Bộ 3 kinh điển: TCM - TNG - KMR

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi loncon2003, 17/09/2014.

312 người đang online, trong đó có 124 thành viên. 01:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14166 lượt đọc và 176 bài trả lời
  1. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Đại ca đang đè đó à, nay suốt phiên TC mà đóng lại đi 1 line, hehe. ;)
  2. subin05

    subin05 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2014
    Đã được thích:
    7.418
    giá bông lại rớt tiếp, về 62,59, sao mấy con dệt may cứ rót hoài. vậy là tt suy yếu rồi
  3. huanskid

    huanskid Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Đã được thích:
    385
    Hóng hớt thì thấy cái gì cung thuận lợi cho dòng DM
    Nhưng giá cổ thì cứ giảm dần đều
    Cầm mấy k kiếm tí bánh mỳ với lạc rang mà khó quá
    --- Gộp bài viết, 23/09/2014, Bài cũ: 23/09/2014 ---
    Bộ 3 ế chồng nhé
    Khổ....
  4. loncon2003

    loncon2003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2006
    Đã được thích:
    852
    Cứ từ từ. Chạy rồi phải nghỉ chứ các bác!
    topstocks thích bài này.
  5. Desertfox2012

    Desertfox2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2012
    Đã được thích:
    608
    8 tháng: XNK đạt hơn 191 tỷ USD
    Nguồn tin: Chinhphu.vn | 23/09/2014 4:26:13 CH
    [​IMG] In tin |

    [​IMG] Lưu vào sổ tay |

    [​IMG] RSS |

    [​IMG] Chia sẻ Facebook


    [​IMG]
    Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 191,4 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2013, tương ứng tăng 21,31 tỷ USD.

    Trong đó, xuất khẩu (XK) đạt kim ngạch 97,23 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 94,16 tỷ USD.









    [​IMG]
    Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất đến 31-8-2014 so với cùng kỳ năm 2013. Ảnh: Báo Hải quan

    Xuất khẩu tăng 14,4%

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng qua, xuất khẩu (XK) đạt kim ngạch hơn 97,23 tỷ USD, tăng 14,4%, tương ứng tăng gần 12,24 tỷ USD.

    Trong 10 nhóm hàng XK đạt trên 1 tỷ USD thì có 7 nhóm hàng tăng là hạt điều, cà phê, thủy sản, dầu thô, dệt may, giày dép, điện thoại các loại và linh kiện; 3 nhóm hàng giảm giá gồm gạo, cao su và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Cụ thể:

    Hàng dệt may: Trị giá XK nhóm hàng này đạt 13,61 tỷ USD, tăng 19,4%, tương ứng tăng gần 2,21 tỷ USD so với 8 tháng năm 2013 và trở thành nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch XK của cả nước.

    Kim ngạch XK hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,3%; sang EU đạt 2,21 tỷ USD, tăng 25,3%; sang Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng 11%; sang Hàn Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 39,8%. Tính chung, tổng kim ngạch XK nhóm hàng này sang 4 thị trường lớn nhất chiếm tới 85,3% tổng trị giá XK hàng dệt may của cả nước.

    Điện thoại các loại và linh kiện: Tổng trị giá XK nhóm hàng này trong 8 tháng đạt 15,18 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2013. EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với trị giá đạt 5,47 tỷ USD, tăng 1,1% và chiếm 36% tổng trị giá XK nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất 2,57 tỷ USD, tăng 13,4%; Hoa Kỳ 846 triệu USD, tăng gấp hơn 3 lần...

    Giày dép các loại: XK nhóm hàng giày dép đạt 6,69 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK sang thị trường EU đạt 2,33 tỷ USD, tăng 23,9% và chiếm 34,9% kim ngạch XK nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là XK sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,13 tỷ USD, tăng 24,5%; sang Nhật Bản đạt 354 triệu USD, tăng 35,6%; sang Trung Quốc đạt 334 triệu USD, tăng 37,4%...

    Dầu thô: Lượng dầu thô XK đạt 6,22 triệu tấn, tăng 9,1% và kim ngạch đạt 5,34 tỷ USD, tăng 9,2%. Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được XK sang Australia 1,61 triệu tấn, tăng 52,1%; sang Nhật Bản 1,52 triệu tấn, giảm 10,4%; sang Trung Quốc 1,12 triệu tấn, tăng 83,9%...

