Bản Tin Tài Chính - Tin Tức Trong Nước và Thế Giới - Cập Nhật Hàng Ngày Đến 31/12/2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cutibanbi, 19/08/2018.

8543 người đang online, trong đó có 1358 thành viên. 15:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13981 lượt đọc và 207 bài trả lời
  1. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    Xin chào anh em!
    Mình nhận thấy nhiều topic chia sẻ thông tin, tin tức khá loãng nên lập ra topic này. Trước là để mình cập nhật thông tin cho chính mình, sau là để anh em cùng theo dõi và đóng góp thêm. Mình cũng là newbie trên diễn đàn này rất mong được sự ủng hộ của anh em. :drm3
    thatha_chamchi thích bài này.
  2. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    MBKE: Kịch bản nào cho thị trường nửa cuối năm 2018?
    • https://image.*********.vn/2018/08/18/mbke1708182.jpg
      Hội thảo của MBKE tổ chức chiều ngày 17/08/2018.
      Theo đánh giá của MBKE, thời gian qua, ngay khi có những động thái đầu tiên về chiến tranh thương mại thì thị trường chứng khoán Việt Nam là quốc gia có mức giảm mạnh nhất trong khu vực, thậm chí, mạnh hơn cả Trung Quốc. Gần đây, tuy thị trường đã có những đợt hồi phục nhất định, tuy nhiên vẫn chưa bù đắp được sự sụt giảm điểm trước đó. Trong bối cảnh hiện tại, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung vẫn đang có những rủi ro tác động tới thị trường.

      Đại diện bộ phận phân tích của MBKE, ông Nguyễn Thanh Lâm – Trưởng Phòng Phân tích khối Khách hàng cá nhân cho rằng rủi ro vẫn ở ngưỡng cao hơn so với năm 2017 tuy nhiên nhà đầu tư vẫn có khả năng tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn này. Một vấn đề mà ông Lâm hết sức quan tâm và tập trung phân tích là mặt bằng định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam.

      Tinh tới cuối tháng 3, định giá P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam lên tới gần 22 lần, cao hơn so với các thị trường khu vực. Tuy nhiên, PE thị trường hiện tại đã về mức khoảng 17 lần. So với các quốc gia mới nổi, mức này vẫn chưa hề rẻ khi mức trung bình là hơn 15 lần nhưng khi so với nhóm 5 quốc gia ở ASEAN (P/E 18.45 lần) thì đã về mức thấp hơn.

      Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đang đứng hàng đầu trong khu vực. So sánh với các nước trong khu vực, Philippines với tốc độ tăng trưởng tương đương lại có P/E gần tới 20 lần. Quốc gia có P/E thấp nhất là Thái Lan là do nhà đầu tư đang đánh giá thấp mức đó tăng trưởng GDP của quốc gia này.

      Phân tích về việc thị trưởng chịu ảnh hưởng lớn từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Ông Lâm nhận định rằng tuy điều này là không thể phủ nhận nhưng nhìn vào các thị trường khác thì tình trạng đều tương đồng. Tuy nhiên, trung bình PE top 5 ở Việt Nam lớn hớn nhiều so với các quốc gia khác. Do đó, nếu bóc tách các cổ phiếu dẫn đầu này ra thì P/E của thị trường về mức 14.5 lần. Theo đó, ông Lâm cho rằng thị trường Việt Nam đang có vùng đệm định giá rẻ hơn 25 – 30% so với khu vực.

      Về khối ngoại, MBKE thống kê rằng tình hình ở Việt Nam tốt hơn so với khu vực khi khối ngoại mua ròng 1.4 tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Tuy rằng sau khi loại ra các thương vụ cá biệt như Vinhomes, Yeah1… khối ngoại có động thái bán ròng nhưng tình hình vẫn nhẹ hơn so với khu vực.

      Với những phân tích ở trên, MBKE đưa ra 3 kịch bản cho diễn biến của thị trường trong giai đoạn nửa cuối năm 2018 với vùng đệm 15% về định giá. Trong kịch bản trung tính, chiến tranh thương mại vẫn diễn ra nhưng không rơi vào kịch bản tệ nhất là Mỹ áp thuế 200 tỷ USD vào hầu hết hàng hóa Trung Quốc. Thị trường khu vực đi ngang thì VN-Index sẽ hướng tới mốc 1,100 điểm.

