Big-Trends: Sóng Bank Vĩ Đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 03/08/2021.

1429 người đang online, trong đó có 571 thành viên. 23:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24827 lượt đọc và 139 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Trái ngược với tâm lý ảm đạm của Nđt, E nghĩ thị trường đã bước vào một đợt sóng mới, Sóng bank vĩ đại kéo VNI lên 1600-1800 point.. khi thanh khoản đã bùng nỗ vài phiên gần đây. Dòng tiền đang chảy mạnh vào ngành Ngân Hàng có kết quả kinh doanh Quý 2 tốt. @};-

    Chứng khoán luôn là nơi mua kỳ vọng, kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế của VN trong 3-6-12 tháng tới :drm

    Chứng khoán Châu Á và DJ đang giao động hẹp, VNI đang là cổ mạnh nhất TG rùi :drm

    VCB 9x.....12x
    BID 4x.....6x
    TCB 5x.....7x
    CTG 3x.....5x
    MBB 2x.....4x
    STB 2x......4x
    HDB 3x......5x
    ACB 3x...... 5x
    ...........................
    :drm1:drm1:drm1
    ..............................................................................

    Vì sao lợi nhuận một số ngân hàng tăng đột biến 3-5 lần?
    03-08-2021 - 15:11 PM | Tài chính - ngân hàng

    BÁO NÓI - 5:06

    [​IMG]
    6 tháng đầu năm 2021, không một ngân hàng nào sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có một số ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến 3-5 lần.

    Toàn bộ 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 với bức tranh lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng. Chỉ 2 ngân hàng duy nhất báo cáo lợi nhuận sụt giảm trong quý 2 là VietinBank và Vietcombank. Trong khi luỹ kế 6 tháng, không một ngân hàng nào ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

    Xét riêng trong quý 2/2021, có 3 ngân hàng tăng trưởng trên 10 lần về lợi nhuận gồm VietCapitalBank, NCB, NamABank, và bên cạnh là hàng chục ngân hàng khác có lợi nhuận tăng từ 2-3 lần.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm cũng hàng loạt ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận từ 3-5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có thể kể đến NamABank, VietCapitalBank, Kienlongbank, NCB, MSB.

    Cụ thể, NamABank có lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 1.073 tỷ đồng, cao gấp 5,5 lần cùng kỳ năm ngoái.

    Năm 2021, NamABank đặt mục tiêu lợi nhuận 1.400 tỷ. Như vậy chỉ sau 6 tháng, nhà băng này đã hoàn thành được 3/4 kế hoạch cả năm. BCTC của NamABank cho thấy động lực tăng trưởng chính của 6 tháng đầu năm đến từ thu nhập lãi thuần - tăng tới 99% so với cùng kỳ và đạt 2.098 tỷ đồng.

    Theo giải thích của NamABank, thu nhập lãi thuần tăng đáng kể do ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng thực hiện chính sách giảm lãi suất huy động xuyên suốt từ năm 2020 đến nay góp phần làm chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng thấp hơn so với mức tăng của thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự. Theo đó, thu nhập lãi thuần được cải thiện so với cùng kỳ.

    Thêm một ngân hàng khác có tăng trưởng trên 5 lần là VietCapitalBank. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 337 tỷ đồng, tăng 440% so với cùng kỳ năm 2020.

    Theo lý giải của ngân hàng, động lực tăng trưởng lợi nhuận đến từ tăng trưởng quy mô kinh doanh dẫn đến thu nhập thuần quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021 cao hơn so với cùng kỳ. Đầu năm 2020, VietCapitalBank đã mua lại toàn bộ trái phiếu của VAMC nên mức trích lập dự phòng cao hơn nhiều so với 2021,…

    Còn tại Kienlongbank, ngân hàng báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 805 tỷ đồng, tăng 8 lần so với cùng kỳ năm 2020. NCB lãi 125 tỷ, cũng tăng 400%.

    Ngoài ra, MSB tăng 3 lần so với cùng kỳ đạt 3.119 tỷ đồng. Điều này đã giúp MSB lần đầu tiên lọt top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất.

    [​IMG]
    Có nhiều nguyên nhân giúp 5 ngân hàng trên ghi nhận lợi nhuận đột biến, từ 3-5 lần, giúp họ tiến sát đích cả năm.

