BMI - Phần sở hữu NĐT nước ngoài đã được tháo! Deal thoái vốn xứng đáng nhất 2023

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 05/01/2023.

8655 người đang online, trong đó có 1403 thành viên. 10:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13675 lượt đọc và 59 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Từ lâu deal thoái vốn BMI bị vướng về tỉ lệ sở hữu tối đa của NĐT nước ngoài.
    Nhưng luật bảo hiểm sửa đổi có hiệu lực 1-1-2023 cho phép NĐT NN được phép sở hữu 100% cổ phần của CTY bảo hiểm.
    Chưa kể môi trường lãi suất cao thêm lợi thế cho các cty bảo hiểm lúc này.
    Vậy cùng chờ BMI sẽ là cổ phiếu thú vị của năm 2023 nhé!
    https://thuonggiaonline.vn/tu-hom-n...0-von-dieu-le-doanh-nghiep-bao-hiem-53776.htm
    --- Gộp bài viết, 05/01/2023, Bài cũ: 05/01/2023 ---
    Từ hôm nay nhà đầu tư nước ngoài được góp tối đa 100% vốn điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm
    Ttkh19nvanh84 thích bài này.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tối đa 100% vốn điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm.
    Việt Anh - Chủ nhật, 01/01/2023 | 18:19

    Luật Kinh doanh bảo hiểm đã bổ sung quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

    Theo đó, với 07 chương, 157 Điều, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã thay đổi phương thức quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp cho phép xác định vốn và quản lý doanh nghiệp theo rủi ro đặc thù của từng doanh nghiệp, không cào bằng như trước đây.

    Những quy định trong luật đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, quản trị lành mạnh phát triển; kịp thời chấn chỉnh các doanh nghiệp có biểu hiện chưa tốt về quản lý tài chính, quản trị rủi ro. Thị trường minh bạch hơn do có các quy định rõ ràng về công khai thông tin.

    [​IMG]
    Từ hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài được góp tối đa 100% vốn điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm
    Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng đưa ra các quy định tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường sự chủ động cho doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm bảo hiểm.

    Để chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã bổ sung quy định về việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

    Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng bổ sung quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhằm tạo sự rõ ràng, phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

    Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng đã có các sửa đổi, bổ sung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm; đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    Đặc biệt, để tương thích với Bộ Luật Dân sự, dễ áp dụng trong thực tế, hợp đồng bảo hiểm được sửa đổi, bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vô hiệu, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bãi bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện, thời điểm phát sinh trách nhiệm của hợp đồng...

    Phân loại rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm; quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm; nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin.

    Song song đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng bổ sung các quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; quyền thỏa thuận giao kết nhiều loại hợp đồng bảo hiểm; bổ sung thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ,... để bảo đảm quyền tự thỏa thuận giữa các bên trong giao kết hợp đồng bảo hiểm.

    Bên cạnh quy định trên, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng có những đổi mới về Cắt giảm thủ tục hành chính; tăng tính bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm; Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm và bổ sung quy định về an toàn tài chính.
    nvanh84Ttkh19 thích bài này.
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    [​IMG]
    Doanh thu tài chính của nhóm công ty bảo hiểm có độ tương quan dương đối với xu hướng lãi suất của thị trường.

    Doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi từ lãi suất tăng
    Tác giả Duy Bắc

    04/01/2023 14:24

    0:00/0:00
    0:00
    Nam miền Bắc
    (ĐTCK) Riêng 7 doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết đã có hơn 127.000 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, nên lãi suất tăng sẽ giúp nhóm này hưởng lợi.
    Lãi suất tăng chưa có dấu hiệu dừng

    Năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, tổng cộng 4,25%/năm, lên 4,25 - 4,5%/năm, cao nhất kể từ tháng 1/2008 và dự kiến tiếp tục nâng lãi suất trong quý đầu năm 2023.

