Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
451 người đang online, trong đó có 180 thành viên. 01:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 501811 lượt đọc và 2094 bài trả lời
  1. Kubin_Daigia

    Kubin_Daigia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2011
    Đã được thích:
    95
    Bạn đã cutloss DBC rồi à
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.370
    Tuần sau là tuần của VCG
    baotoquoc đã loan bài này
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    16.866
    ----------
    3. Sàn OTC
    Trong vài năm lăn lộn kinh doanh tại SG tôi có bài học cho mình như sau:
    - SG rất dễ sống cho người giàu và người nghèo vì cách tiêu tiền phóng khoáng cởi mở, và đơn giản không cầu kỳ, không như dân bắc và dân miền trung do khó khăn nên tiết kiệm nhưng sỹ diện cao hay khỏe mẽ hào nhoáng
    - Dân SG thích kinh doanh, góp vốn đầu tư, kinh doanh. Dân Bắc thích tích lũy tài sản hơn là đầu tư, sợ rủi ro, lừa đảo nên chủ yếu là công ty tư nhân hơn là công ty cổ phần
    - Người Hoa kiều kinh doanh rất giỏi bởi họ đoàn kết, coi trọng chữ tín. Một số người miền nam giỏi kinh doanh nhưng do trình độ hạn chế nên hay gặp khủng hoảng, vỡ nợ khi công ty quá lớn. Hiện nay 1 số đại gia phía bắc có trình độ, có quan hệ và làm ăn chắc chắn nên sẽ hình thành các tập đoàn vững mạnh của VN sau này.
    Lại nói chuyện tôi đi buôn chứng
    Khi chuyển từ kinh doanh cửa hàng sang chứng khoán tôi không có khái niệm gì về chứng khoán mà chỉ thấy đơn giản nó là một món hàng mới sinh lợi cao
    Thời điểm đó chỉ có vài trăm công ty IPO nên hàng hóa cực kỳ khan hiếm mua đâu thắng đấy. Trong vài tháng lướt lát bán cho người quen số vốn của tôi đã sinh sôi từ trăm triệu lên đến tiền tỷ
    Lại nói về vốn, đa số người chơi trên thị trường đều là nhỏ lẻ nên vốn không nhiều và bị vướng sâu vào bài toán này không tìm ra lời giải nên vẫn đứng nguyên tại chỗ. Nhiều người bảo hàng giá trị, đầu tư lâu dài..v.vv nhưng bạn có vốn như các quỹ để làm việc đó không ? Và bạn lời được bao nhiêu trên đồng vốn của mình. Tôi chỉ nói đơn giản như thế này: nếu bạn là thiên tài bạn cũng chỉ có 2 tay, 2 chân làm việc giỏi lắm gấp 3-4 người bình thường, còn nếu bạn biết lợi dụng sức mạnh của tập thể thì bạn sẽ có nghìn tay, nghìn mắt
    Bản chất của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn như vậy. Chính các bạn là nhữgn người đã làm giàu chi anh Kiên, anh Thắm,anh Quyết, anh Hạ. Các bạn thử nhìn lại xem 5 năm trước các anh ấy như thế nào và các anh ấy đã giàu lên nhanh chóng như thế nào, còn tại sao các bạn lại nghèo đi ???
    Không có vốn, không tài sản cầm cố, vậy tôi đã huy động vốn như thế nào???
    ( Còn nữa )
    rose9, narra8x, Hatderang9 người khác thích bài này.
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Rdp chắc cần tích luỹ thêm :)
    --- Gộp bài viết, 24/07/2016, Bài cũ: 24/07/2016 ---
    Cứ làm thuê cho cuộc đời cho đỡ áp lực bạn ơi! Đầu tư Ck cũng cần một quá trình mới có thể trưởng thành hơn được! Mãi chắc sẽ bớt ngu hơn :)
    --- Gộp bài viết, 24/07/2016 ---
    DBC thì để dài hạn Okie nhưng mình cần cơ cấu vì có 1 mã khác ngắn hạn ổn hơn! DBC k phải ai cũng có duyên với nó :)
  5. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Đúng là bài toán huy động vốn rất quan trọng! Chờ đón đọc phần bác viết về huy động vốn :)
    ChickenKool thích bài này.
  6. menfusu

