Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1778 người đang online, trong đó có 711 thành viên. 22:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 500805 lượt đọc và 2097 bài trả lời
  1. minhlongcntt

    minhlongcntt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    569
  2. stockD

    stockD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2018
    Đã được thích:
    45
    co_be_thich_dua thích bài này.
  3. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Thành công bằng sự tử tế

    Đọc 1 trang sách thấy hay quá nên chia sẻ

    Tôi muốn hỏi bạn: Tại sao không thấy yêu cầu ứng viên phải "tử tế" trong các tiêu chuẩn tuyển người cho một chức vụ nào đó? Có hàng trăm tiêu chuẩn về những điều cần thiết phải làm mỗi ngày nhưng dường như "tử tế" chỉ Là phần phụ. Một tiêu chuẩn thứ cấp. Một chuyện sau này. Tôi không cho Là vậy.

    Tôi tin rằng tử tế, dưới nhiều hình thức, chính Là máu huyết của thế giới kinh doanh. Tử tế với đồng nghiệp ( vì thế họ thích đi làm mỗi ngày), bạn sẽ thu hút và giữ lại nhiều tài năng cho công ty. Tử tế với nhà cung cấp ( vì thế họ hết lòng với bạn) Là điều giúp công việc trôi chảy. Tử tế với khách hàng ( vì thế họ luôn trở lại) Là cách hay nhất để phát triển cộng đồng những ai trung Thành và mong muốn đi theo bạn. Một ví dụ điển hình:

    Hôm qua tôi đến một cửa hàng thực phẩm gần nhà. Tôi cần năng lược và rau xanh cho bữa trưa, để tẩm bổ cho cả cơ thể và trí não. Tôi quyết định mua một phần gà Tây cùng với món rau trộn. Cô nhân viên sau quầy hàng mỉm cười trả lời: "theo quy định gà Tây chỉ bán nguyên con nhưng để tôi xem có cắt ra bán cho anh được không nhé". Một phút sau tôi mua được một phần gà Tây. Cô nheo mắt nói thêm: "Tôi cắt phần ngon nhất cho anh - rất ngon đấy". Chuyện xảy ra như thế. Rất đáng cảm kích và ngạc nhiên. Rất tử tế với tôi. Một trải nghiệm tuyệt vời về phong cách phục vụ.

    Còn bữa trưa hôm nay? Tôi trở lại cửa hàng đó bởi vì như bao người khác tôi luôn cộng tác với người đối xử tốt với mình. Ai mà không muốn giúp người tử tế thành công chứ? Sự tự tế thu hút lòng trung Thành và khiến tôi trở lại. Vậy nên hãy tỏ ra tử tế mỗi ngày phải không các bạn?

    Tử tế dưới nhiều hình thức chính Là máu huyết của giới kinh doanh!

    Qua bài viết này hẳn nhiều bạn nhận ra điều gì đó đáng để thay đổi thậm chí chợt nhận ra rằng mình đã đánh mất nó một cách vô thức!
    rose9, tamrain, cunnho5 người khác thích bài này.
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Thấy bài viết này hay quá copy ra cho cả nhà đọc! Đọc hơi chán nhưng sẽ giúp bạn tránh khỏi những lỗi sơ đẳng mà nđt mới hay chuyên nghiệp hiện vẫn mắc phải và có thể không bao giờ thoát ra được! 99% là ra đi nếu không tuân thủ những nguyên tắc bất biến bên dưới này.

    Jesse Livermore đã từng nói rằng " Không có gì mới trên thị trường chứng khoán. Những gì đã từng diễn ra trong quá khứ sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai vì bản chất tự nhiên và cảm xúc con người là không thay đổi". Điều đó là hoàn toàn chính xác và dưới đây là các quy luật gần như bất biến trong thị trường chứng khoán VN nói riêng và chứng khoán thế giới nói chung.

    Quy luật số 1: Cổ phiếu giá cao sẽ tiếp tục tăng giá và ngược lại

    Bạn đừng bao giờ nói câu giờ giá VNM đã cao quá rồi, hay "mắc quá", mỗi năm VNM vẫn xác lập một mặt bằng giá mới liên tục trong 10 năm qua và có thể vẫn tiếp tục trong 10 năm tiếp. 1 cổ phiếu có thể tăng giá trong 10 năm nữa liệu giá bây giờ đã cao chưa??

