Bla Bla !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! tin tốt ùa về....BLa Bla !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phan huy khoi, 29/07/2014.

211 người đang online, trong đó có 84 thành viên. 02:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 396 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. phan huy khoi

    phan huy khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2014
    Đã được thích:
    272
    Moody's bất ngờ nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam


    [​IMG]

    [​IMG]
    TIN MỚI
    [​IMG]Một chiếc xúc xích đang gánh 7 Bộ quản lý
    Tồn kho tăng cao, sản xuất công nghiệp đạt 6,2%
    Tiền lương bình quân của lao động nữ chỉ bằng 83% so với nam

    Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service hôm nay (29/7) vừa đưa ra thông báo nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam thêm 1 bậc (từ B2 lên B1) đi kèm với triển vọng ổn định.
    Do đó, Moody’s nâng trần xếp hạng trái phiếu dài hạn bằng ngoại tệ (FC) từ mức B1 lên Ba2, trần xếp hạng tiền gửi dài hạn bằng ngoại tệ từ B3 lên B2. Bên cạnh đó, trần rủi ro nội tệ được nâng từ Ba2 lên Ba1.
    Những lý do chính khiến Moody’s đưa ra hành động này là: sự ổn định của kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán và vị thế trả nợ nước ngoài mạnh lên, rủi ro lan tỏa của khu vực ngân hàng được giảm bớt.
    Thứ nhất, Việt Nam đã có 3 năm liên tiếp ghi nhận nền kinh tế vĩ mô ổn định. Mặc dù so với thập kỷ trước thì tăng trưởng kinh tế đã giảm tốc kể từ năm 2012, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm nổi bật là giá cả ổn định.
    Tăng trưởng GDP thực đạt mức trung bình 5,3% trong giai đoạn từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014, thấp hơn mức trung bình 6,8% trong giai đoạn 2002 – 2011. Tuy nhiên, thời kỳ này chứng kiến lạm phát ở mức dưới 7,5% trong suốt 26 tháng liên tiếp, dài nhất kể từ năm 2000.
    Tăng trưởng của 2 năm qua đã sụt giảm so với xu hướng trong lịch sử nhưng vẫn là khá mạnh mẽ khi so sánh với các quốc gia khác có cùng mức xếp hạng. Nguyên nhân chính khiến kinh tế giảm tốc là lực cầu nội địa yếu và thiếu hụt tăng trưởng tín dụng. Ngược lại, khu vực đầu tư nước ngoài và hướng về xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh và hỗ trợ tốt cho nền kinh tế.
    Thứ hai, cán cân thanh toán và vị thế trả nợ nước ngoài của Việt Nam đã được cải thiện. Việt Nam có được điều này là nhờ đa dạng hóa cấu trúc xuất khẩu, hướng đến các sản phẩm thâm dụng vốn như điện thoại di động và hàng điện tử thay vì những sản phẩm thâm dụng lao động truyền thống như dệt may và giày dép.
    Cộng với nhập khẩu khá yếu, cán cân vãng lai của Việt Nam đã chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư. Dự trữ ngoại hối ở mức cao kỷ lục 35,9 tỷ USD. Tỷ giá cũng duy trì ở mức ổn định.
    Tuy nhiên, cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn khá “nhạy cảm” trước các dòng chảy vốn, thể hiện qua khoản mục “sai sót và bỏ qua” khá lớn trên cán cân thanh toán.
    Thứ ba, môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng đã ổn định. Tuy nhiên, lượng nợ xấu lớn vẫn đè nặng lên khu vực ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cấp tín dụng. Dẫu vậy, điều kiện thanh khoản đã được cải thiện và rủi ro giảm xuống mặc dù chưa hoàn toàn được xóa bỏ.
    Triển vọng ổn định cùng mức xếp hạng B1 phản ánh kỳ vọng vĩ mô tiếp tục ổn định và hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
    Moody’s có thể tiếp tục nâng mức xếp hạng của Việt Nam nếu như sức khỏe của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước cải thiện, xóa bỏ hoàn toàn rủi ro; ngân sách chính phủ giảm thâm hụt và đạt trạng thái ngang bằng với các quốc gia có mức xếp hạng cao hơn.
    Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rủi ro lớn như vốn của các ngân hàng chưa tương xứng, rủi ro của khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại và ngân sách chính phủ bị hao hụt trong một vài năm gần đây (do nguồn thu giảm).

Chia sẻ trang này