BID năm 2017: Dòng tiền HAGL đã xuất hiện, rủi ro khoản cho vay HAGL gần như không có!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 10/04/2017.

5427 người đang online, trong đó có 638 thành viên. 22:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4047 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Không còn bàn cãi nữa BID vô địch dòng bank, năm 2017 quá tuyệt vời. Cô Kim phải là cô Kim, cổ đông đau khổ quá rồi!

    Năm 2016, BIDV đạt lợi nhuận trước dự phòng đạt 17.009 tỷ đồng, sau khi trích lập 9.274 tỷ đồng, tương đương gần 55% lợi nhuận thì lợi nhuận trước thuế còn 7.735 tỷ đồng.

    • 17:28 Thứ hai, 10/04/2017
    Chủ tịch VPBank: Dòng tiền HAGL đã xuất hiện, rủi ro khoản cho vay HAGL gần như không có
    [​IMG]
    Thanh Thủy

    (NDH) Phần lớn khoản cho vay 2.000 tỷ tại Hoàng Anh Gia Lai là nợ nhóm 1.

    Đến cuối năm 2016, khoản nợ vay ngắn hạn của HAGL là 6.572 tỷ, giảm 1.725 tỷ so với cuối năm trước, nợ vay dài hạn xấp xỉ 20.794 tỷ, tăng 1.993 tỷ so với cuối năm trước. Trong các khoản vay nợ dài hạn của HAGL, có hơn 12.000 tỷ là phát hành trái phiếu trong nước do BIDV, ACBS, VPBS, FPTS, VPBank, chứng khoán Euro Capital, chứng khoán Phú Gia là các đơn vị thu xếp vốn.

    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng là một trong các chủ nợ đang cho vay CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với hơn 2.000 tỷ đồng. Rủi ro của khoản vay này là một trong các nội dung được cổ đông quan tâm tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 Ngân hàng diễn ra chiều ngày 10/04 bởi HAGL gặp những khó khăn về tài chính trong vài năm gần đây và cần đến sự hỗ trợ bằng tái cơ cấu các khoản nợ.

    Ngoài VPBank, các chủ nợ lớn nhất của HAGL còn có BIDV, Eximbank, Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, Sacombank, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank)…

    Theo Chủ tịch VPBank, ông Ngô Chí Dũng, yếu tố khách quan và chủ quan những năm gần đây đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của HAGL. Trong năm 2016, các ngân hàng đã lùi các khoản nợ, nợ lãi với khoảng thời gian khác nhau. Với khoản ân hạn về gốc và lãi này cùng tình hình cải thiện từ diễn biến giá cao su, HAGL đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Tháng 3/2017, HAGL đã bắt đầu khai thác cao su.

    “Dòng tiền tại HAGL đã xuất hiện, rủi ro của HAGL với VPBank gần như không có”, ông Dũng cho hay.

    [​IMG]
    HAGL đã bắt đầu khai thác cao su từ tháng 3/2017

    Vị CEO của Ngân hàng này, ông Nguyễn Đức Vinh cũng đánh giá điểm yếu lớn nhất của HAGL là cân đối tài chính. Còn cân đối tài sản giữa dư nợ và tài sản của HAGL rất tốt. VPBank cũng cho biết đã hoàn tất tái cấu trúc thông qua ân hạn, giãn tiến độ trả, cấu trúc để bán tài sản,…

    Hiện đại bộ phận các khoản vay của HAGL hiện nay đang đặt ở nhóm 1 và một phần nhóm 2. Ông Vinh cũng cho biết thêm thời gian giãn nợ mà VPBank áp dụng cho HAGL là 2-5 năm. Với việc đẩy mạnh khai thác của mảng nông nghiệp, lãnh đạo VPBank kỳ vọng HAGL có thể trả nợ và tiến độ tốt hơn trong năm 2018.

    Ông Vinh nhận định “HAGL là người làm thật. Hoạt động hay các lĩnh vực mà VPBank tham gia có tiềm năng lớn. Vì vậy VPBank đánh giá khoản cho vay này không có rủi ro lớn. HAGL đang phục hồi, vấn đề là cấu trúc lại dòng tiền, cấu trúc vốn cho hợp lý”.


    Năm 2016, BIDV đạt lợi nhuận trước dự phòng đạt 17.009 tỷ đồng, sau khi trích lập 9.274 tỷ đồng, tương đương gần 55% lợi nhuận thì lợi nhuận trước thuế còn 7.735 tỷ đồng.
    [​IMG]

    * Về nợ xấu:
    - Thép giải quyết tồn kho và đã sáng hoàn toàn thì phần nợ xấu ngành thép đã giải quyết xong.
    - Giá Cao Su tăng trưởng mạnh cuối năm 2016 đến nay nhưng nợ xấu ngành này bắt đầu giải quyết vào quí I/2017 do tính chất mùa vụ nên tạm thời quí I/2017 mới giải quyết dần.
    - Giá dầu ngành này tạm thời không vấn đề do lợi nhuận thặng dư các năm trước còn lại.
    - BĐS ngành này mặc dù năm 2016 bắt đầu ấm dần nhưng do ảnh hưởng TT200 của BTC yêu cầu bắt buộc phải chiếm 90% doanh thu mới đươc hạch toán nên tạm thời phần này từ cuối năm 2016 gần như chưa giải quyết do yếu tố đặc thù muốn bán trên 90% thì phải có thời gian nên từ quí I/2017 mới giải quyết dần.
    - Năm 2015 BID chủ trương sáp nhập MHB hỗ trợ NHNN ổn định nền kinh tế và năm 2016 xem như là năm hoàn tất chu trình hoàn hảo.

    * Về vĩ mô Năm 2016, Kinh tế đã chính thức ổn định khi:
    - BDS ấm dần doanh nghiệp vượt qua vùng trũng của nền kinh tế.
    - Hàng hóa cơ bản tăng khá cao về giá Thép, Cao Su,...
    - Vùng khó khăn nhất của Doanh nghiệp đã qua.
    - Hầu hết doanh nghiệp tăng tốc mạnh mẽ.

    * Năm 2017 là năm kinh tế tăng trưởng khá với 2016 và BID đại diện cho sự mạnh mẽ đó khi:
    - Lạm phát đã ổn định.
    - Chỉ số GDP đặt mục tiêu 6.7% tăng khá cao so với 6.21% của năm 2016.
    - 2 Tháng đầu năm chỉ số PMI tăng tốc mạnh mẽ cao nhất 21 tháng vô địch Đông Nam Á đạt 54.2đ (trên 50 điểm là an toàn).
    - BID giờ chất hơn 2015(năm mà BID sáp nhập MHB, trước kia MHB chuyên trị về BĐS) nhiều trong khi P/E 9.27(chưa tính cổ tức) đúng ra phải phải 25-30!
    - Bắt đầu từ quí I/2017 thì TT200/ của BTC về chế độ kế toán Doanh nghiệp các doanh nghiệp phải hạch toán trên 90% mới được hạch toán doanh thu thì lúc đó tiền đổ ào ào về Bank!