      Trong kịch bản tệ nhất khi chiến tranh thương mại leo thang, VN-Index sẽ lui về mốc 820 điểm. Trong kịch bản tốt nhất, chiến tranh thương mại dịu đi khi Mỹ-Trung tìm được tiếng nói chung, MBKE nhận định rằng, VN-Index sẽ lên mốc 1,300 điểm.

      https://image.*********.vn/2018/08/18/mbke2.PNG
      Nguồn: MBKE.
      Tuy nhiên, ông Lâm cũng nhận định nhà đầu tư cần chú ý tới khâu lựa chọn cổ phiếu để tối đa hóa lợi nhuận vì không thể kỳ vọng viễn cảnh “nước lên thuyền lên” như cuối năm 2017 đầu năm 2018.
  3. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    Wall Street Journal: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể kết thúc vào tháng 11
    Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực để chấm dứt cuộc đối đầu thương mại trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11.
    Các quan chức ở cả Mỹ và Trung Quốc cho biết những nhà thương lượng Mỹ và Trung Quốc đang vạch lộ trình đàm phán nhằm cố chấm dứt cuộc đối đầu thương mại trước thềm các cuộc gặp của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11, Wall Street Journal đưa tin ngày 17/8.

    Ông Trump và ông Tập dự kiến gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng 11 ở Papua New Guinea. Tiếp đó, hai nhà lãnh đạo sẽ có lần tiếp xúc thứ hai tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Argentina, vào cuối tháng 11.

    Lên lộ trình đàm phán thể hiện nỗ lực của cả hai phía trong việc ngăn căng thẳng thương mại gây tổn hại hơn nữa tới quan hệ Mỹ - Trung cũng như thị trường thế giới.

    Các cuộc đàm phán cấp thấp sẽ diễn ra tại Washington vào tuần tới, theo thông báo từ Trung Quốc và Mỹ hôm 16/8. Phái đoàn 9 thành viên của Trung Quốc, do Thứ trưởng Thương mại Wang Shouwen dẫn đầu, sẽ gặp phái đoàn Mỹ, do Thứ trưởng Tài chính David Malpass dẫn đầu, vào ngày 22 – 23/8.

    Đợt thương lượng sắp tới nhằm tìm cách cho hai bên giải quyết tranh chấp thương mại, có thể mở ra các vòng đàm phán tiếp theo, theo các quan chức.

    Tuy nhiên, các nỗ lực này có thể bị làm chệch hướng, đặc biệt là khi Mỹ tiếp tục đòn thuế quan. Mỹ đã áp thuế với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ đầu tháng 7 và dự kiến áp thuế với thêm 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào tuần tới. Trung Quốc đã và sẽ đáp trả tương ứng từng con số.

    Giới chức Mỹ cho biết nền kinh tế mạnh mang lại lợi thế cho Washington trong đàm phán.

    Bộ Tài chính Mỹ từ chối bình luận về nội dung đàm phán sắp tới. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phản hồi đề nghị bình luận từ WSJ.
  4. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    Hoang mang trước động thái của ông Trump, giới tinh hoa Trung Quốc dự đoán chiến tranh lạnh sẽ nổ ra giữa hai nước
    [​IMG]
    Có 1 mối nghi ngờ chung nổi lên trong giới tinh hoa ở Bắc Kinh: thuế quan chỉ là 1 phần trong kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
    Có lẽ không có nơi đâu bên ngoài nước Mỹ Tổng thống Donald Trump nhận được nhiều sự tín nhiệm hơn ở Bắc Kinh.

    Trong các cơ quan chính phủ và các think tank, trường đại học của Trung Quốc, đang có 1 cuộc tranh luận khẩn cấp về động cơ thực sự của nước Mỹ là gì khi mà Washington liên tục đẩy cuộc chiến tranh thương mại chống lại chính phủ của ông Tập Cận Bình lên cao trào. Nhiều người cho rằng đó là chiến lược quy mô lớn được dẫn dắt bởi ông Trump, nhằm mục đích cản trở con đường vươn lên thành 1 cường quốc tầm cỡ toàn cầu của Trung Quốc.

    "Chính quyền Trump đã thể hiện rõ ràng rằng kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc là lý do sâu xa đằng sau các chính sách thuế quan", ông He Weiwen - cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc và hiện giờ là cố vấn cao cấp tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn câu hóa (1 tổ chức nghiên cứu độc lập có sự tham gia của nhiều cựu quan chức) – nói.

    Đây cũng là nhận định của nhiều người trong số hơn 20 quan chức (cả đương nhiệm và cựu quan chức), lãnh đạo doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao và biên tập viên của các cơ quan thông tấn nhà nước mà Bloomberg phỏng vấn.