    Việc Fed tăng lãi suất khiến dòng tiền đảo chiều, dần rút ra ở hầu hết các quốc gia cận biên, mới nổi và quay trở về Mỹ, điều này đẩy chỉ số Dollar Index (đo lường giá trị đồng USD với 6 tiền tệ mạnh là Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Franc Thuỵ Sĩ, đô la Canada và đồng Krona Thuỵ Điển) lên 104,2 điểm vào ngày 27/12/2022, tăng 8,6% so với đầu năm 2022.

    Trước áp lực mất giá nội tệ, cũng như dòng vốn đầu tư bị rút khỏi các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước đều phải nâng lãi suất. Trong đó, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, nhất là khi thị trường “khát” vốn, tăng trưởng tín dụng ngân hàng tăng nhanh so với tăng trưởng huy động vốn. Ngân hàng Nhà nước đã có 2 lần nâng lãi suất điều hành vào tháng 9 và 10/2022, mỗi lần 1%/năm.

    Khảo sát lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng cho thấy, lãi suất trong năm 2022 có mức tăng phổ biến từ 2 - 4%/năm. Chẳng hạn, lãi suất tại BIDV hiện là 7,4%/năm, trong khi đầu năm 2022 là 5,5%/năm. Tương tự, lãi suất tại VPBank tăng từ 5%/năm lên 9,1%/năm; lãi suất tại Sacombank tăng từ 5,8%/năm lên 8,9%/năm; lãi suất tại Vietcombank tăng từ 5,5%/năm lên 7,4%/năm. Đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, lãi suất huy động tăng mạnh hơn, đạt trên 10%/năm.

    Mặt bằng lãi suất huy động được dự báo sẽ duy trì ở mức hiện nay, thậm chí tăng thêm, trong 6 tháng đến 1 năm tới.

    Doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi

    Bối cảnh lãi suất tăng, chi phí đi vay đắt đỏ và kinh tế tăng trưởng chậm lại là thời điểm khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các doanh nghiệp sở hữu tiền mặt, vì có thể thực hiện các thương vụ thâu tóm với giá rẻ và lượng tiền mặt gửi ngân hàng của các công ty bảo hiểm phát huy tác dụng.

    Thống kê 7 công ty bảo hiểm đang niêm yết gồm Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán BVH), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (mã chứng khoán BMI), Công ty cổ phần PVI (mã chứng khoán PVI), Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (mã chứng khoán VNR), Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (mã chứng khoán PTI), Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (mã chứng khoán PGI), Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (mã chứng khoán MIG), tính tới 30/9/2022, nhóm 7 doanh nghiệp này có 127.508,8 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn), chiếm trung bình 42% tổng tài sản.

    [​IMG]
    Cụ thể, Bảo Việt có 102.573,5 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính, chiếm 53,7% tổng tài sản, trong đó dùng 97.596,9 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; PVI có 9.357,5 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 36,1% tổng tài sản, trong đó dùng 7.038,5 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Bảo hiểm Bưu điện có 4.192,2 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 48% tổng tài sản, trong đó dùng 4.032,2 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Bảo Minh có 3.289,7 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 45,7% tổng tài sản, trong đó dùng 2.972,1 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; Bảo hiểm Petrolimex có 3.125 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 46,9% tổng tài sản, trong đó 2.984,1 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn…

    Biểu lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn của các ngân hàng liên tục được điều chỉnh tăng trong năm 2022, nhất là thời điểm cuối tháng 9, tháng 10/2022. Đây là cơ sở cho khối lượng 127.508,82 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn của 7 công ty bảo hiểm nói trên hưởng lợi.

    Nhìn lại lịch sử, dữ liệu của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, lãi suất có xu hướng tăng giai đoạn 2009 - 2011, sau đó giảm trong giai đoạn 2011 - 2015 và tăng trở lại kể từ năm 2016...

