BĐS Khu Công Nghiệp - Con sóng dài lâu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 08/05/2020.

538 người đang online, trong đó có 215 thành viên. 05:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26613 lượt đọc và 207 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Trong bối cảnh Chiến tranh thương mại và Covid 19, Bất động sản Khu công nghiệp vẫn luôn là ngành ít bị ảnh hưởng nhất, thậm chí còn hưởng lợi bởi sự dịch chuyển cơ sở sản xuất của các tập đoàn quốc tế ra khỏi Trung Quốc.

    Các công ty BĐS KCN đều đã có kết quả kinh doanh tốt vượt bậc trong năm 2019 và rất khả quan trong quý 1/2020 (đa phần vẫn tăng trưởng, hoặc nếu có giảm lãi thì cũng chỉ là giảm lãi nhẹ so cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên các quý sau vẫn còn nhiều hứa hẹn bùng nổ kết quả kinh doanh trong khi các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nặng nề và có kết quả từ giảm sốc đến thua lỗ).

    Tại Việt Nam, tình hình Covid đã được kiểm soát tốt và Chính phủ đang tập trung hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh tế. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp nắm bắt cơ và hồi phục được đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong khi đó, riêng các doanh nghiệp BĐS KCN thì đường lớn đang "thênh thang rộng mở" bởi:
    - Việt Nam đã và đang được nhiều tập đoàn quốc tế đánh giá là 1 điểm đến an toàn, hấp dẫn và nằm trong chiến lược dịch chuyển/mở rộng cơ sở sản xuất của họ, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ - điện tử lớn (Apple, Foxxcon, Microsoft, Google, HP, Dell, Nitendo...đều đang triển khai việc dịch chuyển sang Việt Nam) + chính sách của chính phủ các nước (Mỹ, Nhật....) khuyến khích các doanh nghiệp của họ di rời khỏi Trung Quốc để tránh lệ thuộc vào TQ.
    - Giá cho thuê/bán BĐS KCN vẫn âm thầm tăng giữa bão Covid
    - Các doanh nghiệp BĐS KCN có sức khỏe tài chính lành mạnh hơn nhiều nhóm ngành khác
    - Cổ tức tiền mặt cao về đều đặn
    - Quỹ đất dồi dào, tiềm năng phát triển lâu dài.

    Trong khi đó, giá cổ phiếu BĐS KCN còn đang thấp hơn 40-50% so với đỉnh hồi cuối năm 2019. Liệu chúng có lặp lại chu kỳ tăng giá như năm ngoái hay không?

    Có thể nói, cổ phiếu BĐS KCN đang ở chân 1 sóng lớn, to, dài và bền bỉ nhất ttck Việt Nam 2020-2021 mà nhà đầu tư không thể bỏ lỡ.

    Một số cổ phiếu đáng lưu ý: D2D, PHR, SZC, KBC, TIP, NTC
    Last edited: 08/05/2020
    gallant10 đã loan bài này
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Thị trường khó, giá thuê đất công nghiệp vẫn tăng
    07/05/2020 10:23 [​IMG]
    (ĐTCK) Dù cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều do đại dịch Covid-19, nhưng bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc có nhiều cửa sáng để phát triển mạnh thời gian tới.
    [​IMG]

    Nhiều tín hiệu vui

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ bất động sản Kland (chuyên tư vấn cho thuê bất động sản công nghiệp) đánh giá, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đầu năm nay chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan khi Việt Nam bước đầu cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, khởi động lại nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đây là cơ sở để thu hút nhà đầu tư đến Việt Nam như một điểm đến an toàn.

    Bên cạnh đó, giữa đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất xây dựng nền kinh tế ít phụ thuộc vào Trung Quốc để có thể tránh gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Trong gói kích thích kinh tế khẩn cấp được thông qua vào ngày 7/4, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi tái lập chuỗi cung ứng đã bị tấn công bởi dịch bệnh.

    Theo đó, Chính phủ Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) trong kế hoạch ngân sách bổ sung cho năm tài khóa 2020 để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất bằng việc chuyển đến Đông Nam Á. Đây là tín hiệu lạc quan đối với bất động sản công nghiệp Việt Nam, bởi Việt Nam là một trong những địa điểm yêu thích của các nhà đầu tư Nhật Bản.

    Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn coi Việt Nam là thị trường truyền thống, ưu tiên đầu tư. Có thể kể tới hàng loạt tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đã đặt đại bản doanh, nhà máy sản xuất tại Việt Nam như Samsung, LG, Posco, Huyndai, Lotte…

    Sự xuất hiện của các tập đoàn này cũng đã thu hút hàng chục nhà đầu tư vệ tinh, với vốn đầu tư hàng tỷ USD theo chân đến Việt Nam và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

    Bên cạnh đó, hiện cũng có nhiều nhà sản xuất khác cũng đang tìm hiểu, hay rục rịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam như Apple, Hanwha, Yokowo, Shuafu,
    Goertek, Foxcom, Lenovo, Nintendo, Sharp, Kyocera, Oasis…

    “Ngoài ra, năm 2020, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kỷ niệm 30 năm quan hệ hợp tác. Sự kiện Nghị viện châu Âu chính thức thông qua 2 hiệp định kinh tế - đầu tư quan trọng với Việt Nam, trong đó có Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được kỳ vọng sẽ xóa bỏ tâm lý dè dặt của nhà đầu tư EU, tạo nên một làn sóng đầu tư mới từ thị trường EU vào Việt Nam. Đồng thời, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao. Đó là những lý do để tin tưởng vào một làn sóng mới cho bất động sản công nghiệp từ quý II/2020 trở đi, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát”, đại diện Kland nhận định.

    Đồng quan điểm, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho biết, dữ liệu từ Cục Điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy, lượng hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục. Trong đó, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu.

    Theo JLL Việt Nam, trong quý I/2020, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cận kề với Trung Quốc. Giá thuê đất khu vực này trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn - lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0 - 5,0 USD/m2/tháng và nhiều khu công nghiệp được lấp đầy.

    Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá thuê đất trung bình trong quý I/2020 tại miền Nam đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ.
    Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Anh Quyền, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết: “Tính đến thời điểm hiện nay, chúng tôi đã lấp đầy hơn 80% diện tích đất các khu công nghiệp trên địa bàn. Với lượng cầu hiện tại và sắp tới, trong khi chỉ với tổng số hơn 1.300 ha diện tích đất công nghiệp, chúng tôi đang rơi vào tình trạng thiếu đất cho thuê”.

    Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố hết dịch SARS năm 2003 và sẽ tiếp tục thành công trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 lần này. Trong bối cảnh này, ngành sản xuất tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ “Trung Quốc + 1” - chiến lược mà các các doanh nghiệp nước ngoài đang áp dụng để đa dạng hóa cơ sở sản xuất tới các khu vực khác và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, qua đó sẽ tạo đà tăng trưởng cho nhu cầu cho bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

    Tận dụng cơ hội

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân ở đây cao hơn. Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam.

    Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc. Do đó, các chuyên gia cho rằng, để cạnh tranh, tạo lợi thế thu hút các nhà đầu tư, Việt Nam cần phải có những biện pháp đồng bộ, hiệu quả nhất để tận dụng cơ hội.

    Thực tế, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách tạo cơ hội cho loại hình bất động sản này phát triển. Đơn cử, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã bổ sung thêm một số loại hình khu công nghiệp và khu kinh tế đặc thù, trong đó có khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng: Khu công nghiệp là khu chức năng chính; khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp (có thể bao gồm các phân khu chức năng như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế - xã hội cần thiết cho sự phát triển đồng bộ, bền vững).

    Bên cạnh đó, các tỉnh hàng năm đều đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư với các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện về thuê đất, thuế, thủ tục hành chính… để thu hút nhà đầu tư. Qua đó, giúp các nhà đầu tư có thêm cơ hội sở hữu quỹ đất, thay đổi cách thức vận hành các khu công nghiệp và thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp phát triển.

    Với Bắc Giang, theo ông Nguyễn Anh Quyền, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang luôn có các tham mưu, đề xuất kịp thời cho UBND tỉnh để tháo gỡ những khó khăn, thu hút nhà đầu tư đến các khu công nghiệp. Đồng thời, tham mưu cho lãnh đạo địa phương trình Chính phủ đồng ý chủ trương mở rộng diện tích quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn để tận dụng làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết, thời gian qua, chính quyền tỉnh này đã có nhiều động thái cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đó là những yếu tố chính để Thái Nguyên trở thành điểm đến thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài cơ lớn như Samsung. Để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút, triển khai các dự án đầu tư, tạo ra sức lan tỏa lớn, Thái Nguyên duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành với các nhà đầu tư, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo các dự án đầu tư hoạt động hiệu quả.