    Có 1 mối nghi ngờ chung nổi lên trong các cuộc trò chuyện: thuế quan chỉ là 1 phần trong kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một vài người bày tỏ lo ngại rằng 2 quốc gia có thể rơi vào 1 cuộc chiến lâu dài hơn, cuộc chiến giành lấy vị trí đứng đầu thế giới giống như chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Xô Viết trong quá khứ.

    "Chiến tranh thương mại khiến nhiều học giả Trung Quốc suy nghĩ liệu có phải 1 cuộc chiến tranh lạnh mới đã bắt đầu", An Gang – chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Pangoal – nói. Theo ông, cuộc tranh cãi đang nổi lên ở Trung Quốc hiện nay phản ánh nỗi lo ở Bắc Kinh rằng căng thẳng có thể lan sang cả đảo Đài Loan, khu vực biển Đông và Triều Tiên.

    [​IMG]
    Tổng thống Trump ký văn bản hành pháp nhằm vào Trung Quốc hồi tháng 3/2018. Ảnh: Bloomberg.

    Đây là 1 sự đảo chiều đáng chú ý trong giới tinh hoa Trung Quốc. Ban đầu nhiều người nhận định Tổng thống Mỹ là 1 người theo chủ nghĩa thực dụng thực sự muốn thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại 375 tỷ USD giữa hai nước. Giờ đây, với thuế đánh vào 34 tỷ USD hàng Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực và 216 tỷ USD khác đang bị đe dọa, nhiều người cho rằng chuyện đã trở nên nghiêm trọng.

    "Nhà đàm phán khôn khéo"

    Bước ngoặt xảy ra từ cách đây vài tháng, khi ông Trump chặn đứng thỏa thuận cho Trung Quốc tăng nhập khẩu năng lượng và nông sản để thu hẹp thâm hụt thương mại. Điều đó không chỉ làm phật ý ông Tập – nhà lãnh đạo đã gửi 1 đặc phái viên bí mật tới Washington để đàm phán – mà còn gieo mầm cho quan điểm ở Bắc Kinh cho rằng ông Trump sẽ không từ bỏ cho đến khi có thể hoàn toàn cản đường Trung Quốc.

    "Donald Trump là 1 nhà đàm phán khôn khéo đã có nhiều năm tích lũy nhiều kinh nghiệm kinh doanh quý báu", theo Wang Huiyao – thành viên ban cố vấn cho Chính phủ Trung Quốc và là người sáng lập Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa. "Trung Quốc rất cởi mở với các cuộc đàm phán, nhưng những thủ thuật gây áp lực của ông Trump sẽ chỉ khiến chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc dâng cao, và điều đó khiến đàm phán không có kết quả".

    Đó cũng là những suy nghĩ đang len lỏi trong xã hội Trung Quốc, nơi mà những thương hiệu Mỹ như bánh kẹp Big Macs, xe hơi Bentley và túi xách Chanel rất phổ biến.

    Cuộc chiến thương mại châm ngòi cho những cuộc thảo luận về tính bền vững của mô hình kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm trọng tâm mà Trung Quốc đang duy trì hay về các mục tiêu đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chiến dịch "Made in China 2025" hay sáng kiến "Một vành đai một con đường" đều được Trung Quốc công bố rộng rãi, trái ngược với chiến lược "giấu mình chờ thời" của cố lãnh đạo nổi tiếng Đặng Tiểu Bình – người thường được nhắc đến mỗi khi nói về quá trình lột xác của kinh tế Trung Quốc. Một số tiếng nói cho rằng chính 2 chiến dịch trên khiến phương Tây cảnh giác và thôi thúc Mỹ tấn công Trung Quốc trước khi họ xây dựng được những công nghệ quan trọng.

    Cũng theo lập luận này, đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao ông Trump nhanh chóng quay sang "vùi dập" ZTE – tập đoàn thiết bị viễn thông lớn thứ 2 của Trung Quốc. Hồi tháng 4, Chính phủ Mỹ đã cấm ZTE mua các linh kiện quan trọng từ các nhà cung ứng Mỹ sau khi cáo buộc tập đoàn này vi phạm lệnh trừng phạt Iran. ZTE đã phải tạm ngừng hoạt động cho đến khi chính tay ông Trump "giải cứu" kèm theo khoản phạt tỷ đô.

    Mặc dù ZTE hiện đã tạm thời "tai qua nạn khỏi", sự kiện vừa qua cho thấy Trung Quốc phải phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ như thế nào và Ủy ban đầu tư nước ngoài (CIFUS) của Mỹ cứng rắn như thế nào trong việc ngăn chặn doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ.