    Trên thế giới, sau khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008, Fed duy trì mặt bằng lãi suất thấp tới năm 2016, sau đó tăng lãi suất cho đến năm 2019, rồi giảm trở lại nhằm kích cầu giai đoạn đại dịch Covid-19 năm 2020 và sang năm 2022 bắt đầu tăng mạnh lãi suất.

    Xét doanh thu tài chính (chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng) của 3 doanh nghiệp bảo hiểm điển hình là Bảo Việt, Bảo Minh và PVI, doanh thu này có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2011, trùng với thời điểm lãi suất trong nước tăng lên. Tuy nhiên, tới giai đoạn lãi suất giảm năm 2012 - 2015, doanh thu tài chính của nhóm doanh nghiệp bảo hiểm chững lại và bước sang giai đoạn 2017 - 2019 thì tăng trở lại.

    Nhìn chung, doanh thu tài chính của nhóm công ty bảo hiểm có độ tương quan dương đối với xu hướng lãi suất của thị trường. Khi lãi suất tăng, doanh thu tài chính của nhóm bảo hiểm tăng; ngược lại, khi lãi suất giảm, doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm.

    Thực tế, ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu tài chính của các công ty bảo hiểm thường ở mức cao so với tổng lợi nhuận trước thuế. Cụ thể, tại Bảo Việt, giai đoạn 2008 - 2021, doanh thu tài chính trên lợi nhuận trước thuế đạt trung bình 339,7%, riêng năm 2021 là 375%. Tại Bảo Minh, doanh thu tài chính trên lợi nhuận trước thuế đạt trung bình 102,5% trong giai đoạn 2008 - 2021, trong đó năm 2021 là 102,5%. Đối với PVI, doanh thu tài chính trên lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2008 - 2021 đạt trung bình 150,7%, trong đó năm 2021 là 77,6%.

    Với xu hướng lãi suất tăng từ đầu năm 2022 tới nay, giai đoạn 2022 - 2023, hoạt động tài chính của các công ty bảo hiểm được nhận định sẽ ghi nhận kết quả tích cực.
  4. Scopolamine

    Scopolamine Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2021
    Đã được thích:
    1.698
    Đầu năm BMI nổ vol không biết do những tin này không bác! :D
  5. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.692
    Thật ra thì trước đây nhiều cty bảo hiểm đã được nới room 100% rồi (PGI, MIC .....) nhưng riêng thằng BMI, do vấn đề lằng nhằng nội bộ bên Bộ Tài Chính thế nào mà nhất quyết kg cho nới room 100%. Vấn đề kg phải là luật trước đây kg cho phép mà vẫn đề là ở những thứ đằng sau. Vì vậy e là ngay cả luật mới thì vấn thế thôi!
    Benjamin_graham_VN thích bài này.
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Không ai sống trên PL được bạn, luật có rồi cứ chờ xem nhé!
    --- Gộp bài viết, 06/01/2023, Bài cũ: 06/01/2023 ---
    Người đẹp @nvanh84 rảnh ngó nhé :)
    --- Gộp bài viết, 06/01/2023 ---
    tớ nghĩ là như vậy, vì vụ này mà tháo gông thì deal BMI khi tháo khả năng thành công rất cao đó!
    Scopolaminenvanh84 thích bài này.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    BMI nay giữ gôn tốt quá, túc tắc đi lên chờ ra tin thoái chăng. Điểm sáng khối ngoại đang trở lại gom dần :)
  8. Novator1508

    Novator1508 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2020
    Đã được thích:
    3.251
    Game này dự BMI lên được 40 không bác chủ?
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    TỚ chịu thôi bạn, chỉ chia sẻ thông tin cái cần để các bạn tự QĐ mua/bán. Nay TT rung lắc mà càng rung nó càng xanh mạnh thì chờ cái tờ A4 ra nữa thì khéo mặc áo tím cũng nên :D
    nvanh84Novator1508 thích bài này.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Kỷ nguyên mới của ngành bảo hiểm
    07/01/2023 07:34

    (ĐTCK) Các doanh nghiệp bảo hiểm đang thay đổi mạnh mẽ để bước vào một kỷ nguyên mới khi hành lang pháp lý được hoàn thiện hơn và số hóa vẫn là công cụ giúp hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra.
    Luật mới, cơ hội mới

    Trong năm 2023 cũng như thời gian tới, tác động lớn nhất tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm là Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 chính thức có hiệu lực, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung.