    Đầu tiên, đây chủ yếu là những ngân hàng nhỏ, cộng thêm nền tảng nửa đầu năm 2020 ở mức thấp nên tăng trưởng cao là điều thường thấy. Dù tăng trưởng cao nhưng quy mô lợi nhuận của những ngân hàng này còn rất nhỏ bé khi so với ngân hàng lớn. Chẳng hạn, NCB tăng 400% nhưng mới chỉ đạt 125 tỷ đồng, VietCapitalBank tăng 5 lần nhưng mới chỉ ở mứ 337 tỷ đồng. Trong khi đó, với những ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, lợi nhuận của 1 chi nhánh đạt 100-200 tỷ là trong tầm tay, thậm chí các "siêu" chi nhánh có thể đạt lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

    Ngoài ra, một số ngân hàng nhỏ nói trên ghi nhận nguồn thu đột biến trong nửa đầu năm. Cụ thể, MSB bất ngờ có lãi từ hoạt động dịch vụ quý 2 tăng gấp 10 lần cùng kỳ và đạt 2.074 tỷ đồng - ngang ngửa với thu nhập lãi thuần (hoạt động cốt lõi của một NHTM). Trong đó, phần lãi tăng mạnh này đến từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, không ngoài khả năng là từ khoản phí trả trước mà MSB nhận được khi ký kết bancassurance độc quyền với Prudential hồi tháng 3 năm nay.

    Hay tại Kienlongbank, đóng góp rất lớn cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm là từ thu hồi, xử lý nợ xấu. Cụ thể, ngân hàng đã xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm, hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản bảo đảm là hơn 76 triệu cổ phiếu của Sacombank (STB).

    Một nguyên nhân quan trọng nữa là nhiều ngân hàng đã gặt hái được những thành quả đầu tiên sau một thời gian mạnh tay đầu tư cho nền tảng số và thay đổi chiến lược kinh doanh. Việc chuyển đổi số đã giúp họ tiết giảm được nhiều chi phí trong hoạt động, gia tăng nguồn tiên gửi thanh toán từ khách hàng - là nguồn vốn có lãi suất rất thấp từ đó cải thiện biên lãi ròng NIM.

    Trước đây, các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh vì khó mở thêm các phòng giao dịch, chi nhánh mới. Nhưng nhờ ngân hàng số, họ có khả năng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn khi ứng dụng định danh khách hàng điện tử eKYC.

    Toàn cảnh lợi nhuận ngân hàng quý 2/2021: Ba "ông lớn" gây bất ngờ, nhiều ngân hàng tăng trưởng bằng lần
    Thu Thuỷ

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

    ............................................................
    Gói từ 50.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    23-07-2021 - 09:28 AM | Tài chính - ngân hàng

    BÁO NÓI - 6:18

    TS. Cấn Văn Lực đề nghị triển khai gói hỗ trợ trị giá 50.000-60.000 tỷ đồng, với lãi suất từ 3-4%, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chịu ảnh hưởng nặng nề vượt qua đại dịch COVID-19.
    Nhận định về kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2021, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Chuyên gia kinh tế cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi nhờ vào độ bao phủ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của các quốc gia. Một số quốc gia đang có kế hoạch mở cửa trở lại sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh trong quý III/2021.

    [​IMG]
    Theo chuyên gia phát biểu tại toạ đàm về công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2/2021 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, lạm phát và tăng giá hàng hóa là câu chuyện không thể chủ quan nhưng cũng không nên quan ngại thái quá

    Tuy nhiên, về triển vọng kinh tế 2021, sự bùng phát dịch trở lại đã làm nền kinh tế đối mặt với sự đình trệ một lần nữa, nhiều bất cập phát sinh trong công tác phòng chống bệnh dịch như: Thiếu chiến lược tổng thể, nhất quán và sự chuẩn bị cho các tình huống lây nhiễm chéo trong khu cách ly; bất cập tại các điểm khai báo y tế; đứt gãy trong lưu thông hàng hóa; các biện pháp chống dịch cực đoan; thiếu trang thiết bị y tế;...

    Chính vì vậy, con số tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm không phản ánh hết những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là đối với khu vực phi chính thức. Triển vọng tăng trưởng phụ thuộc lớn vào các yếu tố như: tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine, hiệu quả và phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch và các gói hỗ trợ cũng như thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, những rủi ro đang bắt đầu tích lũy, đặc biệt trong giai đoạn sau bệnh dịch, nợ xấu tiềm ẩn có thể mang lại rủi ro cho hệ thống tín dụng.

