Bài học chứng trường!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anf9, 18/03/2016.

4145 người đang online, trong đó có 309 thành viên. 13:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7487 lượt đọc và 53 bài trả lời
  1. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    [​IMG]
  2. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Hãy nhớ: Khi bạn thua lỗ, thiên hạ sẽ khiến bạn lỗ nhiều hơn
    Khi lãi, tiền, vinh quang là của bạn. Còn khi bạn lỗ, bạn sẽ không ngừng dằn vặt bản thân và đừng quên, thiên hạ khiến bạn càng cảm thấy lựa chọn rót tiền vào thị trường chứng khoán là sai lầm lớn. Hoảng loạn sẽ đẩy bạn vào chuỗi những sai lầm liên tiếp.
    Trong đầu tư chứng khoán, ngoài những kiến thức về tài chính, phân tích kỹ thuật thì yếu tố tâm lý cũng tác động một phần rất lớn đến các quyết định của nhà đầu tư. Đôi khi những yếu tố tâm lý này không chỉ xảy ra từ chính bản thân của nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào thị trường, mà nó còn bị tác động mạnh mẽ bởi những người xung quanh, những người gần gũi, những người mà nhà đầu tư tiếp xúc hàng ngày. Một câu chuyện nhỏ dưới đây, qua hình ảnh của một nhà đầu tư chưa thành công trên TTCK cho thấy, họ bị tác động tâm lý nặng nề thế nào từ những người xung quanh anh ta.

    Khi thị trường chứng khoán sản sinh ra những nhà tỷ phú, những người giàu lên từ việc đầu tư và tham gia vào thị trường, thì những nhà đầu tư mới với số vốn tiết kiệm nhàn rỗi, họ cũng bắt đầu muốn tham gia con đường làm giàu.

    Việc tham gia đầu tư với khởi đầu đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần mở một tài khoản chứng khoán, bỏ tiền vào, và mua cổ phiếu ở giá thấp rồi chờ đợi để bán ở giá cao sẽ thu được lợi nhuận từ thị trường ?

    Nhưng thực tế không phải đơn giản như anh ta nghĩ, anh ta khởi đầu không được thuận lợi và bắt đầu bị thua lỗ. Việc đầu tiên anh ta bắt đầu tự dằn vặt mình bởi những quyết định đầu tư vội vàng, và không suy nghĩ trong khi anh ta có thể làm được điều đó tốt hơn ?

    Trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm, với nhiều phương pháp khác nhau, nhưng vẫn chưa tìm ra được giải pháp phù hợp cho mình, các khoản đầu tư vẫn phập phù lúc lời lúc lỗ, nhưng chung quy lại là tài khoản vẫn giảm. Anh ta bắt đầu tư dằn vặt mình nhiều hơn, anh ta hy vọng một ngày nào đó có thể hoà vốn và thoát khỏi thị trường, anh ta hối tiếc vì hành động rút tiền tiết kiệm ra để đầu tư chứng khoán, nếu như bây giờ anh ta vẫn còn giữ tiền tiết kiệm, thì số tiền đã không bị mất đi, và có thể sinh lời được đôi chút…

    Mỗi sáng anh ta rời căn hộ chật hẹp để đến sàn chứng khoán và bắt đầu với những công việc đầu tư hàng ngày. Tối mịt mới về, những người quen sẽ hỏi thăm về ngày làm việc của anh ta, và chỉ hỏi theo cách xã giao thuần túy. Trên sàn chứng khoán, mọi người cư xử khéo léo hơn. Dĩ nhiên, ngày hôm đó của anh ta không suôn sẻ gì; anh ta không kiếm được những khoản lợi nhuận từ thị trường giá xuống. Anh ta không được như anh thợ sửa đồng hồ, vẫn kiếm được những khoản đều đặn hàng ngày từ những công việc hàng ngày

    Trong khi đó, em vợ của anh ta đang là nhân viên bán hàng cho một công ty nổi tiếng và liên tục nhận được những khoản hoa hồng lớn - không chỉ lớn mà còn ổn định. Anh ta sẽ nghe người ta nói "Nó đang ăn nên làm ra đấy", đặc biệt từ cha vợ của anh ấy, và sau đó là sự im lặng trầm ngâm trong một phần triệu giây, nhưng đủ để nhận ra rằng ông vừa thực hiện một phép so sánh. Dù không cố ý nhưng chuyện đã rồi.

