BĐS KCN lại dậm đà vào sóng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 13/07/2020.

2249 người đang online, trong đó có 899 thành viên. 20:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21274 lượt đọc và 161 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Kqkd vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp Covid. Có mấy ngành nào ngon như ngành này?
    Cao su Phước Hòa (PHR mẹ): Quý 2 lãi 257 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ


    Mặc dù doanh thu giảm nhưng lãi ròng công ty mẹ Cao su Phước Hòa vẫn tăng cao nhờ tiền bồi thường thực hiện dự án KCN Nam Tân Uyên.

    [​IMG]
    Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (mã CK: PHR)đã công bố BCTC riêng quý 2/2020.

    Theo đó riêng quý 2/2020, doanh thu thuần đạt 144 tỷ đồng giảm 33% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 9,2 tỷ đồng giảm 26% so với quý 2/2019.

    Lãi gộp thấp trong khi doanh thu tài chính giảm mạnh và các chi phí giảm không đáng kể nên lợi nhuận thuần chỉ còn 4,4 tỷ đồng giảm 81% so với cùng kỳ 2019. Đáng chú ý lợi nhuận khác tăng mạnh đạt gần 317 tỷ đồng do ghi nhận thêm tiền đền bù đất khu dự án KCN Nam Tân Uyên nên kết quả LNST công ty mẹ đạt 257 tỷ đồng cao gấp hơn 4 lần cùng kỳ.
    Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần đạt 315,6 tỷ đồng giảm 26,6% so với cùng kỳ, nhờ lãi từ hoạt động khác nên LNST đạt 395 tỷ đồng tăng 251% so với nửa đầu năm 2019.


    Trước đó tại ĐHĐCĐ thường niên, cổ đông Cao su Phước Hòa (PHR) đã thông qua kế hoạch công ty mẹ với tổng doanh thu đạt 2.460 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.148 tỷ đồng; lần lượt tăng 46% và 115% so với thực hiện 2019. Như vậy mặc dù lãi cao trong quý 2 nhưng kết thúc nửa đầu năm 2020 PHR mới hoàn thành được 13% mục tiêu về doanh thu và 43% mục tiêu về lợi nhuận.

    PHR có định hướng phát triển khu công nghiệp, chuyển đổi đất, hiện diện tích cao su của công ty là 14.000 ha nằm các vị trí phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Dương như Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng...Tầm nhìn đến 2030, diện tích cao su của đơn vị giảm xuống 5.000-6.000 ha và phần còn lại khoảng 10.000 ha tiến hành chuyển đổi. Công ty đã xác định xong diện tích phân bổ từng phần để phục vụ các nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương.
    --- Gộp bài viết, 13/07/2020, Bài cũ: 13/07/2020 ---
    https://m.cafef.vn/phr-364311/phr-giai-trinh-kqkd-cty-me-quy-22020-so-voi-cung-ky-nam-truoc.chn
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Các "đại bàng" công nghệ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam
    11-07-2020 - 10:50 AM | Kinh tế

    Chia sẻ


    (NLĐO)- Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy các tập đoàn công nghệ lớn đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở các nước trên thế giới.
    Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, cả nước bước vào trạng thái hoạt động bình thường trở lại, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 5-2020.

    Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp IIP tháng 6-2020 tăng 10,3% so với tháng trước.

    Đi vào cụ thể từng ngành, Bộ Công Thương cho biết, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu linh phụ kiện từ Trung Quốc trong thời gian đầu năm 2020, tuy nhiên nhờ cân đối hợp lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành điện tử vẫn tăng trưởng khá cả về chỉ số sản xuất công nghiệp lẫn kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tháng 6 tăng 29,3% so với tháng trước và tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất của ngành tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng của 6 tháng đầu năm 2019 (3,5%).

    [​IMG]
    Panasonic Việt Nam đang chuẩn bị tiếp nhận dây chuyền sản xuất tủ lạnh, máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan, vào đầu tháng 9 tới - Ảnh: Panasonic Việt Nam

    Giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 19,28 tỉ USD, tăng 24,2%; mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 21,5 ỉUSD, giảm 8,4%. Dự kiến 6 tháng cuối năm, ngành điện tử vẫn bị ảnh hưởng lớn do diễn biến dịch bệnh phức tạp có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điện tử tại các thị trường Mỹ và châu Âu.

