Bài viết của bác Nguyễn Đức Hùng Linh KT trưởng SSI khá hay và có số liệu dẫn chứng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi merc2009, 29/03/2020.

3771 người đang online, trong đó có 1508 thành viên. 11:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7402 lượt đọc và 43 bài trả lời
  1. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    Tác giả Nguyễ Đức Hùng Linh - Kinh tế trưởng kiêm GĐ nghiên cứu SSI

    CORONA WATCH – March 26, 2020

    Italy vốn dĩ đã là một quốc gia có thể chế quản lý vô cùng yếu kém. Từ 2009-2018, GDP Italy giảm -2% trong khi Đức và Pháp tăng 20.8% & 12.8%. Không ngạc nhiên khi số mắc và tử vong tại Italy lại tăng nhanh.

    Các nước Tây Âu khác như gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha, UK… có số ca mắc tương tự Italy nhưng có độ trễ 8-10 ngày. Chỉ có thể hy vọng bài học Italy cùng nền tảng kinh tế, xã hội tốt hơn để họ không đi lại vết xe đổ của Italy. Càng “tự do”, người ta có lẽ sẽ càng khó kiểm soát tình hình trong giai đoạn khủng hoảng.

    Cuộc chiến chống virus ở Trung Quốc gần như đã hoàn tất. Tính từ lúc phong tỏa Vũ Hán 23/01/2020 đến nay, Trung Quốc đã trải qua 2 tháng và 3 ngày. Với giả định các nước khác trên thế giới cũng “thành công” như Trung Quốc, sẽ cần tối thiếu 2 tháng để dập dịch và trở lại nhịp sống bình thường. Phong tỏa Italy bắt đầu ngày 9/3/2020, như vậy sớm nhất là tháng 5. Tháng 5 cũng là tháng đầu hè nên xác suất có thể kiểm soát dịch là cao hơn.

    Một vấn đề nhiều người quan tâm lúc này là tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt nam. Có thể tóm tắt 3 đợt ảnh hưởng của Corona, tương ứng với 3 kịch bản kinh tế như sau:

    - Đợt 1: đã xảy ra, là dịch bệnh tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu của đợt 1 nằm ở phía cung, là nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao tác động đến nhiều ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất... Ảnh hưởng ở phía cầu có thể thấy rõ ở du lịch do 2 nước Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt nam. Nếu như chỉ có Đợt 1, mức độ ảnh hưởng của Corona là không lớn do các sản xuất và tiêu dùng, du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ KHĐT dự báo dịch kiểm soát trong quý 1 thì GDP tăng 6.2%. Điều này đã không thành hiện thực.

    - Đợt 2: đang xảy ra, là sự lan rộng của dịch bệnh sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm với tốc độ tăng nhanh người mắc bệnh tại Việt nam. Ảnh hưởng chính của đợt 2 nằm ở phía cầu. Giả định dịch bệnh ổn định từ tháng 5, đến tháng 6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố kết thúc dịch. Tăng trưởng kinh tế 2 quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ bật tăng rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Đây là kịch bản “cơ sở”. Bộ KHĐT dự báo nếu dịch kiểm soát trong quý 2 thì GDP tăng 6%, đây vẫn là một con số quá cao.

    - Đợt 3: có thể sẽ xảy ra, là dịch bệnh kéo dài, dẫn đến khủng hoảng. Dịch bệnh là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất, Italy. Nếu dịch bệnh kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển khác cũng rơi vào khủng hoảng giống năm 2008 (doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc dẫn đến không thể trả vay mua nhà...). Hệ lụy của cuộc khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008 (trừ hệ thống ngân hàng Italy). Đây là kịch bản “rất xấu”.

    Thực tế sẽ nằm đâu đó ở giữa kịch bản “cơ sở” và “rất xấu” vì hiện tại không ai dám chắc về diễn biến dịch bệnh và khả năng đứng vững của hệ thống tài chính toàn cầu.

    Một điều có thể chắc chắn là GDP Việt nam 2020 sẽ không thể đạt 6%. Phải chuẩn bị tinh thần cho mức ~5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, tăng trưởng sẽ còn thấp hơn.

    Với thị trường tài chính, bộ đệm tài khóa và tiền tệ còn tương đối dày, gồm tiền sẵn có của Kho bạc (trên dưới 400 nghìn tỷ), lượng tiền NHNN đang hút khỏi lưu thông (~150 nghìn tỷ) và đặc biệt là dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Nhờ có bộ đệm này mà ngay cả trong kịch bản “rất xấu”, Việt nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô (lúc này không thể tính đến tăng trưởng).

    Trong ngắn hạn thì sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt nam. Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L sẽ phụ thuộc vào 2 biến số là dịch bệnh và sức khỏe thể chế/tài chính của các quốc gia.

