ASP ko thể tin nổi,,CT tiền 1000,hơn 17% năm, kín room.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi masiu, 04/07/2015.

1642 người đang online, trong đó có 656 thành viên. 22:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 52612 lượt đọc và 1318 bài trả lời
  1. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Hướng đến quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán bằng 100% GDP
    Nguồn tin: TTXVN/Vietnam+ | 31/07/2015 10:46:22 SA
    [​IMG]In tin |
    [​IMG]Lưu vào sổ tay |
    [​IMG]RSS |
    [​IMG]Chia sẻ Facebook

    [​IMG]
    Sau 15 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng quy mô vốn hóa chỉ bằng 32% GDP, nếu tính cả thị trường trái phiếu thì mới đạt 54% GDP.

    Quy mô này được đánh giá là còn nhỏ so với các nước trong khu vực và những thị trường lâu đời trên thế giới. Chính vì vậy, việc đưa quy mô vốn hóa thị trường bằng 100% GDP vào năm 2020 được xem là mục tiêu quan trọng nhất của cơ quản quản lý và vận hành thị trường.

    Xoay quanh câu chuyện về 15 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và những mục tiêu phát triển thị trường trong thời gian tới, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

    - Thưa ông, là một trong những người tham gia vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu tiên, ông cảm nhận thế nào về thị trường sau 15 năm?

    Ông Trần Đắc Sinh: Thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương vào ngày 20/7/2000, và cũng là thời điểm khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - thị trường chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam được khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ một thị trường rất nhỏ bé, gần như không có gì và thiếu hiểu biết, sau 15 năm vận hành, chúng ta đã có một thị trường đáng tự hào. Từ một thị trường bắt đầu với hai cổ phiếu đến bây giờ chúng ta đã có gần 600-700 cổ phiếu niêm yết. Thị trường chứng khoán đã có giá trị vốn hóa gần 1,2 triệu tỷ đồng, tức là gần 60 tỷ USD, chưa kể thị trường trái phiếu.

    Trong 15 năm qua, sự vận hành và hoạt động của thị trường đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Quốc hội và chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính cũng như của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và sự hỗ trợ hết sức tích cực của thường trực Thành ủy Ủy ban Nhân dân thành phố, HOSE đã thay đổi diện mạo kể cả về chất và về lượng, từ hình thức và cả nội dung.

    HOSE hiện nay đã chiếm 88% giá trị vốn hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán cả nước; giá trị giao dịch bình quân hàng ngày khoảng 2.100 tỷ đồng và chiếm trên 70% của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn của cả nước và cũng đều tập trung niêm yết tại HOSE.

    Về các định chế, đến giờ chúng ta có hơn 80 công ty chứng khoán và gần 1,5 triệu tài khoản, gần 20.000 tài khoản nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta đã có gần 40 công ty quản lý quỹ, đó là các định chế đầu tư trung gian. So với các nước ASEAN chưa bằng nhưng đó là những tiền đề để trong thời gian sắp tới, đặc biệt đến năm 2020, chúng ta vươn lên bằng một số nước như Philippines hay Thái Lan.

    Về cơ sở vật chất, Việt Nam đã có một cơ sở vật chất ngang tầm thế giới từ khu làm việc cho đến hệ thống công nghệ, hệ thống phụ trợ cho công nghệ bởi nói đến thị trường chứng khoán là nói về công nghệ, cơ sở vật chất. Hiện nay, được Chính phủ cấp tiền và HOSE cũng đầu tư một phần, gói công nghệ gần 40 triệu USD sẽ được hoàn thành trong năm 2016. Với việc đầu tư này, chúng ta sẽ có hệ thống công nghệ lớn nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á tích hợp cho cả thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh và kể cả đăng ký lưu ký, thanh toán bù trừ. Chúng tôi sẽ xây một trung tâm dự phòng lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

    Trong 15 năm qua, thị trường chứng khoán hoạt động ngày càng minh bạch, hiệu quả, không có những cú sốc lớn trên thị trường phải đóng cửa, ngừng giao dịch như một số nước xung quanh. Việt Nam đang xây dựng một chuẩn mực quản trị công ty tốt nhất, tiếp cận với những thông lệ tốt nhất của thế giới trong việc điều hành thị trường chứng khoán.