    Những ngày nghỉ có thể trở nên tồi tệ. Anh ta chạm mặt đứa em vợ trong các buổi họp mặt gia đình và, lúc nào cũng vậy, nhận ra những dấu hiệu thất vọng không thể lẫn vào đâu được từ phía vợ mình, mà nói một cách ngắn gọn, cô ấy đang lo sợ không biết có cưới nhầm một gã vô tích sự không. Tuy nhiên, cô ấy vẫn phải đấu tranh với cơn bốc đồng của mình. Cô em dâu thì không thôi nói về những thứ cần mua sắm hay loại giấy dán tường mới. Suốt đoạn đường về nhà, vợ anh ta hơi im lặng so với thường ngày. Sự hờn dỗi của cô ấy sẽ trầm trọng hơn đôi chút nếu bạn đang chạy một chiếc xe đã cũ và rất lỗi thời vì không thể đủ tiền mua một cái tốt hơn.

    Anh ta nên làm gì bây giờ ?

    Chuyển đến một nơi khác sống và ít phải họp mặt gia đình, hoặc thay đổi đứa em vợ bằng cách cưới một cô nào khác có em trai ít "thành công" hơn ?

    Công việc đầu tư chứng khoán của anh ta chưa mang lại kết quả tức thì hay ổn định; trong khi đó, những người xung quanh mình lại đang thực hiện những dự án có thể cho ra kết quả ngay.

    Những kết quả phập phù tích cực - mà theo đó, chúng ta hoặc sẽ chiến thắng vẻ vang, hoặc sẽ chẳng có gì.

    Nhiều nhà đầu tư gắng sức làm việc với cảm giác rằng mình đang làm một điều gì đó đúng đắn nhưng lại không thể trưng ra được kết quả bền vững về lâu dài. Họ trông như những tên ngốc trong mắt những người anh em của mình, trong mắt những người đồng nghiệp, và những người xung quanh. Không ai thừa nhận, không ai công nhận, không học trò nào theo nịnh hót họ.

    Câu hỏi "Năm vừa qua của anh như thế nào?" khiến họ đau nhói tận đáy lòng bởi dường như trong mắt người khác, phần lớn cuộc đời họ trôi qua trong vô nghĩa, và có những người đang coi họ là những “con bạc” khát nước.

    Hãy tin tôi, rất khó giải quyết những hậu quả mang tính xã hội khi thất bại cứ liên tục xuất hiện. Chúng ta là những động vật mang tính xã hội; còn những người khác mới chính là địa ngục (hell is other people - đây là một dòng trong vở kịch của Jean-Paul Sartre, Huis Clos (Không lối thoát). Trong vở kịch này, một số nhân vật ngồi trong phòng đợi ngay lối vào địa ngục. Các nhân vật nghĩ rằng họ đang chờ đến lượt mình bước vào cửa địa ngục và sẽ bị hành hạ. Nhưng thông qua cuộc đối thoại, các nhân vật bắt đầu dằn vặt lẫn nhau và điều này mang ý nghĩa là chúng ta có thể khiến cho người khác đau khổ (đơn giản bằng các thói quen của họ) và với những nỗi khổ đó thì người ta chẳng cần đến địa ngục nào nữa cả

    Chính những áp lực vô hình này, nó bắt đầu phá vỡ các nguyên tắc giao dịch nhanh hơn, và đẩy những nhà đầu tư vào những giao dịch mạo hiểm hơn. Đơn giản vì họ muốn kiếm lại tiền một cách nhanh chóng, và chứng minh cho những người xung quanh rằng họ đang làm những công việc thực sự đúng đắn. Tuy nhiên về lâu dài, thì những hành động mang tính tâm lý này sẽ làm cho các nhà đầu tư thất bại nhiều hơn và nhanh hơn.

    Qua câu chuyện kể trên, tôi muốn gửi đến các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức, tâm lý trước khi giao dịch, và với những người có bạn hay ai đó trong gia đình tham gia đầu tư, thì hãy nên hiểu tác động của mình đến với họ đối với việc đầu tư có tác dụng mạnh đến thế nào, nếu bạn thực sự hiểu thì sẽ không để xảy ra những hệ luỵ mang tính xã hội với người thân của mình.

