Bank nào đây !!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tan012261, 20/02/2020.

5252 người đang online, trong đó có 746 thành viên. 18:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3606 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. tan012261

    tan012261 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2017
    Đã được thích:
    21
  2. kraomer

    kraomer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/09/2016
    Đã được thích:
    223
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
  4. Namhung2008

    Namhung2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/02/2018
    Đã được thích:
    5.898
  5. Nhimthoi

    Nhimthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2018
    Đã được thích:
    178
  6. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    rẻ nhất là mấy ngân hàng 0đ nhé các bác
  7. Nhungnguoikhonkho

    Nhungnguoikhonkho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2018
    Đã được thích:
    804
    Ngân hàng 0 đồng đi kèm đấy là những gì hay là mua về phải đi giải quyết nợ xấu. Rồi vực lên cũng khó khi mà niềm tin của người dân đã mất. Thời của VPB đến rồi, mua bán tùy duyên không khuyến nghị anh em nhé.
  8. daquydalat

    daquydalat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2018
    Đã được thích:
    1.764
  9. hoatulu

    hoatulu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    23.124
    Các cụ đang ôm bank hãy nhớ bài học nâng hạng thị trường
  10. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    IVS: VIB, VPBank, Techcombank và ACB là những ngân hàng có khả năng được nới room ngoại theo EVFTA
    19:53 | 20/02/2020

    Chia sẻ
    Theo IVS, VIB, VPBank, Techcombank và ACB là những ứng viên tiềm năng nhất có thể được xem xét nới room ngoại lên 49% theo đề xuất của ngân hàng châu Âu.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa (Nguồn: VPBank)

    Công ty Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) vừa có báo cáo về ảnh hưởng của hiệp định EVFTA đối với ngân hàng Việt Nam với nhận định VIB, VPBank, Techcombank và ACB là những ứng viên tiềm năng nhất có thể được xem xét nới room.

    Theo cam kết, trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam (không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank).

    IVS nhận định trên khía cạnh đầu tư, các ngân hàng Việt Nam có sức hấp dẫn lớn với các tổ chức quốc tế.

    "Các ngân hàng Việt Nam là cơ hội đầu tư nổi trội ở Đông Nam Á", IVS trích dẫn đánh giá từ chuyên gia thuộc JPMorgan cho biết.

    Mặc dù vậy, theo IVS các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) gặp rào cản lớn về mặt pháp lí liên quan đến mức trần giới hạn sở hữu 30% của NĐTNN tại các ngân hàng Việt Nam. Do đó, với cam kết từ EVFTA, các ngân hàng châu Âu hiện có hoạt động mảng tư vấn dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) mạnh tại thị trường Việt Nam (Deustch Bank, Norges Bank) và Đông Nam Á nói chung sẽ hứng thú hơn cả.

    Theo IVS, khi được nới room, ngân hàng mục tiêu sẽ được tiếp cận nguồn vốn lớn, hỗ trợ mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng bị giới hạn tỉ lệ LDR ở mức 85% theo thông tư 22/2019. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội lớn để tiếp cận bộ máy quản trị hiệu quả từ ngân hàng rót vốn cũng như có cơ hội để ngân hàng mục tiêu vươn ra thị trường quốc tế.

    Trên thực tế, các ngân hàng châu Âu đều có thế mạnh về qui mô, kinh nghiệm cũng như chuẩn mực quản trị cao (đều đang áp dụng Basel III và tiến hành đến Basel IV). Vì vậy, việc lựa chọn đối tác phải dựa trên các tiêu chí nhằm đảm bảo được lợi nhuận đầu tư (biên lợi nhuận tốt), kiểm soát rủi ro hiệu quả, nâng cao hình ảnh của tổ chức (cơ hội tăng trưởng và có thế mạnh trong phân khúc khai thác), đặc biệt đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong khâu quản trị vận hành (Basel II và Basel II, báo cáo theo chuẩn mực IFRS).

    Theo phân tích của IVS, VPBank, VIB, MBBank, Techcombank đang là những ngân hàng có NIM cao nhất. ACB, MBBank, Techcombank là 3 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất. Về mặt quản trị, VIB và VPBank là hai ngân hàng đầu tiên hoàn thành triển khai cả 3 trụ cột của Basel II.

    Trong khi đó, theo xếp hạng tín nhiệm của Moody's công bố tháng 12/2019, Techcombank, MBBank, VPBank, VIB, ACB là những ngân hàng TMCP (ngoài SOCBs) có xếp hạng cao nhất (cả BCA, rủi ro đối tác, nhà phát hành và huy động nợ) trong 31 ngân hàng của Việt Nam được xếp hạng.

    Dựa vào các yếu tố trên, IVS cho rằng VIB, VPBank, Techcombank, ACB là những ứng viên tiềm năng nhất có thể được xem xét nới room ngoại theo đề xuất của ngân hàng châu Âu. Cơ hội bứt phá là rất lớn. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là câu chuyện trong dài hạn – đơn vị tư vấn này nhấn mạnh.

Chia sẻ trang này