BID, HAG lên tiếng và BĐS trả lời!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 19/03/2016.

5427 người đang online, trong đó có 638 thành viên. 22:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3943 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    BID và BĐS dẫn sóng là 600...
    Ngân hàng bơm vốn, bầu Đức khởi công tiếp dự án "khủng" ở Myanmar!

    Thứ Bảy, ngày 19/03/2016 15:19 PM (GMT+7)

    Giai đoạn 2 dự án HAGL Myanmar Centre tại TP.Yangon với tổng vốn đầu tư khoảng 230 triệu USD vừa được khởi công sáng nay (19/3).
    [​IMG]

    Toàn cảnh khu phức hợp HAGL Myanmar Centre tại TP.Yangon.

    Thông tin tại lễ khởi công, đại diện Ngân hàng BIDV Việt Nam cho biết, ngân hàng này cam kết thu xếp cho giai đoạn 2 dự án HAGL Myanmar Centre với giá trị 35% tổng vốn đầu tư.

    Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL khẳng định, dự án HAGL Myanmar Centre là một quần thể kiến trúc hiện đại, khép kín, tích hợp nhiều hạng mục đa dụng. Đây cũng là dự án bất động sản lớn nhất từ trước đến nay tại Myanmar.

    Giai đoạn 1 của dự án gồm một Trung tâm thương mại và 2 block văn phòng cho thuê cao 27 tầng với diện tích sàn xây dựng 192,000m2 đã được khai trương và chính thức hoạt động vào tháng 12/2015. Tính đến cuối tháng 2/2016, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại đã đạt gần 90% và 10% còn lại đang trong quá trình thỏa thuận cho thuê với khách hàng. Đối với khối văn phòng, hiện tại 60% diện tích đã được ký hợp đồng và giữ chỗ. Nhiều công ty dầu khí, viễn thông, ngân hàng, hàng đầu đã ký hợp đồng thuê như Ooredoo, Huawei, CB Bank, Yoma Bank, Missui, Ngân hàng BIDV...

    Cũng theo ông Đoàn Nguyên Đức, để chuẩn bị đưa vào hoạt động khách sạn tiêu chuẩn 5 sao (hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng), Tập đoàn HAGL đã ký hợp đồng quản lý với hệ thống khách sạn Melia toàn cầu vào ngày 30/04/2015. Theo đó, Melia Yangon Hotel 5 sao được xây dựng và hoạt động với tổng số 429 phòng, diện tích sàn xây dựng là 53,986m2… Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 210 triệu USD.

    Giai đoạn 2 của dự án bao gồm các hạng mục 5 block 28 tầng với diện tích sàn xây dựng 130,000 m2, tương đương hơn 1,134 căn hộ và khu văn phòng cho thuê với tổng diện tích 126,000m2; tổng vốn đầu tư khoảng 230 triệu USD.

    [​IMG][​IMG]

    Giai đoạn 2 dự án HAGL Myanmar Centre có tổng mức đầu tư khoảng 230 triệu USD.

    “HAGL Myanmar Centre đã nhận được phê duyệt của Bộ Khách sạn, Du lịch và Ủy Ban đầu tư Myanmar về quyền cho thuê dài hạn 50 năm và cho phép gia hạn hợp đồng thêm 20 năm nữa đối với phần căn hộ cho thuê dài hạn. Hiện tại, 30% số lượng căn hộ này đã được giữ chỗ và ký hợp đồng thuê chính thức. Đầu năm 2018 chúng tôi sẽ bàn giao số căn hộ này cho khách”, bầu Đức chia sẻ.

    Phát biểu tại lễ khởi công, Bộ trưởng Khách sạn, Du lịch Myanmar U Htay Aung ghi nhận về những đóng góp, đầu tư của tập đoàn HAGL trong thời gian qua cho dù ban đầu khi tập đoàn này mới đầu tư vào dự án bất động sản ở Yangon đã có không ít những hoài nghi về năng lực tài chính, tiến độ thi công…

    [​IMG] [​IMG]

    Ngân hàng BIDV cam kết thu xếp cho giai đoạn 2 dự án HAGL Myanmar Centre với giá trị 35% tổng vốn đầu tư.

