Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1932 người đang online, trong đó có 772 thành viên. 18:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 500790 lượt đọc và 2097 bài trả lời
  1. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Đợt này tôi cũng bắt đầu đi tập! Nếu có cơ hội rất mong được giao lưu với bác! ;)
    Stockjourney thích bài này.
  2. Pilotfish

    Pilotfish Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2017
    Đã được thích:
    707

    :-bd:-bd
    co_be_thich_dua thích bài này.
  3. gagiaqua

    gagiaqua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2018
    Đã được thích:
    4.266
    Mình bắt đầu từ lúc thị trường mới mở 1 thời gian, sau đó đóng băng tài khoản và bán nốt phần còn lại năm 2009. Chỉ duy nhất giữ được 1 mã làm kỷ niệm và ăn cổ tức tới giờ.
    Cuối năm 2017 quay trở lại và ngỡ ngàng khi thấy vẫn lộn xộn, ma mãnh như xưa. Mất nửa năm thử sai và thua lỗ, vẫn tìm kiếm 1 mã có thể tiếp tục cầm tiếp quãng còn lại. :)
    co_be_thich_dua, ltl9809xx189279 thích bài này.
    chaiens đã loan bài này
  4. chimse008

    chimse008 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/06/2017
    Đã được thích:
    1.027
    Cuối tuần xem mã A Post nhé. Hehe
    Nếu đủ tàm nhìn và lòng tham thì sẽ ăn 5 lần kể từ giá A post !
    P/S Cổ phiếu có yếu tố doanh nghiệp riêng !!
    Stockjourney, co_be_thich_dua09xx189279 thích bài này.
  5. huyenduc224

    huyenduc224 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2018
    Đã được thích:
    440
    co_be_thich_dua thích bài này.
  6. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Bác đã tìm được chưa?
    --- Gộp bài viết, 13/07/2018, Bài cũ: 13/07/2018 ---
    Chờ Đợi mã của bác
  7. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Thấy bài này khá hay chia sẻ

    TÀI CHÍNH HÀNH VI (PHẦN 2): MÔ THỨC CẮT LỖ THỤ ĐỘNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
    92 lượt xem - Ngày: 02/01/2016


    Thông thường, không ít tình huống sau khi NĐT chán nản bán ra một cổ phiếu; “bỗng nhiên” cổ phiếu đó quay đầu tăng giá (bán đúng đáy). Liệu điều đó có phải là ngẫu nhiên hay đơn thuẩn chỉ là do may mắn (xui thôi hên khỏi tính). Tại sao, người bên ngoài ko nắm giữ 1 cổ phiếu hoặc sau khi nhìn lại mẫu hình của các cổ phiếu, họ có thể thấy được tiềm năng tăng giá của 1 cổ phiếu tại đoạn cuối của các mẫu hình. Ngược lại, những người đang nắm giữ cổ phiếu đang trong chu kỳ điều chỉnh (hoặc tích lũy) lại cảm thấy vô cùng chán nản tại các đoạn cuối của mẫu hình, và lại bán ra ngay trước thời điểm cổ phiếu sắp bùng nổ.

    Thực tế, điều đó hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà bản chất hầu hết các NĐT đều hành động cùng một mô thức (sai lầm từ tài chính hành vi). Vậy mô thức đó là gì, tại sao chúng lại thường xuyên lặp lại?

    Thông thường, khi NĐT đang nắm giữ 1 cổ phiếu đang sụt giảm; ban đầu, họ không dứt khoát thoát hàng, cắt lỗ, nhưng khi cổ phiếu tiếp tục giảm sâu, thì sức chịu đựng của NĐT sụt giảm. Đặc biệt, những người nắm giữ vị thế thua lỗ thường cảm thấy chán nản nhất và muốn bán cổ phiếu khi thanh khoản của nó sụt giảm mạnh (hầu hết các mẫu hình tích lũy thì đoạn cuối của mẫu hình thường VOL sẽ thấp – trước khi cho tín hiệu break khỏi mẫu hình và bùng nổ). Thứ nhất, tại thời điểm mua cổ phiếu, NĐT kỳ vọng nó sẽ tiếp tục tăng giá và thường những cổ phiếu họ mua vào có giao dịch sôi động – thanh khoản tốt. Ở đoạn giữa giảm giá, khi thanh khoản còn, NĐT ko muốn cắt lỗ vì cổ phiếu vẫn giao dịch sôi động và thường có biên độ dao động mạnh, khiến cho hi vọng của họ lúc đó còn (quá trình giằng co khiến cổ phiếu có lúc xanh). Tuy nhiên, khi thanh khoản giảm, mặc dù đà giảm giá của cổ phiếu đã chững lại, và có xu hướng dao động trong biên độ hẹp (thời điểm xuất hiện các nến Doji), nhưng ngược lại điều đó lại khiến cho NĐT có cảm giác “Chán nản”, lúc này NĐT có xu hướng bán ra – tôi gọi lực bán này là lực bán thụ động (bán ra trong tâm lý hoảng loạn – tạo ra các mức giá quá bán của cổ phiếu – xuất hiện các khoảng trống giá). Vậy tại sao NĐT lại thường chán nản và muốn bán cổ phiếu nhất lúc nó cạn thanh khoản? Ở đây, cần hiểu bản chất của hầu hết các NĐT là sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhưng lại không chấp nhận sự mơ hồ (khoa học tài chính hành vi đã chứng minh). Khi cổ phiếu còn thanh khoản và dao động mạnh, họ vẫn còn hi vọng để níu kéo, nhưng khi cổ phiếu bắt đầu dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản cạn kiệt, họ trở nên mơ hồ về triển vọng sắp tới của cổ phiếu, vì lúc này họ không còn chắc cổ phiếu đó liệu có giao dịch sôi động và tăng giá trở lại không. Đó là lý do hầu hết, thường thì sau khi NĐT bán cổ phiếu ra thì ngay lập tức nó hồi phục và tăng giá vì hành vi của tất cả những NĐT hành động cùng 1 mô thức (chán nản nhất khi cổ phiếu cạn thanh khoản – trong khi đây lại là dấu hiệu sắp đảo chiều xu hướng của hầu hết các mẫu hình tích lũy giá).

