Bài toán thặng dư của IPO VCB

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi wall, 06/12/2007.

8580 người đang online, trong đó có 1360 thành viên. 11:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 943 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    172
    Bài toán thặng dư của IPO VCB

    Tại sao bản cáo bạch không nếu rõ vấn đề giải quyết thặng dư khi IPO VCB nhỉ? Rất mập mờ..
    Tại sao các các tổ chức không lên tiếng đòi viết bản cáo bạch rõ ràng vấn đề này nhỉ?

    Không giải quyết được vấn đề thặng dư để lại cho VCB như thế nào, thì mua đấu giá VCB khác gì đánh bạc với chính phủ nhỉ?????

    Đề nghị chính phủ giải thích chi tiết, hề hề...

    Bà con bàn luân cho zui coi
  2. ga_ri

    ga_ri Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Đã được thích:
    198
    Sẽ có công bố trong buổi Roadshow, dự đoán phần lại quả cho nhà nước khoảng 30% thặng dư, 70% của cổ đông



    Được ga_ri sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 06/12/2007
  3. keto68

    keto68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Theo đúng lịch thì phải bo đi sâu vào hôm nay chứ nhỉ
  4. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    172
    Ok, kiểu này phải đi Rốt sâu hôm tới ở Melia chứ nhể...
  5. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Đấu thầu cổ phiếu: ?oĐã đến lúc chuyển sang định giá?

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/4987/

    Hỏi chuyện ông Phan Minh Tuấn, Giám đốc, Trưởng đại diện Quỹ đầu tư Dragon Capital tại Hà Nội.

    Ông nhận xét như thế nào về các trường hợp IPO doanh nghiệp nhà nước như Bảo Việt vừa qua và Vietcombank sắp tớI?

    Cả hai trường hợp IPO, Chính phủ đều đi đàm phán với các nhà đầu tư, sau đó đưa ra giá nhất định cho nhà đầu tư nước ngoài rồi bắt đầu tiến hành đấu giá. Khi đấu giá, Chính phủ chỉ bán một phần tương đối nhỏ số cổ phần đó đưa ra thị trường. Cung mà yếu thì cầu sẽ tăng quá cao. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam đang nóng như hiện nay, giá cổ phiếu trên thị trường thường sẽ được đẩy lên cao do cung và cầu chênh lệch.

    Khi cung cầu chênh lệch như vậy thì bình quân giá cổ phiếu mua ở ngoài thị trường với Bảo Việt và Vietcombank sẽ vọt lên quá mức, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không thể chấp nhận theo giá đó.

    Phải hình dung ra rằng họ là nhà đầu tư doanh nghiệp, đánh giá giá trị của công ty theo một cách riêng của họ nên khó có thể chấp nhận được mức giá đó. Còn những người ở ngoài phố, những nhà đầu tư không hiểu về doanh nghiệp lại sẵn sàng mua giá cao.

    Thứ hai, các nhà đầu tư chiến lược có một loạt các điều kiện khác buộc phải mua với giá mà theo họ đánh giá. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài phải chấp nhận với giá đấu thầu bình quân của thị trường. Bảo Việt đã có 9 nhà đầu tư nước ngoài được chọn trong đó có Dragon Capital đều bỏ hết. May có HSBC và một công ty của Mỹ bị đổ bể quay trở lại mua cho nên Bảo Việt mới bán được cổ phần đó.

    Trở lại trường hợp của Vietcombank, nếu như ngân hàng này lại bán khối lượng cổ phần nhỏ với giá chắc chắn cao thì chưa chắc đã tìm được nhà đầu tư chiến lược, mà không có nhà đầu tư chiến lược thì sẽ không đẩy được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp về sau.

    Theo ông, nên thay đổi theo hướng như thế nào từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới?

    Nếu Nhà nước đấu thầu với mức giá cao sau đó để cho nhà đầu tư nước ngoài mua giá thấp hơn có lẽ cũng không công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

    Chính vì vậy, bây giờ đang là thời điểm chín muồi để chuyển sang hình thức định giá trên cơ sở của giá trị tổng hợp và cố định giá của các lần chào bán ra công chúng, giống như các quốc gia khác đã làm. Đây là một giá xác định theo cả con mắt của các nhà tư vấn và Chính phủ chấp nhận được. Sau đó chúng ta đưa ra một giá cố định mà mình thấy là phải.