    Ngược lại, trường hợp HAG khi đã giảm xuống dưới mức mệnh giá thì điều hi vọng HAG quay lại vùng giá cũ đã là điều cực kì khó khăn chứ chưa nói là vượt được 20 hay vươn tới 40, 50.

    Quy luật số 2: Môi giới không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của bạn

    Bạn, nhà đầu tư là người chịu trách nhiệm lớn nhất tài sản của mình chứ không phải ai khác kể cả môi giới của bạn.

    Môi giới không chỉ làm việc vì lợi ích của bạn, mà trên hết là vì lợi ích của bản thân họ và công ty chứng khoán họ đang làm việc.

    Đa phần các môi giới sẽ không vui nếu nhà đầu tư giữ cổ phiếu trong cả một năm mà không hề có giao dịch, dù đôi khi bạn lãi nhiều đến thế nào. Tuy cay đắng nhưng đó là sự thật và hợp lí vì nguồn sống chủ yếu nhờ phí giao dịch.

    Dù vậy, cũng không phải là không có môi giới giỏi và có tâm. Vì vậy, hãy chọn môi giới như chọn những người bạn cho chính bản thân mình, cố gắng chọn những người tốt và gắn bó lâu dài.

    Quy luật số 3: Người thắng không phải bởi vì mua cổ phiếu tốt mà người thắng là người có nguyên tắc và tuân thủ nguyên tắc

    Đây là điều đúc kết từ hầu hết các nhà đầu tư trong quá khứ. Không quan trọng bạn chọn hướng đầu tư nào, có thể là đầu tư cơ bản lâu dài, hay phân tích kỹ thuật lướt sóng, đầu tư giá tăng hay bán khống giá giảm. Quan trọng là bản thân phải có nguyên tắc đúng, phù hợp với quan điểm và nghiêm túc chấp hành nguyên tắc đó.

    Quy luật số 4: Cứ chạy theo những cổ phiếu không có nền tảng cơ bản nhất định thì việc thua lỗ chỉ là sớm hay muộn

    Là một môi giới kiêm một nhà đầu tư, tôi đã từng chứng kiến nhiều người nhân đôi, nhân ba tài khoản trong vòng một tháng sau khi mua FLC, ROS, TNT hay DRH, DHM... Tuy nhiên khoảng thời gian sau đó gặp lại, hầu hết họ đã mất đi những khoản lợi nhuận ấn tượng trước đó, thậm chí là thua lỗ hoặc rời bỏ thị trường.

    TNT - đã từng là cổ phiếu siêu "hot" 2015-2016

    Nếu bạn biết được rằng trụ sở của TNT thuê trên tầng 2 lụp sụp chắc bạn shock nhỉ?

    Họ quy lỗi cho thị trường không minh bạch hay quản lý giao dịch không chặt chẽ của ủy ban, nhưng họ đã quên những lúc họ kiếm được tiền chính nhờ những điều đó.

    Và khi nhìn lại giá cổ phiếu của những mã hay được gọi là siêu cổ phiếu ta có thể thấy giá cổ phiếu sau nhiều năm vẫn như vậy thậm chí là thấp hơn, vì vậy đừng để cái lợi tức thời che lấp đi sự thật.

    Quy luật số 5: Xu hướng của thị trường hay nhóm ngành dẫn dắt là yếu tố quyết định

    Hầu hết cổ phiếu sẽ suy giảm khi thị trường bước vào đợt điều chỉnh mạnh nhưng sau đợt điều chỉnh đó không phải cổ phiếu nào cũng có thể quay lại mức giá trước đó. Ta gọi đó là xu hướng thị trường hay nhóm ngành, nhóm cổ phiếu dẫn dắt.