    [​IMG]
    PGS.TS. Phạm Thế Anh

    Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng, thực hiện các gói tài khóa tập trung vào cung cấp trang thiết bị y tế, hỗ trợ người lao động mất việc, đẩy nhanh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở cấp quốc gia, thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%, đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải”, PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

    Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, tại Việt Nam, ngoài những mặt tích cực thì còn một số vấn đề đang nóng như thị trường chứng khoán đang dấy lên nhiều nhiều câu hỏi, mà về cơ bản, thị trường khá nóng vì đã tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với mức trung bình của thế giới. Ví dụ như chỉ số chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đầu năm 2021 đã tăng trưởng khoảng 28%, khi các thị trường lớn chỉ tăng 10 -14%, trong bối cảnh kinh tế triển vọng không phải quá sáng sủa giống một số nước khác.

    Trong giai đoạn 6 tháng cuối năm, TS. Cấn Văn Lực cũng nêu một số vấn đề đáng chú ý như:

    [​IMG]
    TS Cấn Văn Lực

    Về giải pháp, quan điểm của tôi là vẫn phải kiên định "mục tiêu kép", ở tùy từng địa phương, địa điểm, tùy thời điểm, bởi vì nếu chỉ chăm chăm chống dịch thái quá, thì nền kinh tế sẽ suy sụp và người dân cực kỳ khó khăn. Nhất là khối lao động tự do, tập trung nhiều trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó, tích lũy tiết kiệm của người dân TP. Hồ Chí Minh cũng không được như ngoài miền Bắc. Song song với đó, các gói hỗ trợ cần được thúc đẩy nhanh hơn và cần phải hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi cũng đề xuất gói hỗ trợ lãi suất thấp, nhưng có trọng tâm, trọng điểm chứ không đại trà cho một số lĩnh vực, ngành nghề, địa phương... gói này khoảng 50.000 – 60.000 tỷ đồng, lãi suất ở mức từ 3- 4%, thời hạn cho vay chỉ trong vòng một năm. Với gói như vậy, Chính phủ sẽ phải bỏ tiền ngân sách ra khoảng 3.000 tỷ đồng hỗ trợ, con số này không quá lớn nhưng sẽ rất tốt cho khối DNNVV”, TS. Cấn Văn Lực đề nghị.

    Mặt khác, lạm phát và áp lực giá cả tăng tại Việt Nam là câu chuyện không thể chủ quan nhưng cũng không nên làm thái quá, tránh bóp nghẹt hoạt động sản xuất, kinh doanh với ứng xử phù hợp trong thời gian tới.

    Chia sẻ về quan điểm của mình, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị, hiện nay triển vọng nợ xấu tăng cao khi sức khỏe doanh nghiệp ngày càng suy yếu và điều kiện kinh doanh khó khăn hơn. Vậy vì sao cho đến lúc này, các ngân hàng thương mại đã được yêu cầu quản trị rủi ro đảm bảo an toàn vốn, theo các nguyên tắc của Ủy ban Basel II, nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn kiểm soát tăng trưởng tín dụng? Đây là một nút thắt cần tháo gỡ và theo xu hướng thế giới, Việt Nam nên kiểm soát tăng trưởng cung tiền thay vì kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

    Mặc dù tới đây, nếu 70% dân số cả nước được tiêm chủng vaccine, thì nền kinh tế của Việt Nam cũng chưa chắc đã hồi phục lại như trạng thái bình thường trước đó. Vì vậy, thuốc đặc trị để chữa bệnh mới thực sự tạo ra triển vọng chắc chắn cho nền kinh tế, còn nếu chỉ dựa vào vaccine thì hoàn toàn chưa thể nói trước được”, vị PGS. phân tích.

    Giảm lãi suất hỗ trợ DN bị ảnh hưởng do Covid-19, ngân hàng có thiệt?
    Theo Diễm Ngọc

    Diễn đàn doanh nghiệp
    ..............................................

    Đề xuất giảm 30% thuế TNDN, 50% thuế phải nộp đối với hộ và cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực
    02-08-2021 - 13:29 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    BÁO NÓI - 2:43

    [​IMG]
    Theo ông Nguyễn Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), nội dung dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 đang được xây dựng sẽ nhằm thực hiện 4 giải pháp về giảm thuế, miễn tiền chậm nộp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh...
    Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, ông Nguyễn Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021.