    Vấn đề giám sát, theo dõi thị trường để hỗ trợ cho nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vào thị trường chứng khoán phải đảm bảo thông tin chuẩn xác; phải chống lại và hạn chế càng nhiều càng tốt các hành vi thao túng, nội gián. Chúng tôi có một slogan: “Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là niềm tin của nhà đầu tư.”

    Chúng tôi cũng có hợp tác với các Sở, các tổ chức tài chính lớn của 20 thị trường trên thế giới trong đó có bốn thị trường của G7. Đấy là một điều kiện để Sở gửi cán bộ, nhân viên của Sở đi học tập để từ đó điều chỉnh điều hành thị trường theo thông lệ quốc tế. Trong thị trường chứng khoán ASEAN, chúng tôi còn là thành viên sáng lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. HOSE cũng là thành viên chính thức của Hiệp hội các Sở châu Á-châu Đại Dương và là thành viên của WFI.

    - Sau 15 năm vận hành thị trường, đâu là điểm mốc đáng nhớ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thưa ông?

    Ông Trần Đắc Sinh: Trong suốt 15 năm qua, thị trường luôn luôn có những cái mới, biến động. Là người vận hành thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, tôi thấy có những điểm mốc đáng nhớ. Điểm mốc đầu tiên là khai trương thị trường chứng khoán Việt Nam, khi đó có người đặt vấn đề là “tại sao một đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà lại có thị trường chứng khoán." Chúng ta thấy rằng thị trường chứng khoán là kênh để huy động vốn, phát triển nền kinh tế. Đó là một điểm mà chúng tôi rất tâm đắc.

    Dấu mốc nữa với HOSE là ngày 8/8/2007, Chính phủ đã quyết định chuyển mô hình trung tâm giao dịch chứng khoán thành Sở giao dịch chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực của quốc tế.

    Qua 15 năm hoạt động, đội ngũ nhân viên của chúng tôi rất gắn bó và có sự trưởng thành rất lớn. Các tổ chức quốc tế đa phương như WB, IDB, IMF hay các hiệp hội, tổ chức chứng khoán thế giới đều đánh giá rất cao đội ngũ nhân viên của chúng tôi.

    - Trong thời gian tới đây, lãnh đạo HOSE sẽ đưa ra những định hướng phát triển thế nào cho Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thưa ông?

    Ông Trần Đắc Sinh: 15 năm qua, chúng ta cũng đã làm được quá nhiều việc, đã làm việc không biết mệt mỏi để xây dựng thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô. Với việc nền kinh tế của chúng ta đang chuyển theo nền kinh tế thị trường thì thị trường chứng khoán của chúng ta cần phải lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế, huy động vốn cho nền kinh tế. Định hướng sắp tới của chúng tôi là đến năm 2020 phấn đấu thị trường vốn hóa bằng 100% GDP, với điều kiện hiện nay của thị trường, nếu chúng ta làm quyết liệt thì sẽ đạt được mục tiêu đó. Đây là mục tiêu lớn nhất trong hàng loạt các mục tiêu khác.

    - Theo đánh giá của ông, triển vọng tới đây của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ như thế nào thưa ông?

    Ông Trần Đắc Sinh: Chúng ta đang bước vào một giai đoạn hết sức mới, đó là vấn đề hội nhập, mở cửa, vấn đề khẳng định nền kinh tế Việt Nam đi theo kinh tế thị trường. Bởi thế, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, của HOSE nói riêng rất có triển vọng phát triển. Gần đây nhất, chúng ta có Nghị định 60 của Chính phủ để mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một điều kiện, khung pháp lý rất tốt để chúng ta thực hiện sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Gần đây, chúng tôi cùng với đoàn của Bộ trưởng Bộ Tài chính và với một số thành viên Chính phủ xúc tiến đầu tư tại New York, Hoa Kỳ. Rất đông các nhà đầu tư, rất nhiều tỷ phú tham dự diễn đàn xúc tiến đầu tư này và bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

    -Thưa ông, đến thời điểm này chúng ta đã có hai cuộc xúc tiến đầu tư là ở Nhật Bản và gần đây nhất là ở Hoa Kỳ. Cuộc xúc tiến ở Nhật Bản cũng được đánh giá là có những thành công nhất định. Vậy ông kỳ vọng thế nào ở cuộc xúc tiến vừa rồi tại Hoa Kỳ?