    “Năm 2012, Tập đoàn HAGL đã bắt đầu đầu tư vào khu phức hợp khách sạn và trung tâm thương mại với vốn đầu tư vô cùng lớn. Nếu không có những nỗ lực vượt bật của Tập đoàn HAGL, dự án này đã không thể đạt được như ngày nay. HAGL đã xây dựng thành công dự án này từng bước một. Trong bối cảnh đó, giai đoạn 1 bao gồm Myanmar Plaza, Tòa nhà văn phòng Myanmar Centre và Khách sạn Melia đã đi vào hoạt động và hôm nay, lễ khởi công giai đoạn 2 được thực hiện. Chúng tôi rất trân trọng được nhìn thấy sự phát triển và lớn mạnh của dự án như đã cam kết với chúng tôi”, Bộ trưởng Khách sạn, Du lịch Myanmar U Htay Aung phát biểu.

    Cùng ngày, đại diện Ngân hàng BIDV cho biết, đã được Ngân hàng Trung ương Myanmar chấp thuận sơ bộ cấp phép thành lập chi nhánh tại TP.Yangon, Myanmar.



    Đầu tư toàn cầu vào bất động sản thương mại lên cao kỷ lục!
    Nguồn tin: VnExpress | 19/03/2016 2:36:20 CH


    [​IMG]
    Vốn đầu tư đổ vào bất động sản thương mại trong năm 2015 cán mốc 443 tỷ USD, cao nhất kể từ khi danh mục này được ghi nhận năm 2009, theo Cushman & Wakefield.

    Theo báo cáo “Great Wall of Money” xuất bản lần thứ 12 của đơn vị này, Mỹ thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất, các nước còn lại trong top 5 các nước thu hút vốn đầu tư là Trung Quốc, Anh, Nhật và Đức. Nguồn vốn đầu tư xuyên quốc gia có xu hướng sẽ tiếp tục chuyển đổi sang nhiều thị trường bất động sản trên toàn cầu.

    Châu Á ghi nhận 131 tỷ USD đầu tư vào bất động sản thương mại trên thế giới, tăng trưởng 8% nhờ vào việc một số quỹ đã hoàn thành mục tiêu đầu tư trong năm 2015 nhưng. Mặc dù là tăng trưởng nhưng khu vực này vẫn thu hút vốn đầu tư ít nhất. Cả hai khu vực Châu Mỹ và EMEA (châu Âu, Trung Đông vàcChâu Phi) đã cho thấy vốn mở rộng tăng ít hơn 2%. EMEA có vốn đầu tư mới vào khoảng 143 tỷ USD trong khi Châu Mỹ vẫn dẫn đầu việc thu hút vốn, đạt 169 tỷ USD.

    Dù cán mốc kỷ lục, nguồn vốn huy động thực tế đã bắt đầu giảm ở tỷ lệ không đáng kể, dưới 1%, từ 408 tỷ USD còn 407 tỷ USD. Vốn huy động được tại EMEA đã giảm 4% so với năm trước, còn 131 tỷ USD. Ngược lại, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có sự tăng trưởng khiêm tốn là 3% và Châu Mỹ tăng ít hơn 1%.

    Báo cáo chỉ ra hơn một nửa (58%) các nhà đầu tư đang tập trung đầu tư vào một quốc gia đơn lẻ, và các quỹ đầu tư đa quốc gia chiếm 42% vốn còn lại. Những thay đổi trong chiến lược đầu tư đang được ghi nhận trên khắp các khu vực. Tại châu Mỹ, các quỹ đầu tư vào một quốc gia đơn lẻ chiếm 48%, trong khi tại châu Á Thái Bình Dương là 30% và tại EMEA là 22%.

    [​IMG]

    Mỹ dẫn đầu nguồn vốn đầu tư vào bất động sản thương mại toàn cầu.


    Vốn đầu tư xuyên quốc gia sẽ tiếp tục chuyển đổi thị trường bất động sản trên toàn cầu. Đáng chú ý nhất, hơn 40% số vốn đang nhắm vào châu Á Thái Bình Dương và EMEA đến từ bên ngoài các khu vực này, đa số đến từ khu vực Bắc Mỹ.