    * Đỉnh cao đẳng cấp, tương lai chói sáng!
    - Đỉnh cao đẳng cấp: Năm 2016 hầu hết các bank mang tính phòng thủ lớn thì BID chủ động hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ do định hướng được tương lai dù lợi nhuận 2016 tăng cực kỳ mạnh mẽ cao nhất trong dòng Bank tăng trưởng rất mạnh so với 2015 nhưng do mục đích hỗ trợ doanh nghiệp nên BID trích lập dự phòng khủng khiếp tận 55% từ con số 17000 tỉ và giờ đây mọi thứ sáng dần thì hào quang từ thương hiệu quay lại do trong khó khăn nhất BID vẫn đồng hành cùng doanh nghiệp.

    • Năm 2016, BIDV đạt lợi nhuận trước dự phòng đạt 17.009 tỷ đồng, sau khi trích lập 9.274 tỷ đồng, tương đương gần 55% lợi nhuận thì lợi nhuận trước thuế còn 7.735 tỷ đồng.
    • Vietcombank cũng dành tới 43% trong tổng số 14.927 tỷ đồng lợi nhuận kiếm được cho trích lập, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Vietcombank đạt 8.517 tỷ đồng.
    • Chỉ dành 37% của lợi nhuận kiếm được là 13.552 tỷ đồng, Vietinbank là ngân hàng chi thấp nhất trong khối Nhà nước chi cho khoản này.
    - Tương lai chói sáng: Khi khó khăn nền kinh tế nhất đã qua thì thương hiệu bắt đầu mạnh mẽ hơn nhờ sự đồng hành cùng doanh nghiệp, phần trích lập khủng khiếp quay về và năm 2017 tăng tốc mạnh mẽ.
    • NHNN chủ trương hạ tiêu chuẩn TT39 hỗ trợ doanh nghiệp thì ngoài trích trích lập dự phòng quay về và hệ số CAR thì miễn bàn.
    • Cổ tức 8.5% năm 2016 dễ dàng hóa giải (vẫn còn 1 phương án đơn giản nhất hay nhất là tìm đối tác nâng hệ số CAR khi NHNN hiện đang nắm tận 95.28%, nhớ ngày nào chưa sáp nhập MHB khi NHNN dự tính giảm % chi phối thị trường dự đoán gần như ETF sẽ vào lúc đó thì BID bứt phá mạnh mẽ nhưng do năm 2015 BID có trách nhiệm cơ cấu MHB nên tạm thời biển lặng lẽ giờ đây khi cơ cấu hoàn tất và năm 2016 nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của CEO đã hình thành thì 2017 miễn bàn).
    • Lợi nhuận trích lập khủng khiếp năm 2016 quay về cộng thêm phần kinh doanh năm 2017 thì còn gì tuyệt vời hơn.
    * Về ROOM, ETF:
    - Hiện NHNN(SBV) nắm 95.28% là tỉ trọng nắm chi phối quá lớn nên việc giảm % chi phối của NHNN là điều đương nhiên nên việc nới ROOM gần như là chắc chắn trong năm nay khi mùa ĐHCĐ đang cận kề để tìm đối tác chiến lượt mà việc ưu tiên có lẽ tính đến yếu tố chính trị nên việc chọn hiện giờ chỉ có Nhật hay Mỹ mà thôi.

    - ETF do tỉ trọng NHNN còn nắm trên 95% nên trong năm 2015 đã một lần định vị và năm nay là năm mà ETF sẽ định vị chính xác hơn khi mọi thứ đối với BID gần như hoàn hảo: Thương hiệu số 1, Giao dịch số 1, đẳng cấp số 1, tương lai số 1,....đúng với mã đại diện cho thị trường chung.

    * Từ 15/3/2017, các tổ chức tín dụng bắt đầu thực hiện quy chế cho vay mới. Cùng thời điểm, khuôn khổ pháp lý về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng có hiệu lực.

    Thông tư 39 cũng bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    Thông tư 39 cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

    * Thứ 6, 17/03/2017, 04:14 PM
    Đã thu hồi được hơn 50 nghìn tỷ đồng nợ xấu
    Lũy kế từ năm 2013 đến nay, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ được 50.165 tỷ đồng bằng nhiều hình thức bán nợ, bán TSBĐ đạt tỷ lệ 17,6% so với tổng dư nợ gốc.
    Theo VAMC, tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 3 năm hoạt động, VAMC đã mua tổng cộng được 25.689 khoản nợ xấu tại 42 TCTD tại Việt Nam, với tổng dư nợ gốc 284.206 tỷ đồng, giá mua nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là 247.423 tỷ đồng.

    Hầu hết khoản nợ xấu VAMC đã nhận từ các TCTD đều có tài sản bảo đảm (TSBĐ) là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu DN...

    VAMC đặt mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ xử lý được 150 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tương đương với 70% giá trị các khoản nợ xấu đã mua.

    * Thứ 5, 02/02/2017, 09:36
    BIDV được định giá là thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất Việt Nam

    Ngày 01/02/2017, Công ty Tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đã công bố kết quả định giá các ngân hàng toàn cầu năm 2017.

    Theo đó, Việt nam có 3 ngân hàng thương mại được lọt vào Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017.

    BIDV được định giá là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, xếp thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN; đứng thứ 401 trong các Ngân hàng toàn cầu, tăng 12 bậc so với năm 2016.

    Đồng thời BIDV đã vượt qua Vietcombank và Vietinbank trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam và top 30 Đông Nam Á.

    Giá trị thương hiệu của BIDV được định ở mức 255 triệu USD, tăng 37 triệu USD tức 17% so với năm 2016.

    VietinBank xếp hạng thứ 408 với giá trị thương hiệu 252 triệu USD (năm 2016 xếp thứ 379) trong khi thương hiệu của Vietcombank xếp thứ 461 với 201 triệu USD (năm 2016 xếp thứ 450).
    Last edited: 10/04/2017
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    ĐHĐCĐ VPBank: Không còn rủi ro về khoản vay của Hoàng Anh Gia Lai
    TRẦN THÚY

    16:16 10/04/2017

    BizLIVE - Chiều nay (10/4), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017.
    [​IMG]
    ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 của VPBank