    Tuy nhiên, việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao được xem là động lực quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau đại dịch. Trong khi đó, các tập đoàn xuyên quốc gia đang xem xét dịch chuyển đầu tư, đây là cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu làn sóng đầu tư này.


    Thực tế cũng cho thấy hiện có nhiều thông tin các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam: LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng.

    Bên cạnh đó, trong quý II/2020, Apple sẽ sản xuất 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Foxconn - nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đặt nhà máy tại Bắc Giang.

    Ngoài ra, Panasonic Việt Nam cũng đang chuẩn bị vào đầu tháng 9 năm nay sẽ từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan. Những hoạt động này được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành tăng trưởng mạnh hơn thời gian tới.

    Trước đó, trong các cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần các biện pháp, cách làm thiết thực, cụ thể để tranh thủ luồng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao.

    Theo Thủ tướng, các nhà đầu tư đều bày tỏ tin tưởng, coi Việt Nam là điểm đến an toàn, vì vậy Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19. Để đón đầu làn sóng này, thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp.

    Theo Bộ Công Thương, doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung dự báo sẽ giảm do ảnh hưởng chung của dịch bệnh đến ngành điện tử nói chung. Samsung Việt Nam cũng dự kiến giảm mục tiêu xuất khẩu xuống còn khoảng 45,5 tỉ USD trong năm 2020 (so với 51,38 tỉ USD năm 2019).
    Minh Chiến
    thatnhudem thích bài này.
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Đại bàng xuất hiện, loạt tập đoàn lớn chuyển sản xuất đến Việt Nam
    10/07/2020 14:45 GMT+7
    Nhiều tập đoàn nước ngoài đang chuyển chuỗi cung ứng đến Việt Nam. Trong khi những tín hiệu hồi phục về xuất khẩu đã xuất hiện.

    Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm của Bộ Công Thương cho thấy: Việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, đây được xem là động lực quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài sau đại dịch. Các tập đoàn xuyên quốc gia cũng đang xem xét dịch chuyển đầu tư, đây là cơ hội lớn để Việt Nam đón đầu làn sóng này.

    “Trên thực tế, có nhiều thông tin về các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam. LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng”, Bộ Công Thương cho biết.

    [​IMG]
    Apple đang gia tăng đặt hàng nhà cung ứng ở Việt Nam.
    Theo Nikkei, trong quý II/2020, Apple sẽ sản xuất 3-4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Foxconn - nhà cung ứng linh kiện cho Apple - đã đặt nhà máy tại Bắc Giang. Panasonic Việt Nam cũng chuẩn bị từng bước tiếp nhận để đầu tháng 9 năm nay sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn vốn từ Thái Lan. Những hoạt động này được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành thời gian tới tăng trưởng mạnh hơn.

    Với ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, Bộ Công Thương cho biết: Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu linh phụ kiện từ Trung Quốc thời gian đầu năm 2020, tuy nhiên nhờ cân đối hợp lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành điện tử vẫn tăng trưởng khá cả về chỉ số sản xuất công nghiệp lẫn kim ngạch xuất khẩu.

    Riêng doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung dự báo sẽ giảm do ảnh hưởng chung của dịch bệnh đến ngành điện tử nói chung. Do đó, Samsung Việt Nam dự kiến giảm mục tiêu xuất khẩu xuống khoảng 45,5 tỷ USD trong năm 2020 (so với 51,38 tỷ USD năm 2019).

    Sau thời đen tối, nhiều ngành bắt đầu hồi phục

    Với ngành dệt may, Bộ Công Thương cho hay: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất, xuất khẩu dệt may gặp khó do thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy; giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán. Lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian tháng 5, tháng 6.

    [​IMG]
    Dệt may hy vọng bứt tốc vào cuối năm.
    Đến cuối quý 2/2020, các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu) đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu xuất khẩu hàng hóa theo các đơn hàng đã ký trước đây. Theo chu kỳ hàng năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may vào các dịp lễ, Tết, Giáng sinh tăng cao.

    Cũng giống như dệt may, ngành sản xuất, xuất khẩu giày dép là ngành chịu tác động tiêu cực do tác động của dịch bệnh. Kim ngạch xuất khẩu giày dép 6 tháng đầu năm giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp gặp khó khăn kép từ cả hai phía: Thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu bị gián đoạn tại các thị trường xuất khẩu chính, nhất là thị trường Mỹ, châu Âu.

    Với việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép trong quý 3-4/2020 sẽ đạt mức tăng trưởng trở lại.