    Cũng cần lưu ý rằng năm nay là năm bầu cử. Trước khi dịch bệnh lan ra toàn cầu, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã luôn là rủi ro số 1 trong con mắt của giới đầu tư quốc tế. Chỉ sang tháng 3, Covid-19 mới chiếm vị trí này. Việt nam cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị nhân sự cho một nhiệm kỳ mới…

    Đầu tư công hay bảo hộ sản xuất trong nước... đều cần đến một bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả. Liệu có làm được điều đó vào lúc này?! Nhập siêu với Thailand năm 2019 là 6.4 tỷ USD, bằng 2,4% GDP Vietnam, trong đó 1.5 tỷ usd ô tô nguyên chiếc, 1 tỷ usd hàng điện máy... đều là những mặt hàng Việt nam sản xuất được. Trong khi đó Thailand vừa áp thuế bán phá giá thép Việt nam với lý do “gây thiệt hại cho sản xuất trong nước”.

    P/S1: Số ca mắc mới hàng ngày tại Ý đã giảm, tuy nhiên còn lâu mới có thể thực sự kiểm soát dịch bệnh (nhìn vào Vũ Hán, đỉnh là đầu tháng 2). Các nước Tây Âu khác và Mỹ thì vẫn chưa thấy đỉnh

    P/S2: lượng than tiêu thụ ở nhà máy điện của Trung Quốc đã rất gần mức bình thường, đường xá đông đúc, giá thực phẩm giảm nhanh. Điều này mang lại hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn khi các nước kiểm soát được dịch bệnh (và cũng là lúc mùa hè tới).

    P/s:3: có khá nhiều chart, mọi người chịu khó nghiền ngẫm chút, cũng như kiên nhẫn chờ thêm ít nhất 2 tháng nữa nhé!

    Chúc mọi người bình an! God bless you all!

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    windy139tarzan_hp thích bài này.
  2. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.201
    Đồng thời cũng là GĐ tư vấn đầu tư cá nhân đấy... ko biết giờ tư vấn hướng nào ko biết :))
    merc2009vuinheban thích bài này.
  3. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    Tuần sau sẽ có 1 cơn bão xuất viện khi có 60 người bệnh xét nghiệm âm tính lần 1 và 27 người xét nghiệm âm tính lần 2. Dịch tại VN sẽ đạt đỉnh khi xét nghiệm xong nhóm từ nước ngoài về

    https://dantri.com.vn/suc-khoe/60-b...ang-dang-tien-trien-tot-20200329090251582.htm
    --- Gộp bài viết, 29/03/2020, Bài cũ: 29/03/2020 ---
    bác Linh phân tích rất chuẩn có số liệu chứ ko như mấy thánh phán bừa, rõ ràng kịch bản thứ 3 xấu như năm 2008 khá thấp khi các cổ tức ngân hàng đang khá tốt :drm
    tarzan_hp thích bài này.
  4. Eros1979

    Eros1979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    57.180
    Hay....Hưng lùn có nhiều nhân tài xuất chúng thật....Nhưng SSI thì 12-13...Bảo nó PT xem sao SSI còn giá này
    AK10000, Vnindex860, sangnguyen1 người khác thích bài này.
    Vnindex860 đã loan bài này
  5. Namhung2008

    Namhung2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/02/2018
    Đã được thích:
    5.900
    Khi nào số xuất viện mỗi ngày lớn hơn số dương tính thì mới tốt, giờ thì chưa đâu còn xa lắm, vụ bạch mai còn nhiều gay cấn
    Vnindex860merc2009 thích bài này.
  6. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    chủ yếu bệnh nhân mới vẫn là từ NN về , với tình hình lockdown thì đỉnh dịch sẽ xuất hiện từ tuần sau khi các ca xét nghiệm từ nước ngoài về hoàn tất. Tiến độ khỏi bệnh cho thấy khả năng thích ứng và phác đồ điều trị tại VN tốt phù hợp
    Namhung2008 thích bài này.
  7. hai120370

    hai120370 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2019
    Đã được thích:
    2.105
    Kiều hối năm nay có thể móm,tiếp sau đó những nước dân số già có lẽ đc trẻ hóa.LĐ giúp việc lại móm dài...
    Căng chưa biết dịch bệnh kết thúc khi nào?
    Kết thúc đợt này liệu có quay lại kg?
    Khó!
    Trước mắt cầu cho Bạch Mai sớm ổn!!!
    Last edited: 29/03/2020
  8. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    bác Linh này giỏi thật mà pro, liên quan gì đến cp SSI
  9. lydon

    lydon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2017
    Đã được thích:
    1.813
    Lúc này các chuyên gia phân tích phân tò lại bắt đầu múa may rồi, chết đoạn rồi mà nhanh hoàn hồn thế.
  10. lucifer2306

    lucifer2306 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2018
    Đã được thích:
    1.002
    Hai năm trước có dịp đi nghe hội thảo của bạn Linh này với TS. Cấn Văn Lực bạn ấy còn phán 2019 Vnindex lên 1500 cơ :))
    chuabaogiochotlaiVnindex860 thích bài này.

Chia sẻ trang này