Bí ẩn đằng sau vụ LPB phát hành không thành công

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thuytinhvang, 05/03/2019.

4452 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 14:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7510 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. thuytinhvang

    thuytinhvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2019
    Đã được thích:
    17
    Chắc nhiều bạn thắc mắc tại sao cuối năm 2018, LPB chào bán cho cổ đông hiện hữu 200 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Giá bán ưu đãi là 10 trong khi thị giá chỉ có 9.x. Vậy tại sao vẫn có người mua? Bài hơi dài nên bạn nào có tính kiên nhẫn thì hãy đọc.

    Những vụ việc như này đối với các cổ đông nhỏ lẻ mà nói là rất lạ lẫm, họ cho rằng người ngu dốt mới mua "ngược đãi" với giá cao hơn sàn giao dịch và để rồi bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

    Đối với người trong cuộc, với các ông chủ thực sự hoặc các tay to thì vô cùng đơn giản và dễ hiểu vì họ đã gặp và cách giải quyết của họ chính là chọn mua giá cao hơn.

    Tôi lấy case LPB ra để chỉ ra cho các bạn vẫn còn chưa thông.

    Đợt chào bán này của LPB tương đương với tăng VĐL thêm 2000 tỉ, tức là hơn 25% VĐL. Con số không nhỏ và nếu phát hành thành công thì LPB có VĐL gần 12.000 tỉ tương đương với nhóm ACB, Eximbank..
    Lật lại lịch sử thì các bạn đều nhớ 5 NH TMCP lớn nhất của VN những năm 2008 là MBB, TCB, ACB, Sacombank và Eximbank... Trong khi đó LPB là ngân hàng trẻ nhất, năm 2008 mới thành lập với VĐL 3.300 tỉ. Sau 10 năm đã tăng vốn để rút ngắn khoảng cách với các NH TOP đàn anh thì thấy cách xây dựng ngân hàng của "các ông chủ" đứng đằng sau là hoàn toàn nghiêm túc và có tham vọng.

    Tôi vẫn phải nhắc lại câu của 1 số bạn hay nói trên diễn đàn "NH có quy mô càng lớn thì càng bền vững và có tỉ suất lợi nhuận càng lớn" và "ông chủ doanh nghiệp nào dám tăng vốn điều lệ là các ông chủ có tầm nhìn và mong muốn doanh nghiệp của mình phát triển hơn nữa". Tôi không nói đến các cổ phiếu penny hàng lởm tăng vốn để bán giấy nhé.

    Giờ quay lại vụ tăng vốn, tôi tạm chia ra làm 3 giai đoạn và lần lượt thực hiện trong năm 2019, đầu năm 2020.

    Giai đoạn 1: vì sao các cổ đông mua "ngược đãi" giá 10 mà không mua trên sàn?
    Đầu tiên, phải nói rằng cổ phiếu của LPB đang rất cô đặc.

    - Cổ đông lớn nhất là VNPOS. Do hạn chế đầu tư ngoài ngành của thủ tướng chính phủ nên nhóm này chỉ giữ nguyên cổ phần không được mua thêm và hầu như cũng không tham gia điều hành, quản trị. Họ chỉ hợp tác ăn chia hoa hồng thu hộ tại các điểm bưu cục và ăn cổ tức hàng năm từ LPB. Đây cũng là 1 khoản thu nhập khá ấm hàng năm của VNPOS và cán bộ công nhân viên (thu tiền dịch vụ hoa hồng).

    - Nhóm cổ đông lớn thứ 2 là của các ông MinhDc, Hưởng, Sơn, Thắng. Ông Minh, Hưởng đã nghỉ nhưng thực tế NH vẫn là của 2 ông này là chính. Tôi gọi chung là 1 nhóm và tin nội bộ là tổng số cp của nhóm này nắm giữ trên 40%.

    - Nhóm thứ 3 là nhóm nhỏ chẵn
    : đó là Ban điều hành. Mỗi vị cũng nắm giữ tầm 1 triệu cho đến vài chục triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu của nhóm này chiếm hơn 10%. Nhóm này chỉ là đầu tư trung hạn chứ không liên quan gì đến nhóm MinhDC.

    - Nhóm thứ 4 là nhóm nhỏ lẻ
    : đó là chúng ta, những người chỉ có vài nghìn cho đến vài trăm nghìn cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu nhỏ lẻ này tầm 380 triệu cp, chiếm tầm 30%

    Như vậy chúng ta thấy cp của LPB rất là cô đặc, nếu có mua bán trên sàn thì chủ yếu là nhóm thứ 4 tham gia và đôi khi là nhóm thứ 3 tham gia.

    Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nhóm cổ đông MinhDC muốn mua thêm khoảng 100 triệu cp LPB (1000 tỉ đồng) trên sàn giao dịch? Tỉ lệ mua / hàng trôi nổi (của nhóm 4) là 100/380 nên muốn mua đủ mà giá đi ngang thì cũng mất gần 1 năm còn nếu muốn gom nhanh thì giá sẽ bị đẩy từ 8.5 lên 20.x-30.x vì chỉ cần mua vài phiên là hết cung. Các nhà đầu cơ lớn hiểu rõ điều này.