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng đánh giá, tiềm năng bất động sản công nghiệp Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tự tin thái quá vì sức cạnh tranh của Việt Nam còn thua Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… Do đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc phát triển hạ tầng, công nghiệp phụ trợ để thu hút mô hình sản xuất công nghiệp theo chuỗi.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Các tập đoàn nước ngoài triển khai kế hoạch chuyển đến hoặc mở rộng tại Việt Nam. Tiếp theo Apple là Foxxcon, Google, Microsoft, HP, Dell, Nitendo.... trong đó HP và Dell được cho là có kế hoạch chuyển 30% hoạt động sản xuất máy tính xách tay sang Việt Nam.
    Foreign groups step up plans to enter or expand in Vietnam
    06/05/2020 | 21:17

    [​IMG]While China is struggling with the pandemic and is losing the confidence of foreign investors, proven resilience is pushing Vietnam to the fore as an ideal investment and manufacturing hub for Southeast Asia.


    [​IMG]
    Apple is pursuing a greater presence in Vietnam, with partner manufacturers already based here, Photo: Le Toan
    Vietnam has been chosen as the ideal destination for the “China+1” policy of HZO, a US-based company producing protective nano-coatings with an announcement on opening its very first manufacturing facility in Vietnam at Yen Phong Industrial Park in the northern province of Bac Ninh.

    The country is also rumoured to be the next destination for Apple, the iconic US multinational tech titan of consumer electronics, computer software, and online services. Recently, the giant listed recruitment notices in Vietnam on LinkedIn, including a position of operations manager based in Hanoi and test engineers in Ho Chi Minh City.

    These recruitment notices add credence to reports that Apple could increase outsourcing its manufacturing to Vietnam, while Foxconn, the world’s biggest electronics contract manufacturer and a key supplier of Apple, also has a facility in Bac Ninh to produce for the tech giant.

    Sharing the same trend, other US giants of Google, Microsoft, HP, and Dell have also announced their plans to settle in Vietnam. While Google has asked suppliers to calculate expenses for moving some equipment from China to Vietnam via road, sea, and air after considering the impact of coronavirus to its operations, Microsoft aims to launch its latest Surface computer and laptop models in the country.

    HP and Dell are also said to be moving up to 30 % of their notebook production to Vietnam.

    As China is gradually losing its priority in global production, large-scale international manufacturers are rolling out China+1 expansion policies – with Vietnam emerging as a clear alternative in many evaluations.

    China dominance dwindles

    In a report released last week, global manufacturing consulting firm Kearney pointed out that China is increasingly losing share from US companies during the Trump administration, and the main beneficiaries of this are the smaller Southeast Asian nations. Along with the US companies, the move has also happened to enterprises coming from other big economies.

    The coronavirus has stalled manufacturing and logistics around the world, especially exposing the vulnerabilities of Japanese companies which rely on China for more than 20 % of their parts and materials needs. Japan has already prepared US$2.23 billion in subsidies for the 2020 fiscal year for companies moving production out of China. Consumer products maker Iris Ohyama is set to become the first Japanese company to receive a government subsidy to shift production out of China as part of an effort to build more resilient supply chains.

    A survey from marketing and credit reporting firm Tokyo Shoko Search Co., Ltd., said that 37 % of 2,600 respondent businesses want to get out of China.

    Since the US-China trade war kicked off, Japanese electronics maker Sharp has planned to shift computer production from China to Vietnam for shipment to the United States. According to Japanese television channel NHK, Sharp is also considering shifting production of multi-function office equipment to Thailand instead of China.

    Meanwhile, it is reported that Nintendo, one of the largest video game developers based in Japan, is also going to pull a portion of its console production from China to Vietnam.

    Across the pond, European leaders and enterprises also have looked into such moves to reduce dependencies on the Chinese market. Last week, the EU’s Commissioner for Trade Phil Hogan said the bloc would seek to “reduce our trade dependencies” after the pandemic.

    Meanwhile, UK Foreign Secretary Dominic Raab, standing in for Prime Minister Boris Johnson as he recovers from the coronavirus, said on economic relations with China, “There’s no doubt we can’t have business as usual after this crisis” at a recent press conference after a phone call with G7 leaders.


    Raab explained that the pandemic had taught the United Kingdom about the value and importance of co-operation and that Britain could not solely depend on China.

    The US-China trade war last year triggered the trend of shifting production lines from China to Southeast Asia and other markets, but the virus outbreak has reaffirmed the danger of supply chain disruption when the world’s economy depends too much on one major market.

    Vietnam is currently highly appreciated by the international community for its firm and timely actions to deal with the pandemic while maintaining its economic growth momentum and ensuring social security.

    In addition, the various support packages to rescue the business community, including foreign-invested enterprises, are already appearing as a new driver of foreign capital inflows into Vietnam after the pandemic ends.