    Minh chứng rõ nhất trong khoảng gần đây là ví dụ từ nhóm cổ phiếu dầu khí. Sau khi thị trường có 2 đợt điều chỉnh mạnh vào 4/2014 và đầu 2015, cũng như bao nhóm ngành khác nhóm dầu khí cũng bước vào trend giảm. Tuy nhiên, thị trường sau đó có đợt hồi phục mạnh mẽ từ 2016 và chinh phục từ đỉnh này tới đỉnh khác, nhưng hầu hết các mã dầu khí vẫn đang chưa thể sống lại được, chứ chưa nói tới vươn mình (kể cả GAS). Vì vậy mới thấy được yếu tố xu hướng thị trường về ngành rất quan trọng.

    Quy luật số 6: Người khổng lồ luôn để lại những dấu chân lớn

    Đó có thể là dấu hiệu cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào.

    Do tính chất cũng như qui mô tài sản lớn, khi đầu tư vào 1 cổ phiếu nào đó, các tổ chức lớn phải giải ngân và mua rải rác trong rất nhiều phiên.

    Đó là một trong số nhiều lí do mà nhiều cổ phiếu tốt dạng tiềm năng khi có tổ chức đầu tư vào thường có một đợt tăng giá khá dài và ổn định.

    Những ví dụ cơ bản trong trường hợp này có SKG, VCS, PNJ, ACB, SRF...

    Không có người khổng lồ nào có thể giấu được dấu vết của mình và lợi thế của nhà đầu tư cá nhân là có thời gian nghiên cứu, phân tích và bám theo những dấu vết đó.

    Quy luật số 7: Phân tích giỏi là cần thiết nhưng chưa đủ, quyết định giỏi chiếm 50% chiến thắng

    Điều đúng nhất trên thị trường là không có điều gì chắc chắn, cũng như Einstein từng nói "Không có gì là tuyệt đối". Vì vậy dù phân tích giỏi tới đâu vẫn có 20% xác suất sai hiển hiện.

    Vì vậy, cần phải tập luyện khả năng ra quyết định. Chỉ cần bạn quyết định đúng 6,7/10 lần thì bạn đã có thể vượt qua 90% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường

    Quy luật số 8: Như quy luật số 5 đã nếu, hãy tìm ra nhóm cổ phiếu dẫn dắt và tập trung vào đó

    Khi bạn đã tìm ra được nhóm cổ phiếu đó thì bạn phải nhất định gia tăng % danh mục ở đó. Theo thống kê nhóm cổ phiếu dẫn dắt thường xuyên đạt được tỷ suất sinh lợi gấp 3,4 lần so với tăng trưởng của thị trường trong cùng thời kỳ. Ví dụ, nhóm dầu khí giai đoạn 2013-2014, nhóm ngân hàng tài chính giai đoạn 2015, cuối 2016-đầu 2017, nhóm vật liệu xây dựng giai đoạn 2014-2016, nhóm xây dựng giai đoạn 2016-2017....

    Quy luật số 9: Nhà đầu tư nào cũng phải trải qua thua lỗ, quan trọng là có đứng lên được hay không

    Cắt lỗ là chuyện bình thường nhưng (1) Bạn có dám cắt lỗ không? (2) Sau khi cắt lỗ bạn có quay lại đầu tư không?

    Cho dù là bạn có thể vỗ ngực mình bảo là một nhà đầu tư dài hạn, bạn cũng nên đặt ra nguyên tắc cắt lỗ cho bản thân, khi khoản lỗ đạt mức 7% và tối đa 10%. Không có khoản đầu tư dài hạn nào hợp lí khi mà nó làm bạn mất đi 20-30% tổng đầu tư

    Quy luật 10: Khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt có dấu hiệu đạt đỉnh cũng là lúc cân nhắc giảm hoặc tạm dừng đầu tư

    Nhóm dẫn dắt là nhóm tăng đầu tiên và tạo hiệu ứng lan tỏa đến toàn thị trường. Nhóm cổ phiếu này sẽ dẫn dắt thị trường với một sóng tăng từ 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn rồi bắt đầu điều chỉnh. Các nhóm cổ phiếu khác đặc biệt là nhóm penny thường là nhóm cuối cùng của đợt tăng.