    Đừng nghĩ rằng bán được giá càng cao càng tốt mà hãy bán được giá để cho sau này doanh nghiệp thu được giá trị đối với bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển về lâu về dài là quan trọng nhất. Việc này còn đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài trả giá không thấp hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Do đó, hãy đưa ra một giá cố định để cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cùng mua giá đó, không cần đấu thầu.

    Như vậy sẽ không tạo cơ hội công bằng cho các nhà đầu tư ở trong nước. Ví dụ, nhà đầu tư trong nước làm thế nào để xác định có thể mua được cổ phần vì cổ phần chỉ có một giá trị rất nhỏ?

    Đó là một vấn đề khác về cung và cầu. Hiện nay, Chính phủ cho phép một số lượng cổ phiếu rất nhỏ của các doanh nghiệp lớn để bán ra bên ngoài. Điều đó tạo ra cung cầu hơi giả tạo. Một loạt các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cách đây nửa năm đến 1 năm thì gần như đưa ra bất cứ cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng đều vọt lên ?omấy chấm? so với thị trường và đều được bán hết.

    Nếu như bây giờ các doanh nghiệp như Vinaconex hay nơi này nơi kia bắt đầu phát hành trái phiếu thì đều không bán được trái phiếu doanh nghiệp. Rõ ràng khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu nên đưa ra lượng tương đối đủ cung cầu.

    Ở thị trường nước ngoài, nếu phát hành số lượng nhiều thì vấn đề cầu vốn cho các doanh nghiệp là quan trọng. Tức là các doanh nghiệp đi huy động vốn để phát triển doanh nghiệp là quan trọng chứ không phải là vấn đề các nhà đầu cơ mua hôm nay để tuần sau, tháng sau bán với giá cao hơn là quan trọng.

    Với bối cảnh thị trường như cuối năm 2007, góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài về thị trường vốn của Việt Nam như thế nào, tính hấp dẫn của nó so với thời điểm cuối năm ngoái hoặc ước lượng cho năm sau ra sao?

    Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá thị trường Việt Nam hấp dẫn không chỉ bởi thị trường chứng khoán mà hấp dẫn cả bởi nền kinh tế vĩ mô.

    Hiện nay Chính phủ Việt Nam điều hành rất tốt bởi vậy đã đảm bảo sự tăng trưởng, cho nên các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn hấp dẫn đứng về mặt lâu dài. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài họ nhìn tương đối dài hạn nên họ không quan tâm lắm đến sự lên xuống nhất định của thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn.
  6. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    172
    Vẫn u ám, lờ mờ con số thặng dư, chắc roadshow cũng chỉ đến thế thôi:

    Thặng dư vốn sử dụng ra sao?

    Đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời chính xác về việc thặng dư vốn từ việc bán ra khoảng 30% cổ phần (khoảng 4.500 tỷ đồng mệnh giá). Với mức giá khởi điểm là 100.000 đồng/cổ phiếu, giá trị thặng dư ít nhất sẽ đạt khoảng 45.000 tỷ đồng (2,8 tỷ USD), gấp 3 lần giá trị vốn góp của Vietcombank sau cổ phần hóa là 15.000 tỷ đồng. Trước mắt, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, dự kiến có khoảng 30% thặng dư được để lại để Vietcombank sử dụng nhưng các quy định thế nào sẽ được xây dựng cụ thể sau.
  7. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Thặng dư Ông nhà nước mà khiêng về + Rút hết lợi nhuận như DPM thì VCB có khi xuống 4x
  8. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Vietcombank sẽ giảm giá cổ phiếu nếu?


    Ông Nguyễn Hoà Bình.
    (Dân trí) - ?oGiá khởi điểm Vietcombank 100.000 đồng/cp, kẻ bảo cao, người bảo thấp, còn chúng tôi nghĩ rằng mức giá này là hợp lý. Tuy nhiên nếu IPO không hết 97,5 triệu cổ phần có thể sẽ phải đấu giá lại hoặc báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để thay đổi tỷ lệ bán, giảm giá bán??.


    Ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank - VCB), cho biết tại buổi họp báo phát hành cổ phần lần đầu tư công chúng (IPO) của Vietcombank ngày 7/12.

    Ông có thể lý giải vì sao lợi nhuận của VCB năm 2007 giảm so với năm 2006 không?

    Năm 2007, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của VCB có giảm so năm 2006. Nếu phân tích nguồn thu thì nguồn thu không phải lãi của VCB vẫn tăng. Nguyên do là do năm 2007 thị trường thế giới có nhiều biến động, lãi suất USD liên tục giảm và đây cũng là năm ghi nhận ít nhiều sự khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ Mỹ.

    Chúng tôi khẳng định, dù lợi nhuận có giảm do tác động chung của thị trường tài chính thế giới nhưng hoạt động của ngân hàng vẫn ổn định.

    Theo bản cáo bạch, mục tiêu lợi nhuận của VCB 3 năm sau CPH (tức từ năm 2007 đến 2010) cho thấy có nhiều yếu tố không hấp dẫn cho lắm?

    Cần xem xét hai mặt của một vấn đề, về dài hạn các ngân hàng quốc tế hoạt động tốt thì mức ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) cũng chỉ loanh quanh 15%. Hoạt động ngân hàng phản ánh bức tranh tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế chúng ta tăng trưởng hơn 8%, với lợi nhuận ngân hàng 15% theo chỉ tiêu chúng tôi đặt ra tới năm 2010 là tốt.

    Thặng dư vốn phát hành VCB được chỉ đạo dùng để đầu tư các dự án, có ảnh hưởng đến tính chủ động trong kinh doanh của VCB hay không?

    Đây là mối quan tâm lớn của nhà đầu tư. VCB hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và Nghị định 109, tỷ lệ huy động trên vốn bao nhiêu trừ chi phí, số thặng dư còn lại phân bổ ngân hàng TMCP VCB giữ 30%, còn lại 70% thuộc về Nhà nước. Trên thực tế, có thể xem xét việc để VCB giữ lại thêm.

    Trong phương án IPO, VCB sẽ không bán ra ngoài đồng nào thuộc phần vốn Nhà nước mà chỉ gọi thêm vốn bên ngoài vào. Vốn sở hữu Nhà nước trong VCB tương đương 70%, nghĩa là chúng tôi sẽ phải huy động thêm 30% từ bên ngoài.

    Với những nhà đầu tư đang sở hữu trái phiếu chuyển đổi của VCB, sẽ phải thực hiện việc chuyển đổi sang cổ phiếu như thế nào?

    Với trái phiếu chuyển đổi, sau khi IPO VCB thành công, sẽ lấy mức giá đấu thành công bình quân thực tế để làm giá chuyển đổi. Ngày 25/12, một ngày trước IPO, sẽ là hạn chót chốt danh sách trái chủ đăng ký chuyển đổi trái phiếu.

    Xin cám ơn ông!

    thế này giá VCB sẽ rẻ đấy, chắc tầm 110 thôi. Có lẽ nên rút tiền đi đấu giá
  9. keto68

    keto68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chưa chắc đâu huynh! VCB lại chơi đấu giá Hà Lan Khéo giá cứ vống lên ấy chứ. Chắc iem cũng đi đấu, bỏ giá 115 thôi, hơn Mạc tin huynh 5 giá cho chắc khà khà
  10. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Thử dự báo những kịch bản IPO Vietcombank

    Chỉ còn 3 tuần nữa là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank hay VCB) sẽ chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Có lẽ đây là sự kiện được trông chờ nhất năm 2007 trên thị trường tài chính Việt Nam.


    Điều gì xảy ra chỉ có thể biết được sau 20 ngày nữa. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, chúng ta thử dự đoán những kịch bản có thể xảy ra.

    Kịch bản về giá khi IPO

    Mức giá đấu giá khởi điểm đã được chốt là 100 nghìn đồng cho một cổ phiếu. Với giá này, tính cho 1,5 tỷ cổ phiếu thì giá trị thị trường (GTTT) của VCB sẽ là 150 nghìn tỷ đồng. Nên nhớ vào cuối năm 2006, tổng vốn của VCB mới là 11 nghìn tỷ.