    Kết quả khảo sát này ước tính khu vực châu Mỹ sẽ nhận được số tiền đầu tư trong nước lớn nhất, với 71% vốn có sẵn được huy động trong nước. Một phần khá lớn, gần một phần tư số vốn huy động được dự kiến sẽ đến từ bên ngoài khu vực, chủ yếu là từ các nhà đầu tư châu Âu.

    Giám đốc điều hành bộ phận Đầu tư thị trường vốn & kinh doanh dịch vụ đầu tư Cushman & Wakefield, Carlo Barel di Sant’Albano cho biết, thị trường chứng khoán toàn cầu đối mặt với sự bất ổn định ngày càng tăng, các yếu tố như nới lỏng định lượng và lãi suất thấp sẽ duy trì sự hấp dẫn tương đối của lĩnh vực bất động sản thương mại.

    Với nguồn vốn hiện tại đang ở mức cao kỷ lục, việc triển khai nó hiệu quả trở thành một mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư. Điều này sẽ có lợi đối với các thị trường lớn và phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật và Đức. "Chúng tôi cũng kỳ vọng đà tăng trưởng mạnh mẽ từ các dòng vốn đầu tư xuyên quốc gia sẽ tiếp tục khi các nhà đầu tư tìm cách đa dạng hóa trên khắp các thị trường", vị này đánh giá.

    Chuyên gia này dự báo sắp tới sẽ có sự chuyển đổi mạnh hơn nữa trong cách thức phân bổ nguồn vốn. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro và sẽ chọn các đơn vị quản lý vốn có kinh nghiệm. Ngoài ra, xét đến việc một lượng vốn lớn được phân bổ vào bất động sản, các nhà đầu tư sẽ đánh giá giao dịch liên doanh và giao dịch điển hình như một cách để triển khai vốn dễ dàng hơn trên thị trường.

    Cushman & Wakefield cho biết thêm, riêng tại Việt Nam, thị trường đang hấp dẫn các tổ chức đầu tư nước ngoài và nhu cầu đầu tư này sẽ tiếp tục trong năm 2016. Số lượng các thương vụ M&A đã tăng lên rõ rệt vào năm 2015, tăng khoảng 20% so với năm 2014, chiếm 10% tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam.

    Ở phạm vi đầu tư cá nhân, vẫn chưa có nhiều sự tăng trưởng rõ rệt. Song ở góc độ tổ chức, các công ty Châu Á đang hoạt động rất tích cực tại Việt Nam. Thị trường đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết giữa các công ty trong nước và các tập đoàn nước ngoài trong việc sở hữu các dự án và các khoản đầu tư tốt nhất. Tuy nhiên, yếu tố quỹ đất vẫn đóng vai trò quyết định và điều này thúc đẩy sự hợp tác giữa khối ngoại và khối nội nhiều hơn trong tương lai.


    Dấu hiệu từ VCG ngày thứ 6 tự dưng giao dịch mạnh lên là nghi nghi, Còn IJC thuộc dạng bá đạo không nói....:((:((:((
    Last edited: 19/03/2016
    TREASURE, _vina_quocdai307 thích bài này.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Bất động sản: 2016 là năm của sự 'khởi chiến'?

    Năm 2015, thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến những kết quả tích cực và năm 2016 sẽ là một năm thị trường BĐS tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ.
    [​IMG]
    Năm 2016 sẽ có thể là cuộc chiến đấu giữa các DN BĐS. Ảnh minh họa: H.A.

    Theo thống kê, năm 2015, trên cả hai thị trường BĐS lớn là Hà Nội và TP.HCM đã có khoảng 38.000 giao dịch thành công, tăng gần gấp đôi so với 2014. Tồn kho BĐS cũng đã giảm còn hơn 50.000 tỷ đồng. Theo đánh giá, giá nhà ở trong năm 2015 tiếp tục ổn định, ngoại trừ một số dự án tại các khu vực hạ tầng đầy đủ, triển khai đúng tiến độ giá chào bán tăng so với năm 2014.

    Năm 2015, phân khúc nhà ở giá trung bình và giá trên trung bình tiếp tục nhận được sự quan tâm của thị trường. Theo chuyên gia Đặng Hùng Võ, phân khúc này có cơ hội phát triển mạnh trong năm 2016.