    Hàng thủy sản: Tổng kim ngạch XK lên 5,03 tỷ USD, tăng 25,1% so với 8 tháng năm 2013. Trong 8 tháng qua, XK thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường sau: Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 32,5%; EU đạt 913 triệu USD, tăng 29,2%; Nhật Bản đạt 734 triệu USD, tăng 7,4%; Hàn Quốc đạt 406 triệu USD, tăng 48,2%...

    Cà phê: Tổng kim ngạch cà phê XK đạt 1,27 triệu tấn, trị giá đạt 2,62 tỷ USD, tăng 31,3% về lượng và 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

    Hạt điều: Tính đến hết tháng 8, lượng XK mặt hàng này đạt 199.000 tấn, tăng 20,2% và trị giá đạt 1,29 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác chính nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam với tổng lượng hạt điều Việt Nam XK vào 2 thị trường này chiếm tới 49% .

    Cao su: Tổng lượng XK mặt hàng này đạt 573.000 tấn, giảm 5,7%; trị giá đạt 1,03 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 8 tháng qua, chiếm 41% lượng cao su XK của cả nước. Tiếp theo là Malaysia và Ấn Độ.

    Gạo: Lượng XK gạo là 4,5 triệu tấn, giảm 7,2% và trị giá đạt 2,04 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,56 triệu tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 35% tổng lượng XK gạo của cả nước. XK gạo sang Philippines tăng mạnh 207% về lượng, đạt 1,04 triệu tấn.

    Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng kim ngạch XK nhóm hàng này là 6,51 tỷ USD, giảm nhẹ 3,6%. XK nhóm hàng trên sang EU đạt 1,24 tỷ USD, giảm 15,3%; sang Trung Quốc đạt 1,31 tỷ USD, giảm 12,6%; sang Malaysia là 269 triệu USD, giảm 64%. Ngược lại, xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,09 tỷ USD, tăng 26,9%; sang Singapore đạt 302 triệu USD, tăng 14%...

    Nhập khẩu đạt 94,16 tỷ USD



    [​IMG]
    Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất đến 31-8-2014 và so với cùng kỳ năm 2013. Ảnh: Báo Hải quan

    Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (NK) của Việt Nam đạt hơn 94,16 tỷ USD, tăng 10,7%, tương ứng tăng gần 9,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể:

    Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng lên 14,19 tỷ USD, tăng 21,2%. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá là 4,96 tỷ USD, tăng 26,9%. Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản 2,31 tỷ USD, tăng 21,3%; Hàn Quốc 1,95 tỷ USD, tăng 8,8%…

    Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trong 8 tháng, cả nước nhập khẩu 11,16 tỷ USD, giảm 3%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 10,14 tỷ USD, giảm 4,5% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là hơn 1 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
    Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 3,14 tỷ USD, giảm 4,7%. Tiếp theo là Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản.

    Xăng dầu các loại: Tính đến hết tháng 8 tháng, cả nước nhập khẩu 6,06 triệu tấn với trị giá là 5,72 tỷ USD, tăng 21,9% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc.

    Sắt thép các loại: Lượng sắt thép cả nước nhập về là gần 7,06 triệu tấn, trị giá là 4,74 tỷ USD, tăng 12,4% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc là 3,36 triệu tấn, tăng 43,4% và chiếm 47,5% tổng lượng sắt thép cả nước nhập về; Nhật Bản 1,51 triệu tấn, Hàn Quốc 901.000 tấn.

    Phân bón các loại: Tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng 2014 gần 2,49 triệu tấn, giảm 15,3%. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam với 1,28 triệu tấn, giảm 8% và chiếm 51,6% tổng lượng phân bón cả nước nhập về.

    Nhóm nguyên vật liệu dệt may, da, giày: Tính đến hết tháng 8, cả nước nhập khẩu gần 11,2 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 16,7%. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt gần 4,4 tỷ USD, tăng 23,8% và chiếm 39,3% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ.

    Ô tô nguyên chiếc: Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong 3 tháng trở lại đây liên tiếp đứng ở mức cao. Tính đến hết tháng 8, cả nước nhập về gần 37.300 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại với trị giá là hơn 806 triệu USD, tăng 71,5% về lượng và tăng 91,9% về trị giá so với 8 tháng năm 2013. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 10.300 chiếc, tăng 4,3%. Tiếp theo là Thái Lan hơn 7.400 chiếc, tăng mạnh 64,3%; Trung Quốc gần 7.000 chiếc, tăng mạnh 187%; Ấn Độ 5.800 chiếc (cùng kỳ năm 2013 là 745 chiếc)…



    HK (tổng hợp)
    japanus thích bài này.
  6. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Dệt may sắp đuổi kịp điện thoại về giá trị xuất khẩu?