    Mục tiêu lợi nhuận tăng 38%

    Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của VPBank đạt mức 228.771 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2015.
    Cho vay khách hàng của ngân hàng ở mức 144.673 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với đầu năm.Trong khi đó, huy động khách hàng tăng trưởng 13%, ở mức 172.438 tỷ đồng.
    Lợi nhuận trước thuế cả năm toàn ngân hàng đạt 4.929 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2015 và vượt 54% kế hoạch đề ra.
    Tại Đại hội, Ban lãnh đạo VPBank trình kế hoạch năm 2017 với lợi nhuận trước thuế 6.800 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2016; dư nợ tín dụng đặt mục tiêu đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng, tăng 22,8%. Kế hoạch tăng trưởng dư nợ cấp tín dụng được xây dựng trên cơ sở dự kiến của VPBank nhưng cần trình NHNN phê duyệt.
    Huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá mục tiêu đưa ra cho năm 2017 đạt 217.732 tỷ đồng, tăng trưởng 26,3%. Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu dưới 3%.
    [​IMG]
    Nguồn: VPBank
    Tiếp tục trả cổ tức bằng cổ phiếu
    Theo kế hoạch phân phối lợi nhuận mà VPBank trình cổ đông, năm nay, ngân hàng dự tính chi trả cổ tức với tỷ lệ lên đến 31,84%.
    Cụ thể, ngân hàng dự kiến sẽ trả cổ tức 20% trên tổng mệnh giá cổ phần ưu đãi với số tiền chi trả là hơn 146 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% trên tổng số nguồn lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ngân hàng.
    Với nhóm cổ phần phổ thông, ngân hàng cho biết, phần lợi nhuận chưa phân phối và quỹ đầu tư phát triển tổng cộng lên đến 3.194 tỷ đồng nên có thể chia cổ tức cho cổ đông.
    Lãnh đạo VPBank cho biết, do ngân hàng vẫn cần một nguồn vốn lớn để thực hiện kế hoạch kinh doanh và trường hợp giá cổ phiếu VPBank trên thị trường cao hơn mệnh giá thì việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng và lợi ích cho cổ đông hơn, nên HĐQT đề nghị cổ đông thông qua kế hoạch không trả cổ tức bằng tiền mà tiếp tục chi trả bằng cổ phiếu.
    Tăng vốn điều lệ lên hơn 14 nghìn tỷ đồng

    Theo kế hoạch kinh doanh năm 2017 trình Đại hội đồng cổ đông thì chỉ tiêu tổng mức dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp năm 2017 của VPBank ước đạt 200.591 tỷ đồng. Với kế hoạch này và ảnh hưởng tác động của thông tư 35/t2016-TT-NHNN thì để đảm bảo hệ số CAR của ngân hàng tối thiểu 9%, dự kiến tổng vốn tự có của ngân hàng tối thiểu phải là 18.000 tỷ đồng.

    Đồng thời, với mục tiêu đảm bảo an toàn vốn theo các chỉ tiêu quản trị nội bô cũng như các cam kết với các đối tác quốc tế và để chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh mở rộng cho các năm tiếp theo, VPBank liên tục cần tăng trưởng vốn tự có trong hoạt động của mình.

    Với vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng là 10.765 tỷ đồng và số vốn tự có tương ứng khoảng 15.400 tỷ đồng thì thì trong năm 2017 VPBank cần bổ sung thêm khoảng 3.000 đến 4.000 tỷ đồng vào Vốn điều lệ để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong quá trình hoạt động.

    Với tổng nguồn lợi nhuận để lại có thể phân phối lợi nhuận là hơn 3.190 tỷ đồng có thể tăng vào vốn điều lệ của ngân hàng, VPBank vẫn cần bổ sung thêm khoảng 1.000 tỷ đồng vào Vốn điều lệ để đáp ứng các nhu cầu hoạt động, kinh doanh.
    Do vậy, ngân hàng dự tính sẽ tăng vốn điều lệ từ mức 10.765 tỷ đồng trong năm 2016 lên mức 14.059 tỷ đồng trong năm 2017 này.
    Việc tăng vốn sẽ tiến hành bằng hai đợt. Đợt 1 là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và đợt 2 là Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước (tối đa 15%).
    THẢO LUẬN
    Thời hạn ngân hàng sẽ niêm yết?

    Ngân hàng đã làm hồ sơ lưu ký cổ phiếu ở VSD, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có gặp một số vấn đề về thủ tục. Vì vậy, chúng tôi xin rút hồ sơ về và hiện đang thuê một công ty chứng khoán chuyên nghiệp để niêm yết. Sau đại hội, HĐQT sẽ có thông báo chính thức về việc lùi thời hạn lưu ký ở VSD để làm thủ tục.
    Thời điểm hiện tại, cổ phiếu VPBank vẫn được giao dịch bình thường không bị hạn chế.
    Ngân hàng có khoản cho vay HAG hơn 2 nghìn tỷ, liệu có rủi ro gì không?
    VPBank có khoản cho vay HAG, trong những năm vừa qua, HAG làm nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có những yếu tố chủ quan và khách quan nên kinh doannh không được thuận lợi. Cuối năm 2016, họ đã bắt đầu quá trinh tái cơ cấu khoản nợ, lùi các khoản nợ và nợ lãi 3, 5, 10 năm. Chúng tôi đánh giá với việc được tái cơ cấu, HAG đã vượt qua thời gian khó khăn nhất, giá cao su cũng tăng trở lại, nên rủi ro lớn nhất đã qua. Từ tháng 3 này đã bắt đầu khai thác cao su nên dòng tiền sẽ xuất hiện, rủi ro của HAG đối với VPBank là gần như là không còn.
    Định hướng lộ trình thực hiện niêm yết như thế nào? Khoảng thời gian dự kiến sẽ lên sàn?
    Cuối 2016 HĐQT đã xin ý kiến về niêm yết trên sàn tập trung sau đó được cổ đông thông qua. Ngân hàng sau đó đã thực hiện xin lưu ký trên VSD, trong năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu trong năm 2017 sẽ niêm yết trên HOSE.
    Năm ngoái VPBank có ý định bán 49% FE cho nước ngoài, giá là bao nhiêu?
    Đúng là năm ngoái, Ban lãnh đạo ngân hàng có xin ý kiến bán 49% vốn FE nhằm tăng cường quản trị cho FE và tăng cường vốn cho ngân hàng mẹ. Hiện việc thoả thuận vẫn đang được thực hiện, ngoài thoả thuận của hai bên chúng tôi cũng cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Về giá, hiện chúng tôi vẫn chưa thể công bố.
    Nợ HAG được xếp vào nhóm mấy?
    HAG là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm, là một doanh nghiệp thực, không phải ảo. Với hơn 80 nghìn ha cao su, cộng với chăn nuôi bò,... họ có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, khủng hoảng giá dầu, cao su đã ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Họ mất cân đối về vốn, còn về vấn đề cân đối tài sản, họ làm rất tốt. VPBank cũng cho vay một số công ty của HAG về lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ điện.
    Hiện HAG đã được hỗ trợ, tái cấu trúc nợ, giúp làm giảm sức ép về dòng tiền của doanh nghiệp. VPBank cũng đã hoàn thành tái cấu trúc phần nợ của doanh nghiệp như giãn tiến độ trả hoặc bán tài sản để cấu trúc lại. Chương trình này đã được NHNN đồng ý vÀ ủng hộ. Hầu hết các khoản nợ của HAG hiện đang nằm ở nhóm 1 và có một số khoản nằm ở nhóm 2. Chúng tôi hy vọng với việc đẩy mạnh khai thác, ngay trong năm nay HAG sẽ có thể trả một phần nợ và từ năm 2018, tôi tin rằng tiến độ trả nợ sẽ còn tốt hơn nữa. Họ thực sự là một doanh nghiệp đang phục hồi chứ không phải bên bờ vực phá sản.
    Chính xác thời gian VPBank được niêm yết?
    Việc niêm yết lên sàn còn phụ thuộc vào cơ quan quản lý chứ không chỉ vào ý muốn chủ quan, do đó, nếu nhanh thì cũng phải trong quý III ngân hàng mới có thể lên sàn.
    Liệu năm tới có thể trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông chưa? Về phát hành riêng lẻ, đã có nhà đầu tư nào quan tâm?
    Năm tới về lý thuyết thì có thể trả cổ tức bằng tiên mặt nhưng có thể lúc đó cổ đông sẽ muốn nhận cổ tức bằng cổ phiếu bởi giá cổ phiếu ở mức cao.
    Về nhà đầu tư, hiện đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, kể cả trong và ngoài nước. Quá trình đàm phán sẽ được công bố rộng hơn trong thời gian tới.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    http://bizlive.vn/ngan-hang/se-co-nhieu-uu-ai-cho-ngan-hang-yeu-kem-2628355.html
    Sẽ có nhiều “ưu ái” cho ngân hàng yếu kém
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Với định hướng tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020, NHNN vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Luật tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu, trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ cho các TCTD yếu kém.