    Ông Trần Đắc Sinh: Hiện nay, Chính phủ đã có chương trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa rất quyết liệt, táo bạo. Hành động này cũng phù hợp với tiến trình xúc tiến đầu tư và mở room cho nhà đầu tư nước ngoài. Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài không bao giờ nghĩ rằng chúng ta sẽ có những công ty của Nhà nước bán 100% vốn, cũng như Nhà nước sẽ giao quyền cho hội đồng quản trị của công ty đó quyết định mở room bán cho các doanh nghiệp nước ngoài là bao nhiêu.

    Không chỉ xúc tiến ở Nhật Bản, Hoa Kỳ mà tôi nghĩ rằng chúng ta cần xúc tiến tại một số địa bàn khác để có thể thông tin rõ ràng hơn với các nhà đầu tư nhằm thu hút dòng vốn hay là vốn đầu tư gián tiếp vào giúp các doanh nghiệp thay đổi được vấn đề quản trị công ty, thay đổi về công nghệ và diện mạo cũng như nguồn lực./.

    - Xin cảm ơn ông!/.



    Đức Minh
    masiu đã loan bài này
  2. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    'Made in China' có thể trở thành hàng hiệu?
    Virginie Mangin
    • 15 tháng 7 2015
    Chia sẻ
    [​IMG]
    (Ảnh: Getty Images)
    Người giàu Trung Quốc bấy lâu nay ưa dùng hàng ngoại, đặc biệt là đồ xa xỉ làm tại phương Tây. Nhưng nay có thể sẽ thay đổi.

    Những hàng thượng thặng của Trung Quốc phục vụ nội địa nay bắt đầu nổi lên thành đối thủ thực sự để thỏa mãn giới thượng lưu Trung Quốc. Tuy thị phần còn rất nhỏ nhưng xu thế này sẽ kéo dài.

    Trong khi ta vẫn còn thấy nhiều áo váy của Louis Vuitton hoặc Gucci ở các tủ áo Trung Quốc hơn là áo váy của các hãng Uma Wang hoặc Masha Ma, nhưng hàng nội địa đã tăng gấp ba lần.

    Trước hết, người giàu Trung Quốc chuyển từ hàng hào nhoáng sang hàng đẳng cấp cao.

    Hai là, việc cải thiện chất lượng đã đưa hàng “sản xuất tại Trung Quốc” ngang hàng với đối thủ cạnh tranh thế giới.

    Cuối cùng là tình yêu nước đã trỗi dậy từ việc Chủ tịch Tập Cận Bình phát động “giấc mơ Trung Hoa”.

    “Thương hiệu Trung Quốc đã nổi lên là thương hiệu của riêng họ,” Jean-Baptiste Andriani, Giám Đốc chi nhánh Thượng Hải của IFA, trường thiết kế & thời trang Paris nói.

    Một số nhãn hiệu và xa xỉ phẩm Trung Quốc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và cũng xuất hiện trên gian hàng thế giới, bao gồm hãng The Herborist, Ye Mingzi, Bao Bao Wan và trứng cá nuôi thả.

    Trước đây, người ta ái ngại với mọi thứ làm tại Trung Quốc, nhưng nay thì không còn thế nữa,” Shaun Rein nói, ông là tác giả của cuốn 'Sự Chấm dứt của Hàng Nhái Trung Quốc' và là người thành lập Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc.

    “Nhìn chung đây là thời gian thú vị cho các thương hiệu Trung Quốc. Người ta đang tìm hiểu về lối sống của Trung Quốc như niềm cảm hứng.”

    Thí dụ, nhà thiết kế thời trang cao cấp Guo Pei mười năm trước đây chỉ thể hiện văn hoá Châu Âu thì nay thiết kế áo váy đỏ và mẫu mã váy dân tộc thiểu số Trung Quốc. Bà Pei, người thường may váy cho các VIP trong những sự kiện lớn, nói rằng năm 2008 là năm bản lề. “Đó là khi tôi cảm thấy tự hào mình là người Trung Quốc.”