    Con số 150 nghìn tỷ cũng bằng 75% tổng tài sản cuối quý III/2007, một mức quá cao so với khả năng làm ra lợi nhuận của chính ngân hàng này cũng như mức bình quân chung của các ngân hàng trên thế giới. (Bình quân với các ngân hàng trên thế giới, giá trị thị trường chỉ khoảng trên dưới 20% tổng tài sản.)

    Hơn thế, một số người cho rằng, mức giá kỳ vọng của công chúng có thể lên đến 180 nghìn đồng. Lúc này, giá trị thị trường của Vietcombank sẽ là 270 nghìn tỷ đồng, gấp 1,35 lần tổng tài sản và bằng 23,7% GDP của Việt Nam năm 2007.Giá khởi điểm đã được công bố và kỳ vọng của một số người là như vậy. Tuy nhiên, dựa vào những diễn biến thực tế trên thị trường, thì khó có thể dự báo một mức giá cao, với những lý do sau:

    Thứ nhất, nếu ngay từ đầu VCB thực hiện theo trình tự IPO trước, sau đó mới chọn nhà đầu tư chiến lược, thì có thể mức giá cao như trên sẽ xảy ra. Bởi vì lúc đó công chúng không thể biết được rằng giá mà các nhà đầu tư chiến lược trả chỉ bằng 4-6 lần mệnh giá. Giờ đây công chúng phần nào hình dung ra giá trị thực của ngân hàng này. Thêm vào đó với sự dao động của giá chứng khoán trong thời gian qua làm cho nhiều người đã nhận ra rằng việc chứng khoán cứ gia tăng liên tục là điều không thể.

    Thứ hai, đây là đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay, để mua hết 75 triệu cổ phiếu (số lượng dành cho các nhà đầu tư trong nước) sẽ phải có một lượng tiền rất lớn. Nếu chỉ ở mức giá 100 nghìn đồng, thì con số đã là 7.500 tỷ đồng, tương đương với giá trị của nửa tháng giao dịch gần đây. Trong điều kiện hiện nay, khi việc vay vốn kinh doanh chứng khoán vẫn bị thắt chặt và một lượng tiền khá lớn được rút ra khỏi lưu thông thì lượng tiền trên có thể là quá lớn đối với các nhà đầu tư trong nước.

    Thứ ba, hiện tại không có nhiều nhà đầu tư dài hạn mà chủ yếu là những người kinh doanh chênh lệch giá ngắn hạn. Đồng thời một tỷ trọng không nhỏ tiền dùng để mua chứng khoán là vay nợ hoặc huy động từ các nguồn tạm thời nên họ chỉ chấp nhận giá cao nếu sau đó giá thị trường lên và họ có thể hiện thực hóa lợi nhuận của mình trong một thời gian ngắn. Ngược lại áp lực trả nợ sẽ rất lớn. Với thị trường hiện nay, khả năng có một đợt sốt giá mới là không cao.

    Kịch bản về giá sau IPO

    Thông thường, những đợt IPO trên thế giới, ngay sau thời điểm phát hành, giá cổ phiếu thường tăng khoảng 15%. Tình huống này cũng đã xảy ra đối với việc IPO của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Công thương Trung Quốc.

    Sở dĩ có hiện tượng trên là do giá được quyết định không phải do đấu giá như cách Bảo Việt đã làm và VCB sẽ làm, mà thường do ?obảo lãnh phát hành chắc chắn?. Hay nói cách khác là cổ phiếu được bán đứt cho một hay một tổ hợp các ngân hàng đầu tư, sau đó ngân hàng này mới bán ra công chúng.

    Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp đều muốn giá cổ phiếu của họ sau khi phát hành sẽ tăng. Việc định mức giá thấp hơn giá thị trường một chút là vì lý do trên. Mặt khác, cách thức các doanh nghiệp thường làm và cũng chính cách VCB đã định làm là chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi IPO. Việc có giá thấp hơn kỳ vọng và có chiến lược rõ ràng đã tạo ra hoạt động giao dịch sôi động ngay sau khi IPO.