    Tất nhiên phía Mỹ thể hiện 1 quan điểm khác. Các quan chức nước này nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng Mỹ không muốn ngăn cản Trung Quốc phát triển mà chỉ đơn thuần muốn ngăn chặn Trung Quốc phạm luật và ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Và đây cũng là những lời buộc tội mà Bắc Kinh luôn chối bỏ.

    Mới đây Lầu Năm Góc đã liệt kê Trung Quốc và Nga là 2 đối thủ đang chủ động tìm cách "thay đổi hoặc thay thế trật tự thế giới cởi mở và tự do đã làm nền móng cho sự thịnh vượng và an toàn của thế giới suốt từ Thế chiến thứ 2 đến nay". Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo công khai chỉ trích Trung Quốc đang "quyến rũ" các nước đang phát triển bằng nguồn vốn giá rẻ cho các cơ sở hạ tầng. Theo ông, Mỹ tin vào "đối tác chiến lược chứ không phải sự phụ thuộc chiến lược".

    "Các công ty và công dân của nước Mỹ trên toàn thế giới đều biết rằng bạn sẽ nhận được mọi thứ giống như những gì bạn thấy: những hợp đồng trung thực, các điều khoản trung thực, không cần đến những thứ nhảm nhí ở bên ngoài trang giấy", ông Pompeo phát biểu tại 1 hội nghị an ninh khu vực ở Singapore.

    Giai đoạn nguy hiểm

    Ngay trong nội bộ nhóm các nhà cải cách và người theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc cũng đồng thuận rằng Trung Quốc cần mở cửa nhiều hơn nữa đối với các doanh nghiệp nước ngoài, có cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn và tạo ra 1 sân chơi bình đẳng chuyên nghiệp hơn. Từ nhiều năm nay Trung Quốc đã không làm gì đáng kể để giảm thặng dư thương mại hay mở cửa thị trường.


    Tuy nhiên những quan điểm như vậy cũng bị phản đối bởi nhóm người nhất quyết không muốn nhượng bộ trước các yêu cầu của ông Trump. Ban đầu họ cũng cho rằng thuế quan của Mỹ không hẳn là xấu nếu như chúng buộc chính phủ phải có những điều chỉnh lành mạnh có lợi về lâu dài. Tuy nhiên khi mà cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang và hai bên khẩu chiến ác liệt, cũng chính những người này quả quyết Trung Quốc không thể bị Mỹ bắt nạt.

    Trong khi ông Trump miêu tả Trung Quốc là kẻ thua cuộc với thị trường chứng khoán đỏ lửa, đồng nhân dân tệ lao dốc và nền kinh tế giảm tốc, ở Bắc Kinh vẫn có 1 niềm tin mãnh liệt rằng trong cuộc đấu trí giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ Trung thì ông Tập – người không phải lo lắng về bầu cử hay sự phẫn nộ của các nhóm lợi ích đặc biệt – mới là người có sức chịu đựng lớn hơn.

    [​IMG]
    Trung Quốc cũng đã phát đi nhiều tín hiệu cho thấy họ có nhiều cách để gây áp lực lên ông Trump nếu cần thiết. Thuế đánh vào ô tô, chip bán dẫn và máy bay Boeing nhập khẩu từ Mỹ luôn sẵn sàng có hiệu lực. Dù Trung Quốc phụ thuộc vào chip Mỹ để làm ra các thiết bị di động cấu hình cao và khó có thể hoàn toàn cắt đứt quan hệ với Boeing, họ cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ô tô Mỹ, chỉ đứng sau Canada.

    Hầu như tất cả những người được Bloomberg phỏng vấn đều trông đợi vào kết quả bầu cử giữa kỳ của Mỹ (sẽ diễn ra vào tháng 11 tới) để phán đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Họ nhận định 2 bên sẽ dễ dàng đạt được thỏa thuận hơn nếu như đảng Cộng hòa bị thất thế.

    Một số người chú ý đến điểm khác biệt trong quan hệ Mỹ - Trung so với cách ông Trump hành xử với các nước khác. Trong khi Tổng thống Mỹ đã có những phát biểu bất nhất về NAFTA, EU và Triều Tiên, với Trung Quốc ông đã thường xuyên bỏ qua những cơ hội hạ nhiệt căng thẳng.