    Bí quyết sắc đẹp
    [​IMG]
    (Ảnh Mark Ralston/AFP/Getty Images)
    Năm 2013 thị trường mỹ phẩm ở Trung Quốc có giá trị 26,5 tỷ USD, trong lúc năm 2010 mới chỉ 14,5 tỷ USD, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

    Trong khi những hãng quốc tế lớn như Procter & Gamble hoặc L’Oreal vẫn chiếm lĩnh Hoa lục thì thị phần của họ suy giảm hàng năm do các thương hiệu nội địa đang thâm nhập dần.

    “Phụ nữ Trung Quốc không thích các thương hiệu nước ngoài do chỉ thích hợp với người da trắng,” Shaun Rein nói với China Market Research Group.

    Người Trung Quốc không ngần ngại chuyển thương hiệu và sử dụng sản phẩm dưỡng da theo mùa.

    Họ dùng nhiều lớp trang điểm hơn người Châu Âu và dùng loại tốt nhất làm trắng và sáng da. “Hàng mỹ phẩm Trung Quốc được quảng cáo là để dùng cho người châu Á. Tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều sản phẩm ra đời theo định hướng đó,” bà Rein nói.

    Một trong những thương hiệu này là The Herborist, nhãn hiệu đắt tiền của Jahwa (thuốc hãng dược phẩm được niêm yếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải) ra mắt.

    Năm 2007, hãng mở chi nhánh ở nước ngoài với mục tiêu là dùng thảo mộc và thuốc bắc để thu hút người tiêu dùng châu Á và thế giới.

    Sản phẩm kèm theo chỉ dẫn mat-xa và châm cứu, phân tích lợi ích của thảo mộc.

    Cửa hàng của hãng ở Đại Lộ Opera danh tiếng ở Paris và là cửa hàng mỹ phẩm xa xỉ đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài. Sản phẩm bán chạy nhất là kem bôi mặt T’ai Chi, có giá là 61USD.

    Thành công của hãng này khiến cho Jahwa giới thiệu tiếp một sản phẩm Shanghai VIVE (hai chị em) vào 2010. Sản phẩm này nhắm tới những khách hàng không ngần ngại sài hàng đắt tiền. Một lọ 50 ml giá 143 USD.

    “Là một công ty Trung Quốc, chúng tôi hiểu sâu hơn về thuốc cổ truyền Trung Quốc,” Sun Peiwen, Giám Đốc nghiên cứu và phát triển của Jahwa nói vậy với truyền thông trong dịp giới thiệu sản phẩm.

    Các công ty đa quốc gia có thể dùng thuốc cổ truyền Trung Quốc, “nhưng người ta cần phải nắm bắt được gốc rễ đời sống Trung Quốc” mới có thể khai thác hết tiềm năng thị trường, ông nói.

    Thời trang tiến bước nhưng chậm chạp
    [​IMG]
    (Ảnh: Vittorio Zunino Celotto/Getty Images)
    Brand New China (BNC, thương hiệu TQ mới) nằm ở khu Sanlitun ở Bắc Kinh, nơi trình diễn thời trang cao cấp nhất của Trung Quốc.

    Cửa hàng ở ngay sát các hãng thời trang quốc tế như Chanel và Armani phục vụ cho một hạng khách hàng Trung Quốc mới, họ đang chuyển từ dùng hàng có nhãn nổi tiếng sang hàng thuộc thị trường khan hiếm, với tên tuổi thuộc dạng còn hiếm.

    Thay vì dùng các logo hào nhoáng hoặc các bản sao của cái đã có, cửa hàng 200 m2 trưng bày toàn hàng lụa in, áo váy, giày và túi xách có gu đời mới như tranh của Mondrian. Tất cả đều có điểm chung: đó là có phảng phất nét Trung Quốc, trong chất liệu hay trong thiết kế.

    Báo cáo cuối cùng của Bain & Co về hàng xa xỉ cho hay người tiêu dùng sành điệu Trung Quốc ngày càng sẵn sàng đổi một túi xách Louis Vuitton lấy một túi nền nã hơn.

    40% người được hỏi trả lời rằng họ sẵn sàng dùng một thương hiệu mới trong ba năm tới. Điều này là dấu hiệu tốt để nhiều nhà thiết kế Trung Quốc mở cửa hàng ở Thượng Hải hoặc Bắc Kinh.