    Vì vậy bạn nên giảm tỷ lệ cổ phiếu và gia tăng tiền mặt hoặc rút hoàn toàn thị trường ngay khi nhóm dẫn dắt điều chỉnh, trừ khi ngay sau đó có một nhóm khác vươn lên dẫn dắt, dù cho phải 2, 3 tuần sau thị trường mới có dấu hiệu điều chỉnh đồng loạt.

    Hiện tại nhóm dẫn dắt đang là nhóm tài chính ngân hàng và vẫn duy trỳ trạng thái tốt. Sóng tăng này của thị trường rất ổn định khi trước đó là xây dựng, vật liệu cơ bản và từ đầu năm là ngân hàng, thị trường không chịu điều chỉnh sâu và lâu.

    Quy luật số 11: Người ta mua bán giao dịch hằng ngày vì cảm xúc hay chính xác là kỳ vọng cổ phiếu tăng giá nhiều hơn là do khía cạnh phân tích

    Đa số quyết định mua bán do cảm xúc nên người ta không quan tâm nhiều đến hệ thống đầu tư hay nguyên tắc giao dịch (ra quyết định tức thì)

    Và để thuyết phục một người đầu tư theo hệ thống hay nguyên tắc trong một thời gian dài là rất khó, thậm chí nó còn khó hơn cả tìm ra một nguyên tắc hay hệ thống phù hợp.

    Quy luật số 12: Thị trường có tăng và có giảm, và còn có cả đi ngang nữa

    Đây là một vấn đề mà có thể nhiều người cho là nhảm nhí hay buồn cười nhưng quy luật trên không phải là nói nhảm hay là câu bông đùa. Khi mà nhiều nhà đầu tư chỉ đang cố đoán thị trường tăng hay giảm để mua hay bán mà quên mất còn một trạng thái nữa là đi ngang.

    Giai đoạn này chiếm tới 30-40% thời gian giao dịch trong một năm. Đặc điểm dễ thấy nhất trong giai đoạn này chính là giá cổ phiếu dao động giằng co lên xuống trong vòng 1,2 phiên. Không lời nhưng cũng không lỗ nhiều, tuy nhiên, chính điều đó làm các vòng quay tài sản không hề hiệu quả thậm chí nó mang lại thiệt hại lớn. Vì vậy tôn chỉ giai đoạn đó là (1) bạn nghỉ ngơi hoàn toàn không tạo vị thế mua mới, (2) Nếu đang có sẵn cổ phiếu, thì có thể giao dịch mua bán trong phiên kiếm lợi nhuận, tuy nhiên giảm dần vị thế mua để chờ xu hướng rõ ràng và ra quyết định mạnh hơn.

    Quy luật số 13: Không phải hễ tin tốt hỗ trợ thì cổ phiếu sẽ tăng

    Nguyên nhân lớn nhất chính là tâm lí tin ra là bán, mọi người vẫn luôn cho rằng thị trường chứng khoán là bất cân xứng thông tin (điều đó là chính xác) nên hễ tin ra thì mọi người ngầm mặc định tin đó đã phản ánh vào giá.

    Nguyên nhân thứ thứ hai là sau một giai đoạn giảm của cổ phiếu thì dù có tin tốt, cổ phiếu vẫn chỉ có thể tăng lên vùng giá mà có rất nhiều người mua trước đó, đó là ngưỡng kháng cự tâm lý kỹ thuật.

    Quy luật số 14: Trong một trend giảm khi nào thấy volume cạn kiệt thì có thể cân nhắc theo dõi cổ phiếu đó

    Cổ phiếu giảm tức là lượng bán nhiều hơn lượng mua, theo cơ bản quy luật cung cầu trong kinh tế học. Và khi volume giảm thì tức là lượng bán không còn nhiều nữa và có thể cổ phiếu sẽ đảo chiều tăng giá trở lại.

    Quy luật số 15: Các nhịp tăng của thị trường luôn tuân thủ theo bộ sóng Elliott, 3 nhịp tăng chính và 2 nhịp điều chỉnh

    Sóng Elliott sẽ luôn chính xác trên tất cả thị trường, các khung thời gian trừ các trường hợp bị chi phối, vì nó thể hiện chính xác theo trạng thái cảm xúc của con người, từ bi quan, nghi ngờ, tự tin rồi đến hưng phấn.

