Bảo hiểm - Con sóng lớn bất ngờ trong quý 2 + 3 /2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi muabandoanhnghiep, 11/03/2022.

2022 người đang online, trong đó có 94 thành viên. 02:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 33752 lượt đọc và 211 bài trả lời
  1. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.329
    nay kê dép khớp chút giá đỏ rồi...chờ xem các phiên sau có giá rẻ nữa thì mua tiếp thôi....xem phim ngồi yên trật tụ là được
  2. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.278
    Mua đc nhưng phải chờ lâu, sóng bảo hiểm phải vài tháng nữa
    muabandoanhnghiep thích bài này.
  3. hieutaomeo

    hieutaomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    141
    Bác thạo tin, so sánh sơ bộ giúp anh em VNR và BMI giúp anh em với
  4. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.329
    DÒng Bảo Hiểm vẫn tốt đó vì đang vùng tích lũy nên không giảm sâu như các nhóm ngành khác...nên trong phiên mua duoc giá đỏ là vui rồi,,,tuần sau anh em ngồi lót dép hóng tiếp nhé....tốt nhất là Kê mua giá Đỏ và không tranh mua với bigboy nhé...
    Win_Fun thích bài này.
  5. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.329
    Thành công với nhiều khoản đầu tư cổ phiếu trong năm 2021, chị Nguyễn Thị Thu Hằng - nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường kỳ vọng, “năm 2022 dự báo là thời điểm tăng tốc ngoạn mục của nhóm cổ phiếu bảo hiểm”. Theo bà Hằng, có ba yếu tố chính tạo nên động lực tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp khối này:

    Thứ nhất, đại dịch Covid -19 giúp thay đổi nhận thức của người dân và nhu cầu về bảo hiểm tăng cao. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường, hoạch định chiến lược kinh doanh để đạt được mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tối ưu trong giai đoạn sau dịch bệnh.

    Thứ hai, với nhu cầu đa dạng các kênh đầu tư vốn hiệu quả và an toàn, bền vững, người dân có thể lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm đầu tư sinh lời của doanh nghiệp bảo hiểm. Nhất là trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, có sự chênh lệch đáng kể và hấp dẫn hơn ở kênh đầu tư bảo hiểm với lợi ích kép....

    Thứ ba, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong dài hạn là rất lớn, đòi hỏi nguồn vốn trung và dài hạn từ các kênh ngân hàng, trái phiếu, bảo hiểm, chứng khoán... Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, ổn định từ khu vực dân cư. Mức tăng trưởng của ngành bảo hiểm có thể sẽ cao hơn trong các năm tới, nhất là khi các công ty bảo hiểm đẩy mạnh hợp tác bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng - với tệp khách hàng đa dạng và nhu cầu đầu tư linh hoạt từ nhóm này.

    Theo nhà đầu tư này, từ những nền tảng thúc đẩy tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ của nội tại doanh nghiệp trong dài hạn, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ quan tâm, nhìn nhận và đưa định giá cao hơn với cổ phiếu ngành bảo hiểm trong năm 2022 - 2025.

    Thêm một yếu tố giúp cổ phiếu bảo hiểm được quan tâm, theo phân tích của ông Nguyễn Duy Định, chuyên viên tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán MB (MBS), một số công ty bảo hiểm có tên tuổi như Bảo hiểm Bảo Minh… đã có lộ trình thoái vốn trong năm 2022.
    baonatee thích bài này.
  6. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.329
    Thứ bảy, 12/3/2022, 14:06 (GMT+7)
    Xung đột Nga – Ukraine có thể không ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam
    Chuyên gia đánh giá xung đột Nga – Ukraine tạo rủi ro về giá cả hàng hoá, chi phí sản xuất nhưng cũng mở ra một số cơ hội cho doanh nghiệp Việt.

    Nhật xét về tác động của xung đột Nga – Ukraine với tình hình kinh tế nói chung, ông Trần Quốc Hùng, CEO Viện Tài chính quốc tế IIF ở Washington DC (Mỹ) nói: "Căng thẳng Nga – Ukraine và các biện pháp cấm vận của phương Tây đã gây ra thiếu hụt và nâng giá hàng loạt hàng hoá như dầu khí, ngũ cốc và một số khoáng sản chiến lược".

    Bên cạnh đó, việc giao dịch với các doanh nghiệp Nga hoặc trực tiếp bị cấm vận hoặc gián tiếp vì khó khăn trong việc chỉ trả thanh toán, sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng chí phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp.

    Nói chung, kinh tế sẽ bị đình trệ, lạm phát tăng cao, gây ra tình trạng giảm phát làm môi trường kinh doanh thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Việt Nam theo đó cũng chịu tác động của một loạt ảnh hưởng này.