    Nhiều người cho rằng thị trường BĐS Việt Nam 2015 ở trạng thái phục hồi, song ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam lại cho rằng thực tế thị trường đã phục hồi từ 2014, cho nên “năm 2015 không còn ở trạng thái phục hồi nữa mà là ở trạng thái phục kích”. Theo đó, đã có rất nhiều dự án phục kích đúng đối tượng, đúng mục tiêu, do đó nhiều dự án mở bán là bán được ngay, không như những năm trước đây.

    Trước những lo ngại về việc khi phát triển nóng trở lại, thị trường BĐS sẽ có thể tiếp tục rơi vào đóng băng, chuyên gia Đặng Hùng Võ cho rằng, trong năm 2016 chúng ta đừng bao giờ sợ rằng thị trường sẽ rơi vào trầm lắng vì điều này không thể xẩy ra, bởi thị trường BĐS vốn là thị trường có sức ì rất lớn, một xu hướng cũng phải diễn ra trong vài năm.

    Ở chiều cạnh khác, trước nhiều ý kiến nhận định năm 2016 BĐS sẽ khởi sắc, ông Nguyễn Ngọc Thành lại cho rằng 2016 sẽ là năm của quá trình "khởi chiến", và sự "chiến đấu" sẽ rất ác liệt.

    “Đây là cuộc 'chiến đấu' giữa các nhà đầu tư, 'chiến đấu' giữa các nhà phân phối và 'chiến đấu' trên thị trường vật tư. Do đó, năm 2016 các chủ đầu tư, các DN nói chung phải có đủ sức khỏe để lao vào cuộc chiến mới”, ông Thành nhận định.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ ba, 09 Tháng hai 2016, 13:30 GMT+7
    • Thị trường bất động sản tiếp tục “ấm” năm 2016
    Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy, thị trường bất động sản trong năm 2016 tiếp tục phát triển và thanh khoản tốt.

    Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy khẳng định, thời gian qua thị trường bất động sản được phục hồi tích cực. Đây là tiền đề quan trọng tạo “lực đẩy” cho thị trường bất động sản trong năm 2016 tiếp tục phát triển và thanh khoản tốt.

    Giá nhà ở về sát với giá trị thực

    PV: Sau một thời gian đóng băng, thậm chí đổ vỡ, từ năm 2013 đến nay, thị trường bất động sản dần ấm trở lại. Theo ông, đâu là nguyên nhân cốt lõi?

    Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản (TTBĐS) giai đoạn 2011 – 2012 là tình trạng lệch pha “cung – cầu”, thị trường thừa quá nhiều sản phẩm trung và cao cấp, thiếu sản phẩm bình dân, giá rẻ. Chính vì vậy, việc điều chỉnh cơ cấu hàng hóa một cách hợp lý để sản phẩm bất động sản đến được với mọi đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường là việc hết sức cần thiết.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy (Ảnh: KT)

    Từ thực tế đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã đề xuất một nhóm giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho TTBĐS gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, phân loại các dự án bất động sản, chuyển đổi nhiều dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở cho phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường… Chính phủ thì miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội; đặc biệt là có gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bán thấp...

    Chính nhờ các giải pháp đồng bộ đó, đã giúp cho thị trường BĐS phục hồi tích cực. Lượng giao dịch thành công liên tục tăng, bắt đầu từ phân khúc sản phẩm trung bình và thấp, lan dần sang khu vực sản phẩm trung và cao cấp. Tồn kho bất động sản đến tháng 12/2015 đã giảm 60,41% so với quý I/2013. Giá nhà ở được kéo về sát với giá trị thực và tương đối ổn định.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    [​IMG]
    >> Bất động sản 2016: Thị trường thuộc về người mua?

    Thị trường bất động sản 2016 thực sự thuộc về người mua khi các chiến dịch 'bung hàng' của chủ đầu tư sẽ tùy thuộc vào sức mua của thị trường.

    Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

    PV: Trên thực tế, nhu cầu về nhà ở giá thấp, nhà xã hội của người dân còn rất lớn, trong khi nguồn cung còn hạn chế. Bộ Xây dựng sẽ làm gì để cân đối cung – cầu nhà ở xã hội?

    Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Trên thực tế, sản phẩm nhà ở xã hội vẫn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu, trong khi vẫn còn đó nhiều lực cản như: Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để đầu tư phát triển nhà ở xã hội ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc; nguồn vốn trung và dài hạn cho phát triển nhà ở xã hội còn thiếu; nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa mặn mà với nhà ở xã hội; mới chỉ có nhà ở xã hội để bán, còn thiếu nhà ở cho thuê... Đây chính là những nhiệm vụ đặt ra với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm và nỗ lực giải quyết trong thời gian tới.

    Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25m2/người, trong đó tại đô thị khoảng 29 m2/người, tại nông thôn khoảng 22 m2/người; giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng mới khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội khu vực đô thị. Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý nhà ở và thị trường bất động sản phù hợp với tình hình mới;

    Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo khu vực nông thôn, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, ngập lụt, sạt lở núi, ven sông, ven biển; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,...

    Chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản

    PV: Trước sự “ấm” lên của thị trường bất động sản, cũng có ý kiến lo ngại nguy cơ “bong bóng” có thể bị tái diễn. Còn quan điểm của Thứ trưởng thế nào?

    Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Những quan ngại về bong bóng BĐS là vấn đề rất đáng quan tâm của cả các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Hiện nay, thị trường bất động sản đã hồi phục; thanh khoản tăng; giá BĐS tương đối ổn định; một số dự án nằm ở gần trung tâm các đô thị, có hạ tầng tốt, đã hoàn thành việc xây dựng hoặc đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín được nhiều khách hàng quan tâm thì giá có tăng nhưng không nhiều, không đột biến (chỉ khoảng 2 - 5% so với cuối năm 2013).

    Hơn nữa, theo quy luật và kinh nghiệm thực tế ở các nước cũng như ở nước ta trong những năm qua thì bong bóng bất động sản thường chỉ xảy ra khi hội tụ được các yếu tố như: Nền kinh tế không ổn định, phát triển quá nóng; Các thị trường đầu tư khác không ổn định, kém hấp dẫn (thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, …); Nguồn cung quá bất cập, quá thiếu so với nhu cầu; Chính sách tài chính, tín dụng bất động sản bị buông lỏng, hạ chuẩn cấp tín dụng một cách quá dễ dãi; Thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước vào thị trường;...

    Đối chiếu với các yếu tố nêu trên thì có thể khẳng định: chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” BĐS. Nếu có sự tăng giá và “nóng sốt” thì cũng chỉ xảy ra ở cục bộ một số dự án có vị trí tốt nằm ở trung tâm đô thị, có hạ tầng tốt, đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín, có nhiều khách hàng quan tâm.

    PV: Ông đánh giá thế nào về triển vọng của thị trường bất động sản trong năm 2016 khi Việt Nam ngày càng hội nhập hơn nữa với nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tư do?

    Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Các Hiệp định này được ký kết sẽ ngày càng có nhiều các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào đầu tư, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam, trong đó có đầu tư kinh doanh bất động sản với tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ xây dựng tiên tiến. Khi đó, nhu cầu mua và sở hữu nhà ở của người nước ngoài sẽ tăng, đặc biệt đối với phân khúc căn hộ trung, cao cấp tại các đô thị lớn.

    Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn tài chính mạnh sẽ nhận chuyển nhượng lại các dự án của các doanh nghiệp trong nước mà lâu nay không đủ khả năng để triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cũng sẽ phải tái cơ cấu đầu tư, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp để đủ sức cạnh tranh ngay chính trên sân nhà. Ngoài ra, thị trường văn phòng, dịch vụ, thương mại sẽ có xu thế sôi động hơn.

    Từ những phân tích trên, dự báo thị trường BĐS trong năm 2016 sẽ tiếp tục phát triển, thanh khoản tốt. Riêng về giá, nếu có thì cũng chỉ tăng nhẹ ở các dự án có vị trí tốt nằm ở trung tâm các đô thị, có hạ tầng tốt, đã hoàn thành việc xây dựng hoặc đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín.
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thị trường bất động sản: Phân khúc nào phục hồi mạnh nhất?
    Thứ Ba, 15/3/2016 08:55
    Tiếp nối đà tăng trưởng của thị trường bất động sản năm 2015, Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, đã có 3.200 căn hộ tại Hà Nội và TP.HCM được bán trong tháng 1/2016.
    [​IMG]
    Năm 2016, thị trường bất động sản tuy có triển vọng phục hồi mạnh, nhưng không phải là sự trở lại ồ ạt của tất cả các phân khúc
    Đầu tháng 3/2016, thị trường bất động sản đón nhận một tin vui, khi Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) cùng Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty An Gia Investment đã ký kết hợp tác 3 bên triển khai Dự án River City (quận 7, TP.HCM), với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD, quy mô 8.000 căn hộ.