    "Quan hệ Mỹ - Trung đang ở trong giai đoạn nguy hiểm nhất trong 40 năm qua", Lu Xiang – chuyên gia tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc – nói. "Ông Trump đã kề dao vào cổ chúng tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng".


    http://cafef.vn/hoang-mang-truoc-do...-se-no-ra-giua-hai-nuoc-20180817230920983.chn
  5. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    Khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ ảnh hưởng Châu Á ra sao?
    Các ngân hàng Nhật Bản sẽ là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất khu vực châu Á.
    Các công ty và nhà đầu tư châu Á đang theo sát tình hình khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh đồng tiền của quốc gia này đang có nhiều biến động và có thể ảnh hưởng lên cả thị thường tài chính toàn cầu.

    Đồng lira đã rớt giá hơn 20% vào cuối tuần trước và cán mốc thấp kỷ lục mới tại châu Á hôm 13/8 với 1 USD =7,2 lira. Nguyên nhân là thái độ lưỡng lự của Tổng thống Tayyip Erdogan trong việc kiểm soát lạm phát phi mã ở đất nước Tây Á này.

    Theo như ông nói: "Ngày nào tôi còn sống, chúng tôi sẽ không rơi vào bẫy lãi suất" với hàm ý ông sẽ yêu cầu ngân hàng trung ương dừng việc tăng lãi suất lên cao.

    Các doanh nghiệp cũng lo lắng về sức khỏe của đồng lira. Theo một chuyên gia nước ngoài làm cho một nhà máy Nhật Bản tại Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ chẳng khách hàng nào có thể mua được hàng do giá bán quá cao vì ảnh hưởng của rớt giá. "Một vài nhà sản xuất có thể phải ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu nhập khẩu".

    Thị trường chứng khoán cũng chịu nhiều áp lực vào ngày 13/8 vừa qua. Tất cả chỉ số chứng khoán lớn ở châu Á, ngoại trừ Việt Nam, đều giảm do lo ngại tình hình có thể xấu hơn. Chứng khoán Mỹ cũng chịu cảnh tương tự với đà giảm 4 ngày liên tiếp của S&P 500 và Dow Jones.

    Tuy nhiên các công ty và ngân hàng châu Á không chịu nhiều rủi ro bằng phía châu Âu. Theo một báo cáo từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), kinh tế Nhật Bản là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tính tới rủi ro cao nhất, 10,9 tỷ USD là mức rủi ro đối với Nhật Bản khi kết thúc quý I/2018, trong khi đó Tây Ban Nha chịu mức rủi ro 80,8 tỷ USD và Pháp là 35,1 tỷ USD.

    Một viên chức làm việc tại một ngân hàng Nhật Bản cho biết mức rủi ro chỉ bằng vài % so với tổng tài sản ở nước ngoài nên ảnh hưởng dự kiến không lớn lắm.

    Hàn Quốc là quốc gia tiếp theo trong danh sách với 1,7 tỷ USD, theo sau là Đài Loan (0,5 tỷ USD) và Australia (0,1 tỷ USD). Dữ liệu của BIS không có Trung Quốc nhưng mức độ rủi ro dự kiến cũng tương tự Nhật Bản.

    Ngày 26/7, Bộ trưởng Tài chính Thỗ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak đã đăng một dòng tweet đề cập đến việc các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ gói vay trị giá 3,6 tỷ USD từ Trung Quốc.

    [​IMG]

    Mức rủi ro mà các hệ thống ngân hàng các nước sẽ gánh chịu do khủng hoảng Thỗ Nhĩ Kỳ

    Đối với những công ty Châu Á đang hoạt động tại đây, tình hình khủng hoảng đang dấy lên nhiều quan ngại. Do vị trí địa lý và lao động giá rẻ, Thỗ Nhĩ Kỳ từ lâu đã là một thị trường lý tưởng cho châu Âu và thu hút nhiều đầu tư từ châu Á.

    Toyota Motor, nhà sản xuất xe hơi lớn nhất xứ Phù Tang, đã mở một nhà máy lắp ráp tại đông Istanbul năm 1994 và đóng vai trò như một cơ sở xuất khẩu đi các nước trong khu vực. Ngoài ra, nhà điều hành bệnh viện IHH Healthcare (Malaysia) nhận định Thỗ Nhĩ Kỳ là một trong những thị trường chủ đạo.

    Cosco Shipping Port (Trung Quốc) năm 2015 cũng đã mua lại một lượng cổ phần cảng biển quốc tế Kumport và vụ đầu tư này là một trong những yếu tố tạo nên chiến lược Vành đai - con đường của Trung Quốc sau này.

    Cuối phiên giao dịch ngày 13/8, giá cổ phiếu Toyota trên sàn chứng khoán Tokyo đã giảm 2,1%, cao hơn mức giảm 2% của chỉ số Nikkei 225. Còn ở Malaysia, cổ phiếu IHH Healthcare giảm 7% trong khi chỉ số KLCI chỉ giảm khoảng 1%. Ở Hong Kong, giá cổ phiếu Cosco Shipping Port giảm 4% và chỉ số Hang Seng giảm 1,2%.