    [​IMG]
    Nhân viên bổ sung xăng dầu tại cửa hàng tại khu đô thị Xa La (Hà Nội) lúc 14h35 ngày 11/3, trước giờ điều chỉnh giá xăng định kỳ. Sau điều chỉnh, giá xăng tại Việt Nam gần chạm 30.000 đồng một lít do áp lực tăng vọt của giá thế giới. Ảnh: Ngọc Thành

    Đồng tình với những phân tích của ông Hùng, nhưng ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS) cũng lưu ý, tác động trực tiếp của xung đột lần này lên kinh tế Việt Nam, thậm chí toàn Đông Nam Á không quá lớn.

    Theo ông, quy mô GDP danh nghĩa của Nga không lớn, khoảng 1.600 tỷ USD, với cơ cấu xuất nhập khẩu được xem là của một quốc gia đang phát triển (do chủ yếu xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, không xuất khẩu thiết bị, sản phẩm có công nghệ cao; nhập khẩu hàng tiêu dùng, ít nhập máy móc). Độ mở kinh tế của Nga so với GDP khoảng 50%, không cao nếu so với các nền kinh tế mở. Do đó, khủng hoảng kinh tế tại Nga sẽ ít tạo ra tác động lớn, trực tiếp kinh tế toàn cầu.

    Với Việt Nam, năm ngoái, thương mại hai chiều của Việt Nam với Nga đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tức khoảng 1% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. "Một số doanh nghiệp làm ăn trực tiếp với Nga tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tác động vụ việc đến tổng thể kinh tế Việt Nam không nhiều", ông Thành khẳng định.

    Với tác động gián tiếp, ông Thành cho biết, kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng từ "sự bối rối" của thị trường châu Âu khi khối này bị cuộc xung đột Nga – Ukrane làm cho "khốn đốn".

    "Sức mua của châu Âu có thể suy giảm nhưng sang chấn này cũng giảm rất nhanh", ông nói. Trong khi đó, với tác động từ yếu tố giá, ông cho rằng các doanh nghiệp buộc phải thích nghi vì trong một môi trường bất định như hiện nay, nếu không có cuộc khủng hoảng này thì sẽ có một cuộc khủng hoảng khác.

    "Chúng ta không nên phóng đại ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Tác động từ tâm chấn sẽ không nhiều, tác động lan toả sẽ mất thời gian, độ trễ nên doanh nghiệp vẫn có điều kiện để điều chỉnh", ông kết luận.

    Doanh nhân Phạm Phú Ngọc Trai đồng tình với nhận định khi nhận xét, rủi ro là thứ tồn tại với doanh nghiệp trong làm ăn. "Việt Nam đã gia nhập hàng chục FTA, có quan hệ với rất nhiều nước, đấy là điều không tránh khỏi".

    Trước tình hình này, ông Trai cho rằng điều quan trọng doanh nghiệp cần đánh giá lại năng lực dự báo, quản trị rủi ro để đưa ra những quyết sách phù hợp, điều chỉnh kịp thời với thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm tòi những cơ hội bên cạnh những thách thức, khó khăn.

    Lấy ví dụ, ông Trần Quốc Hùng cho biết, đây là thời điểm rất tốt để Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu gạo và các loại nông phẩm lương thực sang thị trường EU vốn có nhu cầu cao, mỗi năm nhập khoảng 160 tỷ USD

    "Vì cấm vận và vì người dân tự động tẩy chay hàng hoá Nga, EU đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và nông phẩm thay thế", ông Hùng nói. Do vậy, Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần của mình trong thị trường này mà trước mắt là sử dụng hết hạn ngạch xuất lúa gạo 80.000 tấn một năm với suất thuế quan 0% theo Hiệp Định EVFTA. Năm ngoái, Việt Nam chỉ mới xuất 60.000 tấn

    Ngoài ra, ông Hùng cũng lưu ý, trong khi tìm kiếm cơ hội, Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp cần tìm hiểu về luật cấm vận của Mỹ và tiến hành thảo luận với đối tác Mỹ để tránh bị chế tài vì bị cáo buộc vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga.


    => Cuối tuần ra tin này nữa cũng hay đó nhi?...CK Châu Âu cuối tuần xanh muót, CK Mỹ thì giảm nhẹ...
  7. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.329
    THẾ GIỚI

    Ukraine xác nhận sẽ đàm phán trực tuyến với Nga trong ngày 14/3
    [​IMG]
    5 đăng lại63 liên quanGốc
    Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã tiến hành 3 vòng đàm phán tại Belarus để giải quyết tình hình và cuộc đàm phán trực tuyến giữa các phái đoàn của Kiev và Moskva sẽ diễn ra trong ngày 14/3.


    0:00/ 1:07

    Nữ miền Nam
    [​IMG]

    Phái đoàn Ukraine (trái) và Nga tại cuộc đàm phán ở vùng Brest, Belarus ngày 7/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Cuối ngày 13/3 theo giờ địa phương, ông Mykhailo Podoliak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết cuộc đàm phán trực tuyến giữa các phái đoàn của Kiev và Moskva sẽ diễn ra trong ngày 14/3.