    Members of the European Chamber of Commerce in Vietnam (EuroCham) welcomed the government’s restrictions, including Directive No.11/CT-TTg dated March 4 directing the urgent tasks and solutions to address the difficulties of production and business establishments, extending the deadline for tax and land hiring fee payment, and suspending social insurance payments.

    Around 75 % of businesses surveyed by EuroCham agreed that the extension on tax payments would help them overcome their difficulties during the pandemic.

    Minimising damage

    According to Ousmane Dione, World Bank country director for Vietnam, if the COVID-19 pandemic is gradually brought under control in the coming months, the Vietnamese economy will recover relatively quickly thanks to its solid foundations.

    The World Bank also believes that the Vietnamese government was determined to curb economic losses from the crisis by taking necessary treatment and preventive measures, in addition to providing financial policies to support the majority of people and businesses to cope with the immediate burden.

    In addition, global real estate services firm JLL’s latest market report showed that companies looking to diversify their manufacturing portfolio outside of China are attracted to Vietnam thanks to its proximity to China, free trade agreements, and the government’s desire to build Vietnam into a manufacturing hub in Southeast Asia. These comments are plus points in the eyes of foreign enterprises planning to relocate facilities or expand operations outside China, the report noted.

    Shirakawa Satoko, head of the Japanese and English-speaking enterprises of Kizuna JV Corporation, said foreign investment inflows will be poured into Vietnam after the pandemic if the country can keep damage to a minimum. “The company has accelerated construction of ready serviced space in the Mekong Delta province of Long An’s Can Giuoc district with a scale of 80,000 square metres. The construction is expected to finish in the fourth quarter of the year to welcome foreign investment inflows,” Satoko said.

    Asia Times quoted Alexander Vuving, professor at the Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies in Honolulu, Hawaii, as saying that the pandemic has been a great opportunity for Vietnam to enhance its soft power, as it helped to broadcast Vietnam’s generous behaviour towards the international community.

    Many analysts now expect Vietnam to receive the lion’s share of “second wave” factory relocations driven by the pandemic and growing anti-Chinese sentiment in the west fuelled by perceptions that China is chiefly responsible for the outbreak.

    “Vietnam is a major beneficiary of this diversification as it has proved to be friendly while still cost-effective to investors from the west,” said Vuving. “Vietnam will be, in many cases, their first choice when they look around to find a reliable alternative.” VIR
    gallant10thetaurus thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  4. badstock

    badstock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/05/2015
    Đã được thích:
    11.090
    ITA múc
    Mhoang79 thích bài này.
  5. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    gallant10 thích bài này.
  6. dangminh2007

    dangminh2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    852
    Sóng đẹp quá
    [​IMG]
    gallant10Mhoang79 thích bài này.
  7. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Rút khỏi Trung Quốc, tập đoàn công nghệ chọn sang Việt Nam
    Quan tâm 14
    29/04/2020 03:00 GMT+7
    [​IMG]Việc dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã được tiến hành kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Và giờ, Covid-19 đang tiếp tục thúc đẩy quá trình đó.

    Pegatron - nhà lắp ráp iPhone - đang đa dạng hoá nơi sản xuất. CEO Liao Syh-jang cho hay công ty hy vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia hồi năm 2019. Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod, cũng cho biết hôm thứ 3 là đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam.

    Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc trong tháng 2 bị tê liệt do dịch Covid-19 càn quét trên diện rộng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

    Các nhà sản xuất thiết bị cho các công ty khác ngoài Apple cũng đang tính chuyện chuyển sản xuất ra nước khác. Foxconn tiên đoán từ trước về khả năng thay đổi trong mô hình sản xuất toàn cầu, đã chi phối ngành thiết bị điện tử trong hơn 30 năm qua. Công ty cũng có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam.

    [​IMG]
    Đại gia công nghệ lên kế hoạch sang Việt Nam
    Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

    “Mọi thứ đang thay đổi theo từng ngày do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, vì vậy rất khó để đưa ra bất kỳ bình luận về cung và cầu lúc này”, lãnh đạo một nhà cung cấp cho Apple nói.

    Một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.

    Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

    Nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh

    Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.

    Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

    Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn.

    Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.

    Theo báo cáo của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.

    Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn - lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0-5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.

    Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý 1 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TP.HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại.

    Đại diện JLL cho rằng, về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai.

    Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa. Việt Nam sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

    Nam Việt
    https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/dai-gia-cong-nghe-len-ke-hoach-sang-viet-nam-634118.html
    gallant10 thích bài này.
  8. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Apple "nổ súng" báo hiệu, Việt Nam sắp đón "cơn mưa" đầu tư sau đại dịch?
    Thùy An - Quang Huy-Thứ ba, ngày 05/05/2020 06:22 GMT+7


    VTV.vn - Các yếu tố vĩ mô ổn định, giá nhân công, nhà xưởng hấp dẫn... đang là những yếu tố giúp Việt Nam lọt vào "mắt xanh" của các nhà đầu tư ngoại.
    Hãng công nghệ Apple đã "nổ" phát súng đầu tiên trong việc tiến sâu vào thị trường Việt Nam, với thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao về quản lý phân phối sản phẩm ở TP.HCM và Hà Nội.

    Cụ thể trên trang linkedin.com vừa đăng tải một thông báo của Apple về việc tuyển dụng nhân sự quản lý phân phối chuỗi cung ứng và vận hành iPhone tại Việt Nam. Đây được xem là bước đi đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của ông lớn ngành công nghệ - Apple tại Việt Nam nhằm mở rộng chuỗi cung ứng.

    Trước Apple, 2 ông lớn công nghệ là Google và Microsoft cũng tăng tốc chuyển sản xuất phần cứng sang các khu vực khác của châu Á trong đó có Việt Nam.

    [​IMG]
    Apple được cho là đã có những bước đi đầu tiên để chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam

    Tại Châu Á, mới đây Nhật Bản đã khởi động chương trình hỗ trợ cho các công ty của nước này chuyển sản xuất sang Đông Nam Á. Cụ thể, Chính phủ Nhật Bản đã dành 2,2 tỉ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của Nhật Bản đang đầu tư ở Trung Quốc rút khỏi quốc gia này khi dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ và phá vỡ chuỗi cung ứng giữa hai nước.

    Còn vào cuối năm ngoái, báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ cũng cho biết: Khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc xác định sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc; có tới 40% doanh nghiệp cho hay sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, dự kiến đến các nước Đông Nam Á hoặc Mexico…

    [​IMG]
    Giá nhân công, nhà xưởng rẻ là hai trong nhiều yếu tố giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại

    COVID-19 đang được ví như một chất xúc tác, dự báo sẽ đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sản xuất đầu tư vào Châu Á, và Việt Nam đang là một trong những ứng viên hàng đầu. Giới phân tích nhận định, bên cạnh yếu tố vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP thì giá nhân công, giá cho thuê mặt bằng, nhà xưởng của Việt Nam là những điểm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.

    "Thị trường Trung Quốc giá nhân công hiện nay cũng lên cao rồi. Thứ hai Việt Nam được xem là trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều và mục đích của chúng tôi là đáp ứng nhu cầu của các công ty Nhật tại đây", ông Keita Yonemoto- Phó giám đốc Công ty Alpha Autosystem nhận định.

    [​IMG]
    Đến hết quý II có thể sẽ phần nào kiểm chứng được làn sóng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

    Đồng quan điểm, theo ông Bùi Lê Anh Hiếu- Giám đốc Phát triển Công ty Cổ phần Long Hậu, nếu xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm trong vị trí top 3 điểm đến yêu thích của doanh nghiệp Nhật Bản, và ở top 3 này Việt Nam cũng cạnh tranh vị trí số 1 và số 2.

    "Đến hết quý 2 chúng ta sẽ thấy rõ xu hướng này hơn khi các tổ chức này xây dựng chương trình xúc tiến cụ thể ra sao", ông Hiếu nhấn mạnh.

    Dự báo "làn sóng" dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ diễn ra nhanh hơn, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để đón được làn sóng này, phần còn lại là cải cách để có các chính sách phù hợp.

    https://vtv.vn/kinh-te/apple-no-sung-bao-hieu-viet-nam-sap-don-con-mua-dau-tu-sau-dai-dich-2020050506204114.htm?utm_source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****&zarsrc=31##
    --- Gộp bài viết, 08/05/2020, Bài cũ: 08/05/2020 ---
    ITA cũng ngon nhỉ. :)
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  9. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.987
    PHR tiềm năng nhất dòng
    lucnaocunglo, gallant10Mhoang79 thích bài này.
    Mhoang79 đã loan bài này
  10. minhlam2014

    minhlam2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2018
    Đã được thích:
    3.903
    ủng hộ chủ top. khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng không thể nào không phát triển được. VN chỉ mới bắt đầu thôi, 10-20 năm nữa khi nhìn lại sẽ thấy sự khác biệt lớn và tiếc nuối cho ai không mạnh dạn đầu tư :D

Chia sẻ trang này