    (ST)
    Cuongndv, lanngoc798, Binh Yen8 người khác thích bài này.
    anf9 đã loan bài này
  3. phong 3

    phong 3 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/05/2014
    Đã được thích:
    23.018
    Oánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết...ai cũng thông thái thì ai thua :p
    Frank72 thích bài này.
  4. F319_8888

    F319_8888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2014
    Đã được thích:
    3.855
    Chính cái Cảm xúc nhiều khi lẫn lộn lắm cụ ợ, thế theo cụ giờ chúng ta đang ở đâu? :))
    Frank72 thích bài này.
  5. phong 3

    phong 3 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/05/2014
    Đã được thích:
    23.018
    Ngã...3 :p
    Frank72 thích bài này.
  6. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Đôi khi biết nhưng không tránh khỏi bác ah ,có thể do lòng tham,do tâm lý.....
    Nên muốn thắng ,ta phải kiềm chế nhiều thứ :)
    Binh Yen, Frank72Butchep01 thích bài này.
  7. VinaG

    VinaG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2014
    Đã được thích:
    1.440
    Ngày 24/3/2014 giá của HQC đạt mức 10k, lúc đó lợi nhuận cả năm 2014 của HQC chỉ đạt 30 tỏi 100tr, EPS = 272đ/cp, PE =26.8
    minh chứng đây:
    [​IMG]
    Và sau 2 năm liệu HQC có làm lên điều kì diệu khi EPS đang ở mức gần 2.800đ/cp, PE= 2, lợi nhuận đạt 641 tỏi gấp hơn 21 lần so với năm 2014 mà giá cọng hành 6.200/cp, đó là lý do tại sao ETF gom mạnh và các tổ chức NN khác cũng đang nhòm ngó em nó. HQC đúng là vàng ròng từ 2016.
    Frank72 thích bài này.
  8. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Mua bán chứng khoán có phải là zero-sum game?
    Đầu tư chứng khoán, như tất cả các kênh đầu tư khác, đều thể hiện tính chất của một trò chơi, trong đó luôn có người thắng kẻ bại. Câu hỏi đặt ra với nhiều NĐT là: trong đầu tư mua - bán chứng khoán (stock trading) có khi nào tất cả NĐT đều thu lợi, hay ngược lại, tất cả đều bị thua lỗ? Sự hoang mang của NĐT đối với vấn đề này càng lớn trong tình thế suy giảm thị giá của hầu hết mã cổ phiếu trong hơn 1 năm vừa qua.

    Để trả lời câu hỏi quan trọng này, bạn hãy nhớ lại phương thức hoạt động của TTCK. Nói một cách đơn giản nhất, TTCK là một cái chợ, trong đó người mua và người bán thỏa thuận mua - bán hàng hóa là những cổ phiếu niêm yết. Sự khác biệt chính của TTCK với một cái chợ truyền thống là trong TTCK, người mua cũng chính là người bán và ngược lại. Các công ty niêm yết đóng vai trò như một đầu mối mua bán sỉ, là nguồn cung hàng chính cho thị trường.
    Vậy, hãy tự hỏi, có bao giờ bạn gặp một cái chợ, trong đó cả người bán lẫn người mua đều thua lỗ hay không? Tất nhiên là không, vì nếu điều này xảy ra thì chẳng có ai muốn mua - bán gì. TTCK cũng vậy.

    Trong TTCK, điều duy nhất quyết định giá cổ phiếu là quan hệ cung - cầu được tạo ra bởi người mua và người bán. Bạn muốn mua cổ phiếu thì phải có người đồng ý bán cổ phiếu ấy cho bạn và ngược lại. Nếu có quá nhiều người muốn mua và không có đủ người muốn bán, giá sẽ tăng. Ngược lại, khi quá ít người muốn mua và quá nhiều người muốn bán, giá sẽ giảm. Khi một giao dịch thành công, tiền từ túi NĐT này chảy qua túi NĐT khác. Do đó, khi một NĐT nhảy lên sung sướng vì thu lợi, thì chắc chắn sẽ có một NĐT khác ôm đầu vì giao dịch sai lầm của mình.