    Theo Mitsuhito Ono, giám đốc nghiên cứu marketing quốc tế tại Japan External Trade, tình thế đang trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    "Kinh tế Thỗ Nhĩ Kỳ đã hưởng lợi từ các khoản đầu tư nước ngoài và những khoản đầu tư này đang tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra thường xuyên" và theo chuyên gia này, đồng lira sắp tới sẽ tiếp tục mất giá.

    Điều được quan tâm bây giờ là những ảnh hưởng của việc đồng lira mất giá tác động lên nền kinh tế toàn cầu. Kevin Hassett, chuyên gia tư vấn kinh tế cho Nhà Trắng, cho biết chính quyền Trump sẽ theo dõi sát sao tình hình tài chính ở Thỗ Nhĩ Kỳ sau đợt mất giá của đồng lira.

    Trả lời phỏng vấn MSNBC, ông nói: "Chúng tôi và Bộ trưởng Tài chính đang theo dõi diễn biến sát sao. Khi một đất nước mất đi sự tự do dân chủ thì sẽ không lường trước được những gì sẽ xảy ra tiếp theo cho nền kinh tế và tôi nghĩ sẽ có nhiều bất ổn".
  6. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    OCB thu ròng hơn 900 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu
    Tỷ lệ cổ đông hiện hữu mua cổ phần đợt phát hành hơn 90%.
    Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chào bán cho cổ đông hiện hữu.

    Ngân hàng chào bán cho cổ đông với tỷ lệ 20,5% vốn, tương đương 100,4 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp. Kết quả, đã có 90,01% cổ đông hiện hữu tham gia đợt chào bán giúp OCB phân phối thành công 90,38 triệu cổ phiếu.

    [​IMG]

    Đồng thời, OCB phát hành 69,55 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2018, tương đương tỷ lệ 14,2%.Nhờ vậy, tổng lượng cổ phần của OCB tăng thêm gần 160 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ tăng từ 5.000 tỷ đồng lên 6.599 tỷ đồng.

    Nguồn tiền mới mà OCB thu được đạt hơn 903,4 tỷ đồng để nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo CAR (hệ số an toàn vốn) và đảm bảo theo tiêu chuẩn Basel II. Cùng đó, OCB dự kiến thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới giao dịch năm 2018, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ cho việc hiện đại hóa ngân hàng, hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, tăng cường khả năng hoạt động rủi ro.

  7. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    Lịch chốt quyền cổ tức tuần 20 -26/8
    May 10 chốt quyền cổ phiếu thưởng và Khu công nghiệp Nam Tân Uyên trả cổ tức bằng tiền đồng tỷ lệ 60%.
    Tuần này, 18 doanh nghiệp thực hiện chốt quyền cổ tức bằng tiền và cổ phiếu.

    4 doanh nghiệp chốt quyền cổ tức bằng cổ phiếu, trong đó Tổng công ty may 10 (Mã: M10), doanh nghiệp vừa niêm yết UPCoM hồi tháng 1 năm nay chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 60%. Số lượng dự kiến phát hành là 11,34 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ dự kiến đạt 302 tỷ đồng.

    Một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp (Mã: INN) chốt quyền cổ phiếu thưởng tỷ lệ 30%, tương ứng phát hành 3,24 triệu cổ phiếu. Ngoài ra INN còn chốt quyền cổ tức 10% bằng tiền.

    Ở hình thức chi trả bằng tiền, Công ty cổ phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) chốt quyền cao nhất với tỷ lệ 60%. Số tiền mà công ty phải chi ra trong đợt này là 96 tỷ đồng.

    Một số doanh nghiệp khác cũng chốt quyền tỷ lệ cao như CTCP Bê tông ly tâm An Giang (Mã: ACE) tỷ lệ 25%, CTCP Kỹ thuật điện Toàn Cầu (Mã: GLT) tỷ lệ 27%...

    Sau đây là thống kê chi tiết lịch chốt quyền cổ tức tuần.

    [​IMG][​IMG]
  8. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    Sử dụng 12 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu V21, một cá nhân vừa bị phạt nặng
    Căn cứ kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ngày 17/08/2018, UBCKNN ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Quang Vịnh, một nhà đầu tư cá nhân tại địa chỉ 12B06 CT1, Huyndai Hillstate, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội số tiền 550 triệu đồng.

