cổ phiếu PAN ở mức giá tham chiếu 36.000 đồng/CP, tương ứng giá trị 75,6 tỷ đồng.

    Nhóm bluechips đa phần đang giữ sắc xanh nên đà tăng của VN-Index được duy trì. Các mã trụ như VNM, VCB cùngDPM, KDC, PVT, HSG, FPT, SSI, HCM... đang tăng điểm. GAS, VIC đứng tham chiếu, trong khi MSN, STB, HAG, HPG... giảm nhẹ.

    Dòng tiền vẫn đang hướng đến nhóm cổ phiếu đầu cơ. Trong đó, ASM, KSA đã tăng trần, JVC, VHG tăng gần mức trần, thanh khoản đều đạt hơn 1 triệu đơn vị. CII đang dẫn dầu về thanh khoản với hơn 2,25 triệu đơn vị được khớp và giảm 200 đồng. FLC đang đứng giá tham chiếu, giao dịch khá chậm.

    Trên HNX, diễn biến giằng co khá mạnh khi mà lực đỡ chính trong phiên hôm qua là nhóm dầu khí đang gặp thử thách. Hiện chỉ còn PLC là tăng điểm với mức tăng khá tốt 700 đồng. Cùng với đó là ACB, BVS, KLS, VCG, FIT... Tuy nhiên, thanh khoản trên sàn này thấp khi mà giao dịch èo uột.

    Tại thời điểm 10h5, VN-Index tăng 1,72 điểm (+0,27%) lên 628,29 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 28,56 triệu đơn vị, giá trị 522,6 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,11 điểm (+0,13%) lên 85,91 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 8,7 triệu đơn vị, giá trị 94 tỷ đồng.



    Nguyễn Tùng

Chia sẻ trang này