    Bạn có thể thắc mắc rằng, trong năm 2008, khi mà VN-Index giảm đến trên 66%, tiền của NĐT chảy đi đâu, vì rõ ràng ai nắm cổ phiếu cũng chắc chắn mất trung bình đến 2/3 giá trị tài khoản?

    Hãy hình dung một mô hình đơn giản như sau: một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá 100 đồng. Một NĐT mua cổ phiếu này với dự định bán ra sau 1 tháng khi giá tăng cao. Thật không may là sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 60 đồng vì thị trường cho rằng, giá 100 đồng quá cao. Như vậy, NĐT đã bị lỗ do quyết định nắm giữ cổ phiếu. Trong khi đó, công ty phát hành cổ phiếu đã thu lợi vì giá trị thực tế được thị trường chấp nhận thấp hơn giá bán của công ty.

    Sau một thời gian đắn đo (do chần chừ không chịu cắt lỗ ngay), NĐT quyết định bán cổ phiếu cho một NĐT khác với giá 55 đồng. NĐT thứ hai tin rằng, thị trường đã đánh giá sai giá trị cổ phiếu và hy vọng rằng, sau 1 tháng, thị trường sẽ nghĩ lại và giá cổ phiếu sẽ tăng. Tuy nhiên, sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 30 đồng.

    Sau 2 tháng, tổng kết giao dịch của 3 nhân tố tham gia thị trường như sau:

    - Công ty: lợi nhuận 70 đồng.

    - NĐT 1: thua lỗ 45 đồng.

    - NĐT 2: thua lỗ (dự kiến) 25 đồng.

    Bạn có thể nhận thấy ngay tổng giá trị lợi nhuận - thua lỗ của tất cả nhân tố tham gia thị trường là bằng 0.

    Mở rộng mô hình này ra cho cả TTCK, bạn sẽ tìm thấy cùng một kết luận.

    Vậy, TTCK có thật sự là một zero-sum game? Thực ra, TTCK không phải là một zero-sum game, mà là một negative-sum game. Nghĩa là tính trung bình, khả năng bạn bị mất tiền cao hơn được tiền khi tham gia thị trường. Tại sao?

    NĐT muốn tham gia thị trường phải mất nhiều khoản chi phí khác nhau: phí môi giới, phí thông tin… NĐT càng giao dịch mua - bán nhiều, các chi phí này càng gia tăng.

    Ở Mỹ và nhiều nước phát triển, chi phí tham gia thị trường vào khoảng 0,5 - 1,5% cho mỗi vòng giao dịch (mua - bán). Chi phí này còn cao hơn ở Việt Nam, do hoạt động của thị trường thiếu ổn định và tính thanh khoản của hầu hết cổ phiếu chưa cao. Nghĩa là, khi vừa đặt một lệnh mua hay bán, bạn đã phải mất một khoản tiền, bất chấp quyết định của bạn là đúng hay sai.

    Như thế, chúng ta không nên tham gia TTCK, vì đằng nào về lâu dài cũng sẽ bị thua lỗ? Câu trả lời là đúng và sai. Bạn không nên tham gia TTCK nếu chỉ mua - bán theo cảm tính và không có chu kỳ đầu tư rõ ràng. Bởi vì khi đó, khả năng thua lỗ của bạn cao hơn khả năng lợi nhuận. Bạn có thể kiếm lời từ một vài quyết định may mắn, nhưng nếu tham gia đủ lâu, bạn sẽ không thể tránh khỏi thất bại.

    Ngược lại, NĐT nghiêm túc, có phương pháp đầu tư mua - bán hợp lý, có chu kỳ đầu tư rõ ràng, có tâm lý vững vàng thì sẽ có nhiều cơ hội thu lợi từ đầu tư chứng khoán. Theo kinh nghiệm từ những NĐT tên tuổi, tâm lý tốt chiếm đến 70% trong thành công của một NĐT chứng khoán, còn chiến thuật đầu tư chỉ chiếm 30% trong thành công mà thôi. Hiển nhiên, bạn không thể thắng nếu áp dụng một chiến thuật tồi, nhưng dù có một chiến thuật xuất sắc, bạn vẫn chưa thể đảm bảo thành công nếu tâm lý không vững vàng. Bạn nên nhớ rằng, tham gia TTCK tức là tham gia vào một cuộc đấu trí không khoan nhượng với những bộ óc sắc sảo nhất. Cũng như bạn, họ muốn tạo ra lợi nhuận khi tham gia thị trường. Sự thua lỗ của bạn làm nên chiến thắng cho họ. Để tránh được điều này, cách duy nhất là bạn phải sắc sảo hơn họ.
    Chứng khoán
    Thứ Tư, 21/1/2009 09:13