    Nguyên nhân do ông Nguyễn Quang Vịnh đã sử dụng 12 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinaconex 21 (mã chứng khoán V21).

    Căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của ông Nguyễn Quang Vịnh.

    Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 17/08/2018.

    Đây không phải là trường hợp đầu tiên một cá nhân bị phạt vì tội lập nhiều tài khoản để thao túng giá cổ phiếu. Trước đó cũng có những cá nhân bị phạt vì tội mở nhiều tài khoản để thao rúng giá cổ phiếu.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu V21 trong 1 năm gần đây.
  9. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    BCG, AMV, MAS, TVC, TNG, HAH, DIH, CLH, VT8, KHA, CVC, NDC, NHV, VPR, BDW: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
    Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.
    CTCP Bamboo Capital (BCG): CTCP Thành Vũ Tây Ninh đã bán toàn bộ 8,8 triệu cp (tỷ lệ 8,15%) đang sở hữu và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 14/8/2018.

    CTCP SXKD dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV): Bà Phạm Thị Oanh, con ông Phạm Văn Tuy, ủy viên HĐQT, đăng ký mua 2 triệu cp. Trước giao dịch bà Oanh không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/8 đến 17/9/2018.

    CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MAS): Tổ chức Krohne Fund, L.P đã bán toàn bộ 219.500 cp (tỷ lệ 5,145) đang sở hữu và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 10/8/2018.

    CTCP Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt (TVC): Công ty TNHH MTV Tùng Trí Việt đã mua 800.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 8.360.651 cp (tỷ lệ 20,89%) lên 9.160.651 cp (tỷ lệ 22,89%). Giao dịch thực hiện từ 18/7 đến 15/8/2018.

    CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG): Ông Nguyễn Mạnh Linh, con ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 200.000 cp. Trước giao dịch ông Linh sở hữu 1.379.785 cp (tỷ lệ 2,8%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/8 đến 17/9/2018.

    CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH): CTCP Transimex đăng ký bán toàn bộ 3.611.815 cp (tỷ lệ 7,49%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/8 đến 20/9/2018.

    CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Hội An (DIH): Bà Phạm Thị Tuyết Mai, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 446.100 cp, nâng lượng sở hữu từ 50.700 cp (tỷ lệ 1,74%) lên 496.800 cp (tỷ lệ 17,04%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 18/7/2018.

    CTCP Xi măng La Hiên VVMI (CLH): Quỹ Đầu tư cơ hội PVI đã bán 373.600 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 100.000 cp (tỷ lệ 1%). Giao dịch thực hiện từ 9/8 đến 15/8/2018.

    CTCP Dịch vụ vận tải ô tô số 8 (VT8): Ông Phạm Văn Thanh, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 960.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.310.919 cp (ty lệ 17,45%). Giao dịch thực hiện ngày 13/8/2018.

    Cùng ngày, ông Lưu Hữu Phước, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 960.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.329.400 cp (tỷ lệ 17,7%) và trở thành cổ đông lớn.

    Còn ông Phạm Xuân Hòa, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 1.437.715 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.520.798 cp (tỷ lệ 20,25%) và trở thành cổ đông lớn. Ông Nguyễn Văn Chương, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 960.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.318.629 cp (tỷ lệ 17,56%).

    CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (KHA): CTCP Chứng khoán Bản Việt đăng ký bán toàn bộ 987.749 cp (tỷ lệ 7%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/8 đến 18/9/2018.

    CTCP Cơ điện vật tư (CVC): Bà Nguyễn Thị Bích Phượng, Ủy viên HĐQT, đăng ký mua 300.000 cp. Trước giao dịch bà Phượng không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện từ 21/8 đến 19/9/2018.

    Còn ông Ngô Văn Thức, Thành viên BKS, đăng ký bán toàn bộ 105.000 cp (tỷ lệ 4,77%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/8 đến 18/9/2018.


    CTCP Nam Dược (NDC): Bà Dương Thị Hà, vợ ông Lã Xuân Hạnh, Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 433.920 cp. Trước giao dịch bà Hạnh không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 21/8 đến 19/9/2018.

    CTCP Đầu tư NHV (NHV): Ông Lưu Thế Phương, nhà đầu tư cá nhân, đã bán toàn bộ 300.000 cp (tỷ lệ 9,31%) đang sở hữu và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 15/8/2018.

    CTCP In và Thương mại Vina (VPR): Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải đăng ký mua 100.000 cp. Trước giao dịch công ty Thiên Hải không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 21/8 đến 19/9/2018.

