Banh Thép đang dẫn sóng tốt -------Ôm hàng lăn Tết nào 1100 trước tết Quý Mão $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 09/01/2023.

6001 người đang online, trong đó có 838 thành viên. 17:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23841 lượt đọc và 91 bài trả lời
  1. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    5.535
    Cảm ơn anh! Để qua Tết em quan sát thêm.
    Chúc anh năm mới an khang, thịnh vượng ạ! :drm
    BigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Loạt dự án bất động sản phía Nam 'chào hàng' năm 2023

    Những dự án bất động sản phía Nam mở bán trong năm 2023 là những dự án mới hoặc các dự án ở mở bán ở giai đoạn tiếp theo. Phần lớn các sản phẩm đều có mức giá từ 40 triệu đồng/m2 trở lên, một số ít dự án ở tỉnh vùng ven có mức giá dưới 40 triệu đồng/m2

    [​IMG]

    Nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản ở TP.HCM dự kiến ra mắt vào cuối quý I, đầu quý II/2023 để nghe ngóng thị trường và nắm bắt tâm lý người mua. Ảnh: Vũ Phạm

    Với tâm lý thận trọng, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM chuẩn bị kế hoạch bán hàng, mở bán dự án mới hoặc các dự án ở giai đoạn tiếp theo vào khoảng cuối quý I và quý II/2023.

    Thực tế cho thấy, khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát chặt, cộng thêm kênh huy động từ trái phiếu doanh nghiệp gặp khó đã gây nên những khó khăn cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà. Có rất nhiều dự án dự định mở bán, chào hàng ra thị trường vào khoảng quý IV/2022 nhưng đều phải dời sang năm 2023. Nhu cầu nhà ở vẫn rất lớn, trong khi nguồn cung khan hiếm kéo theo giá nhà vẫn ở mức rất cao, dù thị trường ảm đạm.

    Tại TP.HCM, một số dự án ở giai đoạn tiếp theo mở bán trong năm 2023 như Vinhomes Grand Park, Izumi City, Akari City, Mizuki City, Clarita, Privia, The Signal… Phần lớn dự án chuẩn bị ra mắt đều chọn thời điểm sớm nhất mở bán là vào cuối quý I hoặc đầu quý II/2023, tránh các tháng đầu năm do chưa nắm bắt được diễn biến thị trường và tâm lý người mua nhà.

    Vạn Phúc Group đã dời kế hoạch mở bán dự án căn hộ cao cấp nằm trong Khu đô thị Vạn Phúc (TP. Thủ Đức) trong năm 2022 sang năm nay và kỳ vọng diễn biến thị trường sẽ tích cực hơn vào quý II, III/2023 để "bung hàng".

    Tương tự với Tập đoàn Nam Long với các dự án ở Đồng Nai và Cần Thơ. Cụ thể, tại Đồng Nai, giai đoạn 2 của Khu đô thị Izumi City và Paragon Đại Phước dự kiến mở bán vào cuối quý I/2023 hay có thể sẽ chuyển sang đầu quý 2. Sự kiện mở bán dự án khu dân cư tại Cần Thơ cũng được chuyển sang năm 2023 và chưa ấn định thời điểm cụ thể. Tập đoàn An Gia vốn đã có kế hoạch giới thiệu dự án The Gio Riverside (TP. Thủ Đức) vào cuối năm 2022, nhưng cũng chọn lùi sang năm 2023 (có thể là vào giữa quý II/2023); Đất Xanh cũng dời kế hoạch triển khai một số dự án sang đến giữa năm 2023 như dự án căn hộ Lux Star (TP.HCM), Opal City View, DXH Park View (Bình Dương)…

    Được cho là sẽ trở lại trong năm 2023, The Grand Sentosa (huyện Nhà Bè) của Novaland có 9 tòa với 2.700 căn hộ. Ban đầu dự án có tên là Kenton Residences do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2008, dự kiến bàn giao vào năm 2011. Tuy nhiên khi đã xây xong thô một phần thì thị trường đóng băng, dự án tạm ngừng. Đến năm 2013, chủ đầu tư trả lại tiền cho khách hàng, dừng dự án. Năm 2017 dự án đổi tên thành Keton Node, tái khởi động sau đó lại tạm dừng vào năm 2018 khi đã xây xong thô. Đến năm 2022, dự án được Novaland đổi tên mới là The Grand Sentosa. Giá bán các căn hộ dự kiến khoảng 100 triệu/m2.