    “Dưới góc nhìn của nhà đầu tư có kinh nghiệm tại nhiều quốc gia, chúng tôi thấy rằng, thị trường bất động sản Việt Nam rất giống thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... những năm đầu mới hình thành và phát triển. Khi đó, nhu cầu về các loại hình bất động sản của người dân và doanh nghiệp rất lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính vững mạnh”, ông Toshihiko Muneyoshi, Chủ tịch Quỹ đầu tư Creed Group nhận định.

    Được biết, một nhà đầu tư khác của Nhật Bản là Công ty cổ phần PGT Holdings, sau khi mua lại cổ phần Công ty cổ phần Vận chuyển Saigontourist, đang thực hiện những bước cuối cùng để xây dựng một dự án cao ốc văn phòng cho thuê trong năm 2016. Đơn vị này cũng đang ráo riết tìm hiểu quỹ đất sạch tại các quận trung tâm TP.HCM để mua và triển khai dự án cao ốc văn phòng cho thuê.

    Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận Đầu tư của Savills Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam có sự khởi động ấn tượng như vậy ngay đầu năm 2016 là vì nền kinh tế trong nước tiếp tục đà phục hồi, kèm theo làn sóng đầu tư nước ngoài để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

    Tại Hội thảo “Triển vọng đầu tư 2016 - Sự trở lại của bất động sản” diễn ra tại TP.HCM mới đây, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường tuy có triển vọng phục hồi mạnh, nhưng không phải là sự trở lại ồ ạt của tất cả các phân khúc, mà là từng phân khúc, thời điểm và dòng đầu tư.

    Theo ông Võ Sĩ Nhân, Tổng giám đốc GAW NP Capital, phân khúc nhà ở được cho là thoát đáy và đang phát triển trở lại, đặc biệt là những căn hộ có giá vừa phải. Trong năm 2016, phân khúc này sẽ đóng vai trò phát triển lớn nhất cho thị trường bất động sản, nhưng với lộ trình từ từ, chứ không ồ ạt như năm 2015. Nhận định này nhận được sự đồng tình từ ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Hưng Lộc Phát.

    Trong khi đó, ông Alex Crane, Tổng giám đốc Cushman & Wakefild Việt Nam cho rằng, phân khúc văn phòng cho thuê cũng sẽ là điểm sáng trên thị trường bất động sản năm 2016. TP.HCM và Hà Nội là hai thị trường chính của phân khúc này, nhưng sẽ có một sự khác biệt khá rõ ràng về tỷ lệ trống và giá thuê.

    Với bất động sản khu công nghiệp, theo ông Alex Crane, phân khúc này sẽ phát triển mạnh trong năm 2016 vì các hiệp định thương mại đang tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận, nhưng sẽ không làm thay đổi đáng kể về giá thuê và giá trị đất. Năm 2015, phân khúc này ghi nhận kỷ lục 1.300 ha đã được thuê tại phía Nam. “Một điểm đáng lưu ý cho thấy phân khúc này sẽ phát triển mạnh trong năm 2016 là theo báo cáo của Standard Chartered, Việt Nam là điểm đến thay thế hàng đầu cho thị trường Trung Quốc trong 3 năm gần đây”, ông Alex Crane nói.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo ngày 18/3 tăng lên mức cao nhất 2 tuần
    [​IMG]

    Giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark tăng lên mức cao nhất gần 2 tuần hôm thứ sáu (18/3), tăng phiên thứ 3 liên tiếp, do giá dầu tăng lên mức cao đỉnh điểm năm 2016 và hướng tới tuần tăng hơn 7%.
    Yếu tố cơ bản

    Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su giao kỳ hạn tháng 8 tăng 5,8 yên, hoặc 3,3%, lên 181,4 yên (tương đương 1,63 USD)/kg, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 7/3, ở mức 181,5 yên/kg.