    Theo đó, để có cơ sở thực hiện và kịp thời triển khai các giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, việc nghiên cứu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 là phù hợp.

    Việc ban hành các giải pháp hỗ trợ cần đạt được các mục tiêu, yêu cầu:

    (i) Đảm bảo các chính sách hỗ trợ kịp thời, đúng, trúng đối tượng nhằm giúp doanh nghiệp, người dân ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19, sớm khôi phục sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của ngân sách nhà nước;

    (ii) Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật về thuế;

    (iii) Đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện.

    Theo ông Nguyễn Quốc Hưng, nội dung dự thảo Nghị quyết đang được xây dựng nhằm thực hiện 4 giải pháp, cụ thể là:

    (i) Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức như đã áp dụng cho năm 2020;

    (ii) Giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế;

    (iii) Giảm 30% mức thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong một số nhóm lĩnh vực dịch vụ;

    (iv) Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 (02 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) đối với doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020.

    [​IMG]
    Theo dự tính, việc thực hiện các giải pháp đề xuất tại dự thảo Nghị quyết có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20 nghìn tỷ đồng, ngoài ra Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp giảm tiền thuê đất cho năm 2021, ông Hưng cho biết thêm.

    Sắp tới, người dân có thể nộp thuế bằng ứng dụng trên điện thoại thông minh
    Thái Quỳnh

    Theo Nhịp sống kinh tế
    ........................................................................
    Last edited: 03/08/2021
    VuongHTV, Tnn0312, MinhPhuc1231 người khác thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..................................
    Việt Nam tiếp nhận hơn 1,6 triệu liều vaccine Covid-19 trong 2 ngày

    Việt Nam vừa tiếp nhận thêm lô 415.000 liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Anh tài trợ. Bộ Y tế cho biết những đóng góp của Anh cho cơ chế COVAX đã mang lại ý nghĩa to lớn, tạo điều kiện tiếp cận vaccine Covid-19 công bằng cho các quốc gia. Việt Nam cam kết sử dụng hiệu quả nguồn vaccine hỗ trợ này.

    [​IMG]
    iệt Nam tiếp nhận thêm gần 1,19 triệu liều vaccine Covid-19 thông qua cơ chế COVAX. Ảnh: Báo Tin tức.

    Hôm qua (2/8), Việt Nam cũng tiếp nhận gần 1,19 triệu liều vaccine Vaxzevria, thông qua cơ chế COVAX. Lô vaccine Vaxzevria (trước đây được gọi là vaccine Covid-19 AstraZeneca) do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển, được vận chuyển từ cơ sở sản xuất của Laboratorio Univesal Farma, Tây Ban Nha. Vaccine Vaxzevria Covid-19 đã được WHO cấp phép sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và đã được tiến hành tiêm thành công tại Việt Nam kể từ tháng 3 năm nay dưới tên cũ.

    Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 18 triệu liều gồm vaccine của AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinopharm. Tính đến hết ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm 7 triệu liều vaccine, trong đó, gần 713.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi.

    Cũng liên quan đến thông tin về vaccine, Bộ Y tế cho biết dự kiến có khoảng 47-50 triệu liều vaccine Pfizer sẽ về đến Việt Nam trong quý IV năm nay.

    Hiện vaccine Pfizer đã về Việt Nam hơn 420.000 liều. Vaccine này cũng được Bộ Y tế cho phép dùng tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca nếu nguồn cung khan hiếm và theo lựa chọn của người được tiêm.
    https://ndh.vn/thoi-su/viet-nam-tie...eu-vaccine-covid-19-trong-2-ngay-1296708.html
  3. harleyy

    harleyy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2021
    Đã được thích:
    672
    mở bát :drm1:drm1:drm1:drm1 MBB lên \:D/\:D/\:D/
    Tinhledt thích bài này.
  4. thachngo

    thachngo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Đã được thích:
    7.765
    TCB lên 111.x vào cuối năm. Mại zô, mại zô.
    PS: Em không có hàng, chỉ quảng cáo cho bác chủ thớt>:D<
    Tinhledt thích bài này.
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Một con đường, một niềm tin, một ý chí....Sóng phục hồi kinh tế, Sóng Bank vĩ đại :drm
  6. MOCBLUE68

