Bí ẩn VHC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 20/12/2020.

8622 người đang online, trong đó có 1377 thành viên. 11:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 198103 lượt đọc và 1138 bài trả lời
  1. mucangchai09

    mucangchai09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2020
    Đã được thích:
    1.397
  2. ngoctinnt

    ngoctinnt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2011
    Đã được thích:
    3.101
    Mục tiêu 6x mới chốt
  3. lucthien

    lucthien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2013
    Đã được thích:
    12.971
    Tuan sau vhc chay một mạch len 5x
  4. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Mục tiêu mình 59.9 chốt
  5. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Nhiều mặt hàng nông sản xuất sang Anh hưởng thuế 0% từ hôm nay
    Ánh Ngọc 01-01-2021 18:08
    Kinhtedothi - Từ hôm nay (1/1/2021), áp dụng cam kết từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta được hưởng mức thuế quan 0% như: Thủy hải sản, gạo, đồ gỗ, rau quả…

    Vào lúc 6 giờ ngày 1/1/2021 theo giờ Việt Nam, Việt Nam và Vương quốc Anh đã hoàn tất thủ tục trong nước cho phép áp dụng tạm thời (UKVFTA). Theo đó, các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ UKVFTA là: Thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày… với mức thuế quan giảm dần về 0%.

    [​IMG]
    Các sản phẩm tôm và cá tra được hưởng thuế suất 0% khi xuất sang Anh từ hôm nay (Ảnh minh họa
    Trong đó, thuế nhập khẩu hầu hết sản phẩm tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào Anh được giảm từ mức 10 - 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Ngoài tôm, cá tra cũng có lợi thế sớm nhất trong nhóm thủy, hải sản.

    Tương tự, mặt hàng gạo khi xuất khẩu sang Anh khi áp dụng cam kết từ UKVFTA mức thuế cũng về 0%. Năm 2019, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376% so với năm 2018, nhưng do phải chịu mức thuế cao, nên cũng gặp khó trong cạnh tranh.

    Đối với mặt hàng rau quả, UKVFTA khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như: Vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… Với nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn cũng như thị hiếu tiêu dùng của người dân Anh đối với các loại sản phẩm hoa quả nhiệt đới, trong thời gian tới, sản phẩm rau, củ, quả của Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường Anh thuận lợi hơn.

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu nông sản, thực phẩm, sản phẩm điện tử (máy tính, thiết bị Internet), đồ vệ sinh, đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế (máy thở, máy lọc máu), dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ bệnh viện (găng tay nitrate, khẩu trang, quần áo cho nhân viên y tế và bệnh nhân) của thị trường Anh có xu hướng gia tăng. Do đó, kết hợp với những cơ hội về tiếp cận thị trường từ UKVFTA, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, với nền tảng là kế thừa Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), UKVFTA cũng sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, từ đó tạo động lực cho việc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, đặc biệt trong bối cảnh hai bên vừa gia hạn việc duy trì quan hệ song phương ở cấp độ đối tác chiến lược.

    Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để áp dụng tạm thời hiệp định, đồng thời triển khai việc xây dựng kế hoạch thực thi nhằm bảo đảm tận dụng tối đa cơ hội mang lại từ hiệp định này, đem lại lợi ích cho người dân và DN Việt Nam.
    http://m.kinhtedothi.vn/nhieu-mat-hang-nong-san-xuat-sang-anh-huong-thue-0-tu-hom-nay-405889.html
    thetaurus thích bài này.
  6. Yesterday68

    Yesterday68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    5.266
    Dòng thủy sản thứ 6 đa số tím, VHC thứ 2 là vào đường đua rồi <:-P
  7. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.912
  8. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    “Nữ hoàng cá tra” và công cuộc xây dựng mô hình "kinh tế tuần hoàn" ở vùng Cao Lãnh – Đồng Tháp
    11:14 29/12/2020
    bình luận
    Ngoài đã tận dụng tất cả những phế phẩm của cá tra để làm những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, Vĩnh Hoàn còn thành công biến những chất thải trong quá trình nuôi trồng – sản xuất thành tài nguyên. Vĩnh Hoàn hiện là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi tại Việt Nam gần như thành công xây dựng được mô hình 'kinh tế tuần hoàn'.