    Trong khi còn quá sớm để định hình bản sắc thời trang Trung Quốc thì ngày càng có nhiều hãng Trung Quốc ra đời và hợp tác với hãng nước ngoài. Thí dụ Ye Mingzi và Bao Bao Wan đã thiết kế đồ trang sức có cảm hứng Trung Quốc cho Swarovski.

    Một số người cho rằng TQ đã trở thành thị trường tiềm năng và thị trường mà nguời tiêu dùng sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm mới.

    “Chúng tôi không muốn cái gì cũng bắt chước phương Tây. Chúng tôi muốn cho người tiêu dùng có sự lựa chọn,” Raphael le Masne de Chermont nói. Ông là Giám đốc điều hành của hãng Shanghai Tang của Trung Quốc. “Nếu ta nghĩ về công nghiệp hàng xa xỉ trên khắp thế giới, ta thấy mọi sản phẩm bắt nguồn từ kỹ năng sản xuất của từng quốc gia.”

    Trứng cá ba sao đạt tiêu chuẩn
    [​IMG]
    (Ảnh: Giorgio Brandinelli)
    Trong chưa đầy 10 năm, Trung Quốc đã trở thành một trong những nước sản xuất lớn nhất về trứng cá cavia, bù được lượng thiếu hụt do đánh bắt thái quá và đánh bắt trộm ở biển Caspian.

    Loại trứng quý hiếm này, đầu tiên là thu hoạch từ cá tầm nhập khẩu từ Nga và Iran cách đây 20 năm và nuôi ở các hồ khắp đất nước, trứng có chất lượng sánh kịp các nơi sản xuất truyền thống và được chứng nhận “sản xuất tại Trung Quốc” để xuất khẩu năm 2006.

    Hiện nay, trứng cá Trung Quốc nằm trong thực đơn của nhà hàng Michelin ba sao trên khắp thế giới.

    “Năm năm trước, trứng có vị như bùn. Nhưng nông dân đã tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao chất lượng. Trong 2-3 năm qua, chất lượng đã thực sự tốt,” Giorgio Brandinelli nói. Ông là Tổng Giám đốc của Gourmet Fine Foods, nhà cung cấp thức ăn xa xỉ cho các khách sạn và các nhà hàng ở Hoa lục.

    Người Ý bán trứng cá với nhãn Aristocrat. Trứng là bắt nguồn từ các hồ ở Trung Quốc và được trộn với muối nhập khẩu từ Ý.

    Cho đến nay trứng cáTrung Quốc vẫn trước hết là phục vụ thị trường nước ngoài, 70% là để xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm do sự quan tâm của giới người giàu của Trung Quốc tăng lên. “Thị trường đang chuyển dịch theo hướng đó,” Brandelli nói.

    Rượu vang đang hình thành
    [​IMG]
    (Ảnh: Peter Parks/AFP/Getty Images)
    Khi mà một loại rượu vang Trung Quốc đoạt giải thưởng năm 2008 những nhà phê bình rượu vang trên khắp thế giới tới tụ họp ở Trung Quốc để tìm niềm cảm hứng tại đây.

    Các nhà sản xuất rượu nước ngoài như Remy Cointreau, Moët & Chandon hoặc LVMH liên kết với các nhà sản xuất rượu vang Trung Quốc để tìm hiểu nguyên nhân tại sao Trung Quốc lại trở thành một trong những nước uống rượu vang lớn nhất.

    Trung Quốc hiện là nước số 1 thế giới về tiêu thụ vang đỏ và là nước thứ 6 về sản xuất vang, theo Vinexpo, một nhà xuất khẩu rượu vang ở Bordeaux.

    Chưa đầy 10 năm giới trung lưu có học Trung Quốc đã học cách đưa rượu vang của họ lên tầm ngang hàng. Việc uống trộn Coca Cola với rượu vang Bordeaux chỉ còn là chuyện của quá khứ.

    Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc vẫn còn ưa chuộng rượu vang Pháp và Ý thì một số nhà sản xuất rượu vang Trung Quốc đã tạo được chỗ đứng.