    Trong giai đoạn triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”, NHNN đã thực hiện mua 0 đồng 3 ngân hàng, khuyến khích các TCTD tự nguyện hợp nhất và sát nhập, kết quả là đã giảm được khoảng 22 TCTD. Tuy nhiên, việc thiếu vắng các cơ chế hỗ trợ cũng như khuôn khổ pháp lý của việc xử lý TCTD yếu kém còn chưa hoàn thiện nên việc phục hồi và củng cố hoạt động của các TCTD này gặp rất nhiều khó khăn, trong khi cũng chưa có quy định nào trao quyền cho NHNN thực hiện quyền yêu cầu giải thể bắt buộc đối với TCTD yếu kém không có khả năng phục hồi.

    Luật hóa các phương án xử lý TCTD yếu kém

    Theo điều 15 của dự thảo luật thì có 3 chủ trương xử lý TCTD yếu kém, bao gồm phục hồi, xử lý pháp nhân hoặc mua bắt buộc đối với TCTD yếu kém. Theo đó, những TCTD nào được xác định cho phục hồi sẽ phải xây dựng phương án phục hồi khả thi, trong đó việc tăng thêm vốn điều lệ có thể xem là điều kiện rất quan trọng. Theo phát biểu gần đây của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng thì nguồn vốn đóng góp vào để tái cơ cấu các TCTD phải là “tiền tươi thóc thật”, có thể từ các cổ đông hiện hữu hoặc từ các cổ đông mới là các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của dòng tiền này xem có đủ điều kiện để thực hiện góp vốn, tăng vốn cho các TCTD.

    Điều 21 cũng quy định rõ nếu hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi mà TCTD được KSĐB không phục hồi được hoặc NHNN xét thấy đơn vị không có khả năng phục hồi, thì sẽ xem xét thực hiện phương án xử lý pháp nhân hoặc mua bắt buộc. Điều 24 cũng quy định các hình thức xử lý pháp nhân bao gồm sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể và phá sản. Quy định sáp nhập, hợp nhất thì không có gì mới khi trước đây đã có hàng loạt TCTD được xử lý theo phương án này, tuy nhiên chủ trương cho giải thế, phá sản là một bước đột phá mới của nhà điều hành, cho thấy sự quyết liệt trong việc xử lý các tổ chức yếu kém và ứng với những phát biểu của một số quan chức chính phủ gần đây.

    Với trường hợp mua bắt buộc, điều 28 xác định một số điều kiện cụ thể như: TCTD được đánh giá không có khả năng phục hồi, là ngân hàng thương mại, việc mua bắt buộc để tránh ảnh hưởng an toàn hoạt động của hệ thống; giá trị thực của vốn điều lệ nhỏ hơn 0 đồng; có TCTD đề xuất mua; TCTD được chỉ định phải có phương án khả thi. Với việc NHNN mua 0 đồng 3 TCTD yếu kém trước đây gây ra một số tranh cãi thì việc luật hóa hình thức xử lý mua bắt buộc theo dự thảo luật này đã chính thức hợp pháp hóa phương án trên.

    Mở rộng và hợp thức hóa cơ chế hỗ trợ ngân hàng yếu kém

    Điều 19 quy định các biện pháp hỗ trợ thực trạng hoạt động, theo đó đối với các TCTD yếu kém đang trong thời gian bị KSĐB thì cho phép không phải tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, mà chỉ cần tuân theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Ngoài ra, việc tính toán, xác định các giới hạn, tỷ lệ này sẽ tính trên vốn điều lệ hoặc số vốn điều lệ được góp thêm vào.

    Rõ ràng đây là những biện pháp hỗ trợ rất thiết thực cho các đơn vị này, vì đa số các TCTD yếu kém thường không đủ năng lực tài chính để đáp ứng theo các tiêu chuẩn, tỷ lệ an toàn của cơ quan điều hành. Trong khi việc tính toán dựa trên vốn điều lệ thay vì là vốn tự có theo quy định cũng giúp các tỷ lệ này cao hơn, vì hầu hết các TCTD yếu kém bị lỗ lũy kế do đó thường làm giảm vốn tự có rất lớn.

    Đối với các biện pháp hỗ trợ tài chính thì cho phép các TCTD yếu kém được phép bán nợ xấu không đủ điều kiện hoặc nợ xấu có TSBĐ đang bị kê biên theo quy định pháp luật cho VAMC. Các tổ chức này cũng có thể vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của NHNN theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, đặc biệt với những TCTD được mua bắt buộc có thể được Chính phủ cấp thêm vốn để bổ sung vốn điều lệ, được Chính phủ cho vay dài hạn với lãi suất 0%, được vay tái cấp vốn của NHNN với lãi suất 0%; được vay đặc biệt NHNN với lãi suất 0%; được nhận tiền gửi hoặc vay của TCTD hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi trong thời gian thực hiện phương án phục hồi.

    Không những được hỗ trợ nguồn vốn đầu vào với lãi suất ưu đãi, các TCTD được mua bắt buộc còn được hỗ trợ giải ngân vốn đầu ra theo hình thức mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp của TCTD hỗ trợ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của NHNN. Rõ ràng với biện pháp hỗ trợ cả nguồn vốn đầu vào và đảm bảo nguồn vốn đầu ra với một biên độ lãi suất cố định sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi của những TCTD được mua bắt buộc, giúp các TCTD này sớm có lãi trở lại và trở nên hấp dẫn hơn, khi đó NHNN có thể bán lại cho các nhà đầu tư quan tâm cả trong nước lẫn ngoài nước.