    menfusu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2008
    Đã được thích:
    50
    "Chốt lãi không bao giờ là sai". Đã bán xong thì đừng có tiếc.... Sẽ ăn được dày nếu cp tăng, mình có nhưng thằng bên cạnh ko có, nhiều người thèm muốn mua mà ko dám mua :) còn nếu ôm cp mà đi đâu ai cũng bàn, ai cũng nói siêu game nhưng ôm mãi nó vẫn loanh quanh đấy thì xác định là... Bán đi kiếm cơ hội khác =))
    Hatderang, qhi, hatmuasa20061 người khác thích bài này.
  7. chocolatevn

    chocolatevn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Đã được thích:
    923
    @co_be_thich_dua: Tại sao anh lại chọn mức cut loss là 10% mà không phải 1 số khác ạ? Em đang dính 1 con cứ chập chờn ở mức 9%, nhìn nó đau tim dễ sợ luôn.
  8. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Về mức này thì sách nào cũng dạy là từ 10-15%, tất nhiên còn liên quan đến vùng giá mình mua nữa! Ngoài ra còn liên quan đến mức độ chịu rủi ro, anh thì cứ 10% anh bán vì thường khi bán sẽ bị giảm xuống 12% . Em có mã nào mà cứ chập chờn thế?
    giolaocattrang68 thích bài này.
  9. chocolatevn