    MOCBLUE68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/10/2019
    Đã được thích:
    2.813
    Cái bank đẹp nhất thì bác lại kg cho vào..
    Tinhledt thích bài này.
  7. harleyy

    harleyy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2021
    Đã được thích:
    672
    thachngoTinhledt thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    :)):)):))
    --- Gộp bài viết, 03/08/2021, Bài cũ: 03/08/2021 ---
    Nhiều quá em có thêm 3 chấm đó ạ :D
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Ngân hàng lại thừa nhiều tiền hơn
    [​IMG]
    52 liên quanGốc
    Lãi suất liên ngân hàng tuần cuối tháng 7 giảm 0,48-0,52 điểm % trong bối cảnh cầu tín dụng thấp trước tác động của dịch Covid-19, cho thấy thanh khoản các ngân hàng đang dư thừa.


    0:00/ 3:17

    Nam miền Nam
    Đây là thông tin được ghi nhận trong báo cáo thị trường tiền tệ trái phiếu tuần cuối cùng tháng 7 (26-30/7) của Trung tâm phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán SSI – SSI Research. Theo đó, tuần cuối tháng 7 đã ghi nhận những số liệu cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng bắt đầu dôi dư nhiều hơn so với những tháng trước do cầu tín dụng giảm vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

    Cụ thể, trong tuần gần nhất, Ngân hàng Nhà nước không phát sinh giao dịch mới trên thị trường mở, tuy nhiên các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn tiếp tục được thực hiện giúp nguồn cung VNĐ được cải thiện.

    Cùng với cầu tín dụng giảm sút khi nhiều trung tâm kinh tế lớn của các nước thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, sau nhiều tháng đi ngang lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ghi nhận mức giảm mạnh 0,48-0,52 điểm % ở các kỳ hạn ngắn.

    Kết thúc tuần vừa qua, lãi suất cho vay liên ngân hàng đóng cửa ở mức 0,97%/năm cho kỳ hạn qua đêm và 1,18%/năm cho kỳ hạn 1 tuần. Trong khi những tuần trước đó, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hầu như đi ngang ở vùng trên 1%/năm đến 1,21%/năm cho kỳ hạn qua đêm.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lãi suất tiền gửi vẫn thấp trong khi lãi suất liên ngân hàng đang giữ xu hướng giảm từ tháng 6 đến nay. Nguồn: Bloomberg, SBV, SSI tổng hợp.

    Các chuyên gia của SSI Research cho rằng lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục giảm trong tuần này (2-6/8) trong bối cảnh nhu cầu tín dụng suy yếu do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài và nguồn tiền đồng từ các hợp đồng bán ngoại tệ đáo hạn.

    Trước đó, báo cáo phân tích về ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cũng cho biết bất chấp nhu cầu tín dụng phục hồi từ đầu năm đến cuối tháng 6 vừa qua, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn dồi dào. Và trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại gần đây khiến cầu tín dụng giảm xuống, tiền trong hệ thống ngân hàng càng nhiều hơn.

    Cụ thể, năm 2020, tăng trưởng huy động toàn hệ thống ngân hàng đạt 14% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ là 12,13%, điều này gây ra tình trạng dư thừa thanh khoản lớn trong hệ thống nửa cuối năm 2020.

    Đến nửa năm nay, dù trạng thái dư thừa này đã giảm bớt do lãi suất tiền gửi duy trì ở mức thấp khiến tăng trưởng huy động thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, số liệu tính toán cho biết mức chênh lệch giữa huy động và cho vay trong nửa đầu năm nay chỉ giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với đỉnh điểm dư thừa năm ngoái.

    [​IMG]

    Hệ thống ngân hàng đang được bổ sung lượng lớn tiền đồng khi các khoản mua ngoại tệ kỳ hạn của NHNN từ đầu năm đến ngày đáo hạn. Ảnh: Nam Khánh.

    Trong khi đó, việc NHNN mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng lên tới 7 tỷ USD hồi quý I cũng sẽ khiến hệ thống ngân hàng được bơm khoảng 150.000 tỷ tiền đồng trong tháng 7 và tháng 8 này khi các khoản mua đến ngày đáo hạn. Điều này dự báo thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ duy trì trạng thái dôi dư nhiều hơn, dẫn tới mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục thấp đến hết năm.

    Các chuyên gia tại ACBS cho rằng dù lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng 1 điểm % từ mức gần 0%/năm của năm ngoái, nhưng đây vẫn là vùng thấp hơn nhiều so với các năm trước. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng đang duy trì ở mức thấp từ đầu năm. Điều này cho thấy lượng tiền dồi dào vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng.