    Ngoài ra, các TCTD yếu kém có thể được miễn hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, được hạch toán dần vào chi phí đối với phần chênh lệch giữa giá bán nợ và giá trị ghi sổ của khoản nợ. Đối với TCTD được xử lý dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ còn được miễn các loại thuế, phí về chuyển nhượng tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất, bán vốn.


    Thật ra những biện pháp hỗ trợ trên một phần cũng đã có nằm rải rác tại một số quy định, quyết định của Chính phủ và NHNN. Như việc giảm dự trữ bắt buộc thì theo quy định Điều 10 của Thông tư số 23/2015/TT-NHNN ban hành ngày 04/12/2015, đối với TCTD đang bị KSĐB hoặc đang thực hiện phương án cơ cấu lại có thể được NHNN xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến mức tối thiểu 0%.

    Đối với việc cho vay tái cấp vốn, theo Thông tư số 18/2015/TT-NHNN cũng đã quy định rõ việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu VAMC , trong đó theo Quyết định số 2358/QĐ-TTg năm 2013 thì lãi suất vay thấp hơn lãi suất tái cấp vốn 2%. Đối với cho vay đặc biệt thì Thông tư số 06/2012/TT-NHNN cũng đã quy định về cho vay đặc biệt đối với TCTD, tuy nhiên lãi suất cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

    Đối với việc trích lập dự phòng rủi ro thì Điều 15a theo Thông tư số 08/2016/TT-NHNN đã cho phép các TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại gia hạn thời hạn của TPĐB, từ đó giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro cho TPĐB, tránh tình trạng trích lập dẫn đến lỗ tài chính trong năm. Ngoài ra, Nghị định số 18/2016/NĐ-CP cũng đã cho phép TCTD được phân bổ dần vào chi phí hoạt động phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá trị mua bán của khoản nợ được mua theo giá trị thị trường và giá trị khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính khoản nợ được mua bán, nếu như TCTD đang bị lỗ hoặc khi thực hiện việc phân bổ ngay phần chênh lệch này sẽ dẫn đến bị lỗ.

    Như vậy, dự thảo luật đã gom tất cả các biện pháp hỗ trợ từ một số văn bản luật khác và đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu những nguồn vốn hỗ trợ với lãi suất ưu đãi từ Chính phủ, NHNN hay Bảo hiểm tiền gửi như trên có được đưa vào để tính toán các tỷ lệ an toàn thanh khoản, các tỷ lệ dư nợ cho vay/ nguồn vốn huy động hay như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Vì vốn dĩ khi một TCTD được xác định là yếu kém thì lượng tiền gửi từ khách hàng sẽ bị suy giảm đáng kể, do đó gần như không thể đáp ứng được tất cả các chỉ tiêu trên nếu như chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động từ khách hàng để tính toán.

    Đặc biệt với những TCTD được mua bắt buộc có thể được Chính phủ cấp thêm vốn để bổ sung vốn điều lệ, được Chính phủ cho vay dài hạn với lãi suất 0%, được vay tái cấp vốn của NHNN với lãi suất 0%; được vay đặc biệt NHNN với lãi suất 0%; được nhận tiền gửi hoặc vay của TCTD hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi trong thời gian thực hiện phương án phục hồi.
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ 5, 05/01/2017, 14:16
    BIDV đã vươn lên số 1, nhưng hãy dè chừng!

    Không thể phủ nhận những nỗ lực của BIDV đã đạt kết quả ấn tượng trong thời gian qua, nhưng ngân hàng này vẫn nên “dè chừng” với các đối thủ đang bám khá sát.
    Mới đây Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố thông tin cho biết tổng tài sản đến cuối năm 2016 đã lên đến 1,007 triệu tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2015. Như vậy cho đến thời điểm này, BIDV là ngân hàng đầu tiên đạt tổng tài sản ở mốc 1 triệu tỷ đồng và đương nhiên giữ ngôi vị số 1 hệ thống.

    Xét trong toàn ngành ngân hàng, tài sản của BIDV hiện chiếm khoảng 14% tổng tài sản toàn ngành.

    Theo dõi vài năm gần đây cho thấy BIDV không chỉ đứng đầu về số tuyệt đối mà còn có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản nhanh nhất trong số các ngân hàng lớn khi con số này hiện đã tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm năm 2012, từ 485 nghìn tỷ đồng lên trên 1 triệu tỷ đồng.

    Ngoài về tài sản, BIDV còn đạt được nhiều con số ấn tượng mà các ngân hàng khác dù có chạy dài vẫn khó bắt kịp.

    Chẳng hạn như cả về huy động vốn và cho vay, hiện cả hai chỉ số này ở BIDV đều cao nhất và cao hơn nhiều so với VietinBank và Vietcombank. Còn so với các ngân hàng top đầu trong nhóm cổ phần là Sacombank và SCB thì huy động vốn và cho vay của BIDV cao gấp hơn 3 lần. Nếu so với các ngân hàng ở top cuối bảng, BIDV hiện đang lớn hơn gấp vài chục lần.

    Hay về nhân sự, toàn hệ thống BIDV hiện có hơn 23.000 người, nhiều nhất trong hệ thống (loại trừ Agribank). Mạng lưới của ngân hàng này cũng có độ phủ hàng đầu khi đạt hơn 1.000 chi nhánh, điểm giao dịch và là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được phép mở chi nhánh tại Myanmar – thị trường tiềm năng của tất cả các ngân hàng trên thế giới.

    Trong kinh doanh, thị phần về cho vay của BIDV cùng Vietcombank và Vietinbank cũng áp đảo các ngân hàng khác. Riêng mảng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) thì hiện ngân hàng này đang chiếm khoảng 15% tổng dư nợ cho vay với các doanh nghiệp SME cả nước, đồng thời chiếm khoảng 24% tổng dư nợ của BIDV.

    Hay trong lĩnh vực thẻ, BIDV hiện là một trong các đối tác quan trọng nhất của tổ chức thẻ Visa lẫn Master Card, được người tiêu dùng đánh giá cao.
    Chớ vội chủ quan

    Không thể phủ nhận những nỗ lực của BIDV đã đạt kết quả ấn tượng trong thời gian qua, nhưng ngân hàng này vẫn nên “dè chừng” với các đối thủ đang bám khá sát. Hiện về tổng tài sản, VietinBank chỉ kém chút ít, nhưng thời gian tới ngân hàng này nhận sáp nhập PGBank xong, rất có thể ngôi vị sẽ bị đảo ngược nếu như BIDV không tiếp tục bứt tốc.