    Moonlight Avenue (TP. Thủ Đức) của Hưng Thịnh gồm 2 tòa với 1.000 căn hộ. Dự án đã nhận đặt cọc từ tháng 10/2022 với giá từ 68-77 triệu đồng/m2…

    Ở vùng ven, Thắng Lợi Group sẽ tung ra dòng sản phẩm cao tầng, phân khúc vừa túi tiền ở Long An, dự kiến sẽ ra mắt vào nửa cuối năm 2023. Tại Bình Dương, Phú Đông Group cũng chuẩn bị cho ra mắt dự án Sky One Dĩ An với quy mô 800 căn hộ.

    Thị trường sẽ sớm sôi động trở lại

    Nhìn chung các doanh nghiệp bất động sản đều khá thận trọng khi lên kế hoạch cho năm 2023 khi nhiều dự báo trước đó đều chỉ ra, đây sẽ là năm thị trường phải đối với mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

    Ở thời điểm hiện tại, chỉ có một số dự án còn đang chào bán trên thị trường. Bên cạnh một số sản phẩm cao cấp, hạng sang như The Metropole, Zeit River, Park Village. Phân khúc trung cấp nguồn cung nhỏ giọt, các dự án hiện hữu triển khai đợt tiếp theo như Mizuki Park, Akari City, MT Eastmark City. Các dự án đã mở bán trước đó như Fiato Premium, Soho Residence, The Privia, Essensia hay Celesta Rise cũng chưa ấn định thời điểm mở bán giai đoạn tiếp theo.

    Nói với Nhadatu.vn, ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng Giám đốc Thắng Lợi Group nhìn nhận, nếu như năm 2022, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của việc xiết room tín dụng thì sang năm 2023, khó khăn sẽ tiếp tục nếu Nhà nước không có chính sách nới room tín dụng để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.

    "6 tháng đầu năm 2023, thị trường sẽ chứng kiến sự trầm lắng do thiếu hụt, khan hiếm nguồn cung cả về sản phẩm đúng nhu cầu và nguồn tín dụng cho khách hàng cũng như nhà đầu tư. Những tháng cuối năm, cuối quý III/2023, thị trường sẽ có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn, nhưng sẽ không có nhiều đột phá", ông Quyền cho hay.

    Theo ông Quyền, vùng ven TP.HCM vẫn là tâm điểm đầu tư nhờ sự phát triển của hạ tầng giao thông cũng như xu hướng chuyển dịch ly tâm đang ngày một nở rộ. Đồng thời, cán cân cung - cầu thị trường vẫn hấp dẫn bởi phân khúc nhà ở vừa túi tiền sẽ được khách hàng quan tâm bởi nhu cầu thực cực kỳ cao khi thị trường thời gian qua hầu như đã mất hút phân khúc này. Đây sẽ là phân khúc được nhiều nhà đầu tư cân nhắc và lựa chọn.

    Vừa qua đã có thông tin hỗ trợ tín dụng cho động sản, đây là thông tin tích cực và sẽ khởi sắc cho thị trường bất động sản năm 2023.

    Trong khi đó, dự báo về nguồn cung căn hộ ở TP.HCM và vùng phụ cận, DKRA Group cho biết, nguồn cung mới dự báo giảm mạnh, bằng khoảng 75% so với năm 2022 (20.000 căn), tập trung chủ yếu tại TP.HCM khoảng 12.000 căn và Bình Dương khoảng 7.000 căn, các tỉnh thành khác khan hiếm nguồn cung mới.

    Sức cầu chung tiếp tục duy trì đà giảm từ giữa năm 2022 và dự báo sẽ có những khởi sắc nhất định vào cuối quý IV/2023 khi những vướng mắc về pháp lý, tín dụng vào bất động sản được tháo gỡ. Phân khúc căn hộ hạng A duy trì vị thế chủ đạo, căn hộ hạng C và nhà ở xã hội sẽ tăng đáng kể trong năm 2023. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến trong năm 2023, trong khi giá bán thứ cấp tiếp tục đà giảm.

