BĐS KCN lại dậm đà vào sóng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 13/07/2020.

5346 người đang online, trong đó có 667 thành viên. 18:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21318 lượt đọc và 161 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    PHR chắc chắn đạt kế hoạch năm 2020 rồi đấy. LNST tối thiểu 1.150 tỏi. Nếu ghi nhận trước 1 phần đền bù VSIP3 hoặc phần Bắc Than Uyên bán cho Vincom nữa thì còn lồi mồm hơn nữa. Kế hoạch 2021 cũng chắc chắn sẽ đạt được nhờ VSIP 3. Làm gì có DN nào ngồi "đếm cua" lợi nhuận của mấy năm tới mà nó rõ ràng và chắc chắn như PHR?
    Ngovantaiidp thích bài này.
  2. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.702
    Tổng doanh thu 6t/2020 vẫn tăng 144% so với cùng kỳ. Bao gồm dt bán hàng hóa dịch vụ+doanh thu tài chính+thu khác.
    Nếu nói doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm thì đc
    Mhoang79 thích bài này.
  3. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.570
    KBC GVR HDC TCH cp khu cn được đó .theo dõi /-strong
    GVR vượt 12.2 mà giũ dc là tăng giá bắt đầu
  4. Moklov

    Moklov Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2017
    Đã được thích:
    650
    Sóng lên hay xuống...
  5. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Hehe. HDC và TCH làm gì có KCN cụ ơi. Cổ phiếu KCN chỉ có KBC, SZC, PHR thôi. :)
    newbyby thích bài này.
  6. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Vị trung gian có thể giúp FDI vào Việt Nam lội ngược dòng
    Lê Quân 13/07/2020 08:34
    Covid-19 là bảo chứng cho những cam kết của Việt Nam về một môi trường đầu tư an toàn và cạnh tranh so với khu vực.
    Bên cạnh đó, những điểm mới trong chính sách thu hút đầu tư hứa hẹn sẽ tăng lực hút dòng vốn “ngoại”, nhất là từ Nhật Bản.

    [​IMG]
    Trong khi kinh tế thế giới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đang suy giảm, thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực.
    Điểm đến an toàn

    Việc Việt Nam kiểm soát thành công Covid-19 là cơ may cho các nhà đầu tư Nhật Bản như Towa Industrial. Ông Watanabe Yutaka, Giám đốc Công ty Towa Industrial Việt Nam (TP.HM) cho biết, do Covid-19 và nhu cầu cấp thiết tái cấu trúc chuỗi cung ứng, các nhà máy của doanh nghiệp này ở các nước đã phải ngừng sản xuất. “Thay vào đó, chúng tôi đã dịch chuyển công suất sang các nhà máy tại Việt Nam nhờ Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh. Đây là điều hết sức có ý nghĩa với nhà đầu tư", ông Yutaka nhấn mạnh.

    Có được cơ may đó là nhờ Towa Industrial có những bước đi đầy tính toán ở thị trường Việt Nam. Trong khi chi phí sản xuất tại Thái Lan và Trung Quốc có xu hướng tăng cao và thị trường bão hòa, thì Việt Nam nổi lên là điểm đến hấp dẫn, với môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.

    Nhìn rộng ra, tình hình doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam dù sao cũng khả quan hơn so với tại các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19. Theo kết quả khảo sát gần 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện từ ngày 18-24/6, trên 90% xác nhận chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 ở mức độ nhất định. Khó khăn chung của doanh nghiệp Nhật hoạt động ở các nước thời Covid-19 là thu xếp vốn, nhưng tại Việt Nam, khó khăn phần nào giảm bớt do tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế.

    Theo ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, 20 - 30% doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi cho biết, doanh thu đã về 0 hoặc tăng trưởng âm, trong khi tại Mỹ - nơi dịch bệnh đang tàn phá nặng nề nền kinh tế - tỷ lệ này cao gấp 3 lần, lên 60%.

    Từ năm 2018 trở lại đây, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tiến hành tái cấu trúc chuỗi cung ứng để phân tán rủi ro việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Có 9% công ty Nhật Bản được khảo sát cho biết đang xem xét khả năng di chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, 4% doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại các nước khác ngoài Trung Quốc khẳng định sẽ chuyển đến đầu tư tại Việt Nam.
    FDI vào Việt Nam lội ngược dòng?