    Quy luật số 16: Sóng tăng của cổ phiếu thường kéo dài từ 3 tới 6 tháng liên tục vì vậy không việc gì vội vàng hay vội vã bỏ qua cổ phiếu đó

    Đây gần như là câu hỏi rất hay gặp trên thị trường chứng khoán. Lo ngại thường xuyên của nhà đầu tư là "Liệu cổ phiếu này đã tăng giá rồi chưa?", "Nó giảm lại thì sao?"... Nhà đầu tư đã bỏ qua vô số các cơ hội lớn chỉ vì những lo lắng ngắn hạn.

    Nhưng cổ phiếu tốt thực sự và là những cổ phiếu dẫn đầu thì mỗi đợt tăng giá ít nhất kiếm được 20-30% cho mỗi sóng tăng thật sự, đừng lo ngại nếu ta có bỏ lỡ 1 2 phiên. Còn những cổ phiếu mang tính chất ăn theo thì chỉ đạt được 7-10%.

    Quy luật số 17: Người tham lam hay ngu ngốc luôn mong muốn mua đúng đáy và bán đúng đỉnh, nhà đầu tư thông minh chỉ muốn mua được giá ở điểm an toàn và bán ra ở giá tốt hơn (gần đỉnh)

    Trích dẫn lại một câu nói nổi tiếng của gia tộc Rothschild, một gia tộc nổi tiếng thế giới, trong cuốn "Chiến tranh tiền tệ"

    " Tôi thành công trên thị trường chứng khoán là nhờ không bao giờ cố mua ở đáy và bán ra ở đỉnh."

    Khi thị trường có xu hướng tăng, người có kinh nghiệm thường mua vào khi chắc chắn được xu hướng tăng và bán ra khi kiếm đủ lời. Hay còn gọi "mua cao và bán cao hơn".

    Quy luật số 18: Người ta luôn cố tìm một lí do cho một cổ phiếu để trả lời cho câu hỏi tăng hay giảm, nhưng khi đã tìm ra được lí do rõ ràng thì sóng cổ phiếu cũng đã kết thúc

    Nhà đầu tư hàng ngày vẫn luôn cố tìm câu trả lời cho câu hỏi "Sao hôm nay cổ phiếu này tăng thế nhỉ?" hay "Cổ phiếu đã tăng liên tục vì lí do gì vậy?". Hay là nhà đầu tư luôn lo ngại một vấn đề nào đó nhiều khi chẳng liên quan gì tới cổ phiếu đó.

    Mọi người bán ra vì có lợi nhuận, bán ra vì muốn cắt lỗ và bán ra vì lo ngại mà đôi khi chẳng biết lo ngại cái gì nữa!!!

    Không quan trọng tin tức gì, lí do gì, đừng cố gắng tìm nguyên nhân làm giá thay đổi (ngoại trừ trường hợp cổ phiếu mình phân tích từ trước hoặc dạng cổ phiếu đầu tư). Xác định cổ phiếu tăng hay giảm và chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để giao dịch hiệu quả.

    Quy luật số 19: Khi nào bạn nghe hầu như những người xung quanh bạn khuyên mua một cổ phiếu nào đó thì bạn nên cân nhắc bán ra nếu đang giữ nó

    Thị trường 2008 và cuối 2009 có lẽ là câu chuyện kinh điển. Khi mà chủ quán bia, người bán tạp hóa hay buôn bán nhỏ cũng có thể kiếm lời được từ việc buôn bán cổ phiếu thì ngay sau đó thị trường sẽ đi vào giai đoạn đen tối nhất chỉ trong vài tháng sau. Trường hợp gần nhất là của Trung Quốc 2015.

    Trường hợp tương tự xảy ra với cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu đầu cơ không có cơ bản nội tại hỗ trợ. Như một cao thủ võ công nhưng không có nội công hộ thể thì sớm hay muộn sẽ nhận cái kết cay đắng. VD các mã đã từng có trường hợp này như DHM, TNT, LDG và trường hợp hiện tại có tên của ROS.