    Còn ở phân khúc nhà phố/biệt thự, nguồn cung mới và sức cầu tiếp tục giảm so với năm 2022, dự kiến khoảng 5.500 căn. Đồng Nai tiếp tục dẫn đầu nguồn cung với khoảng 1.700 căn, Long An khoảng 1.400 căn, Bình Dương khoảng 1.200 căn và TP.HCM dao động khoảng 700 căn, chủ yếu tập trung ở khu Đông. Mặt bằng giá sơ cấp duy trì mức ổn định trong năm 2023, các chính sách chiết khấu hướng đến khách hàng thanh toán nhanh.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    TTC Land kỳ vọng lợi nhuận gấp 11 lần trong 3 năm tới


    Bà Diệp Thị Phương Thảo, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Thành Công nêu chiến lược và tầm nhìn phát triển về đơn vị thành viên - Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - TTC Land (HoSE: SCR). Theo đó, đến 2025, lợi nhuận trước thuế đạt 2.223 tỷ đồng gấp 11 lần so với kế hoạch năm nay.

    Đến 2025, TTC Land kỳ vọng doanh thu đạt 7.075 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.223 tỷ đồng, lần lượt gấp hơn 3 lần và 11 lần so với kế hoạch năm nay. Quỹ đất dự kiến đạt 601 ha, gấp 2 lần hiện tại. Cùng với đó, tổng tài sản công ty đặt mục tiêu 14.061 tỷ đồng năm 2025. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến đạt 9%.

    [​IMG]
    Theo TTC Land, trong nửa đầu năm, lợi nhuận trước thuế ước đạt 166 tỷ đồng, chủ yếu ghi nhận từ dự án Carillon 7 tại quận Tân Phú (TP HCM). So với kế hoạch năm, kết quả này thực hiện 55%. Nửa cuối năm, TTC Land dự kiến tiếp tục mở bán dự án Selavia (Phú Quốc) và dự án Charmington Tamashi (Đà Nẵng).

    Quỹ đất TTC Land hiện đạt 250 ha, tại nhiều nơi như TP HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt, phù hợp phát triển 3 loại hình: bất động sản dân dụng, bất động sản thương mại và bất động sản du lịch. Điển hình là các dự án Iris, Charmington Dragonic, Charmington Tân Sơn Nhất... tại TP HCM; dự án Charmington Tamashi tại Đà Nẵng; và dự án Thung lũng Tình yêu mở rộng tại Đà Lạt.

    Bên cạnh quỹ đất hiện có, công ty định hướng mở rộng phát triển ra các tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao như Long An, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai, Lâm Đồng.

    Nhìn lại năm 2021 vừa qua, TTC Land đạt hơn 1.692 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 194,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Nguồn thu này nhờ bàn giao và ghi nhận các dự án có biên lợi nhuận tốt như Carillon 7.

    Tổng tài sản của TTC Land tại cuối năm 2021 trên 9.797 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn và dài hạn chiếm phần lớn tài sản với hơn 4.291 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp có trên 2.976 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho, chủ yếu tại 11 dự án như Jamona City (1.160 tỷ đồng), Charmington Dragonic (575 tỷ đồng), Charmington Tamashi Đà Nẵng (490 tỷ đồng), Jamona Cầu Tre (196 tỷ đồng), Jamona Home Resort (110 tỷ đồng)... Riêng giá trị tồn kho tại dự án Carillon 7 giảm mạnh từ 544 tỷ đồng về 6 tỷ đồng do TTC Land đã tiến hành bàn giao cho khách hàng.

    Tính đến cuối năm 2021, nợ phải trả của TTC Land ghi nhận trên 4.764 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ vay chiếm hơn 1.566 tỷ đồng. Trong kỳ, TTC Land đã thanh toán nợ gốc trên 2.100 tỷ đồng.

    Điểm tích cực là doanh nghiệp có gần 1.356 tỷ đồng người mua trả tiền trước, tăng 54% so với đầu kỳ. Số tiền này sẽ được hạch toán vào doanh thu khi dự án được bàn giao cho khách hàng và đủ điều kiện ghi nhận.

    Năm nay, TTC Land kỳ vọng doanh thu thuần đạt 2.135 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 300 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn thu này được đóng góp chủ yếu từ việc bàn giao 189 căn còn lại thuộc dự án Carillon 7 và các dự án mới trong năm 2022.
    BigDady1516 đã loan bài này
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    VCB: Được đề xuất phong danh hiệu Anh hùng lao động

    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được đề xuất phong danh hiệu "Anh hùng lao động" thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.