    Trong khi kinh tế thế giới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đang suy giảm, thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019.

    [​IMG]Trong khi kinh tế thế giới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đang suy giảm, thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực.[​IMG]
    Đáng chú ý, trong tổng số gần 16 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong nửa đầu năm, có 8,44 tỷ USD đến từ 1.418 dự án đăng ký mới, tăng 13,8% so với cùng kỳ.

    Ngoài ra, nửa đầu năm 2020 ghi nhận 526 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,7 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ.

    Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, để đón bắt những dòng vốn đầu tư ngoại hậu Covid-19, bên cạnh các ngành nghề truyền thống, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp, năng lượng. Đặc biệt, Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển các ngành sinh - hóa học phục vụ sản xuất dược liệu, dược phẩm - những lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm.

    Về phía Nhật Bản, từ trước khi Covid-19 bùng phát, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã có kế hoạch dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Thương chiến Mỹ - Trung và Covid-19 là những “bảo chứng” về vai trò “trung gian” của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu tận dụng vị thế “trung gian” này và đón bắt tốt cơ hội, thì vốn FDI vào Việt Nam có thể lội ngược dòng so với tình hình của khu vực và thế giới.

    Theo ông Sagara Hirohide, Giám đốc Công ty Marubeni Việt Nam (Hà Nội), với lợi thế bờ biển dài và hệ thống cảng biển, Việt Nam đóng vai trò rất lớn trong hệ thống vận tải biển quốc tế. Đây là điều mà các nhà đầu tư Nhật Bản rất chú ý khi tính toán phương án mở rộng chuỗi cung ứng.

    “Với vai trò như vậy, khi các rủi ro từ thị trường Trung Quốc gia tăng, thì sức hút đầu tư của Việt Nam càng tăng lên. Không riêng Nhật Bản, nhiều nhà đầu tư nước ngoại khác cũng đang dõi theo thị trường Việt Nam”, ông Hirohide lập luận.

    Lê Quân
  7. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    [​IMG]
    Apple đang tích cực đẩy mạnh các kế hoạch dịch chuyển chuỗi cung ứng của công ty trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu. Ảnh: CNN

    95% doanh nghiệp Mỹ muốn thay thế nhà cung cấp từ Trung Quốc
    10:30 13/07/2020
    Một cuộc khảo sát của Qima vào tháng 6 cho thấy 95% doanh nghiệp Mỹ đã lên kế hoạch thay thế nhà cung cấp của Trung Quốc nhằm đa dạng hóa cũng như ổn định chuỗi cung ứng của họ.

    Trước tình hình căng thẳng ngày càng leo thang giữa mối quan hệ Mỹ-Trung cũng như các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, hàng loạt các doanh nghiệp Mỹ đã bắt đầu lên kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, tìm kiếm các nhà cung cấp mới ngoài Trung Quốc.

    Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo các công ty Mỹ sẽ khó có thể thực hiện được điều này ngay lập tức, do phần lớn thế giới vẫn đang áp đặt các lệnh phong tỏa cũng như thực tế có rất ít thị trường tại thời điểm hiện tại có thể cạnh tranh với Trung Quốc về 2 yếu tố là chi phí và chất lượng.

    Một cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy gần 50% doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu đã có kế hoạch tức thì để chuyển nguồn hàng của họ.

    Xu hướng này không mới vì các công ty vốn đã bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn thay thế chi phí thấp hơn cho Trung Quốc trong nhiều năm, khi căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang vào tháng 7/2018. Và tất nhiên, khi mối quan hệ Mỹ - Trung chuyển từ "xấu" sang "cực kỳ tồi tệ", nhu cầu này ngay lập tức tăng vọt.

    Điều trớ trêu là các cơ sở công nghiệp Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau khi đóng cửa, trong khi nhiều thị trường thay thế vẫn đang vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch COVID-19 cũng như sớm có thể hoạt động trở lại.

    "Chúng tôi đã giúp đỡ các khách hàng, chủ yếu là công ty của Mỹ, tìm kiếm các thị trường thay thế phù hợp trong hai năm qua. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây và đại dịch COVID-19 đã khiến xu hướng tăng vọt", ông Simon Archer Perkins, Giám đốc điều hành tại ET2C International, cho biết.