    Tuyên bố của ông Podoliak, một thành viên đoàn đàm phán của Ukraine, cũng xác nhận thông báo tương tự đưa ra trước đó của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov.

    Trước đó, ông Peskov cho biết các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Nga và Ukraine sẽ được nối lại trong ngày 14/3 với hình thức trực tuyến.

    Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã tiến hành 3 vòng đàm phán tại Belarus để giải quyết tình hình. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra ngày 28/2 vừa qua và kéo dài 5 giờ đồng hồ. Vòng đàm phán thứ hai diễn ra ngày 3/3.

    Vòng đàm phán thứ 3 vào ngày 7/3 không đạt được những kết quả mong muốn, tuy nhiên, hai bên ghi nhận một vài tiến triển tích cực về vấn đề hành lang nhân đạo và bày tỏ sẵn sàng tiếp tục đàm phán./.

    Tuấn Anh (TTXVN/Vietnam+)
  8. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.329
    “Chấp” tất cả khó khăn do Covid, bảo hiểm phi nhân thọ lãi lớn
    14-03-2022 - 12:21 PM | Tài chính - ngân hàng


    BÁO NÓI - 3:40


    [​IMG]
    Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp trong năm 2021 đều ở mức thấp chưa từng có do không có/ hoãn yêu cầu bồi thường trong giai đoạn giãn cách xã hội.


    Theo số liệu thông kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 217.338 tỷ đồng, tăng trưởng 16,71% so với năm 2020. Trong đó, Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng, tăng trưởng 3.98 % so với cùng kỳ 2020. Mức tăng trưởng gần 4% này thấp hơn mức tăng 6,63% trong năm 2020.

    Mặc dù tăng trưởng doanh thu chỉ ghi nhận ở mức đô khiêm tốn song các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn ghi nhận lợi nhuận khủng trong năm 2021.

    Chỉ tính riêng các doanh nghiệp phi nhân thọ trên sàn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp đều ghi nhận mức độ tăng trưởng lợi nhuận đạt hai con số. Tính trung bình cho cả nhóm ngành, lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng 27,4%.

    Đáng chú ý, Bảo hiểm Petrolimex (Pjico, HoSE: PGI) công bố lợi nhuận trước thuế hơn 350 tỷ đồng, vượt 73% kế hoạch năm và gấp 1,6 lần so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất ghi nhận trong 26 năm hoạt động của Pjico.

    Các doanh nghiệp khác như Bảo Việt, Bảo Minh, PTI cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối khả quan, đạt mức tăng trưởng từ 20-30%. Lãi ròng của tập đoàn Bảo Việt thu về trong năm đạt hơn 1.989 tỷ đồng, tăng 21%, trong đó, nếu tính riêng mảng phi nhân thọ, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của doanh nghiệp này cao gấp gần 3 lần năm trước đó.

    Tương tự, Bảo Minh cũng ghi nhận lãi quý IV/2021, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2020, đạt 69 tỷ đồng. Trong khi doanh thu từ mảng chính không quá ấn tượng, doanh thu từ mua bán cổ phiếu và thu lãi cổ tức tăng từ chưa đến 2 tỷ đồng cùng kỳ lên 62,2 tỷ đồng. Nhờ hoạt động tài chính mà lợi nhuận cả năm đã tăng 28%.

    Ở nhóm sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, Bảo hiểm BIDV (BIC) có mức tăng trưởng mạnh nhất với thu nhập 869 tỷ từ mảng này. BIC cũng đặt ra kế hoạch cho 4 năm tới (2022-2025), mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân 20%/năm.


    Linh Phương
    --- Gộp bài viết, 14/03/2022, Bài cũ: 14/03/2022 ---
    => Cơ Hội ngồi túc tắc gom từ từ CP ngành BH giá rẻ ...vui quá...
    --- Gộp bài viết, 14/03/2022 ---
    Dòng tài chính Ngân hàng đang kéo Thị truòng....VCB, STB, MBB, TPM....tiếp đến BID, ACB...dòng Bảo Hiểm cũng sẽ lên theo...BVH, BMI....
  9. Win_Fun

    Win_Fun Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/02/2020
    Đã được thích:
    601
    PGI chạy trước nhịp này rồi đấy bác chủ
    muabandoanhnghiep thích bài này.
  10. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.329
    PGI là hàng cô đặc nên túc tắc lên khỏe...khi các dòng khác bị bán mạnh thì dòng Bảo Hiểm chỉ giảm nhẹ 2 -3 %...đây cũng là cơ hội cho anh em cơ cấu danh múc qua gom được ít cp giá mềm và ngồi hóng thôi...

Chia sẻ trang này