    [​IMG]

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Tờ trình số 06/TTr-NHNN ngày 17 tháng 1 năm 2023 về trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị ************* phong danh hiệu "Anh hùng lao động" thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

    Căn cứ Khoản 10 Điều 45 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiến hành lấy ý kiến nhân dân đối với tập thể nêu trên.

    Để có thêm căn cứ trước khi báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương đề nghị Báo Lao Động cho danh sách tập thể nêu trên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị xét phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động" trong năm số báo liên tiếp để lấy ý kiến của nhân dân.

    Các ý kiến đóng góp đề nghị gửi với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trước ngày 30 tháng 1 năm 2023 để tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Văn Phú - Invest báo lãi hơn 491 tỷ đồng cả năm 2022
    - 19/01/2023
    Theo kết quả trên báo cáo tài chính hợp nhất mới công bố, trong quý IV/2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Văn Phú - Invest (VPI) lần lượt đạt 760,2 tỷ đồng và hơn 133,2 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc bán và bàn giao các sản phẩm thuộc dự án Vlasta Sầm Sơn – Thanh Hóa. Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận doanh thu từ mảng kinh doanh dịch vụ từ Khu căn hộ dịch vụ Oakwood Residence Hà Nội với doanh thu xấp xỉ 43 tỷ đồng, tiếp tục ghi nhận phần còn lại của dự án the Terra – An Hưng và The Terra – Hào Nam.

    [​IMG]
    Dự án Vlasta – Sầm Sơn
    Luỹ kế 4 quý của năm 2022, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế của Văn Phú – Invest lần lượt đạt 2.156,6 tỷ đồng, 661,1 tỷ đồng và 491,2 tỷ đồng - lần lượt giảm 17%, tăng 69% và 43% so với năm 2021. Theo đó, các dự án gồm Terra - An Hưng; Grandeur Palace - Giảng Võ; Terra - Hào Nam; Oakwood Residence Hà Nội mang về cho doanh nghiệp khoảng 960 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022.

    Dự án Vlasta Sầm Sơn chính thức mở bán từ tháng 6/2022 đã mang lại doanh thu ấn tượng là 1200 tỷ đồng. Đây là dự án khu đô thị biển với quy mô gần 29 ha gồm 595 các sản phẩm biệt thự, nhà vườn, nhà liền kề và khu thương mại dịch vụ hứa hẹn sẽ là điểm nhấn khu vực Sầm Sơn, Thanh Hoá.

    Với kết quả trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 123% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và 114% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế theo công bố tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022.

    Về quy mô tài sản, tổng tài sản của Văn Phú – Invest ở mức 10.973,5 tỷ đồng tính tới 31-12-2022, tăng 11,5% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, giá trị hàng tồn kho ở mức 3.666,8 tỷ đồng, tăng 6,5% và chiếm gần 30% trong cơ cấu tổng tài sản của đơn vị, chủ yếu tập trung ở các dự án gồm Vlasta – Sầm Sơn, The Terra – Bắc Giang và các dựa án khác. Đây là các dự án mang lại doanh thu trong năm 2023 và 2024 cho doanh nghiệp, trong đó dự án The Terra - Bắc Giang đã bắt đầu mở bán từ tháng 11/2022.

    Về quy mô nguồn vốn, khoản mục người mua trả tiền trước của Văn Phú - Invest tại thời điểm 31-12-2022 đạt 584,5 tỷ đồng, tăng 350,7% so với thời điểm 30-6-2022, nhưng giảm nhẹ so với đầu năm do ghi nhận doanh thu tại dự án The Terra – An Hưng.

    Tổng nợ vay của doanh nghiệp ở mức 3.966,3 tỷ đồng, tăng 25,8% so với thời điểm đầu năm. Theo đó, doanh nghiệp có xu hướng giảm nợ vay ngắn hạn xuống mức 794,7 tỷ đồng (thấp hơn 55,7% so với thời điểm đầu năm) và tăng nợ vay dài hạn lên mức 3.171,5 tỷ đồng (cao hơn 133,5%) để đầu tư vào các dự án The Terra – Bắc Giang, Dự án BT Phạm Văn Đồng Gò Dưa và chi trả một số khoản chi phí liên quan tới hoạt động phát triển dự án.

