Big game CP Ngân hàng trong thời gian Q4/2013 - Q2/2014

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tradingwin, 15/11/2013.

3394 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 02:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2594 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. tradingwin

    tradingwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.509
    Trong thời gian sắp tới các CP ngân hàng làm ăn ổn định sẽ là tâm điểm thu hút dòng tiền vào cuối năm và cho tới quý 2/2014, mặc dù tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng ngày càng tăng cao nhưng đã có VAMC hỗ trợ phía sau để giải quyết vấn đề này, một số ngân hàng có lãi ổn định và trả cổ tức cao đều đặn hàng năm mà giá còn tốt sẽ thu hút mạnh của dòng tiền kể cả NN và chứng sĩ VN.

    Sau đây tôi xin đề cử một số em cần lưu ý trong thời gian sắp tới:

    Lưu ý: chỉ nhằm mục đích bàn luận, chứ không khuyến nghị mua bán

    1/ SHB - đã dần ổn định làm ăn có lãi tăng và được tây lông quan tâm nhiều
    SHB lãi 236 tỷ đồng trong quý 3, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt
    [​IMG]
    Huy động vốn tính đến cuối tháng 9 tăng trưởng 3,8% so với cuối 2012; tín dụng tăng 15%. Nhờ thu hồi nợ tốt nên ngân hàng được hoàn nhập dự phòng đáng kể.
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2013.

    Theo đó, hầu hết hoạt động kinh doanh quý 3 đều lạc quan hơn cùng kỳ năm ngoái do quý 3/2012 là quý đầu tiên SHB và Habubank hợp nhất.

    Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 3 năm nay đạt 550 tỷ đồng, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần tăng 17,7 % và đạt 1.628 tỷ đồng.

    Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ quý 3 đạt 40 tỷ đồng, cao hơn 60% so với cùng kỳ nhưng trong 9 tháng lại giảm 10,7% với 108 tỷ đồng.

    Hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng trưởng gấp hơn 7 lần trong quý 3, đạt 38 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng đạt 130 tỷ đồng.

    Trong các hoạt động kinh doanh duy có mua bán chứng khoán đầu tư là thua lỗ, mức lỗ 3 tỷ đồng trong quý 3 và 11,5 tỷ đồng trong 9 tháng. Cùng kỳ năm ngoái SHB lỗ lần lượt 5 tỷ đồng và 4,4 tỷ đồng.

    Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro là 267 tỷ đồng ở quý 3, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 614 tỷ đồng. Trong 9 tháng, SHB đạt lợi nhuận thuần trước dự phòng 655 tỷ đồng.

    Nhờ kiểm soát tốt nợ xấu, đặc biệt là việc thu hồi nợ nên trong quý 3 năm nay SHB được hoàn nhập dự phòng gần 47 tỷ đồng, đưa lợi nhuận trước thuế lên 314 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng ngân hàng được hoàn nhập 60 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế là 715 tỷ đồng.

    Sau thuế, SHB lãi 236 tỷ đồng ở quý 3 và 540 tỷ đồng trong cả 9 tháng.

    Cũng theo báo cáo hợp nhất vừa công bố, dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/9 là 65.487 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2012. Huy động vốn khách hàng trong khi đó tăng thấp hơn rất nhiều, ở mức 3,8% với tổng huy động từ khách hàng 80.583 tỷ đồng.

    Chất lượng nợ của các ngân hàng luôn được quan tâm và ở các ngân hàng tái cơ cấu lại càng được chú ý hơn.

    Theo thuyết minh báo cáo, SHB có tổng cộng 5.072 tỷ đồng nợ xấu tại thời điểm 30/9, chiếm 7,74% trên tổng dư nợ. Trong đó, nợ nghi ngờ giảm hơn một nửa so với đầu năm, nợ dưới tiêu chuẩn giảm gần 24% nhưng nợ có khả năng mất vốn lại tăng đến 74% so với cuối năm 2012 và chiếm 71% trong tổng nợ xấu với 3.602 tỷ đồng. Cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB dừng ở mức 8,5%.