    Dưới góc nhìn của người trong ngành, một lãnh đạo của ngân hàng cổ phần tư nhân có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ với người viết rằng, BIDV họ có đủ tỉnh táo để nhận diện các vấn đề đang đối mặt. Một điển hình về dịch vụ ngân hàng, mặc dù đang là 1 trong các ngân hàng lý tưởng nhưng BIDV vẫn nỗ lực đổi mới mình. Không chỉ đặt khách hàng là trọng tâm với những phục vụ tận tâm nhất, mới đây ngân hàng còn khai trương hẳn một phòng giao dịch theo phong cách thượng lưu tại Hà Nội để phục vụ các khách hàng VIP. Dự kiến mô hình này sẽ được ngân hàng nhân rộng trong tương lai.

    Chưa dừng lại ở đó, ngân hàng này còn tiếp tục cho ra mắt khu trải nghiệm ngân hàng hiện đại tại chi nhánh Hà Nội hồi cuối tháng 12. Tại đó, khách hàng có thể tự thực hiện các giao dịch ngân hàng như là gửi tiền, chuyển tiền, tất toán sổ tiết kiệm, mở tài khoản…trên máy tự động mà không cần chờ đợi ở quầy.

    Theo đánh giá của vị lãnh đạo ngân hàng nói trên, ngân hàng hiện đại là xu hướng đã phổ biến trên thế giới từ vài năm nay nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Việc một ngân hàng trong top đầu nhưng vẫn tiên phong đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển công nghệ số hiện đại như BIDV đang thể hiện sự quyết tâm của ngân hàng này là hướng tới hình ảnh một ngân hàng năng động, hiện đại chứ không hề cũ kỹ như người ta vẫn nhìn vào hình ảnh của các ngân hàng thương mại Nhà nước thời gian qua.

    Dẫu vậy, vị này cũng cảnh báo rằng, sự đổi mới là cần thiết, là đáng hoan nghênh, nhưng BIDV cần phải có thêm các "chiêu bài" khác để luôn ở thế chủ động và củng cố ngôi vị số 1 của mình vì công cuộc cạnh tranh hiện nay rất khắc nghiệt và không ai dám chắc tương lai sẽ thế nào.

    Câu chuyện trong cuộc đua ngôi vị ở nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân là một điển hình cho thấy không chỉ BIDV mà các ngân hàng khác cũng phải thận trọng. Những năm trước, chẳng mấy ai nghĩ có ngân hàng nào có thể vượt qua được Ngân hàng Quân đội. Thế nhưng thực tế năm nay, Techcombank và VPBank đã chính thức soán ngôi nhất nhì. Lúc này người ta mới nhìn vào tình hình của MB mấy năm gần đây thì chợt nhận ra rằng ngân hàng hầu như đi ngang, trong khi cả VPBank và Techcombank đều tăng trưởng mạnh, thậm chí là một đường thẳng đứng từ 2012 đến nay.
    Thủ tướng quyết nới room ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    NCĐT 17/01/2017 12:03 GMT+7
    Việt Nam sẽ nới trần sở hữu và cũng sẽ mở rộng cánh cửa vào thị trường chứng khoán hơn nữa cho giới đầu tư nước ngoài.
    [​IMG]

    Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng trong năm nay. Động thái này nhằm đẩy nhanh việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

    "Chúng tôi sẽ nới trần sở hữu và cũng sẽ mở rộng cánh cửa vào thị trường chứng khoán hơn nữa cho giới đầu tư nước ngoài. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện điều này trong năm nay", Thủ tướng nói.

    Việt Nam hiện giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng ở mức 30% và đang thu hút đầu tư nhằm giúp cải thiện hệ thống tài chính quốc gia, vốn đang hứng chịu hậu quả từ việc tín dụng tăng trưởng quá nóng những năm trước.

    Mặc dù không nêu ra cụ thể trần sở hữu mới đối với ngành ngân hàng nhưng Thủ tướng cũng chỉ ra rằng chính phủ có thể thoái vốn hoàn toàn khỏi các ngân hàng gặp khó khăn.

    "Ngay bây giờ, nếu bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào quan tâm đến việc mua các ngân hàng yếu kém, chúng tôi sẽ bán ngay lập tức", Thủ tướng nói.

    Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng dự báo tăng trưởng kinh tế thời gian tới sẽ cao hơn năm nay, trung bình 7% cho tới năm 2020.

    Để làm được điều này đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực. "Chúng ta cần phải giảm bớt tham nhũng, hối lộ và phát triển một lực lượng cán bộ mạnh mẽ có thể đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập tốt hơn vào thế giới, đồng thời thực hiện các cam kết đã ký trong các hiệp định thương mại", Thủ tướng cho biết.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: "Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Song nền kinh tế vẫn đối mặt nhiều thách thức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, dẫn đến năng suất thấp và thu nhập thấp".

    An Phong
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ 4, 22/02/2017, 14:49
    BIDV bán 49% vốn công ty con BLC cho đối tác Nhật
    [​IMG]

    NHNN đã chấp thuận cho BIDV chuyển từ sở hữu 100 vốn Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV thành công ty liên doanh với 49% vốn của Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (Nhật Bản).
    Ngày 21/02/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 946/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý của Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC), từ công ty do BIDV sở hữu 100% vốn điều lệ thành Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (BSL) với sự tham gia sở hữu 49% vốn điều lệ bởi Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (Sumitomo Mitsui Trust Bank - SMTB).

    SMTB là Ngân hàng Tín thác lớn nhất Nhật Bản với tổng tài sản tại thời điểm 30/9/2016 đạt 59.479 tỷ yên(tương đương 585,4 tỷ USD) và mức vốn chủ sở hữu 2.022 tỷ yên (tương đương 19,9 tỷ USD).

    BIDV đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với SMTB kể từ năm 2013, theo đó hai bên đã hợp tác nghiên cứu và phát triển nhiều dự án kinh doanh, hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ.

    Trải qua gần 2 năm hợp tác, hai bên đã hiện thực hóa mối quan hệ chiến lược bằng việc ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực cho thuê tài chính vào ngày 29/04/2016 tại Hà Nội. Thỏa thuận này được triển khai qua việc BIDV chuyển nhượng 49% sở hữu vốn điều lệ tại BLC cho SMTB để chuyển đổi BLC thành BSL, đồng thời tăng vốn cho Công ty từ 448 tỷ đồng lên 896 tỷ đồng để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong giai đoạn tới.

    BSL là Công ty Cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình liên doanh giữa một Ngân hàng thương mại trong nước với một định chế tài chính nước ngoài. Cùng với sự ra đời của BSL, hệ thống BIDV có thêm một sản phẩm tài chính quan trọng để hoàn thiện gói sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng đó là tín dụng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán.

    BIDV ký thỏa thuận hợp tác thứ 28 với ngân hàng của Nhật Bản (23/02/2017)

    [​IMG]
    Ngày 23/2/2017 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Fukuoka đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác (MOU) về việc phục vụ khách hàng Nhật Bản tại Việt Nam. Đây là ngân hàng Nhật Bản thứ 28 ký thỏa thuận hợp tác với BIDV trong lĩnh vực này.