    Trên thị trường ngoại hối, tuần cuối tháng 7 ghi nhận tỷ giá USD/VND giảm mạnh.

    Tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại giảm tới 60 đồng/USD ở cả 2 chiều, kết tuần ở mức 22.820 - 23.050 đồng/USD (mua vào - bán ra). Giá USD trên thị trường chợ đen cũng giảm 80 đồng ở chiều mua và 70 đồng chiều bán, đóng tuần ở mức 23.120 - 23.180 đồng/USD.

    Các chuyên gia cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ đi ngang trong ngắn hạn và có thể giảm nhẹ về cuối năm do cán cân thanh toán được cải thiện.

    Quang Thắng
    https://baomoi.com/ngan-hang-lai-thua-nhieu-tien-hon/c/39744278.epi
    --- Gộp bài viết, 03/08/2021, Bài cũ: 03/08/2021 ---
    ........................
    Ngân Hàng nhiều tiền quá, phải học tập các nước khác mang đi múc Chứng thì hay biết mấy ACE nhỉ :D
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    VIC sẽ là nguồn cảm hứng bất tận cho dòng Bank tỏa sáng @};-
    ...............................................................
    VIC tăng mạnh, giá trị cổ phiếu tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm giữ đạt xấp xỉ 220.000 tỷ đồng
    03-08-2021 - 15:20 PM | Thị trường chứng khoán

    BÁO NÓI - 3:33

    [​IMG]
    Tại mức giá 114.500 đồng/cp, vốn hóa thị trường VinGroup đạt gần 387.300 tỷ đồng, tương ứng 16,7 tỷ USD và là doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Phiên giao dịch 3/8 ghi nhận sự bứt phá mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 18,22 điểm (1,39%) lên 1.332,44 điểm. Đóng góp quan trọng vào đà tăng của thị trường là cổ phiếu VinGroup (VIC) khi tăng 7.000 đồng (+6,5%) lên 114.500 đồng và VIC cũng là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường chung.

    Tại mức giá 114.500 đồng/cp, vốn hóa thị trường VinGroup đạt gần 387.300 tỷ đồng, tương ứng 16,7 tỷ USD và là doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Giá cổ phiếu VinGroup tăng mạnh cũng đồng nghĩa với tài sản Chủ tịch Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán tiếp tục gia tăng.

    Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ khoảng 1,9 tỷ cổ phiếu VIC, tương ứng giá trị xấp xỉ 220.000 tỷ đồng (khoảng 9,5 tỷ USD). Riêng việc giá cổ phiếu VIC tăng mạnh trong phiên 3/8 đã giúp giá trị cổ phiếu ông Vượng tăng thêm khoảng 13.400 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Trong khi đó, theo số liệu của Forbes, tài sản ông Vượng hiện vào khoảng 7,8 tỷ USD và là người giàu thứ 342 trên Thế giới.

    Chỉ tính riêng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng hiện đã vượt qua vốn hóa của hàng loạt doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Hòa Phát, Vinamilk, Techcombank, Novaland…

    [​IMG]
    Theo báo cáo tài chính mới được công bố, tổng doanh thu hợp nhất trong quý II của VinGroup đạt 38.451 tỷ đồng – tăng 65% so với cùng kỳ năm trước, với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng, đặc biệt là lĩnh vực Bất động sản và Công nghiệp với mức tăng tương ứng 62% và 53%. Luỹ kế 6 tháng, doanh thu thuần hợp nhất của Vingroup đạt 61.770 tỷ đồng, tăng 59% cùng kỳ năm trước.

    Lợi nhuận trước thuế trong quý II năm 2021 đạt 3.618 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ; luỹ kế 6 tháng đạt 6.403 tỷ đồng, tăng 4,6% cùng kỳ năm trước.

    Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 565,5 tỷ đồng, giảm 36,9% cùng kỳ năm 2020, luỹ kế 6 tháng đạt 1.433 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2020.

    Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ quý II đạt 1.211 tỷ đồng, giảm 40,8% cùng kỳ 2020, luỹ kế 6 tháng đạt 3.305 tỷ đồng, tăng 33% cùng kỳ 2020.

    Minh Anh
    https://cafef.vn/vic-tang-manh-gia-...t-xap-xi-220000-ty-dong-20210803152054363.chn

Chia sẻ trang này