Báo cáo cập nhật ngành Thép Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 26/04/2018.

1220 người đang online, trong đó có 488 thành viên. 13:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 715 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Hoạt động xuất khẩu thép trong nước gia tăng

    Sản phẩm thép Việt Nam đang dần thâm nhập vào thị trường nước ngoài
    • Trong vòng năm năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu thép trong nước đã đạt được sự phát triển nhất định, khi tỷ lệ nhập khẩu (tính trên tổng sản lượng tiêu thụ) luôn ghi nhận mức tăng trưởng liên tục. Cụ thể, nếu như trong năm 2012, xuất khẩu thép trong nước chiếm 15,9% tổng sản lượng tiêu thụ (SLTT), thì năm 2017, hoạt động xuất khẩu đã chiếm 20,8% trong năm 2017, và tăng vượt bậc lên mức 23,9% trong quý đầu năm nay.
    • Xét về giá trị tuyệt đối, khi so sánh về tổng sản lượng thép xuất khẩu, từ mức 1,17 triệu tấn trong năm 2012, cho đến nay cả nước đã xuất khẩu hơn 3,76 triệu tấn thép trong năm 2017, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm (CAGR) ở mức 26,3% - cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của chính SLTT trong nước chỉ ở mức 19,8%. Qua đó có thể thấy Việt Nam đang dần đạt được những chuẩn mực quốc tế trong sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những lợi thế so với những nhà sản xuất thép hàng đầu.
    • Tại thị trường Việt Nam, hai nhóm sản phẩm chiếm vị trí chủ chốt bao gồm thép xây dựng và tôn mạ, khi trong vòng 5 năm qua, cả hai mặt hàng này luôn duy trì trên 69% tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Trong đó, tính riêng mặt hàng thép xây dựng đã bao quát hơn một phần hai tổng sản lượng tiêu thụ cả nước.

    Thị trường Mỹ tiềm năng nhưng không quá trọng yếu

    Thời gian gần đây, có thể hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang dần nở rộ
    • Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu sản phẩm thép Việt Nam. Mặc dù cách biệt so với nhóm các nước Đông Nam Á đang dẫn đầu về tiêu thụ thép Việt Nam (chiếm 59,3% tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2017), thị trường Mỹ vẫn duy trì vị thế hiện tại từ năm 2016. Xét về giá trị xuất khẩu, thị trường Mỹ đã mang về cho Việt Nam 425 triệu đô trong năm 2017, và 104 triệu đô trong 2 tháng đầu 2018.
    • Gia tăng vị thế: tính từ cuối năm 2017 đến 2 tháng đầu 2018, tỉ trọng từ hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tăng từ 11,1% lên mức 13,5% về lượng, và từ 13,5% lên mức 15,9% về giá trị.

    Thị trường Mỹ có thể được đa dạng hóa bằng nhiều thị trường thay thế khác
    Nhìn chung, dù ngành thép Việt Nam đang dần mở rộng ra nhiều thị trường quốc tế, thúc đẩy bởi tăng trưởng đáng kế từ hoạt động xuất khẩu thép xây dựng, chúng tôi tin rằng việc Mỹ áp đặt thuế quan sẽ không gây thiệt hại nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất hiện tại, cũng như triển vọng ngành. Việc thay thế thị trường Mỹ bởi những thị trường nước ngoài khác theo chúng tôi đánh giá là hoàn toản khả quan, chưa kể đến nguồn cầu trong nước liên tục gia tăng từ nhu cầu xây dựng và tiêu thụ trong nước sẽ vẫn duy trì là yếu tố nòng cốt, thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành thép Việt Nam.
  2. thandiaHKGH

    thandiaHKGH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2016
    Đã được thích:
    958
    Bác chủ nay múc thép phải không? :drm4
  3. daututrondoi

    daututrondoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/02/2017
    Đã được thích:
    8.255
    Thép thì hpg với smc mà múc
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Quý I/2018, cả doanh thu lẫn lợi nhuận công ty mẹ Hòa Phát đều giảm mạnh hơn 50%
    ANH MAI
    11, Tháng 05, 2018 | 14:59


    Nhàđầutư
    Giải trình báo cáo tài chính riêng công ty mẹ quý I/2018, Hòa Phát cho biết, nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận quý I/2018 của công ty giảm mạnh là do lợi nhuận công ty con chuyển về giảm 1.952 tỷ đồng, tương ứng 57%.


    Báo cáo tài chính riêng công ty mẹ quý I/2018 của Tập đoàn Hòa Phát mới được công bố cho thấy, kết thức quý I/2018, công ty đạt mức doanh thu 1.485 tỷ đồng, giảm gần 57% so với quý I/2017 (3.422 tỷ đồng)

    Mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 2,6 lần lên hơn 17 tỷ đồng so với quý I/2017, doanh thu tài chính chỉ đạt 1.467 tỷ đồng, giảm 57%.

    [​IMG]
    Quý I/2018, lợi nhuận công ty mẹ Hòa Phát giảm 1.758 tỷ đồng, tương ứng 55% so với kết quả kinh doanh cùng kỳ năm 2017.
    Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Hòa Phát trong qúy I/2018 đạt 1.458 tỷ đồng, giảm mạnh 55% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1.459 tỷ đồng, giảm 1.758 tỷ đồng, tương ứng 55% so với kết quả kinh doanh cùng kỳ năm 2017 (quý I/2017 là 3.217 tỷ đồng).

    Giải trình báo cáo tài chính riêng công ty mẹ quý I/2018, Hòa Phát cho biết, nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận quý I/2018 của công ty giảm mạnh là do lợi nhuận công ty con chuyển về giảm 1.952 tỷ đồng, tương ứng 57%.

    Sau khi nắm thị phần số 1 về thép xây dựng ở miền Bắc, Hòa Phát đã "Nam tiến" với việc thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, được thiết kế với quy mô công suất 4 triệu tấn một năm.

    Tại thị trường thép miền Nam hiện nay, công ty Thép Vina Kyoei đang giữ thị phần số 1. Trong khi Hòa Phát "Nam tiến" thì Thép Kyoei "Bắc tiến" thông qua việc mua cổ phần chi phối Công ty Cổ phần Thép Việt Ý của cổ đông là Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng.

    Với việc mua lại Thép Việt Ý, Kyoei nắm thêm được khoảng 4% thị phần sản lượng tiêu thụ phôi và thép toàn quốc, nâng thị phần của Kyoei trên toàn quốc đứng thứ 2, chỉ sau Tập đoàn Hòa Phát (23,9% thị phần năm 2017).

    Liên quan tới sự cố chảy lò thổi số 2, tại Công ty Cổ phân Thép Hòa Phát Hải Dương - công ty con của Tập đoàn Hòa Phát - có trụ sở xã Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) gần đây, ngày 10/5, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát – ông Trần Tuấn Dương có thông tin chính thức về vụ việc.

    Theo đó, lò thổi số 2, nơi xảy ra sự cố nằm trong khu liên hợp gang thép Hòa Phát đang trong quá trình dừng để sửa chữa, nâng cấp thiết bị từ cuối tháng 3/2018 và dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 6/2018.

    Ông Trần Tuấn Dương thông tin, trong quá trình sửa chữa, ngày 7/5, xỉ hàn nóng rơi vào vỏ bao chứa các vật liệu chịu lửa dẫn đến xảy ra sự cố hỏa hoạn.

    Vụ cháy xảy ra tại lò luyện quặng thuộc công ty Cổ phần Thép Hòa Phát khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương.

Chia sẻ trang này