    Theo Thỏa thuận hợp tác, BIDV và Ngân hàng Fukuoka sẽ hợp tác cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Nhật Bản là khách hàng của Ngân hàng Fukuoka có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai ngân hàng sẽ phối hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng đa dạng bao gồm mở và quản lý tài khoản, tiền gửi, cấp tín dụng và bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và phái sinh,...

    Ngoài ra, hai ngân hàng cũng sẽ phối hợp, hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, các quy định của pháp luật Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kết nối kinh doanh (business matching),…

    Thông tin về Ngân hàng Fukuoka
    The Bank of Fukuoka, Ltd., thành lập ngày 31/03/1945, là ngân hàng vùng có trụ sở chính tại tỉnh Fukuoka, thuộc vùng Kyushu, Nhật Bản. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Fukuoka tính đến ngày 31/03/2016 lần lượt là 109,9 tỷ USD và 5,3 tỷ USD. Ngân hàng Fukuoka là ngân hàng lớn thứ 16 Nhật Bản và 192 trên thế giới (xét theo tổng tài sản tại ngày 31/03/2016).
    Thông tin về BIDV
    BIDV, thành lập ngày 26/04/1957, là ngân hàng thương mại lâu đời nhất và lớn nhất Việt Nam xét theo quy mô tổng tài sản. Tại thời điểm 31/12/2016, BIDV có tổng tài sản đạt trên 1 triệu tỷ đồng, hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư,… với mạng lưới hơn 1.000 chi nhánh và phòng giao dịch cùng các hiện diện thương mại tại nước ngoài. BIDV đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    BIDV nhận giải thưởng “Nhà tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất Việt Nam năm 2016” ( 12/01/2017 )

    [​IMG]
    Ngày 11/01/2017 vừa qua, tại buổi lễ trao giải thưởng The Asset Triple A Country Awards lần thứ 17 tổ chức tại Hong Kong, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã vinh dự được tạp chí The Asset trao tặng 2 giải thưởng Tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất Việt Nam năm 2016 (Best bond house, Vietnam 2016) và Giao dịch phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ tốt nhất Việt Nam năm 2016 (Best Local Currency Bond, Vietnam 2016).


    The Asset là Tạp chí chuyên sâu về lĩnh vực tài chính hàng đầu tại Châu Á với lượng độc giả lớn từ các nhà đầu tư quốc tế và các doanh nghiệp đa quốc gia trong khu vực.The Asset Triple A là giải thưởng thường niên truyền thống, uy tín đã được Tạp chí The Asset tổ chức trong gần 20 năm qua nhằm tôn vinh các tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu xuất sắc và các giao dịch nổi bật. Việc bình xét giải thưởngđược thực hiện cẩn trọng và toàn diện dựa trên những tiêu chí như khối lượng giao dịch, cấu trúc sản phẩm, giá trị mang lại cho khách hàng cũng như nền tảng kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng của tổ chức tư vấn đối với thị trường.

    Tính từ năm 2007 đến nay, BIDV đã thực hiện tư vấn và thu xếp nhiều đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị lên tới gần 50.000 tỷ đồng cho các khách hàng là các tập đoàn hàng đầu, doanh nghiệp Nhà nước và công ty tư nhân tại Việt Nam. Thế mạnh của BIDV là đội ngũ chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp có chuyên môn cao và kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực tư vấn và cấu trúc sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Đây là năm thứ 4 liên tiếp BIDV được các tạp chí tài chính quốc tế vinh danh bởi là "Nhà tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất Việt Nam", tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu năng động nhất trên thị trường trái phiếu tại Việt Nam.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Vinh danh Ngân hàng bán lẻ BIDV trên trường quốc tế (20/03/2017)

    Trong buổi lễ trao giải thưởng quốc tế do The Asian Banker tổ chức ngày 17/03/2017, diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản, BIDV tiếp tục được vinh danh là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2017 (Best Retail Bank 2017), đánh dấu cú hattrich ngoạn mục của BIDV khi liên tiếp được xướng tên tại các giải thưởng quan trọng và uy tín bậc nhất khu vực và Việt Nam, trở thành “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp 2015, 2016 và 2017”.

    Trước đó, tại Hội nghị “Triển vọng ngành tài chính” diễn ra ngày 12/01/2017 tại Hà Nội, đã có 07 ngân hàng được vinh danh ở nhiều hạng mục như: Ngân hàng có sản phẩm cho vay mua nhà ở tốt nhất, Ngân hàng có sản phẩm thẻ tín dụng tốt nhất….trong khuôn khổ các giải thưởng cấp quốc gia do The Asian Banker bình chọn. Trong đó, BIDV đã được vinh danh tại hai hạng mục “Ngân hàng có sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam 2017” và “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2017”. Đây là hạng mục giải thưởng quan trọng và được mong chờ nhất trong bộ giải thưởng cấp quốc gia, được bình chọn cho Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất đã có những nỗ lực và thành tựu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, có vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng và có những chiến lược phát triển kinh doanh bán lẻ ấn tượng trong năm. Đó cũng là lý do giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất” là giải thưởng quốc gia duy nhất được tiếp tục vinh danh tại sự kiện trao giải quốc tế diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản ngày 17/03/2017 vừa qua.

    Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều giải thưởng dành cho ngân hàng bán lẻ được xét tặng từ các tổ chức khác nhau (như World Finance, Global Banking and Finance Review, Global Financial Market Review – GFM…), trong đó giải thưởng do The Asian Banker bình chọn được nhìn nhận như là một trong những giải thưởng rất uy tín, danh giá tại thị trường Việt Nam nói riêng, và thị trường Châu Á Thái Bình Dương nói chung do tính khắt khe trong quá trình bình xét ngân hàng đạt giải cũng như sự quyết tâm tham gia của các ngân hàng uy tín. Đây là chương trình được tổ chức từ năm 2002, có uy tín cao và minh bạch đối với người tiêu dùng ở châu Á Thái Bình Dương, Trung Á, Trung Đông và Châu Phi. The Asian Banker thực hiện một quá trình đánh giá toàn diện tới 250 ngân hàng tại 42 quốc gia.

    Với sự uy tín và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của giải thưởng do The Asian Banker bình chọn, hàng năm đều có rất nhiều ngân hàng danh tiếng tham gia xét giải thưởng (Standard Chartered Bank, HSBC, OCBC, ANZ, DBS Bank,…) và thường tham gia xét giải thưởng trong nhiều kỳ xét giải với mong muốn giành được giải thưởng trong nhiều năm liên tiếp.Đồng thời, có thể thấy các ngân hàng được trao giải quốc gia và khu vực có quy mô rất lớn, có chi nhánh ở nhiều quốc gia, có trung tâm xử lý khu vực như Westpac Bank - Australia, HSBC, Standard Chartered Bank, DBS Bank.