    Những thương hiệu như Grace Vineyard đã thu hút được một số người tiêu dung nhất định. Hãng rượu này được thành lập năm 1997 và đổi tên vào năm 2002 khi mà con gái của người sáng lập tiếp quản vị trí điều hành. Kể từ đó, rượu vang này lan tới các nhà hàng ở Trung Quốc và kể cả ở Hong Kong.

    Moet & Chandon năm 2014 cho ra loại rượu nhắm tới người tiêu dùng Trung Quốc với giá 24 USD một chai. Chất lượng của rượu vang Trung Quốc dự đoán sẽ tăng dần với sự trưởng thành dần của thị trường.

    “Chất lượng rượu vang Trung Quốc chắc chắn sẽ khá hơn. Nhưng việc sản xuất sẽ vẫn còn vấn đề về nguyên liệu còn kém và về vệ sinh tại các cơ sở làm rượu,” Edward Ragg nói. Ông là người đồng sáng lập của Dragon Phoenix, một hãng tư vấn rượu ở Bắc Kinh. “Nhưng cũng có những rượu vang cao cấp. Bạn phải tìm thì sẽ thấy.”

    Bài gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital
  3. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Doanh nghiệp Anh tăng tốc rót vốn vào TP.HCM
    Tweet
    [/paste:font]
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Cục Thống kê TP. HCM cho biết, lũy kế từ đầu năm 2015 đến ngày 15/7, TP. HCM đã thu hút được 284 dự án có vốn nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt hơn 2,02 tỷ USD, vốn điều lệ 375,7 triệu USD.

    Trong đó có 220 dự án theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, tổng vốn đầu tư 623,5 triệu USD. Hình thức liên doanh có 64 dự án, vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD.

    Xét theo ngành nghề kinhh doanh: Lĩnh vực công nghiệp có 34 dự án, vốn đầu tư 491,9 triệu USD (chiếm 24,2% tổng vốn cấp mới). Xây dựng có 17 dự án, vốn đầu tư 11 triệu USD; Thương mại 82 dự án, vốn đầu tư 112,5 triệu USD (chiếm 5,5%);

    Vận tải kho bãi 14 dự án, vốn đầu tư 15 triệu USD; Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ 63 dự án, vốn đầu tư 45,8 triệu USD;

    [​IMG]
    Tình hình đầu tư tại TP.HCM của một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Minh họa: Vũ Minh
    Kinh doanh bất động sản 4 dự án, vốn đầu tư hơn 1,31 tỷ USD (chiếm 65%); Thông tin truyền thông 48 dự án, vốn đầu tư 19,8 triệu USD;…

    Xét theo đối tác đầu tư, 7 tháng đầu năm 2015 đã có 34 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn TP. HCM.

    Trong đó, Vương Quốc Anh dẫn đầu về vốn với 5 dự án, vốn đăng ký 1,2 tỷ USD, chiếm 59,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.

    British Virgin Island 7 dự án, vốn đầu tư 306,5 triệu USD (chiếm 15,1%); Hàn Quốc 61 dự án, vốn đầu tư 210,5 triệu USD (chiếm 10,4%);

    Singapore 47 dự án, vốn đầu tư 100,8 triệu USD (chiếm 5%); Ấn Độ 4 dự án, vốn đầu tư 48,3 triệu USD; Brazil 1 dự án, vốn đầu tư 57,4 triệu USD; Hồng Kông 10 dự án, vốn đầu tư 2,1 triệu USD; Trung Quốc 6 dự án, vốn đầu tư 2,6 triệu USD; Đài Loan 14 dự án, vốn đầu tư 6,6 triệu USD;…

    Trong 7 tháng, đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư 88 dự án, số vốn tăng 450,5 triệu USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh đến ngày 15/7 đạt hơn 2,48 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2014 chỉ đạt hơn 1,089 tỷ USD).

    Đáng chú ý, cũng trong thời gian này, đã có tới 19 dự án FDI giải thể, chuyển đi tỉnh thành khác hay đề nghị chấm dứt hoạt động, tổng vốn đầu tư 69,7 triệu USD.
  4. Guardians

    Guardians Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    10.047
    Quẩy đi :)))
  5. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
  6. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Cổ phiếu nào “hút” dòng tiền từ khối ngoại trong tháng 7?
    Tweet
    [/paste:font]
    [​IMG]
    SSI dẫn đầu top mua ròng cả về khối lượng và giá trị mua ròng.