    CTCP Cấp thoát nước Bình Định (BDW): Ông Dương Tiến Dũng, ủy viên HĐQT, đăng ký bán toàn bộ 620.540 cp (tỷ lệ 5%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/8 đến 24/8/2018.

    thatha_chamchi thích bài này.
  10. cutibanbi

    cutibanbi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2018
    Đã được thích:
    50
    Nhận định chứng khoán tuần 20-24/8: "Giằng co với xu hướng chủ đạo là tăng nhẹ"
    Đóng cửa phiên cuối tuần ngày 17/8, VN-Index tăng 4,60 điểm lên 968,88 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,10 điểm lên 108,02 điểm.

    Chạm mốc 980, vùng điểm kỳ vọng cho nhà đầu tư

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

    "Trong tuần qua, VN-Index đã chạm mốc kháng cự 980 điểm, đây cũng là vùng điểm kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư cho đợt tăng này. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư chốt lờ, ảnh hưởng kém tích cực tới diễn biến VN-Index. Tuy nhiên, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, đây vẫn là tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp của VN-Index".

    Rủi ro vẫn còn tiềm ẩn

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)

    "Thị trường mặc dù vẫn duy trì đà tăng nhẹ nhưng về biến động tổng thể đã không đáp ứng được kỳ vọng quay lại chiều tăng giá. Bỏ qua những nỗ lực lôi kéo tâm lý từ VHM, BID và VCB, phần còn lại của thị trường biến động khá yếu và hầu như không có lực cầu được bổ sung trong phiên hôm nay.

    Bên cạnh đó, diễn biến trên thị trường phái sinh về cuối phiên cho thấy tâm lý bán đang tăng cường. Sự sụt giảm mạnh của hợp đồng tương lai VN30F1908 ngay sau đó kéo theo các trụ cột phân hóa mạnh hơn.

    Chúng tôi đánh giá rủi ro vẫn còn tiềm ẩn trong các biến động tuần tới. Nhà đầu tư vẫn nên tạm dừng giải ngân và theo dõi diễn biến thị trường trong tuần kế tiếp. Các vị thế ngắn hạn được khuyến nghị giảm tỷ trọng danh mục nếu VN-Index một lần nữa thoái lui về dưới mốc 960 điểm".

    Cần theo dõi động thái hỗ trợ của thị trường

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

    "Mặc dù cả hai chỉ số đang được hỗ trợ nhưng xu hướng tăng điểm của hai chỉ số vẫn đang bị ảnh hưởng xấu bởi phiên sụt giảm mạnh trong ngày 15/8/2018; do đó nhà đầu tư cần tiếp tục theo dõi động thái hỗ trợ của thị trường trong ngắn hạn.

    Nếu thị trường được hỗ trợ tốt trên ngưỡng 960 điểm thì nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có xu hướng tăng tích cực".

    Giằng co với xu hướng chủ đạo là tăng nhẹ

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

    "Với cây nến dạng Shooting star nhỏ hình thành trên đồ thị nến của các chỉ số, nhiều khả năng phiên giao dịch đầu tuần tới sẽ là phiên giảm điểm của thị trường, hoặc ít nhất là trong phiên giao dịch buổi sáng để các chỉ số kiểm định các ngưỡng hỗ trợ nói trên.

    Trong ngắn hạn, thị trường vẫn nằm trong giai đoạn giằng co với xu hướng chủ đạo là tăng nhẹ trong sự thận trọng và nghi ngờ. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm về sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại cho đến khi ngưỡng hỗ trợ 950-955 điểm của VN-Index bị phá vỡ".

    Chú ý hơn đến cơ cấu danh mục

    (Công ty Chứng khoán Vietcombank -VCBS)

    "Xu hướng dao động tích lũy vẫn đang diễn ra và thế chỗ cho đà giảm trước đó như những gì mà chúng tôi đã đưa ra trong báo cáo tuần trước.

    Trong bối cảnh thị trường đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thiếu vắng thông tin hỗ trợ khi rất nhiều doanh nghiệp niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2018, nhà đầu tư cần chú ý nhiều hơn đến cơ cấu danh mục và quản trị rủi ro ở mức hợp lý thay vì lạm dụng đòn bẩy để tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường vẫn chưa xuất hiện xu hướng tăng chắc chán.

    Cùng với đó, nhà đầu tư có thể tham khảo các báo cáo của VCBS và cân nhắc tích lũy một số cổ phiếu tăng trưởng cho mục tiêu đầu tư dài hạn trong giai đoạn nửa cuối năm nay cũng như năm 2019".
    thatha_chamchi thích bài này.

Chia sẻ trang này