    Cơ cấu nợ vay cho thấy doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tài chính khá an toàn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh trong năm 2023.

    Trong năm 2022 công ty đã thanh toán đầy đủ và đúng hạn toàn bộ các khoản trái phiếu đến hạn và không có nợ trái phiếu đến hạn vào 2023. Điều này giúp doanh nghiệp không chịu áp lực về việc phải thu xếp nguồn tiền trả nợ cho các dự án đang triển khai, đầu tư trong năm tới.

    [​IMG]
    Dự án The Terra – Bắc Giang

    Đồng quan điểm, FiinRatings kỳ vọng vị thế thanh khoản của Văn Phú - Invest sẽ duy trì ở mức phù hợp nhờ vào việc doanh nghiệp vẫn đảm bảo được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và áp lực trả nợ của công ty không tập trung trong 12 tháng tới.

    "Chúng tôi ước tính khả năng thanh khoản của Văn Phú - Invest có thể vẫn được duy trì ở mức phù hợp trong vòng 12 tháng tới nhờ vào việc các dự án trọng điểm đang được triển khai của công ty đều là các dự án đã tiếp cận thành công vốn vay từ ngân hàng. Nguồn thanh khoản trong 12 tháng tới dự kiến sẽ được đóng góp chính bởi nguồn thu từ hoạt động bán hàng của dự án Vlasta - Sầm Sơn và dự án The Terra - Bắc Giang, ước tính đem lại khoảng 2.048,1 tỷ đồng trong năm 2022 và 2.593,5 tỷ đồng trong năm 2023", FiinRatings đánh giá.

    Về dài hạn, tổ chức này tiếp tục giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Văn Phú – Invest ở mức BB+ với triển vọng ổn định tại một báo cáo xếp hạng công bố cuối năm 2022.

    Theo FiinRatings, điểm xếp hạng tín nhiệm tổ chức phát hành với Văn Phú - Invest được giữ nguyên phản ánh vị thế kinh doanh tương đối vững chắc của công ty trong phân khúc bất động sản nhà ở, đòn bẩy tài chính có sự cải thiện nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với trung bình ngành, bên cạnh kỳ vọng về thanh khoản của công ty sẽ tiếp tục được giữ ở mức phù hợp trong 12 tháng tới.

    Với bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều biến động và thách thức, tổ chức này hồ sơ năng lực kinh doanh của Văn Phú - Invest vẫn được duy trì ở mức tốt nhờ vào việc công ty đã và đang tập trung nguồn lực giữ vững tiến độ các dự án có tính khả thi cao với biên lợi nhuận ước tính tốt hơn trung bình ngành trong ngắn hạn.

    Cụ thể, trong giai đoạn 2022 - 2023, Văn Phú - Invest đưa ra chiến lược tập trung vào các dự án đã được cấp phép xây dựng và mở bán (Vlasta - Sầm Sơn và The Terra - Bắc Giang) và tiếp tục triển khai các bước tiếp theo của những dự án đã gần hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, dự án Vlasta - Sầm Sơn và The Terra - Bắc Giang là hai dự án đã triển khai xây dựng và đủ điều kiện bán hàng, ước tính sẽ mang lại doanh thu – lợi nhuận cho Văn Phú - Invest trong 2023 và 2024.
    --- Gộp bài viết, 19/01/2023, Bài cũ: 19/01/2023 ---
    Thanks e ! Nc con SCR ý tích sản dài hơi ăn bằng nhiều lần :drm@};-
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Khai xuân rực rỡ, VN-Index tăng 15 điểm
    Số cổ phiếu tăng giá trong phiên giao dịch đầu tiên của năm Quý Mão nhiều gấp 3,3 lần số giảm xác nhận đà tăng giá lan tỏa rất rộng. VN-Index được dẫn dắt bằng các cổ phiếu blue-chips tăng vọt 14,98 điểm tương đương 1,35%. Dòng tiền nội ngoại đều tăng tăng mạnh...

    [​IMG]

    Xếp theo thanh khoản, dòng tiền hầu hết đẩy giá cổ phiếu tăng tốt sáng nay.