    Trong tuần, giá cao su tăng 7,5%.

    Các nhà sản xuất dầu bao gồm các thành viên vịnh OPEC tổ chức các cuộc đàm phán vào tháng tới, về việc thỏa thuận đóng băng sản lượng. Ngay cả khi nếu Iran từ chối tham gia, OPEC cho biết, gia tăng khả năng thỏa thuận nguồn cung toàn cầu lần đầu tiên trong 15 năm.

    Tin tức thị trường

    Giá dầu đạt mức cao nhất trong năm 2016 hôm thứ năm (17/3), với giá dầu thô Mỹ tăng 5% lên 40 USD/thùng, do lạc quan về các nhà sản xuất lớn sẽ tiến hành thỏa thuận đóng băng sản lượng vào tháng tới, trong bối cảnh xuất khẩu dầu thô và nhu cầu xăng tại Mỹ gia tăng.

    Đồng yên đạt mức cao nhất 17 tháng so với đồng đô la Mỹ vào đầu phiên hôm thứ sáu (18/3), Cục dự trữ liên bang thận trọng đối với việc tiếp tục tăng lãi suất. Đồng đô la Mỹ ở mức 111,03 yên, sau khi giảm xuống còn 110,67, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2014.


    Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 1,5% phiên hôm thứ sáu (18/3), chịu ảnh hưởng bởi đồng yên tăng mạnh.
    Last edited: 19/03/2016
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Cá tra nguyên liệu bắt đầu sốt giá.
    Thị trường xuất khẩu hồi phục nhanh, xảy ra tình trạng cung không đủ cầu
    Đúng như dự đoán, việc thiếu hụt sản lượng nghiêm trọng đã đẩy giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đang tăng chóng mặt.

    Nếu như đầu tuần trước, mặt bằng cá trong size xuất khẩu còn ở mức 20.500 đồng/kg thì đến ngày 15/3, giá cá được thị trường đẩy lên 21.500 đồng. Những hợp đồng bắt cá đến đầu tháng 4 tới đây được giao dịch ở mức 22.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn chưa chịu ký với doanh nghiệp do lo ngại không đủ nguyên liệu cung cấp. Trong khi đó, thị trường cá giống cũng “nóng” không kém do nhu cầu tăng vọt. Giá cá giống tăng từ 20.000 đồng/kg lên 34.000 đồng.

    Như vậy, chỉ trong vòng hai tuần đầu tháng 3/2016, cá tra nguyên liệu tại các tỉnh miền Tây tăng liên tiếp 3.000 đồng/kg, điều này giúp cho những người dân và doanh nghiệp còn cầm cự nuôi cá đến bây giờ trúng lớn.

    Theo khảo sát, hàng loạt nhà máy cá tra đã gặp khó khăn do tình hình nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đang hụt rất nhanh theo từng tháng. Hiện nay, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh tiến độ thu mua cá của dân từ 700-800 gram nhằm đảm bảo công suất chế biến, điều này càng khiến nguyên liệu cạn nhanh hơn. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cá tra đang hồi phục rất nhanh về sản lượng lẫn giá bán nên đã xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, nhất là với các đơn hàng đi những thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc.

    Các doanh nghiệp dự báo, đỉnh điểm trong đợt thiếu hụt nguyên liệu cá tra năm 2016 sẽ rơi vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8, nghĩa là trùng vào mùa xuất khẩu cao nhất trong năm. Do đó, tới đây giá cá tra sẽ còn tiếp tục “nóng” ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
    --- Gộp bài viết, 19/03/2016, Bài cũ: 19/03/2016 ---
    [​IMG]
  7. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    Sao mới nói là tin cũ mà ?
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    @trandat1979 dìm hàng...:((:((:((
    --- Gộp bài viết, 19/03/2016, Bài cũ: 19/03/2016 ---
    [​IMG]
  9. wolverheo

    wolverheo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2014
    Đã được thích:
    1.414
    Ngon rồi. Đã múc giá cao :D
  10. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.398
    Bid cuối t4 vào

Chia sẻ trang này