    Những thay đổi của luật mới điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nên các văn bản hướng dẫn thi hành cần được đưa ra theo một lộ trình phù hợp để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, đáp ứng tốt nhất các quy định mới.

    Theo các doanh nghiệp bảo hiểm, nhìn chung, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (sửa đổi) hướng đến mục đích tăng cường tính minh bạch, chuẩn hóa các thông tin về sản phẩm bảo hiểm, thúc đẩy tính hiệu quả và bền vững trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.

    Chẳng hạn, trên phương diện thiết kế và phê chuẩn sản phẩm, những quy định cụ thể về giới hạn của các mức phí sẽ giúp chuẩn hóa các sản phẩm trên thị trường. Luật mới cũng giản lược quy trình nộp và phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, giúp doanh nghiệp linh hoạt, thuận tiện và nhanh chóng hơn trong việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường.

    Theo bà Tina Nguyễn, Tổng giám đốc Generali Việt Nam, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 yêu cầu công ty bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng và tăng cường các yêu cầu về trách nhiệm của người tư vấn. Những quy định này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt hơn, đồng thời thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và sự chuyên nghiệp trong hoạt động của đội ngũ tư vấn viên, qua đó tăng cường niềm tin của khách hàng đối với bảo hiểm.

    “Tất cả những yếu tố này sẽ đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của ngành”, bà Tina Nguyễn nhấn mạnh.

    Năm 2023, dù còn nhiều khó khăn, nhưng nếu phát triển thêm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, chất lượng tư vấn, dịch vụ chăm sóc khách hàng cải thiện hơn, người tham gia bảo hiểm sẽ gia tăng.

    Còn ông Sang Lee, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam đánh giá, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi không những không gây khó khăn cho các công ty bảo hiểm, mà còn là sự thay đổi cần thiết để giúp ngành bảo hiểm trưởng thành, minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn.

    Theo ông Sang Lee, thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam vẫn còn non trẻ so với thế giới. Vì vậy, việc hoàn thiện hành lang pháp lý có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, vừa giúp ích cho chính nhà bảo hiểm.

    “Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi các doanh nghiệp bảo hiểm cần tìm kiếm sự cân bằng lành mạnh giữa lợi nhuận và mục tiêu hoạt động. Manulife Việt Nam cam kết đón nhận những thay đổi này và mang đến cho nhiều người hơn cơ hội tham gia vào một thị trường bảo hiểm an toàn, hiệu quả, minh bạch và bền vững”, ông Sang Lee nói.

    Thúc đẩy số hóa, cải thiện trải nghiệm khách hàng

    Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết, tính đến hết ngày 12/12/2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 251.306 tỷ đồng, tăng 15,09% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, doanh thu phí lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 68.201 tỷ đồng, lĩnh vực nhân thọ ước đạt 183.105 tỷ đồng.

    IAV đánh giá, ngành bảo hiểm tiếp tục là “tấm lá chắn” vững chắc cho nền kinh tế và xã hội. Hàng năm, ngành chi trả hàng chục nghìn tỷ đồng tiền bồi thường và quyền lợi bảo hiểm cho các cá nhân, doanh nghiệp gặp rủi ro, góp phần ổn định ngân sách nhà nước. Theo đó, chi trả quyền lợi bảo hiểm tính đến ngày 12/12/2022 ước đạt 64.018 tỷ đồng (tăng 23,29% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.418 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 40.600 tỷ đồng.

    Ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho hay, trong năm 2022, vượt lên những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế sau dịch, các doanh nghiệp bảo hiểm đã linh hoạt và chủ động thích ứng để có thể phát triển ổn định. Vì vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm đều tăng xấp xỉ 15%, đầu tư trở lại nền kinh tế tăng 12,5%.

    “Đây là những con số ấn tượng trong bối cảnh hiện nay”, ông Trung nhấn mạnh.

    Nhìn nhận về năm 2023, hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm đều cho rằng, dù còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng nếu phát triển thêm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, chất lượng tư vấn, dịch vụ chăm sóc khách hàng cải thiện hơn, người tham gia bảo hiểm sẽ gia tăng.

    Bà Tina Nguyễn chia sẻ, hiện nay, hầu hết hoạt động phục vụ khách hàng, quản lý tư vấn viên và vận hành doanh nghiệp của Generali Việt Nam đã được số hóa và đây là thời điểm Công ty gia tăng hiệu quả của quá trình chuyển đổi số này, tiến tới ứng dụng công nghệ số cho tất cả các quy trình chính, từ đó tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng phục vụ khách hàng, đồng thời tiết kiệm nguồn lực để phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, Generali Việt Nam cũng chủ động chuẩn bị cho việc tuân thủ các quy định mới, xem đây là cơ hội để tăng cường tính minh bạch và chuyên nghiệp hóa đội ngũ tư vấn viên.

    “Không chỉ đơn giản là tuân thủ các quy định mới, chúng tôi sẽ nỗ lực để tăng cường tối đa việc thông tin minh bạch đến khách hàng và đảm bảo sự chuyên nghiệp của đội ngũ tư vấn viên để khách hàng ngày càng tin tưởng vào thương hiệu Generali”, bà Tina Nguyễn nói.

    Tại Hanwha Life Việt Nam, đại diện hãng bảo hiểm nhân thọ này cho hay, với mục tiêu trở thành công ty bảo hiểm được tín nhiệm nhất, bên cạnh tiếp tục lấy khách hàng làm trọng tâm, phát triển mạng lưới đại lý kinh doanh và các điểm tư vấn khách hàng cũng được ưu tiên thúc đẩy. Theo đó, Hanwha Life Việt Nam sẽ gia tăng tìm kiếm, hợp tác với các đối tác kinh doanh có năng lực để mở rộng thị trường cũng như phát triển kênh phân phối mới, mang đến chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất. Đồng thời, chiến lược số hóa toàn diện tiếp tục được chú trọng nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, minh bạch thông tin, đặc biệt là trao cho khách hàng sự chủ động nhiều hơn khi tham gia bảo hiểm.

    “Chúng tôi mong muốn gắn kết với khách hàng không chỉ trong một giao dịch mua bảo hiểm, mà còn là sự liên kết lâu dài, bền chặt về sau này”, ông Hwang Jun Hwan - Tổng giám đốc Hanwha Life Việt Nam nói.

    Còn ông Damien Green - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Manulife Châu Á nói rằng, việc Chính phủ tăng tốc hỗ trợ quá trình số hóa là một lợi thế lớn của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nói riêng, ngành bảo hiểm của Việt Nam nói chung so với các thị trường châu Á khác. Theo ông Damien Green, công nghệ mang lại nhiều cơ hội, giúp bảo hiểm trở nên dễ tiếp cận hơn, nhưng cũng cần được bổ sung bằng tương tác của con người để tạo ra sự kết nối.

    “Manulife Việt Nam đang thúc đẩy yếu tố này thông qua việc tập trung vào cải thiện hành trình trải nghiệm bảo hiểm của khách hàng, đảm bảo đội ngũ tư vấn mang đến chất lượng tư vấn tốt nhất cho người tham gia bảo hiểm”, ông Damien Green nhấn mạnh.

Chia sẻ trang này