    Số cổ phiếu tăng giá trong phiên giao dịch đầu tiên của năm Quý Mão nhiều gấp 3,3 lần số giảm xác nhận đà tăng giá lan tỏa rất rộng. VN-Index được dẫn dắt bằng các cổ phiếu blue-chips tăng vọt 14,98 điểm tương đương 1,35%. Dòng tiền nội ngoại đều tăng tăng mạnh.

    VN30-Index chốt phiên sáng tăng 1,53%, vượt trội so với các chỉ số nhóm vốn hóa khác trên sàn HoSE. Độ rộng rổ VN30 cũng rất tốt với 26 mã tăng/2 mã giảm, trong đó 21 mã tăng trên 1%.

    Những mã rớt lại phía sau trong rổ blue-chips là PDR giảm 1,41%, VNM giảm 0,86% và CTG, BID tham chiếu. VCB, VPB cũng tăng tương đối nhẹ.

    Mặc dù có một số cổ phiếu lớn không mạnh, nhưng sức đẩy của số đông vẫn áp đảo hoàn toàn. Top 10 cổ phiếu kéo điểm số khỏe nhất cho VN-Index đều là các mã trong rổ này. Dẫn đầu là VIC tăng 2,79%, SAB tăng 4,36%, GAS tăng 1,91%, MSN tăng 4,43%. Đây đồng thời cũng là những mã thuộc nhóm tăng cao nhất trong rổ VN30, với 9 mã tăng vượt 2%.

    Điểm đáng chú ý là dòng tiền hoạt động khá mạnh trong phiên khai xuân. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết tăng 16% so với phiên cuối năm, đạt 5.693 tỷ đồng, trong đó HoSE tăng 19%, đạt 5.191 tỷ đồng. Toàn thị trường có 9 cổ phiếu đạt thanh khoản trên 100 tỷ đồng sáng nay thì duy nhất VND là giảm giá 0,6% và cũng là mã bị xả lớn nhất, đạt 362,6 tỷ đồng. Tăng nhẹ có SSI và VPB, còn lại đều tăng từ 1-3%.

    Khối ngoại cũng có phiên mua mạnh tay, tổng giải ngân 716 tỷ đồng ở HoSE, cao nhất 4 phiên gần đây. Mức bán ra đạt 559,5 tỷ đồng tương ứng mua ròng 156,5 tỷ đồng. HPG được mua ròng tốt nhất với 73,7 tỷ, VIC +32 tỷ, HCM +19,5 tỷ, FRT +18,3 tỷ. Phía bán có VNM -33,7 tỷ, VCB -20 tỷ. Khối ngoại xả chiếm 84% thanh khoản ở VNM là một áp lực rất lớn lên cổ phiếu này. VNM từ chỗ tăng 0,74% đảo chiều thành giảm 0,86% so với tham chiếu.

    [​IMG]

    VN-Index tăng mạnh rất sớm sau đó đi ngang.

    Đà tăng sáng nay xuất hiện rất sớm, VN-Index “mở gap” tăng vọt ngay sau khi chốt đợt dồn lệnh ATO. Toàn bộ thời gian còn lại, chỉ số chỉ đi ngang rất hẹp. Điều đo cho thấy đà tăng đã tạm thời đạt ngưỡng mạnh nhất trong phiên sáng.

    Mặt khác, khả năng neo giữ giá ở một số trụ đảm bảo chỉ số VN-Index chốt phiên sáng ở sát đỉnh cao nhất, nhưng cổ phiếu cũng đã có hiện tượng gặp lực xả tương đối cao. Cả rổ VN30 chỉ có 3 mã vẫn đang đứng giá cao nhất phiên là BVH, POW và HPG, còn lại đều lùi lại ở mức độ khác nhau. Có 7 mã đã trả lại thị trường tối thiểu 1% mức tăng là BID, NVL, PDR, SSI, VHM, VJC và VNM. Thống kê trên cả sàn HoSE, có 135 cổ phiếu chịu sức ép đến mức co hẹp đà tăng hơn 1% so với mức cao nhất sáng nay. Số lượng này chiếm khoảng 38% lượng cổ phiếu phát sinh giao dịch. Đây là tỷ lệ không cao.