    Xuất khẩu lần đầu suy giảm kể từ khủng hoảng 2008-2009

    Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 ước tính giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 238,39 tỷ USD.

    Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức sụt giảm lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008-2009, với mức giảm 1,1%, ước đạt 121,21 tỷ USD. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 117,17 tỷ USD.

    Bộ Công Thương cho rằng: Không chỉ Việt Nam mà kết quả xuất khẩu của các quốc gia khác cũng đều sụt giảm hoặc tăng trưởng thấp trong những tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước do tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

    Mặc dù tăng khá mạnh trở lại trong hai tháng gần đây nhưng tính chung kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,2%).

    Về nhập khẩu, số liệu ước tính của Bộ Công Thương tháng 6/2020 cho thấy, nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất đang tăng khá mạnh, điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước bắt đầu đẩy nhanh quá trình hồi phục.

    Trong 6, Việt Nam ước tính xuất siêu 500 triệu USD. Tính chung 6 tháng năm 2020, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 4,03 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số xuất siêu 1,72 tỷ USD của 6 tháng đầu năm 2019. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,2 tỷ USD.

    Lương Bằng
    thatnhudemChickenKool thích bài này.
  4. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    KBC chắc hốt trọn ổ Foxconn này.
    Foxconn muốn đầu tư 325 triệu USD xây nhà ở cho công nhân
    Nguyên Đức - 01/07/2020 07:42
    Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) đã đề xuất với các cơ quan chức năng việc đầu tư xây dựng 3 khu nhà ở cho công nhân ở Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
    Tập đoàn Foxconn vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất việc xây dựng 3 dự án nhà ở xã hội tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc để giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho công nhân.

    Cụ thể, dự án thứ nhất mà Foxconn đề xuất là Dự án nhà ở xã hội Golden Park tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Dự án này do Công ty TNHH MTV Công trình Kim Xương Trí đầu tư, quy mô sử dụng đất 6,3 ha, vốn đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng (tương đương 125,8 triệu USD).

    Dự án thứ hai là Dự án nhà ở xã hội Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự án do Công ty TNHH Fugiang đầu tư (chủ đầu tư hạ tầng KCN Vân Trung), quy mô sử dụng đất 16,7ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD).
    Và dự án thứ ba là Dự án Khu nhà ở công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town. Dự án do Công ty TNHH Fuchuan (chủ đầu tư hạ tầng KCN Bình Xuyên II) đầu tư gần KCN Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, rộng 9,9ha, vốn đầu tư hơn 1.060 tỷ đồng (gần 50 triệu USD).

    Cả 3 dự án nhà ở xã hội này đều gắn với 3 KCN mà các công ty con của Foxconn đã rót vốn đầu tư, đó là KCN Quế Võ, KCN Vân Trung và KCN Bình Xuyên.

    Việc Foxconn, doanh nghiệp chuyên gia công sản phẩm cho các hãng công nghệ lớn, trong đó có Apple xây dựng 3 khu nhà ở cho công nhân là dấu hiệu cho thấy, tập đoàn này đang tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

    Thông tin này cũng góp phần củng cố thêm những đồn đoán gần đây cho rằng, Apple đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam.
    thatnhudem thích bài này.
  5. kaizen456

    kaizen456 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/04/2018
    Đã được thích:
    313
    Ngành này ngon ...quả ngọt
    Mhoang79 thích bài này.
  6. nghoang265

    nghoang265 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2017
    Đã được thích:
    524
    Múc SZC nó không nhúc nhích
    Mhoang79 thích bài này.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Cả SZC và KBC đều ngon đấy các cụ. SZC hạch toán tiền bán đất KDC và KBC "phục vụ" cho mấy ông đại bàng công nghệ làm tổ ở miền Bắc cũng lồi mồm. BĐS KCN tôi vẫn luôn thích cả 3 em PHR-SZC-KBC. :) :)
    --- Gộp bài viết, 13/07/2020, Bài cũ: 13/07/2020 ---
    Có đất chỉ nằm ngửa mà thu tiền. :)
    thatnhudem thích bài này.
  9. ro2009

    ro2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    3.503
    Ngành này, tương lai vẫn hot!
    Mhoang79 thích bài này.
  10. nicktu

    nicktu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2013
    Đã được thích:
    1.661
    Xúc thôi bác
    Mhoang79 thích bài này.

Chia sẻ trang này