    Bản để in
    Mua bán chứng khoán có phải là zero-sum game?
    Mua bán chứng khoán có phải là zero-sum game?
    Tâm lý tốt chiếm đến 70% trong thành công của một nhà đầu tư chứng khoán.
    (ĐTCK) Đầu tư chứng khoán, như tất cả các kênh đầu tư khác, đều thể hiện tính chất của một trò chơi, trong đó luôn có người thắng kẻ bại. Câu hỏi đặt ra với nhiều NĐT là: trong đầu tư mua - bán chứng khoán (stock trading) có khi nào tất cả NĐT đều thu lợi, hay ngược lại, tất cả đều bị thua lỗ? Sự hoang mang của NĐT đối với vấn đề này càng lớn trong tình thế suy giảm thị giá của hầu hết mã cổ phiếu trong hơn 1 năm vừa qua.

    Để trả lời câu hỏi quan trọng này, bạn hãy nhớ lại phương thức hoạt động của TTCK. Nói một cách đơn giản nhất, TTCK là một cái chợ, trong đó người mua và người bán thỏa thuận mua - bán hàng hóa là những cổ phiếu niêm yết. Sự khác biệt chính của TTCK với một cái chợ truyền thống là trong TTCK, người mua cũng chính là người bán và ngược lại. Các công ty niêm yết đóng vai trò như một đầu mối mua bán sỉ, là nguồn cung hàng chính cho thị trường.
    Vậy, hãy tự hỏi, có bao giờ bạn gặp một cái chợ, trong đó cả người bán lẫn người mua đều thua lỗ hay không? Tất nhiên là không, vì nếu điều này xảy ra thì chẳng có ai muốn mua - bán gì. TTCK cũng vậy.

    Trong TTCK, điều duy nhất quyết định giá cổ phiếu là quan hệ cung - cầu được tạo ra bởi người mua và người bán. Bạn muốn mua cổ phiếu thì phải có người đồng ý bán cổ phiếu ấy cho bạn và ngược lại. Nếu có quá nhiều người muốn mua và không có đủ người muốn bán, giá sẽ tăng. Ngược lại, khi quá ít người muốn mua và quá nhiều người muốn bán, giá sẽ giảm. Khi một giao dịch thành công, tiền từ túi NĐT này chảy qua túi NĐT khác. Do đó, khi một NĐT nhảy lên sung sướng vì thu lợi, thì chắc chắn sẽ có một NĐT khác ôm đầu vì giao dịch sai lầm của mình.

    Bạn có thể thắc mắc rằng, trong năm 2008, khi mà VN-Index giảm đến trên 66%, tiền của NĐT chảy đi đâu, vì rõ ràng ai nắm cổ phiếu cũng chắc chắn mất trung bình đến 2/3 giá trị tài khoản?

    Hãy hình dung một mô hình đơn giản như sau: một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá 100 đồng. Một NĐT mua cổ phiếu này với dự định bán ra sau 1 tháng khi giá tăng cao. Thật không may là sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 60 đồng vì thị trường cho rằng, giá 100 đồng quá cao. Như vậy, NĐT đã bị lỗ do quyết định nắm giữ cổ phiếu. Trong khi đó, công ty phát hành cổ phiếu đã thu lợi vì giá trị thực tế được thị trường chấp nhận thấp hơn giá bán của công ty.

    Sau một thời gian đắn đo (do chần chừ không chịu cắt lỗ ngay), NĐT quyết định bán cổ phiếu cho một NĐT khác với giá 55 đồng. NĐT thứ hai tin rằng, thị trường đã đánh giá sai giá trị cổ phiếu và hy vọng rằng, sau 1 tháng, thị trường sẽ nghĩ lại và giá cổ phiếu sẽ tăng. Tuy nhiên, sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 30 đồng.

    Sau 2 tháng, tổng kết giao dịch của 3 nhân tố tham gia thị trường như sau:

    - Công ty: lợi nhuận 70 đồng.