    [​IMG]

    ‘Kinh tế tuần hoàn’ đang là một giải pháp được nhiều đất nước và doanh nghiệp hàng đầu thế giới lựa chọn để bảo vệ trái này cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên của trái đất đang ngày càng khan hiếm.

    Vĩnh Hoàn có trại ươm cá giống cùng các dự án sản xuất giống công nghệ cao, 610ha nuôi trồng, 5 nhà máy chế biến cá fillet, 1 nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, 2 nhà máy sản xuất bột mỡ cá, 1 nhà máy sản xuất collagen và gelatin, ngoài trụ sở ở Cao Lãnh – Đồng Tháp họ có 3 văn phòng đại diện tại TP. HCM – Quảng Châu – Los Angeles.

    uy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm ‘kinh tế tuần hoàn’ vẫn đang còn khá xa lạ, bởi tại Việt Nam có đến hơn 90% doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ và vừa (SMEs), vẫn đang lo chạy ăn từng bữa, nên họ không có thời gian cũng như tâm lực để thực hiện phương thức sản xuất mới này. Hơn nữa, khi họ chỉ bán sản phẩm/dịch vụ ở trong thị trường nội địa là chủ yếu, quả thật thực hiện ‘kinh tế tuần hoàn’ không cần thiết, vì thị người tiêu dùng chưa đòi hỏi điều đó.

    Thế nên, chúng tôi đã có chút ngạc nhiên khi biết rằng: Vĩnh Hoàn – doanh nghiệp đang có trụ sở tại Cao Lãnh – Đồng Tháp đã gần như thành công thực hiện phương thức sản xuất đang là xu hướng trên thế giới này.

    Theo tiết lộ của bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch và là người được mệnh danh "Nữ hoàng cá tra", thì Vĩnh Hoàn đã hoàn tất được 14/17 mục tiêu phát triển bền vững. Và sở dĩ 3 chỉ tiêu còn lại Vĩnh Hoàn chưa thể thành công, bởi chúng liên quan đến quy hoạch vùng, chỉ mình doanh nghiệp này không thể làm được. Năm nay, bà Lệ Khanh vừa lọt vào Top 25 phụ nữ quyền lực nhất châu Á do Tạp chí Forbes bình chọn.

    [​IMG]"Cá tra chính là ‘quà tặng’ của ĐBSCL. Hiện tại, các sản phẩm của Vĩnh Hoàn đã xuất khẩu được hơn 140 nước.

    Trong vài năm qua, Vĩnh Hoàn cùng con cá tra đã vượt qua rất nhiều thăng trầm cùng những rào cản kỹ thuật tưởng chừng không vượt qua được khi xuất khẩu quốc tế, như ‘chống bán phá giá’. Thế nên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Vĩnh Hoàn chỉ hơi chệch choạc thời điểm ban đầu, còn sau đó đã quay trở lại đường đua như bình thường, thậm chí chúng tôi còn muốn biến nguy cơ thành cơ hội.

    Hiện Vĩnh Hoàn đang trong tâm thế sẵn sàng đón đầu dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, vì chúng tôi đã gần như hoàn tất được phương thức sản xuất theo kiểu kinh tế tuần hoàn ở cuối năm 2019", bà Trương Thị Lệ Khanh cho biết.

    Theo Báo cáo tài chính mới nhất của Vĩnh Hoàn, lũy kế 11 tháng, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp này giảm nhẹ 4% xuống còn 6.314 tỷ đồng. Mặc Covid-19, Vĩnh Hoàn vẫn có rất nhiều chuyển động đáng chú ý trên thương trường như thành lập công ty xuất nhập khẩu sản phẩm thủy sản tại Singapore hay ra sức thâu tóm công ty bánh phồng tôm Sa Giang.

    "Nữ hoàng cá tra" Lệ Khanh cho biết thêm, việc Vĩnh Hoàn quyết định chuyển hướng sản xuất sang kiểu ‘kinh tế tuần hoàn’, ngoài nhận lời thí điểm mô hình mới này với chị Kim Hạnh – Giám đốc BSA; còn tự bản thân bà Khanh và doanh nghiệp nhận ra rằng: đây là đường hướng mà Vĩnh Hoàn phải đi, nếu muốn phát triển bền vững và tiếp tục chiến đấu cũng như chiến thắng trên đấu trường quốc tế.