    Hậu quả của mô thức hành vi này, như chúng ta đã biết thường khiến những NĐT thay vì dứt khoát cắt lỗ trong đoạn đầu giảm giá, NĐT lại thường bán ngay tại điểm mà họ nên mua vào thay vì bán ra (Sai lầm căn bản về mặt TA, bán tại điểm mua). Sự chán nản và hoảng loạn khiến NĐT bán cổ phiếu 1 cách thụ động và thường bán ngay đáy.

    Rõ ràng, tình huống chúng ta hay gặp là sau khi bán ra, cổ phiếu đó lại tăng. Đó không đơn thuần là do may rủi hay ngẫu nhiên mà thực chất chúng ta thường mắc phải những sai lầm về tài chính hành vi và hành động cùng một mô thức. Đó là lý do vì sao, những người bên ngoài (ko nắm giữ cổ phiếu) khi phát hiện các mẫu hình tích lũy thì họ thấy đẹp và tiềm năng trong khi những người đang nắm giữ cổ phiếu đó thì cảm thấy như một cực hình, sự chán nản và hoảng loạn lên đến đỉnh điểm, khiến họ bán cổ phiếu ngay tại thời điểm mà lẽ ra họ nên mua.

    Việc nắm rõ sai lầm hành vi này, sẽ giúp tránh được tình huống NĐT do quá hoảng loạn mà bán cổ phiếu một cách thụ động, thiếu hợp lý.

    P/S: bài này diễn đạt chưa dễ hiểu lắm, cần soạn lại

    Theo Vieteuro
    tamrain, binhminh2ltl98 thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  8. gagiaqua

    gagiaqua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2018
    Đã được thích:
    4.266
    Chưa tìm được mã nào để đặt niềm tin tuyệt đối bác. Có khi phải xin gặp mặt các bác để xin tư vấn truyền kinh nghiệm.

    Vê tham khảo rải mỗi mã 1 ít để tham khảo tôi nhìn:
    1. mấy con lâu năm ăn cổ tức như: DPR, NTC có thể thu tiền mặt, kinh doanh chuyên tâm, tương lai bình bình hoặc khá.
    2. Hàng phát triển như FPT, làm trong lĩnh vực phát triển nhanh, 4 năm nay có khá lên khi thay đổi tập trung vào công nghệ, viễn thông, giáo dục..,, hướng ra thị trường thế giới, lãnh đạo sáng sủa.
    SSI có PAN làm nông nghiệp
    3. Tăng trưởng cao: ???? thì chưa thấy

    Xin bác góp ý cho!
    Stockjourneyco_be_thich_dua thích bài này.
  9. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    15.019
    Quan trọng khi rải ngân bác định nắm giữ tầm mấy năm? Dựa vào đó mới có thể tìm ra cổ phiếu phù hợp được!
    Chưa kể mức độ chịu đựng rủi ro và lì đòn của từng Ndt như thế nào nữa!
  10. gagiaqua

    gagiaqua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2018
    Đã được thích:
    4.266
    Cổ phiếu trước để ăn cổ tức mình giữ được 10 năm rồi, và chắc là vẫn để cố định đấy. Nó thêm tiền mặt.
    Ở giai đoạn này thì vẫn ưu tiên hơn cho cố ra tiền mặt, tỷ lệ 7:3, nên để nắm lâu, càng lâu càng tốt bác.
    Cổ phiểu tăng trưởng độ 3 phần - cũng càng lâu càng tốt :). Tôi lười và không đủ kỹ năng chơi ngắn hạn hoặc lướt sóng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này