    Phiên giao dịch đầu năm nhà đầu tư cũng thường có tâm lý “mua may bán đắt” đồng thời trước Tết không ít nhà đầu tư đã mua sớm và đang có lãi lớn. Nhu cầu chốt lời đầu năm là hoàn toàn bình thường. Với biên độ chịu sức ép khá hẹp như thống kê ở trên, nhà đầu tư cũng đang bán ra với tốc độ bình thường và không hạ giá nhiều.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    BĐS CN lại vào nhịp mới :drm1@};-
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thu hút FDI 2023: Dự báo đạt từ 36-38 tỷ USD

    Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút FDI năm 2023 có thể đạt từ 36-38 tỷ USD, cao hơn mức gần 28 tỷ USD của năm 2022.

    Thu hút FDI dự kiến đạt 36-38 tỷ USD trong năm 2023

    Kết thúc năm 2022, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt gần 28 tỷ USD, tương đương 89% so với kết quả năm 2021. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được cải thiện trong năm 2023, điều này được thể hiện ngay từ tháng đầu tiên của năm mới khi tỉnh Bắc Giang trao biên bản ghi nhớ (MOU) và chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 900 triệu USD, trong đó, có dự án sẽ được triển khai ngay trong quý I/2023.

    [​IMG]

    Dự báo Việt Nam thu hút từ 36-38 tỷ USD vốn FDI năm 2023

    Chia sẻ với phóng viên mới đây, ông Phan Hữu Thắng – nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, mặc dù còn những tồn tại liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá có môi trường đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội, cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn. Theo đó, thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2023 sẽ không thấp, thậm chí cao hơn kết qủa của năm 2023.

    Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, 3 yếu tố quan trọng để thu hút FDI tiếp tục khởi sắc trong năm 2023 gồm: Kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm 2022; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư; khai thác có hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do.

    Kết quả khảo sát do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cho thấy, có 76% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả ở mức trung bình và cao của các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Trong đó, các chính sách được đánh giá hiệu quả nhất trong thu hút FDI là miễn, giảm thuế VAT; chính sách về bình ổn giá xăng dầu, cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động và thông quan, chính sách xuất nhập khẩu và hỗ trợ người lao động.

    Cũng đánh giá cao về triển vọng thu hút FDI trong năm 2023, ông Đỗ Văn Sử - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng: Thu hút FDI năm 2023 có thể đạt từ 36-38 tỷ USD, trong đó, vốn giải ngân đạt khoảng 22-23 tỷ USD.

    [​IMG]

    Thu hút FDI tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững

    Tập trung thu hút FDI có chọn lọc với 3 mục tiêu chính

    Về chiến lược thu hút FDI của Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, độc lập, chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng, thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thu hút đầu tư nước ngoài là một bộ phận trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

    Trong 35 năm qua, đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vai trò là khu vực kinh tế năng động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

    Đặc biệt, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 với 3 mục tiêu chính, bao gồm: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài; Thứ hai, thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; Thứ ba, xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới.

    Theo đó, để thực hiện thành công các mục tiêu trên, việc đề ra những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực..., Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam tập trung thực hiện các giải pháp: Xây dựng và phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, với cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số. Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo là khâu đột phá của chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

    Cùng với đó, phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế, để liên doanh, liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

    Phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, đưa khu vực đầu tư nước ngoài kết nối chặt chẽ với khu vực đầu tư trong nước, mang lại sức phát triển bền vững cho nền kinh tế.

    Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2030 sẽ thu hút FDI của Việt Nam sẽ hướng đến các dự án công nghệ cao, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao và có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    KBC: Sẽ mua lại mua lại 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành
    Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) sẽ mua lại mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành để giảm vốn điều lệ.

    [​IMG]

    Theo nghị quyết được Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 2 thông qua, KBC sẽ chi tối đa 3.400 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu KB theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cổ phiếu.

    KBC cũng hủy phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 10/2/2022.

    Năm 2023, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất dự kiến ở mức 9.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận hợp nhất sau thuế là 4.000 tỷ đồng và trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20% trong một đợt hoặc nhiều đợt trong năm.

    Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 27/1, cổ phiếu KBC tăng trần 6,94% và đóng cửa ở mức 26.900 đồng/cổ phiếu./.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    1 số B: ACB TPB cổ tức tiền ăn nốt game này @};-:drm4

Chia sẻ trang này