    "Chúng tôi cũng muốn chứng minh rằng, phát triển kinh tế không nhất định phải xung đột với môi trường, sản xuất thủy sản không nhất thiết phải thải thủy ngân ra môi trường. Đây còn là hành động thể hiện sự biết ơn của Vĩnh Hoàn với dòng sông Mekong", Chủ tịch Vĩnh Hoàn bày tỏ.

    Hiện Vĩnh Hoàn có 4 mảng phát triển chính: Vinh Aquaculture – Nuôi trồng, Vinh Foods – Thực phẩm đã sơ chế/chế biến, Vinh Wellness – Sản phẩm tốt cho sức khỏe và Vinh Technology – Khoa học công nghệ.

    Vinh Technology là công ty chuyên về nghiên cứu khoa học công nghệ hợp tác với Singapore. Sở dĩ Singapore được chọn vì đây là đất nước có nền khoa học công nghệ phát triển gần nhất với Singapore. Hiện tại thế giới đã sản xuất được cả thịt chay hoặc thịt làm từ thực vật, nên Vĩnh Hoàn không thể cứ ôm khư khư những gì mình đang có, mà phải đầu tư vào công nghệ sinh học.

    [​IMG]

    Những sản phẩm từ con cá tra của Vĩnh Hoàn.

    Về sản phẩm chủ lực cá tra: Vĩnh Hoàn đã có quy trình nuôi trồng – sản xuất cá tra khép kín, doanh nghiệp có thể kiểm soát từ giống – nuôi trồng – thu hoạch – chế biến – sản xuất – tiếp thị - bán hàng. Nhờ khoa học kỹ thuật, Vĩnh Hoàn không bỏ bất cứ bộ phần nào của con cá tra, ví dụ như da – mỡ - nội tạng những thứ được xem là phế phẩm như trước đây. Ngoài sản phẩm fillet cá, họ lấy mỡ sản xuất dầu cá, da làm da cá chiên giòn – collagen – gelatin, bong bóng và bao tử cá đông lạnh…

    Trong quá trình sản xuất, họ đã biến được chất thải thành tài nguyên: nước thải của vùng nuôi có thể mang tưới tiêu cho các loại cây ăn trái hoặc lúa, cá chết và bùn thải chế biến thành phân hữu cơ, bao bì thải ra được làm nguyên liệu cho nhà máy xử lý chất thải – sản xuất phân bón có tên Mai Thiên Thanh. Vĩnh Hoàn đang hướng tới xây dựng nhà máy tái chế bao bì, quy hoạch ao nước thải gần vùng nông nghiệp, nuôi cá tuần hoàn giảm sử dụng nước.

    "Vùng nuôi trồng của chúng tôi ở Tân Hưng – Long An đã hoàn thiện mô hình ao chuồng sản xuất kiểu nước tuần hoàn, sau đó lượng nước này có thể xử lý sinh học để có thể tưới tiêu hoặc trồng lúa – trái cây. Vậy nên, tôi rất ủng hộ ưu tiên mới ở ĐBSCL là thủy sản – cây ăn trái – lúa.

    Còn nhiệm vụ của các doanh nghiệp đầu ngành như Vĩnh Hoàn là khiến những sản phẩm được sản xuất theo phương thức ‘kinh tế tuần hoàn’ khi có mặt trong các chuỗi siêu thị sẽ được định giá cao hơn và khác biệt những sản phẩm hiện tại đang lưu hành trên thị trường", bà Lệ Khanh nêu vấn đề.

    [​IMG]

    Thực hành phương thức sản xuất kinh tế tuần hoàn.

    Cũng như thế, hiện tại Vĩnh Hoàn đã hoàn thành được 14/17 mục tiêu của phát triển bền vững; 3 mục tiêu họ vẫn còn bỏ ngỏ là nước sạch và vệ sinh (6), năng lượng sạch và bền vững (7), tài nguyên và môi trường trên đất liền (15). Nếu Vĩnh Hoàn có thể đầu tư điện mặt trời áp mái – họ sẽ giải quyết được mục tiêu thứ 7. Ngoài ra, họ cũng đang xây dựng các ao xử lý nước thải tại vùng trồng để giải quyết mục tiêu thứ 6.