    Quy luật số 20: Cổ phiếu nào cũng có giai đoạn gọi là "phân phối đỉnh". Bạn nhất định phải bán cổ phiếu trong giai đoạn đó

    Phân phối đỉnh tức là một đợt chốt của một tầng lớp giá cũ, tức là người mua của đợt sóng trước sẽ bán cho những người mua đến sau. Có thể sau giai đoạn này cổ phiếu sẽ có vùng tăng mới, tuy nhiên để an toàn bạn nên bán ra ít nhất là 70-80% rồi theo dõi xu hướng để ra quyết định hoặc có thể mua lại sau.

    Đặc điểm của giai đoạn này là giá không tăng nhưng khối lượng rất lớn. Tức là cổ phiếu vùng giá thấp đã được trao tay ở vùng giá đó. Vì vậy, rủi ro điều chỉnh sẽ gia tăng rất lớn cần chú ý. Khi qua giai đoạn này nếu không có sự duy trì khối lượng tốt cổ phiếu thường phải chịu điều chỉnh 10-15% trước khi ổn định.

    Quy luật số 21: Quay lại cổ phiếu nào là tốt nhất thì lại phải là phân tích cơ bản. Cổ phiếu tăng nhiều nhất chắc chắn chính là cổ phiếu có kết quả kinh doanh thực tăng ấn tượng và duy trỳ được tốc độ

    Điều này đã được minh chứng từ trước tới nay ở khắp nơi trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản hay cả Việt Nam.

    Dẫn chứng như trường hợp của Apple, năm nào cũng nghe mọi người bảo giá cổ phiếu của Táo đã quá cao, tuy nhiên trong 10 năm qua kể từ ngày chiếc Iphone đầu tiên ra đời, Táo đã tăng giá 10 lần!!! Ở thị trường có lãi suất thấp như Mỹ mà đạt được hiệu quả như vậy mới thấy sự khủng khiếp của nó. Tuy nhiên nó tăng giá vì một lí do cực kỳ đơn giản mà đôi khi sự bi quan của con người thường bỏ quên đi đó là sự tăng trưởng lợi nhuận. Cho đến khi nào Iphone vẫn phá hết kỷ lục bán hàng này đến kỷ lục bán hàng kia thì giá nó vẫn sẽ tăng

    Ví dụ điển hình trong nước chính là trường hợp PNJ, với việc lợi nhuận gia tăng với tốc độ trung bình trên 30%/năm trong vòng 5 năm qua. Đó là nguyên nhân duy nhất làm giá PNJ đã tăng hơn 3 lần trong 2 năm qua.

    Vì vậy hãy thinking simple.

    Quy luật số 22: Có thể mọi người sẽ bảo ở Việt Nam sẽ khác, môi trường Việt Nam không minh bạch, hay cách chơi mỗi thị trường mỗi khác, bla bla... Nhưng xin thưa bất cứ nơi nào trên thế giới nhà đầu tư đều là con người nên chẳng có khác biệt gì cả. (Trừ trường hợp nền tri thức nhân tạo chiếm toàn bộ thế giới này thì thôi không còn gì để nói nữa =)).)

    Tại sao để mua nhà, ô tô xe máy hay đồng hồ bạn cân nhắc 1 vài tuần còn cổ phiếu như thay áo là sao?
    stockD, samchung, haint853 người khác thích bài này.
    pnthuat đã loan bài này
  5. Gia_Bich