    Kết thúc tháng 7/2015, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì xu hướng mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng tháng thứ 4 liên tiếp.

    Cụ thể, trên sàn TP.HCM trong tháng vừa qua khối ngoại đã thực hiện mua vào xấp xỉ 258 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 7.519 tỷ đồng và bán ra gần 233 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 6.937 tỷ đồng.

    Như vậy, khối này đã mua ròng trong tháng 7 khối lượng gần 25 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị hơn 582 tỷ đồng.

    Cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn trở thành tâm điểm mua bán của khối ngoại trong tháng qua khi dẫn đầu nhóm cổ phiếu được mua ròng tính theo cả khối lượng lẫn giá trị mua ròng.

    Trong tháng 7, khối ngoại đã thực hiện mua ròng ở SSI gần 19,16 triệu đơn vị, ứng với giá trị 510 tỷ đồng. Giá cổ phiếu này đã tăng 9,7% trong tháng vừa qua.

    Quý II/2015, SSI công bố đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 396,5 tỷ đồng và 449,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2014, lợi nhuận trước thuế quý II đã tăng tới 52,8%.

    Tiếp đến có 3 cổ phiếu cùng đạt hơn 5 triệu đơn vị mua ròng trong tháng qua là ITA của Tập đoàn Tân Tạo, EIB của Eximbank và HQC của Địa ốc Hoàng Quân.

    Trong số ba doanh nghiệp trên thì có HQC đã công bố báo cáo tài chính quý II/2015. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 343 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số cùng kỳ 2014 chỉ đạt 4,9 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 63,5 tỷ đồng, trong khi quý II/2014 chỉ đạt 0,03 tỷ đồng.

    Khối ngoại còn mua ròng mạnh ở các mã khác như FLC của Tập đoàn FLC (3,91 triệu đơn vị), MSN (3,91 triệu đơn vị), STB (3,75 triệu đơn vị)…

    Với FLC, quý II/2015 công ty ước đạt 1.553 tỷ đồng doanh thu, 409,5 tỷ đồng lợi nhuận. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, FLC ước đạt 2.204 tỷ đồng doanh thu, hơn 530 tỷ đồng lợi nhuận, ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 215%, tăng 200% lợi nhuận.

    MSN và STB hiện vẫn chưa công bố thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh trong quý II vừa qua.

    Ngoài các cổ phiếu trên, một số cổ phiếu khác cũng được khối ngoại mua ròng như CII, BID, DXG, SAM, PDR…

    [​IMG]
    Ở chiều bán ròng, cổ phiếu HAG của HAGL dẫn đầu với 25,37 triệu cổ phiếu, ứng với giá trị hơn 474 tỷ đồng. Giá cổ phiếu này điều chỉnh giảm 8,5% trong tháng 7.

    Theo thông tin từ HĐQT của HAG, ước lợi nhuận trước thuế quý II/2015 đạt khoảng 560 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, lợi nhuận của công ty đã đạt gần 50% kế hoạch cả năm 2015 là 2.100 tỷ đồng.

    Kế đến, cổ phiếu IJC của Becamex IJC bị bán ròng hơn 7,3 triệu đơn vị, giá trị 82 tỷ đồng. Hiện công ty vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh trong quý II/2015.

    Ngoài ra nhiều cổ phiếu khác có lượng bán ròng đáng kể trong tháng 7 như KDC và VIC cùng có khối lượng hơn 5 triệu đơn vị; CTG và HPG cùng hơn 3 triệu đơn vị…

    Với KDC, doanh thu thuần quý II/2015 tăng 12% so với cùng kỳ 2014, đạt 1.124 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại lên tới 5.122 tỷ đồng. Nguyên do của sự đột biến này chủ yếu bởi khoản 6.583 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính. Lũy kế 6 tháng đầu năm, KDC ghi nhận 6.582 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt kế hoạch là 6.500 tỷ đồng cho cả năm 2015.