    Với mục tiêu 15, mọi thứ phức tạp hơn vì Vĩnh Hoàn cần sự hợp tác của nhiều bên như Chính quyền và doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp này đang xin tỉnh Long An thêm đất ở vùng đệm để có thể trồng cây ăn trái. Nước tưới và phân bón của vườn ăn trái sẽ được lấy từ các ao nuôi trồng và phế phẩm sản xuất từ cá tra – tất nhiên chúng đã được xử lý bằng các phương pháp sinh học. Vĩnh Hoàn dự định đến năm 2025, họ sẽ hoàn thành hết 3 mục tiêu còn lại.

    [​IMG]

    "Nhằm giúp Vĩnh Hoàn cũng như các doanh nghiệp tại ĐBSCL thực hành được phương thức sản xuất ‘kinh tế tuần hoàn’, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau.

    Đầu tiên, Nhà nước có cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thuận lợi, linh hoạt. Có chính sách ưu đãi về đất, thuế thu nhập, lãi suất.

    Thứ hai, cần quy hoạch vùng liên kết, tạo cơ hội cho các công ty/ hợp tác xã sản xuất và kinh doanh theo hướng liên kết chuỗi theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

    Thứ ba, đầu tư cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông, công nghệ thông tin thích ứng biến đổi khí hậu và thu hút đầu tư. Để tận dụng vườn nuôi, chúng tôi muốn nuôi 1 vụ tôm sau 1 vụ cá, nhưng vì không có điện nên chúng tôi không thể làm vì nếu làm thì chi phí sản xuất sẽ rất cao, không thực tế. Hay chúng tôi muốn số hóa quản lý vùng trồng, song ở nhiều khu vực lại không có internet nên chúng tôi cũng không thể làm điều đó.

    Cuối cùng là phải đào tạo nguồn nhân lực. Vì muốn số hóa hoặc theo hướng đổi mới – sáng tạo, chú trọng nghiên cứu sinh học… đều cần nhân lực chất lượng cao", Chủ tịch Vĩnh Hoàn nêu ý kiến.

    Tóm lại, kinh tế tuần hoàn chính là chống lại chủ nghĩa tiêu dùng với bất cứ giá nào mà không suy tính tới đời sau. Làm sao để sản xuất và thụ hưởng đời này không ảnh hưởng đến mọi mặt của thế hệ kế tiếp, đó mới là phát triển bền vững. Và đây là đường hướng bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn hội nhập trong giai đoạn mới, để trở thành một phần của chuỗi cung ứng, là điều kiện tiên quyết để có thể cạnh tranh với Ấn Độ - Indonesia.

    Mô hình kinh tế tuần hoàn: gồm 4 hành động tuần hoàn chính là tái chế/tái sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng có trách nhiệm với xã hội – môi trường, tạo ra giá trị cho tất cả mọi người. Cụ thể: giảm sử dụng tài nguyên và sản xuất sạch hơn, tăng năng xuất sản xuất – khai thác hiệu quả tài nguyên, áp dụng số hóa trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm giá trị từ phụ phẩm, tạo ra sản phẩm là đầu vào của ngành nông nghiệp khác, tái sử dụng/tái chế các phế phẩm…

    (Theo Cafebiz)
    mucangchai09thetaurus thích bài này.
  9. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Chứng khoán ngày 4/1: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên đầu năm mới?
    07:03 04/01/2021 (GMT+7)
    Khuyến nghị mua cho VHC với giá mục tiêu 60.600 đồng/cp

    CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 28/12/2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ của Đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 đối với cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 1/8/2018 đến ngày 31/7/2019.

    Theo đó, một công ty mới - CTCP Nam Việt (ANV) - có thể nhận được mức thuế mới thấp là 0,09 USD/kg so với 2,39 USD/kg trước đây, trong khi mức thuế của VHC có thể tăng từ 0 tại thời điểm hiện tại lên 0,09 USD/kg. Theo tổng hợp, mức thuế 0,09 USD/kg là mức thấp nhất trong số các nhà xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.