    Gia_Bich Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2017
    Đã được thích:
    93
    Bác có thể chia sẻ cho e thêm 1 ít ở quy luật số 20 dc không bác(nói đúng hơn là cần lời khuyên)? Theo trường phái giá trị nhưng e bị mắc lỗi ở đây khá lớn,việc lựa chọn giữa giữ lãi và bảo toàn quan điểm đầu tư.Ví dụ cổ phiếu xyz nào đó mình định giá nó phải 50k và trong mình suy thầm bảo rằng không đạt target mình ko bán ra 1 cổ nhưng khi tăng tới khoảng 30k thì bị phân phối đỉnh,đoạn này bị giằng co giữa giữ lãi và quan điểm đầu tư ban đầu,e rất khó nghĩ ở đây vì nếu bán 70-80% thì mình giữ dc lãi nhưng quan đđiêm có vấn đề còn mình chọn bảo vệ quan điểm thì có thể mất hết lãi(úp bô thật sự chứ không phải lọc lớp cổ đông cũ),mong nhận dc chia sẻ từ người đi trc cho e nâng cấp dc bản thân,thắc mắc của e thiên về quan điểm hơn thôi vì bài viết của bác về quy luật 20 củng khá rõ ràng rồi.
    09xx189279 thích bài này.
  6. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.448
    Trong vòng 5 10 năm của một cổ phiếu dù tốt đến đâu thì nó vẫn luôn có rất nhiều lần xuất hiện điều mà quy luật 20 nhắc đến anh nhỉ.


    Quy luật số 20: Cổ phiếu nào cũng có giai đoạn gọi là "phân phối đỉnh". Bạn nhất định phải bán cổ phiếu trong giai đoạn đó

    Phân phối đỉnh tức là một đợt chốt của một tầng lớp giá cũ, tức là người mua của đợt sóng trước sẽ bán cho những người mua đến sau. Có thể sau giai đoạn này cổ phiếu sẽ có vùng tăng mới, tuy nhiên để an toàn bạn nên bán ra ít nhất là 70-80% rồi theo dõi xu hướng để ra quyết định hoặc có thể mua lại sau.

    Đặc điểm của giai đoạn này là giá không tăng nhưng khối lượng rất lớn. Tức là cổ phiếu vùng giá thấp đã được trao tay ở vùng giá đó. Vì vậy, rủi ro điều chỉnh sẽ gia tăng rất lớn cần chú ý. Khi qua giai đoạn này nếu không có sự duy trì khối lượng tốt cổ phiếu thường phải chịu điều chỉnh 10-15% trước khi ổn định.
    co_be_thich_dua, mixu09xx189279 thích bài này.
  7. mixu

    mixu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2017
    Đã được thích:
    322
    Quy luật số 20 : Làm thế nào để xác định phân phối đỉnh ? căn cứ dựa vào lượng bán ra đột biến so với phiên giao dịch trước?
    co_be_thich_dua thích bài này.
  8. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.448
    Do đó, đầu tư cổ phiếu mà chỉ biết đến việc ôm 5 10 năm mà ko mua bán gì thì chưa đủ.
    09xx189279 thích bài này.
  9. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Thường khi hiểu rõ TA và đầu tư dài sẽ bán 20-30% lượng cổ phiếu ở vùng đó và đợi chỉnh nền mới thì mua vào lại số lượng đã bán vào sóng tiếp theo :)
    Gia_Bich thích bài này.
    Gia_Bich đã loan bài này
  10. trader1991

    trader1991 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    980
    Còn một cách nữa nếu bạn nghĩ là đúng thì làm không thì thôi .VD POW hoặc BSR hoặc OiL, tôi đánh giá cao 3 mã này và nó cũng nằm ở vùng giá thích hợp ( có thể chọn ở vùng giá thấp hơn) . Bạn mua 20k POW giá 15 , đợi đến khi nó lên vùng trên 50 hoặc lớn hơn bác chỉ cần bán đúng một phần số cổ = số vốn ban đầu hoặc bán nhiều hơn, giả sử bán ra 10k giá 50 hoặc 30 cũng được. Như thế vốn đã lấy về, bạn lại dư ra 10k cổ ( vốn 0 đồng) . Như thế không sợ không có vốn đầu tư tiếp và cũng không sợ mã đó tăng trưởng ngoài dự định ( giá trên 100k) chưa kể có thể có ct hằng năm. Tất nhiên áp dụng penny cũng được mà chọn mấy mã tốt chút. Giống như GAS , một số người mua giá 40 xong bán 1/3 giá 120 đã thu hồi vốn ( chưa kể cổ tức ) . TH GAS đạt 200k như vậy họ cũng lãi lớn. TH GAS giảm mạnh họ cũng thật sự chẳng mất gì vì vốn đã thu hồi và vẫn đảm bảo một khoản CT hằng năm.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này