    - NĐT 1: thua lỗ 45 đồng.

    - NĐT 2: thua lỗ (dự kiến) 25 đồng.

    Bạn có thể nhận thấy ngay tổng giá trị lợi nhuận - thua lỗ của tất cả nhân tố tham gia thị trường là bằng 0.

    Mở rộng mô hình này ra cho cả TTCK, bạn sẽ tìm thấy cùng một kết luận.

    Vậy, TTCK có thật sự là một zero-sum game? Thực ra, TTCK không phải là một zero-sum game, mà là một negative-sum game. Nghĩa là tính trung bình, khả năng bạn bị mất tiền cao hơn được tiền khi tham gia thị trường. Tại sao?

    NĐT muốn tham gia thị trường phải mất nhiều khoản chi phí khác nhau: phí môi giới, phí thông tin… NĐT càng giao dịch mua - bán nhiều, các chi phí này càng gia tăng.

    Ở Mỹ và nhiều nước phát triển, chi phí tham gia thị trường vào khoảng 0,5 - 1,5% cho mỗi vòng giao dịch (mua - bán). Chi phí này còn cao hơn ở Việt Nam, do hoạt động của thị trường thiếu ổn định và tính thanh khoản của hầu hết cổ phiếu chưa cao. Nghĩa là, khi vừa đặt một lệnh mua hay bán, bạn đã phải mất một khoản tiền, bất chấp quyết định của bạn là đúng hay sai.

    Như thế, chúng ta không nên tham gia TTCK, vì đằng nào về lâu dài cũng sẽ bị thua lỗ? Câu trả lời là đúng và sai. Bạn không nên tham gia TTCK nếu chỉ mua - bán theo cảm tính và không có chu kỳ đầu tư rõ ràng. Bởi vì khi đó, khả năng thua lỗ của bạn cao hơn khả năng lợi nhuận. Bạn có thể kiếm lời từ một vài quyết định may mắn, nhưng nếu tham gia đủ lâu, bạn sẽ không thể tránh khỏi thất bại.

    Ngược lại, NĐT nghiêm túc, có phương pháp đầu tư mua - bán hợp lý, có chu kỳ đầu tư rõ ràng, có tâm lý vững vàng thì sẽ có nhiều cơ hội thu lợi từ đầu tư chứng khoán. Theo kinh nghiệm từ những NĐT tên tuổi, tâm lý tốt chiếm đến 70% trong thành công của một NĐT chứng khoán, còn chiến thuật đầu tư chỉ chiếm 30% trong thành công mà thôi. Hiển nhiên, bạn không thể thắng nếu áp dụng một chiến thuật tồi, nhưng dù có một chiến thuật xuất sắc, bạn vẫn chưa thể đảm bảo thành công nếu tâm lý không vững vàng. Bạn nên nhớ rằng, tham gia TTCK tức là tham gia vào một cuộc đấu trí không khoan nhượng với những bộ óc sắc sảo nhất. Cũng như bạn, họ muốn tạo ra lợi nhuận khi tham gia thị trường. Sự thua lỗ của bạn làm nên chiến thắng cho họ. Để tránh được điều này, cách duy nhất là bạn phải sắc sảo hơn họ.

    Theo Hoàng Nghĩa Quang Hưng, Thạc sỹ tài chính HEC Paris, Pháp

    (ST)
    Binh YenFrank72 thích bài này.
    anf9 đã loan bài này
  9. phong 3

    phong 3 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/05/2014
    Đã được thích:
    23.018
    Muốn kiềm chế thì phải trải nghiệm nhiều, chứng trường ko bài học nào giống bài nào...vụ HNG SGO DPS...SPI DHM là vụ gần nhất hoa cả mắt :D
    Frank72anf9 thích bài này.
  10. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Lưng chừng thôi bác
    Vẫn còn nhiều mã đầu cơ chưa tăng
    --- Gộp bài viết, 18/03/2016, Bài cũ: 18/03/2016 ---
    Đúng thế bác,chứng trường phủ đầy hoa hồng có gai .Cái gì cũng thế,muốn thành công đều phải trải qua nhữnglần thất bại và rút ra bài học bản thân
    Frank72 thích bài này.

Chia sẻ trang này