    Nếu kết quả sơ bộ kể trên không thay đổi trong vòng cuối cùng của Cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá của Mỹ, kỳ vọng VHC và Biển Đông - hiện là 2 công ty độc quyền đôi tại thị trường Mỹ - sẽ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn từ việc ANV thâm nhập thị trường này.

    Theo VHC, công ty đang làm việc với DOC và các nguyên đơn của Mỹ để giảm mức thuế của VHC trong vòng xem xét cuối cùng, kết quả dự kiến sẽ được công bố trong vòng 120 ngày kể từ ngày công bố kết quả sơ bộ nói trên.

    VCSC hiện có khuyến nghị mua và giá mục tiêu 60.600 đồng/cp cho VHC, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 48,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,4%
    Anh Nhi
  10. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    https://baoquocte.vn/xuat-khau-ngay...-nhom-kem-tac-duong-sang-malaysia-133075.html
    Xuất khẩu ngày 2-4/1: Thủy sản thẳng tiến đến Anh nhờ UKVFTA, tôn mạ nhôm kẽm 'tắc đường' sang Malaysia

    [​IMG]
    Trang Reuters cho biết, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500-505 USD/tấn vào ngày 31/12/2020, từ mức 500 USD một tấn hồi tuần trước do nguồn cung trong nước ít. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ tháng 12/2011.

    Nguồn cung giảm và việc Philippines tiếp tục mua vào đã nâng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao nhất trong 9 năm.

    Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020 được dự báo giảm 3,5% xuống còn 6,15 triệu tấn, theo số liệu sơ bộ của Chính phủ. Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu gạo trong năm 2020 dự kiến tăng 9,3% lên 3,07 tỷ USD.

    Trong khi đó, gạo 5% tấm tiêu chuẩn của Thái Lan được xuất khẩu với giá 510-516 USD/tấn, thấp hơn 4-6 USD một tấn tuần trước đó. Các thương nhân cho biết, nhu cầu đối với gạo Thái tương đối ổn định vì giá cao.

    Với gạo Ấn, mức giá xuất khẩu là 381-387 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, do nhu cầu ổn định từ các nước châu Á và châu Phi.

    Xuất khẩu thủy sản thẳng tiến sang Anh nhờ UKVFTA
    Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UK) vừa qua đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam (UKVFTA). UKVFTA đi vào thực thi, trên tinh thần tiếp nối Hiệp định EVFTA với các điều khoản cam kết tương tự, thủy sản Việt Nam sẽ có thêm cơ hội, tiềm năng phát triển xuất khẩu sang thị trường UK với các lợi thế về cam kết thuế quan có được từ Hiệp định UKVFTA, đặc biệt là trong các tháng đầu năm 2021.

    Số liệu của Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 11/2020, xuất khẩu thủy sản sang Anh tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2019, đạt khoảng 322 triệu USD, trong đó tôm, cá tra, cua ghẹ và các loại cá biển là những sản phẩm đạt mức tăng trưởng tích cực; đặc biệt là cá tra đã có sự đột phá về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, theo đó sản phẩm cá tra chế biến đã tăng trưởng tốt, gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra (trong khi năm 2019 chỉ chiếm 3%).

    Do tác động của dịch Covid-19, các sản phẩm chế biến với giá trị gia tăng cao của Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh dần thị trường Anh, cụ thể tôm chân trắng chế biến tăng 33%, tôm sú chế biến tăng gần 120%, cua ghẹ đóng hộp tăng 61%, cá biển phile đông lạnh tăng 127%...

    Tính đến nay, thị trường UK là một trong 10 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với thị phần thủy sản xuất khẩu năm 2020 đạt hơn 4% (năm 2015 đạt 1,03%).

    Khi Anh và Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định UKVFTA, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi dựa trên cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA.

    Đối với các dòng thuế mà EU đã cam kết dành cho Việt Nam trong cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%, Anh dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch đối với các mặt hàng này trên cơ sở số liệu thống kê của EU về trao đổi thương mại song phương thực tế giữa Việt Nam và UK trong giai đoạn 2014 - 2016.

    Sau lệnh cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan vì lo ngại lây lan dịch Covid-19, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản Lào đang nhanh chóng tìm kiếm các nhà cung cấp mới từ Việt Nam.

Chia sẻ trang này