    Trong khi đó, ông Julien Brun, Giám đốc CEL Consulting tại TP.HCM, cho biết các công ty lớn như Apple, Samsung và Nintendo đã đẩy mạnh việc chuyển đổi năng lực sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng những động thái như vậy sẽ là thách thức lớn đối với các công ty nhỏ, đặc biệt là vào lúc này.

    "Nhiều công ty muốn chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng chắc chắn họ sẽ gặp nhiều rào cản. Hai yếu tố chính có thể gây ra khó khăn tại thời điểm này sẽ là mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm nhà cung cấp và những vấn đề về cơ sở hạ tầng", ông Brun nói.
    Theo nghiên cứu của Qima, các doanh nghiệp đã trở nên mệt mỏi với thuế quan cũng như sự gián đoạn hoạt động do COVID-19. Trước đó, Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải đã nêu rõ rằng 74,9% các doanh nghiệp thành viên của họ đang phải vật lộn trong các kế hoạch kinh doanh do các áp đặt về thuế quan. Trong khi đó, hơn 40% đã hoặc đang xem xét di dời các cơ sở sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.

    Ông Hans Till, một nhà tư vấn chuỗi cung ứng ở Hong Kong, đã xác nhận rằng ông đã nhận được nhiều yêu cầu hơn từ các công ty Mỹ trong việc tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Till vẫn cảnh báo rằng điều này sẽ không đơn giản như "lật một chiếc công tắc".

    "Không có nhiều công ty thực sự có tầm nhìn để thực hiện điều này trong dài hạn, và tất nhiên điều đó sẽ không thể thực hiện chỉ qua 1 đêm. Vào thời điểm hiện tại, mọi người đều muốn thay đổi và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhưng lại rất ít người thực sự có một chiến lược cụ thể và hiệu quả", ông Till nói.

    Ông Alan Scanlan, người sáng lập Newlands Source có trụ sở tại Hong Kong, đã nói rằng: "Việc thay đổi các nhà cung cấp sẽ mất rất nhiều thời gian. Quá trình cơ bản ở đây là bạn cần tìm một nguồn thay thế thực sự phù hợp và sau đó thử nghiệm, trước khi hoàn tất quá trình dịch chuyển. Đó là một quy trình phức tạp có thể mất từ sáu đến 12 tháng".

    Tuy nhiên, ông Fabien Gaussorgues, giám đốc điều hành của Sofeast, lại chia sẻ rằng ông đã nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác từ các khách hàng Mỹ ngay sau khi quốc gia này ban hành lệnh phong tỏa; với mục đích xây dựng các nhà máy mới tại Trung Quốc.

    "Điều này vượt quá dự đoán của tôi và thật khó để lý giải được. Nhưng trên thực tế, tôi đang nhận được rất nhiều dự án từ Mỹ, thậm chí cả từ châu Âu. Mặc cho cuộc chiến tranh thương mại có diễn ra như thế nào, nếu những doanh nghiệp nhỏ không có số vốn lớn, họ sẽ vẫn tìm đến Trung Quốc", ông Gaussorgues nói.

    Theo Thanh Trần/nhadautu.vn/SCMP http://m.tapchitaichinh.vn/tai-chin...ay-the-nha-cung-cap-tu-trung-quoc-325443.html
  8. tranthuan79

    tranthuan79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2020
    Đã được thích:
    596
    Nói về bât động sản khu công nghiệp thì ITA là lớn nhất tỉnh Long An
    Mhoang79 thích bài này.
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Bất chấp Covid, giá thuê đất KCN vẫn tăng mạnh. Cứ doanh nghiệp nào nhiều đất là ngồi đếm tiền thu hàng năm thôi. :)
    --- Gộp bài viết, 14/07/2020, Bài cũ: 14/07/2020 ---
    PHR-SZC-KBC cứ thế xoay nòng quanh năm 2020-2021.
    vibanxungdang thích bài này.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    KBC đang đè có giá tốt múc khẩn trướng đón sóng lớn.
    Mhoang79 thích bài này.

Chia sẻ trang này