    2/ CTG- CP được đánh giá ổn định nhất, và chi trả cổ tức cao và đều đặn hàng năm, giá đang ở mức hấp dẫn.
    Vietinbank: Nợ có khả năng mất vốn tăng vọt gấp hơn 2 lần, 9 tháng lãi hơn 5.300 tỷ
    [​IMG]
    Tại thời điểm 30/9, Vietinbank có nguy cơ mất 5.431 tỷ đồng vì nợ xấu. Huy động vốn khách hàng tăng gần 14% song tín dụng 9 tháng mới tăng trưởng 3,7%.
    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank – CTG) vừa công bố, lợi nhuận của ngân hàng này quý 3 năm nay giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do phần trích lập dự phòng rủi ro tăng vọt. Lũy kế 9 tháng lợi nhuận tuy nhiên vẫn cao hơn cùng kỳ.

    Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 3 đạt 4.630 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng thu nhập lãi thuần tăng 1,6% đạt 13.943 tỷ.

    Hoạt động kinh doanh ngoại hối mang về cho Vietinbank 103 tỷ đồng trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng kinh doanh ngoại hối tuy nhiên chỉ đạt lãi 179 tỷ đồng, thấp hơn 36,1% so với 9 tháng 2012.

    Trong hoạt động kinh doanh thì lãi thuần từ hoạt động khác tăng mạnh nhất, đạt 692 tỷ đồng trong quý 3 và 1.077 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng lần lượt 160,2% và 40,4% so với cùng kỳ.

    Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro quý 3 đạt 3.707 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đạt 9.704 tỷ đồng, tăng 6,8%.

    Tuy nhiên, Vietinbank khá mạnh tay trong việc trích lập dự phòng rủi ro, với 797 tỷ đồng trong quý 3, tăng 71% so với cùng kỳ và 9 tháng là 2.658 tỷ đồng, nên đã ảnh hưởng đáng kể lên lợi nhuận.

    Trong quý 3, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 2.910 tỷ đồng, giảm 16,6% và sau thuế là 2.190 tỷ đồng, giảm 19,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng lợi nhuận trước thuế là 7.047 tỷ đồng và sau thuế 5.307 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,2% và 9,9% so với 9 tháng đầu năm 2012.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh của Vietinbank quý 3 và 9 tháng





    Cũng theo báo cáo tài chính vừa công bố, Vietinbank có tổng tài sản 528.609 tỷ đồng tại thời điểm 30/9, tăng 25.079 tỷ hay 5% so với cuối năm 2012. Huy động vốn khách hàng tăng 14% đạt 329.480 tỷ trong khi cho vay khách hàng 345.555 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm.

    Hoạt động kinh doanh tốt nhưng chất lượng nợ của Vietinbank lại đang xấu đi trầm trọng. Tại thời điểm 30/9, ngân hàng có tổng cộng 8.518 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 2,46% trên tổng dư nợ. So với cuối năm 2012, nợ xấu đã tăng 71%.

    Trong 3 nhóm nợ xấu thì nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp rưỡi trong 9 tháng qua, nợ nghi ngờ giảm nhẹ còn nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến gấp hơn 2 lần, lên tới 5.431 tỷ đồng, so với 2.196 tỷ đồng tại ngày 31/12/2012. Nợ có khả năng mất vốn cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ xấu, chiếm hơn 60%.

    3/ MBB- giá khá hấp dẫn, thời gian tích lũy đã lâu, chỉ mỗi tội trả cổ tức hơi bèo.
    Ngân hàng Quân đội lãi 530 tỷ đồng trong quý 3, nợ xấu 9 tháng tăng gấp rưỡi
    [​IMG]
    Lãi từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hầu hết tăng so với cùng kỳ năm ngoái song do trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh đã kéo giảm lợi nhuận.
    Ngân hàng TMCP Quân đội (MB- MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2013.

    Theo đó, ngân hàng đạt thu nhập lãi thuần 1.386 tỷ đồng trong quý 3 và 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng, giảm lần lượt 18,4% và 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ quý 3 tăng gần 43% đạt 220 tỷ đồng và 9 tháng tăng xấp xỉ 15% đạt 603 tỷ đồng.

    Hoạt động kinh doanh ngoại hối quý 3 mang về cho ngân hàng 44 tỷ, 9 tháng là 117 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ.

    Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh và góp vốn, đầu tư dài hạn quý 3 lãi 134 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 120 tỷ.

    Hoạt động khác lãi thuần 375 tỷ đồng trong quý 3, gấp 3 lần so với quý 3 năm ngoái và 9 tháng cũng lãi gấp hơn 2 lần, đạt 563 tỷ đồng.

    Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro của MB là 1.439 tỷ đồng trong quý 3 và 4.038 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng lần lượt 18,9% và 9,8% so với cùng kỳ.

    Tuy nhiên, MB lại tăng mạnh gấp hơn 2 lần trích lập dự phòng rủi ro trong quý 3 lên 779 tỷ đồng và 9 tháng tăng 66% lên 1.579 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận trong thời gian qua thấp hơn năm ngoái.

    Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 3 chỉ đạt 660 tỷ đồng, giảm 23,6% và 9 tháng giảm 9,8% xuống 2.459 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 3 giảm 18,3% đạt 530 tỷ đồng và 9 tháng giảm 8,4% xuống 1.873 tỷ.



    Về huy động vốn khách hàng, MB đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn 15,4% trong 9 tháng qua với số tiền huy động được là 135.911 tỷ đồng. Cho vay khách hàng trong khi đó tăng 8,6% đạt 80.875 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng giảm hơn 5.000 tỷ đồng tương đương 3,1% xuống 170.143 tỷ, chủ yếu do phần tiền cho vay liên ngân hàng giảm mạnh.

    Không thoát khỏi xu hướng chung về nợ xấu, chất lượng nợ của MB cũng xấu đi trong thời gian qua. Tại thời điểm 30/9, ngân hàng có 2.073 tỷ đồng nợ xấu, tăng gấp rưỡi so với cuối năm 2012 và chiếm 2,58% trên tổng dư nợ (cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 1,85%). Trong cơ cấu nợ xấu thì nợ có khả năng mất vốn chiếm nhiều nhất với 46,9%, tương đương 972 tỷ đồng.
    4/ VCB: lợi nhuận ổn định, tây lông mua đều, nhạy với thị trương, giá hơi cao không hấp dẫn bằng CTG
    VCB
    Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HOSE)
    Giá hiện tại: VCB [​IMG] 29.6 +0.1(+0.34%) [​IMG] [​IMG] Hồ sơ công ty [​IMG] GDCĐ lớn & CĐ nội bộ
    Vietcombank: 9 tháng đầu năm lãi 3.027 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,98%
    [​IMG]
    Nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank tăng đến 85% so với đầu năm, ở mức 2.683 tỷ đồng.
    Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (mã chứng khoán: VCB) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III năm 2013.

    Theo đó, quý III năm nay Vietcombank đạt 1.043 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; Lũy kế 9 tháng đạt 3.027 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ.

    Mặc dù hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối đều đạt kết quả tốt trong 9 tháng đầu năm (kinh doanh dịch vụ tăng hơn 19% và kinh doanh ngoại hối tăng 32%) so với cùng kỳ, tuy nhiên, trích lập dự phòng rủi ro của Vietcombank trong quý III tăng 6% và lũy kế là gần 10% khiến cho lợi nhuận của Vietcombanksụt giảm.

    Tiền gửi khách hàng của ngân hàng này 9 tháng đạt 316.188 tỷ đồng, tăng 11% và tăng trưởng tín dụng đạt 3,9%.


    [​IMG]



    Tổng tài sản tính đến thời điểm 30/9/2013 đạt 439.657 tỷ đồng, tăng 6,1% so với thời điểm đầu năm.

    Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chiếm 2,98% tổng dư nợ, tăng mạnh so với mức 2,4% thời điểm đầu năm 2013. Trong đó, đáng chú ý nợ có khả năng mất vốn là 2.683 tỷ đồng, tăng đến 85%.

    Về nhân sự gần như không có biến động. Cụ thể, cuối tháng 9 số lượng nhân viên của Vietcombank là 13.771 người, tăng không đáng kể so với con số 13.637 người đầu năm. Chi phí lương và phụ cấp 9 tháng đầu năm cũng thay đổi không đáng kể so với thời điểm đầu năm với 1.977 tỷ đồng (đầu năm là 2.041 tỷ đồng).

    STB: Lợi nhuận tăng dần, giá vùng hấp dẫn

    Sacombank lãi 509 tỷ đồng trong quý 3/2013
    [​IMG]
    9 tháng ngân hàng lãi 1.658 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 13,3% trong khi huy động vốn khách hàng tăng 19,2%.
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – STB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2013.

    Trong các hoạt động kinh doanh ở quý 3, Sacombank hầu hết có lãi cao hơn so với cùng kỳ, trong đó ấn tượng nhất là khoản lãi từ hoạt động khác đạt gần 102 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ và khoản lãi từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối đều tăng hơn 60%.

    Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư vẫn khiến ngân hàng lỗ trong quý 3 tuy nhiên mức thiệt hại đã giảm rất mạnh. Cụ thể hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh quý 3 chỉ lỗ 44 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ trên 105 tỷ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư quý 3 lỗ hơn 1 tỷ đồng trong khi cách đó 1 năm phải gánh chịu khoản lỗ gần 92 tỷ đồng.

    Khoản đóng góp nhiều nhất trong kết quả kinh doanh là thu nhập lãi thuần của Sacombank đạt 1.607 tỷ đồng trong quý 3, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ và lũy kế 9 tháng đạt 5.049 tỷ đồng, tăng 7,3%.

    Tổng lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro của ngân hàng đạt 863 tỷ đồng trong quý 3, tăng 22,9% so với cùng kỳ và 9 tháng đạt 2.630 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với 9 tháng đầu năm 2012.

    Trong bối cảnh chung về nguy cơ nợ xấu cộng với tiêu chí hoạt động an toàn đặt lên hàng đầu, Sacombank đã tăng trích lập dự phòng rủi ro thêm 43,8% trong quý 3 năm nay so với cùng kỳ, ở mức 164 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận trước thuế còn 700 tỷ đồng trong quý 3, vẫn cao hơn 19% so với cùng kỳ và 9 tháng tăng 2,3% đạt 2.217 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt gần 509 tỷ đồng, tăng 23,7% trong khi lũy kế 9 tháng lãi 1.658 tỷ đồng, tăng 4,6%.

    Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất, Sacombank là ngân hàng đạt mức tăng trưởng tín dụng lẫn huy động vốn khá ấn tượng. Cụ thể, tại thời điểm 30/9, ngân hàng có 109.155 tỷ đồng cho vay khách hàng, tăng 13,3% so với đầu năm trong khi tiền gửi khách hàng tăng 19,2% đạt 128.138 tỷ đồng. Tổng tài sản của Sacombank đã tăng thêm 5.700 tỷ lên 157.811 tỷ đồng.

    Về chất lượng tín dụng, theo thuyết minh báo cáo, Sacombank có trên 2.000 tỷ đồng nợ xấu ở thời điểm 30/9, chiếm 2,25% trên tổng dư nợ, tăng nhẹ so với mức 2,04% tại thời điểm đầu năm.
  2. dealer

    dealer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2012
    Đã được thích:
    91
    Nợ xấu còn để lại hậu họa lâu dài lắm, ai làm trong ngành mới thấy rõ, ko giải quyết nhanh như vậy đc đâu
    luuxatradingwin thích bài này.
  3. tradingwin

    tradingwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.509
    Mình thấy quý này ngân hàng nào cũng tăng tỷ lệ nợ xấu ra hết, chứ không dấu như trước, khả năng công bố ra để bán nợ xấu cho VANC và tình hình nợ xấu sẽ tốt hẳn lên bạn ạ.
    luuxa thích bài này.
  4. nhadautu7x

    nhadautu7x Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2013
    Đã được thích:
    225
    tradingwin thích bài này.
  5. tradingwin

    tradingwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.509
  6. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.804
    ĐƠN GIản dễ hiểu vì khi chưa có VAMC thì ngân hàng cố che đậy nợ xấu , khi VAMC ra đời và đang vận hành tốt thì BANKS che nợ xấu làm gì nữa...( trước thì " xấu che tốt khoe...giờ thì tốt che...xấu khoe" mới có nợ xấu để bán chứ...
    tradingwin thích bài này.
  7. tradingwin

    tradingwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.509
    Bạn quá chuẩn, VAMC ra đời nhằm hỗ trợ ngân hàng, sẽ ổn nhanh thôi:drm3:drm3:drm3:drm3
  8. tradingwin

    tradingwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.509
  9. truongk48a2

    truongk48a2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2004
    Đã được thích:
    126
    Big game mà không có sự kiện BID thì cũng vứt, 1 sự thiếu sót nghiêm trọng
    tradingwin thích bài này.
  10. tradingwin

    tradingwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.509
    BID sẽ là ngòi nổ thứ 2 khi các cổ phiếu ngân hàng tăng game 1, và BID sẽ kích tiếp cho tăng khi BID lên sàn HOSE

Chia sẻ trang này