    Trong trường hợp cụ thể của VCB sắp tới, khả năng giá cổ phiếu tăng cao sau IPO sẽ không cao. Bảo Việt là một ví dụ. Trong mấy tháng qua, giá của cổ phiếu doanh nghiệp này không có sự thay đổi nhiều so với giá đấu giá thành công. Khả năng VCB sẽ rơi vào tình huống tương tự là điều rất có thể xảy ra.

    Kịch bản lựa chọn nhà đầu tư chiến lược

    Vietcombank muốn có được các đối tác chiến lược có tên tuổi như Nomura hay GE Capital. Tuy nhiên, kết quả đàm phán vẫn chưa có kết quả vì bên mua trả giá quá thấp so với kỳ vọng của bên bán.

    Câu hỏi đặt ra là sau khi IPO với mức giá được xác định thì các đối tác như trên có chấp nhận một mức giá quá cao so với tính toán của họ dựa vào tiềm năng làm ra lợi nhuận của VCB hay không? Câu trả lời là điều này không dễ gì xảy ra, trừ khi có những thỏa thuận khác. Chẳng lẽ thương hiệu của họ chỉ bằng những nhà đầu tư cá nhân không tên tuổi? Đó là chưa kể đến những ràng buộc đối với nhà đầu tư chiến lược.

    Một kịch bản có thể xảy ra là VCB sẽ đề nghị các đối tác nêu trên quay lại bàn đàm phán và yêu cầu họ chấp nhận mức giá đấu giá bình quân với điều kiện VCB sẽ tính toán giá trị thương hiệu và phần hỗ trợ kỹ thuật của đối tác chiến lược bằng mức chênh lệch giữa giá thực tế mà họ chấp nhận và giá đấu giá bình quân. Một cách hợp lý mức giá chào mua trước đây.

    Nếu làm như vậy, VCB sẽ đạt được hai mục đích, vừa có được nhà đầu tư chiến lược như ý, vừa thiết lập được một mức giá cao như mong muốn. Lúc này, nhà đầu tư chiến lược cũng có lợi. Tuy nhiên, những người mua cổ phiếu ở mức giá cao sẽ chịu thiệt vì đơn giản trò chơi có tổng bằng không, có bên được lợi tất có bên mất. Khi đó sẽ trái ngược hoàn toàn với những gì mà VCB giải thích khi thay đổi kế hoạch IPO là để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Trong trường hợp không theo phương án trên, sẽ rất khó chọn được nhà đầu tư chiến lược như ý. Hoặc là chấp nhận những tổ chức tài chính ít danh tiếng và khó có khả năng giúp được VCB, hoặc là không có đối tác nào cả. Tệ hại hơn là chọn phải những ?onhà đầu cơ chiến lược? và họ sẽ có những động tác giả để kích giá cổ phiếu lên rồi bán ra đúng một ngày sau thời hạn bắt buộc phải nắm giữ (điều này đã từng xảy ra ở Việt Nam). Tình huống nào cũng dở.

    Tóm lại, dường như còn nhiều điều chưa thể nói trước với giá cổ phiếu và việc lựa chọn đối tác chiến lược của VCB. Không khéo chỉ vì muốn có một giá cao khi IPO để có thêm ít tiền mà tiến trình cổ phần hóa của Vietcombank này vừa tác động tiêu cực đến chính mình, vừa tác động không tốt đến thị trường. Cũng có khi sự kiện này lại khởi đầu cho một đợt giảm giá mới thay vì gia tăng như một số người dự đoán. Việc giảm giá để các loại chứng khoán về đúng giá trị thực của nó sẽ là tín hiệu tốt cho sự phát triển dài hạn của TTCK Việt Nam, nhưng không nằm trong tính toán của một số người.

    Bây giờ thì cái chỗ đo đỏ sẽ ko xảy ra đâu. Chẳng ai dại gì quăng tiền vào một nơi mà biết chắc là 75 năm nữa mới thu hồi được vốn. Có lẽ chính phủ hơi quá tự tin khi đưa ra mức khởi điểm 100. Tôi cho rằng động lực lên giá theo VCB của các CP ngân hàng sẽ bị chững lại trong tuần sau. Các CP bây giờ tăng giảm phụ thuộc vào chính bản thân nội tại của nó, chứ chẳng nhờ vả gì được VCB đâu. Chuyện này bắt đầu giống hồi đấu Bảo Việt rồi

Chia sẻ trang này