    Báo cáo kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2015, HPG cho biết lợi nhuận doanh nghiệp đã hoàn thành 83% kế hoạch đề ra. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận quý II lần lượt đạt 7.740 tỷ đồng và 1.252 tỷ đồng…

    HUYỀN TRÂ
    masiu đã loan bài này
  7. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    Giá vàng lại trượt giảm thê thảm, mất mốc 33 triệu đồng/lượng
    Tweet
    [/paste:font]
    [​IMG]
    Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, giá vàng giao dịch tại Hà Nội đang được mua vào bán ra ở mức 32,78-32,95 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại TP.HCM giao dịch ở mức 32,78-32,93 triệu đồng/lượng.
    Như vậy, so với phiên sáng hôm qua, giá vàng SJC đã giảm tới 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 150 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
    Tập đoàn DOJI lúc 8h45 sáng nay báo giá vàng mua vào-bán ra ở mức 32,85-32,88 triệu đồng/lượng, giảm 170 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 160 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
    Cùng thời điểm, tại Bảo tín Minh Châu, giá vàng SJC được giao dịch ở mức 32,85-32,89 33,03-33,07 triệu đồng/lượng, giảm 180 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều.
    Giá vàng miếng và nhẫn tròn trơn vàng Rồng Thăng Long hiện được mua bán với giá 29,45-30,87 triệu đồng/lượng, giảm 50 nghìn đồng mỗi lượng so với sáng qua.
    [​IMG]
    Biểu đồ: Kitco
    Hiện tại, giá vàng tại châu Á niêm yết theo Kitco đang ở mức 1.081.9 USD/oz. Chênh lệch giá vàng nội địa và thế giới tăng lên 4,32 triệu đồng/lượng, mở rộng thêm 100 nghìn đồng so với phiên đầu tuần.
    Thị trường thế giới hôm qua, giá vàng chịu sức ép từ đồng USD tăng giá trước thềm báo cáo việc làm Mỹ được công bố vào thứ Sáu.
    Theo đó, giá vàng giao tháng 12 giảm 5,7 USD, tương đương 0,5% xuống 1.089,4 USD/oz trên sàn Comex tại Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile.
    LINH LINH
  8. vovanan96

    vovanan96 Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2015
    Đã được thích:
    1
    xe mạ vàng, bọn nhà giàu trung quốc kinh vãi [​IMG]
    masiu thích bài này.
  9. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    ~o)
    làm ra hàng hiệu mới là quan trọng.
  10. masiu

    masiu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    780
    [paste:font size="6"][​IMG]
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    TTO - Ngày 4-8, liên Bộ Công thương - Tài chính sau khi tính toán giá xăng dầu thế giới đã quyết định giá xăng RON 92 giảm 816 đồng/lít.

    Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Công thương có công văn gửi các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu yêu cầu điều chỉnh giá.

    [​IMG]
    Giá xăng RON 92 giảm 816 đồng/lít theo quyết định mới đây của liên Bộ Công thương - Tài chính - Ảnh: Hữu Khoa (ảnh tư liệu)
    - Xăng E5: giảm giá 816 đồng/lít;

    - Dầu diesel 0.05S: giảm giá 819 đồng/lít;

    - Dầu hỏa: giảm giá 638 đồng/lít;

    - Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm giá 562 đồng/kg.

    Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu trên thị trường, theo Bộ Công thương, không cao hơn giá sau:

    - Xăng RON 92: không cao hơn 19.304 đồng/lít;

    - Xăng E5: không cao hơn 18.809 đồng/lít;

    - Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 13.862 đồng/lít;

    - Dầu hỏa: không cao hơn 13.112 đồng/lít;

    - Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.872 đồng/kg.

    Thời gian thực hiện giá xăng dầu mới không muộn hơn 15g ngày 4-8-2015.

    Trong đợt điều chỉnh này, liên bộ thống nhất giữ nguyên mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

    Sở dĩ có mức giảm giá trên, Bộ Công thương cho biết, nhờ giá xăng dầu thế giới giảm.

    Cụ thể, tính bình quân giá xăng dầu thành phẩm thế giới trong 15 ngày kể từ ngày 20-7 đến hết ngày 3-8-2015 là 69,891 USD/thùng xăng RON 92; 61,465 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 62,833 USD/thùng dầu hỏa; 294,203 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.
    masiu đã loan bài này

Chia sẻ trang này