    Đến đây các bạn đã hiểu vì sao mà 6 vị đại diện người Bắc Ninh, đồng hương với bác Minh kia mua "ngược đãi" với giá 10 rồi đó (lưu ý: họ đều sống ở SG và HN, 1 số người Bắc Ninh chẳng qua chưa làm lại thẻ căn cước công dân).
    Sau giai đoạn này, nhóm bác MinhDC nắm giữ hơn 50% cp.

    Giai đoạn 2: lên sàn HOSE.
    Do càng đông đặc hơn nên nhóm MinhDC chỉ cần "hít 1 hơi sâu" là giá lên tầm 20 trong vòng 1 tháng. Cùng lúc đó LPB sẽ chuyển từ Upcom sang HOSE để thực hiện giai đoạn 3.

    Giai đoạn 3: Bán cho cổ đông chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài
    Cổ đông chiến lược luôn phải mua với giá cao hơn thị trường, điều này chắc sau khi đọc giai đoạn 1 các bạn đã tự giải thích được vì sao.

    Giá dự kiến nhà đầu tư nước ngoài mua tầm 25-30. Đến thời điểm hiện nay, có 1 số NH ở Nhật và Hàn Quốc đang dạm ngõ và sau khi tìm hiểu, điều kiện họ đặt ra là phải lên sàn HOSE thì họ mới chơi (policy của bọn NN nó thế, cấm cãi, kiểu như bạn là người cẩn thận, bạn yêu cầu thằng bồ phải xét nghiệm HIV trước khi cho chịch lần đầu).

    Trong giai đoạn này, LPB nâng cấp tối đa số lượng CN/PGD từ PGD bưu điện theo chính sách đã được phê duyệt sẵn của NHNN. Mạng lưới CN/PGD của LPB đang lớn nhất cả nước, sau giai đoạn này sẽ hơn cách biệt người thứ nhì là Agribank.

    Bọn nước ngoài nó rất thích mạng lưới lớn. Thằng nào có mạng lưới lớn nhất mà quản lý hiệu quả thì thằng đó sẽ chiếm lĩnh thị trường (tham khảo bài học thành công của Vinmart+, thế giới di động) và bài học chưa thành công của Tôn Hoa Sen (HSG mở nóng quá, chưa đủ tầm).

    Giai đoạn 4: Cổ đông chiến lược NN tham gia HĐQT, Ban điều hành và liên kết dịch vụ với các NH nước ngoài. Đây mới là đích nhắm của nhóm MinhDC. Mấy vụ các vị lãnh đạo NH trong nước chém gió CMCN 4.0, Fintech... chỉ là tầm nhìn chưa vượt qua biên giới. CT HĐQT Nguyễn Đình Thắng đang âm thầm liên kết với Nhật (Doreaming) để trả lương cho NLD ở Nhật, hoặc NLĐ ở VN làm cho DN Nhật... và liên kết Ví Việt với 1 số đối tác của Singapore, Malaysia... để tạo thành hệ sinh thái tầm cỡ trong khu vực.

    thôi nghỉ đã...
    Chốt lại: các tỉ phú họ đầu tư giá trị và cuộc chơi của họ rất dài. Họ đã vẽ sẵn lộ trình và thực hiện theo. Còn chúng ta là nhỏ lẻ, nếu biết đi theo dòng nước lớn thì sẽ kiếm được tiền, nếu lội ngược dòng thì không tránh khỏi sặc nước.
    Last edited: 05/03/2019
    bkhero, Prado2012, thangnd97804 người khác thích bài này.
  2. minhnguyen369

    minhnguyen369 Guest

    Tham gia ngày:
    24/08/2017
    Đã được thích:
    28.340
    đang quan tâm! cám ơn bác. bác nêu những cái ngon của em này e hóng với ạ :D
  3. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
    BÁC NÓI RẤT CHUẨN CẢM ƠN BÁC VÌ BÀI PHÂN TÍCH RẤT BỔ ÍCH
  4. BatHoi

    BatHoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    447
    Hay. Nhưng khá tốn tzan để chờ đợi 1 con sóng thần. Thanks bác chủ
  5. phantomhvtc

    phantomhvtc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Đã được thích:
    672
    Lừa tình được ai. Muốn hiểu LPB thế nào hãy hỏi nhân viên của họ hiện tại. Không đắp chăn sao biết chăn có rận. Con này sớm muộn sẽ có giá 6.x, kém cả SHB nhé.


  6. pham_nams

    pham_nams Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Đã được thích:
    982
    nhưng vừâ rồi phát hành ko thành công và nhóm đồng hương DCM chỉ đăng kí mua 6tr cp thôi mà, họ ko đăng kí mua hết, ngon vậy sao ko mua hết luôn ?
    phantomhvtc thích bài này.
  7. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
  8. phantomhvtc

    phantomhvtc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Đã được thích:
    672
    Đồng hương gì bác. Toàn hình nhân thế mạng. Một tay che trời. DCM, có ngày vào lò!
  9. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.117
  10. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Ngon thì giá nó khác rồi. SHB cũng vậy bao năm qua giá lẹt dẹt cổ đông chỉ đc nhai giấy.

Chia sẻ trang này