    Từ năm 2013, BIDV được ghi nhận với vị trí số 1 trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam về quy mô huy động vốn dân cư, quy mô tín dụng bán lẻ với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2016 tương ứng xấp xỉ30%/năm và 50%/năm. Với việc mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch trên toàn quốc lên hơn 1,000 phòng giao dịch/Điểm giao dịch, trong đó có nhiều điểm giao dịch bán lẻ theo chuẩn quốc tế cùng các khu trải nghiệm dịch vụ tài chính hiện đại bậc nhất tại Việt Nam; hơn 32,000 điểm kết nối ATM/POS, kết nối với hơn 1.000 đại lýtrên khắp thế giới, nhiều thỏa thuận song phương với các ngân hàng lớn tại các quốc gia như Nga, Séc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Campuchia, Nhật Bản, Lào, Myanmar… BIDV không chỉ khẳng định vị thế của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam, mà còn thể hiện rõ khát khao vươn cao, vươn xa ra khu vực và thế giới của mình.

    Bên cạnh giải thưởng uy tín trên, hình ảnh mới “Ngân hàng hiện đại và thân thiện hướng tới khách hàng” của BIDV đã được khách hàng cũng như nhiều tổ chức uy tín trong khu vực và trên thế giới ghi nhận. Trong 03 năm gần đây, BIDV cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng có uy tín khác như: Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2016, Ngân hàng điện tử tiêu biểu 2 năm liên tiếp 2014 & 2015 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và IDG bình chọn….

    16:40 | 22/02/2017
    Bản inEmail
    Việt Nam có công ty cho thuê tài chính liên doanh đầu tiên
    Công ty tài chính do BIDV sở hữu 100% vốn trở thành Công ty Cho thuê tài chính liên doanh đầu tiên với tên gọi BIDV - SuMi TRUST (BSL). Vốn điều lệ đồng thời được tăng từ 448 tỷ đồng lên 896 tỷ đồng sau thương vụ này.

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC).

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Theo đó, từ công ty do BIDV sở hữu 100% vốn điều lệ, BLC sẽ chuyển thành Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (BSL) với sự tham gia sở hữu 49% vốn điều lệ bởi Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (Sumitomo Mitsui Trust Bank - SMTB).

    Cụ thể, thỏa thuận này được triển khai qua việc BIDV chuyển nhượng 49% sở hữu vốn điều lệ tại BLC cho SMTB để chuyển đổi BLC thành BSL. Đồng thời tăng vốn cho Công ty từ 448 tỷ đồng lên 896 tỷ đồng để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong giai đoạn tới.

    Như vậy, BSL là Công ty Cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình liên doanh giữa một ngân hàng thương mại trong nước với một định chế tài chính nước ngoài. Cùng với sự ra đời của BSL, hệ thống BIDV có thêm một sản phẩm tài chính quan trọng để hoàn thiện gói sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng: tín dụng, bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán.
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Sau 3 năm siết mạnh về nợ xấu với nhóm 5 quá mạnh cùng các nhóm 4, 3, 2, 1 dù cho một công trình BĐS phải xây dựng đến khi bán thì thời gian rất dài từ 3-5 năm nhưng NHNN bắt buộc sau 3 năm phải trích dự phòng nhóm 5 nghĩa là trích dự phòng tận 100% cả phần cho vay gốc nhưng TT200 lại quy định phải có doanh thu từ 90% trở lên mới được hạch toán nên phần lớn các công trình của BĐS phần lớn thường trích lập nhóm 5 làm cho các bank khó cung tiền ra thị trường và nợ xấu tăng rất mạnh vì trích dự phòng.

    TT39 quy định mới nhất từ 15/3 (nghĩa là từ quí I/2017) chỉ áp phần nợ xấu với phần lãi chứ không phải phần gốc một phần là các bank đã trích dự phòng rất mạnh giờ đây đã có điểm an toàn và năm 2017 là lúc nới dần cho dòng bank này@


    16:28 | 05/04/2017


    NHNN yêu cầu mở rộng tín dụng
    NHNN Việt Nam vừa có văn bản (số 2178/NHNN-TD) chỉ đạo các TCTD, yêu cầu tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, tổng giám đốc một NHTM cho biết.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Đặc biệt đáp ứng đầy đủ vốn và kịp thời nhu cầu vốn cho các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, DN ứng dụng công nghệ cao.

    Theo đó các TCTD phải xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong mạng lưới của mình phù hợp với chỉ tiêu chung và sớm có xây dựng các quy định cho vay vốn đối với tổ chức và cá nhân theo quy định mới tại Thông tư 39. Ngoài ra, NHNN chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh các chương trình tín dụng quốc gia, như chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, cho vay tái canh cà phê, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch nông - thủy sản…

    Đặc biệt các TCTD tiết giảm chi phí để dành nguồn vốn tham gia chương trình tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo chủ trương của Chính phủ. Bên cạnh việc mở rộng tín dụng, NHNN yêu cầu các TCTD cải tiến thủ tục hồ sơ tín dụng, tạo điều kiện cho người vay vốn tiếp cận nhanh nhất và kiểm soát an toàn vốn vay bằng nâng cao chất lượng thẩm định, các TCTD phải thường xuyên đánh giá khả năng tài chính và trả nợ của bên vay vốn…
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    • 16:53 Thứ hai, 10/04/2017
    Số lượng nhà đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục trong tháng 3/2017
    Theo Tri Thức Trẻ

    Trong tháng 3/2017, VSD cũng đã hủy 1 mã giao dịch của cá nhân và 1 mã giao dịch của tổ chức nước ngoài.

    Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam vừa thông báo tình hình cấp mã số giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó tháng 3/2017 đã cấp tổng cộng 228 mã số, trong đó có 188 mã số cấp cho cá nhân và 40 mã số cấp cho tổ chức nước ngoài. Đây là số lượng mã số giao dịch được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

    Trong tháng 3/2017, VSD cũng đã hủy 1 mã giao dịch của cá nhân và 1 mã giao dịch của tổ chức nước ngoài.

    Tháng 2/2017, VSD chỉ cấp tổng cộng 200 mã số giao dịch cho tổ chức và cá nhân nước ngoài, còn tháng 1/2017 chỉ có 113 mã số được cấp.

    2 tháng đầu năm không có mã số giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài nào bị hủy.

    Hiện tính đến hết tháng 3/2017 đã có tổng cộng 20.798 mã số giao dịch đang được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 17.551 mã cấp cho các cá nhân và 3.247 mã cấp cho các tổ chức.

    Theo thống kê, trong tháng 3/2017, khối ngoại đã bán ròng 50,92 triệu đơn vị nhưng mua ròng về giá trị tới gần 2.273 tỷ đồng, trong khi tháng 2/2017 chỉ bán ròng 3,01 triệu đơn vị, giá trị là mua ròng 816,7 tỷ đồng.
  10. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.788
    Quan trọng là KQKD Q1 ra là ok

Chia sẻ trang này