    chocolatevn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Đã được thích:
    923
    Dạ, mã SKG đó anh. Em vào nó khi nó đang ở đỉnh, lúc nó rớt xuống 6% em định cut loss nhưng vẫn cứ thấy yêu em này nên chỉ hạ tỷ trọng. Giờ thì nó cứ chập chờn rớt lại hồi 1 tý xong lại rớt, đã chạm gần mốc 10% luôn rồi anh ạ. Mỗi ngày nhìn nó em đều hồi hộp cả :)
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    16.866
    -----------
    Tôi gửi đến các bác 1 bài tham khảo để các bác biết mình đang ở đâu !
    Trong khi tầng lớp trung lưu sống thoải mái, chi tiêu tương đương với số tài sản sở hữu, người giàu lại vật lộn với công việc, thách thức và luôn nghĩ cách để tăng gia sản.
    Tầng lớp trung lưu sống thoải mái, người giàu vật lộn với công việc
    Những người trung lưu, họ thường an phận với công việc của bản thân, ngại thay đổi và luôn bằng lòng, trong khi tầng lớp giàu có thì khác. Họ luôn bận rộn với lịch trình dày đặc. Bắt đầu kinh doanh riêng là chấp nhận đối mặt với nguy cơ rủi ro, nhưng nếu không như thế, họ khó mà thành công được. Trong đầu tư, những gì đến dễ dàng hiếm khi có lợi nhuận. Bởi vậy, người giàu luôn phải “vật lộn” với công việc, thậm chí phải trải qua nhiều thất bại mới có thể thành công.
    Tầng lớp trung lưu sống bằng tài sản, người giàu sống để tăng tài sản
    Bạn sẽ không bắt gặp các triệu phú trong một chiếc xe hơi 100.000 USD hay ngôi nhà hàng triệu USD. Người giàu không bao giờ dùng tiền để tạo ra các khoản nợ, họ chỉ chi tiền nhằm tăng lượng tài sản và sống dưới mức tài sản sở hữu, dù đó là con số không hề nhỏ. Không ít tỷ phú sử dụng những chiếc xe, ngôi nhà cũ và không mua mới ngay cả khi có đủ khả năng. Trong khi tầng lớp trung lưu thường lựa chọn cuộc sống và cách chi tiêu tương đương tài sản họ có.
    [​IMG]
    Thay vì tiêu tốn vào siêu xe, người giàu có thường nghĩ cách để kiếm ra thật nhiều tiền.
    Trung lưu leo từng bước trên bậc thang sự nghiệp, còn Giàu có sở hữu những bậc thang đó
    Nhà đầu tư Robert Kiyosaki từng khẳng định: “Những người giàu nhất thế giới tìm kiếm và xây dựng mạng lưới. Tất cả những người khác thì tìm kiếm công việc”.
    Đúng vậy, tầng lớp trung lưu có xu hướng làm việc cho người khác. Họ cần có một công việc và sự nghiệp. Trong khi đó, người giàu sở hữu các doanh nghiệp và “bậc thang thăng tiến” của tầng lớp trung lưu. Người giàu hiểu, họ cần thêm lao động để kiếm được nhiều tiền hơn.
    Tầng lớp trung lưu làm bạn với tất cả mọi người, người giàu chọn một cách khôn ngoan
    Tầng lớp giàu có hiểu, khi bao quanh là những người thành công, họ cũng sẽ như vậy và ngược lại. Thu nhập của mỗi thường là thu nhập trung bình của ba người bạn thân nhất. Bởi vậy, tỷ phú Warren Buffett từng đưa ra lời khuyên: “Bạn nên chơi với những người giỏi hơn, chọn giao lưu với những người có tính cách tốt hơn và bạn sẽ thay đổi theo chiều hướng ấy".
    Trung lưu làm việc để kiếm sống, còn người giàu để học hỏi
    Tầng lớp trung lưu thường dễ dàng bị thuyết phục thay đổi công việc khi ai đó trả cho họ nhiều tiền hơn. Nhưng người giàu hiểu, làm việc không phải về tiền bạc, đặc biệt là trong những năm đầu.
    Khi bạn còn trẻ, làm việc để học hỏi, không phải để kiếm tiền. Muốn giàu có, bạn cần phải làm việc để học hỏi các kỹ năng cần thiết chứ không phải tìm kiếm công việc có mức lương cao.
    Tầng lớp trung lưu có nhiều thứ, người giàu có tiền
    "Nhiều người dành số tiền họ không kiếm được để mua thứ không thực sự cần thiết nhằm ăn thua với người mà họ không thích" và tầng lớp trung lưu là như vậy.
    Đối với người giàu, họ muốn tiền nhiều hơn mọi thứ. Nếu mua sắm quá tay, tài sản sẽ giảm mà họ luôn muốn “hái ra tiền” nên sẽ chỉ dành để đầu từ vào kinh doanh có lãi. Đó là lý do tỷ phú Warren Buffett vẫn sống trong ngôi nhà mua vào năm 1958 với giá 31.500 USD.
    Trung lưu tập trung vào tiết kiệm, người giàu tập trung vào thu nhập
    Tiết kiệm quan trọng, đầu tư quan trọng hơn nhưng kiếm tiền mới là nền tảng. Bạn hiểu bản thân cần phải tiết kiệm và đầu tư nhưng để thực sự đạt được mục tiêu ấy, bạn cần phải kiếm được nhiều tiền hơn. Người giàu hiểu điều này, họ luôn tạo ra nhiều con đường để kiếm bộn tiền. Nếu bạn thực sự muốn trở nên giàu có, hãy dựa vào khả năng kiếm tiền chứ không phải khả năng tiết kiệm.
    Tầng lớp trung lưu nhìn tiền qua con mắt tình cảm, người giàu qua con mắt logic
    Trong cuốn sách “Người giàu suy nghĩ như thế nào”, Steve Siebold đã phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất thế giới trong vòng 30 năm, và theo ông, có hơn 100 sự khác biệt trong cách người giàu nhìn vào tiền so với tầng lớp trung lưu. Một trong những khác biệt đó là lớp trung lưu thấy tiền thông qua con mắt của cảm xúc, nhưng người giàu lại qua sự logic.
    Đưa ra quyết định tài chính dựa trên yếu tố cảm tính sẽ làm hỏng mọi thứ. Cảm xúc khiến mọi người mua cao, bán thấp, tạo ra giao dịch kinh doanh nguy hiểm nên cần được kiểm soát và tìm đến logic.
    Tầng lớp trung lưu đánh giá thấp tiềm năng của mình, tầng lớp giàu có đặt ra những mục tiêu lớn
    Tầng lớp trung lưu thiết lập mục tiêu khác hẳn người giàu khi an toàn và có thể dễ dàng đạt được. Ngược lại, người giàu đặt ra những mục tiêu vô cùng khó khăn, thậm chí là điên rồ, nhưng họ luôn thích thử thách bản thân và tin mình có thể đạt được.

    Tầng lớp trung lưu tin tưởng vào làm việc chăm chỉ, những người giàu có tin vào đòn bẩy
    Làm việc chăm chỉ là một điều cần thiết cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề là làm việc chăm chỉ một mình hiếm khi khiến bạn trở nên giàu có. Bạn phải sử dụng đòn bẩy để đạt tới đỉnh cao sự nghiệp và thành công, có nhiều thời gian tự do dành cho những công việc quan trọng cho kinh doanh và cuộc sống.
    rose9, Hatderang, ChickenKool8 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này