    Với đà tăng trưởng như hiện nay, cộng với cơ hội lớn từ thị trường, hàng dệt may Việt Nam sẽ còn tăng tốc và vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong thời gian tới.
    Số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy, với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định như hiện nay, hàng dệt may sắp đuổi kịp ngành hàng điện thoại về giá trị xuất khẩu và hứa hẹn sẽ là ngành đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
    Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu kỳ 1 tháng 9/2014 (từ 1/9-15/9) của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 892,3 triệu USD, trong khi đó, điện thoại các loại và linh kiện chỉ đạt 823,7 triệu USD.
    Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/9, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt gần 14,5 tỷ USD (chiếm 14,1% tổng kim ngạch xuất khẩu) và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; giá trị xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 16 tỷ USD (chiếm 15,6% tổng kim ngạch) và tăng 13,2% so với cùng kỳ 2013. Hai mặt hàng chủ lực này đang đóng góp gần 30% vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
    [​IMG]
    Giá trị xuất khẩu 10 mặt hàng chủ đạo 9 tháng năm 2014
    Trước đó, 8 tháng đầu năm 2014, điện thoại các loại và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 15,2tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng dệt may đứng vị trí thứ hai khi đạt giá trị xuất khẩu 13,6 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước.
    Về tốc độ tăng trưởng, hiện nay nhóm hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, chỉ biến động theo xu hướng chung.
    [​IMG]
    Tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 của 10 nhóm hàng XK chính
    Về thị trường, sau 8 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,3%; sang EU đạt 2,21 tỷ USD, tăng 25,3%; sang Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng 11%; sang Hàn Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 39,8%. Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 4 thị trường lớn nhất chiếm tới 85,4% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
    [​IMG]
    Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính 8 tháng năm 2014
    Một trong những lý do khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn tăng cao trong những năm gần đây là do hàng dệt may Việt Nam có vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế, ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả. Chi phí nhân công thấp và vị trí địa lý thuận lợi tại trung tâm Châu Á cũng là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
    Bên cạnh đó, trong thời gian sắp tới, ngành dệt may hứa hẹn sẽ tiếp tục đón thêm nhiều cơ hội lớn từ thị trường quốc tế khi Hiệp định TPP được ký kết. Theo đó, đoàn đàm phán Hiệp định TPP của Việt Nam đã đề nghị Mỹ giảm thuế xuất khẩu cho hàng dệt may và giày dép của Việt Nam xuất sang thị trường này. Như vậy, nếu như thỏa thuận này được thông qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
    Với đà tăng trưởng như hiện nay, cộng với cơ hội lớn từ thị trường, hàng dệt may Việt Nam sẽ còn tăng tốc và vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong thời gian tới.
    10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm
    Nguyệt Quế
    Theo Infonet
  7. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Con nào cũng có cái ngon của nó cả, KMR = ngon bổ rẻ ====> japanus chọn KMR cất tủ rồi.
  8. Onlylove0912

    Onlylove0912 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    23/09/2014
    Đã được thích:
    544
    Xạo quá đi!
    japanus thích bài này.
  9. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Giận rồi, không nói chuyện với you nữa, heheeeeee
    Onlylove0912 thích bài này.
  10. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU khi được ký kết có thể sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng thêm từ 10-15% so với hiện nay. Ngoài ra, FTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 30-40% và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng từ 20-25%.

    "Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU sẽ là đòn bẩy để Việt Nam đi đến ký kết Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương - TPP," bà Maylis Labayle cho biết thêm.
    Theo ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) EU hiện đang là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, một thị trường phát triển ở trình độ cao nên các hệ thống kiểm soát về quy chuẩn và tiêu chuẩn hàng hóa tại thị trường này rất phức tạp. Hiện chỉ có khoảng 42% mặt hàng của Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU. Tuy nhiên, nếu ký thành công FTA với EU, sẽ có ít nhất 90% mặt hàng Việt Nam được hưởng mức thuế 0%.

    Liên minh châu Âu (EU) hiện có 28 nước thành viên và là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt 18.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng GDP toàn cầu. Tổng kim ngạch thương mại của EU xấp xỉ 4.000 tỷ USD, xuất khẩu dịch vụ của EU đứng đầu thế giới và đầu tư ra nước ngoài bằng gần 40% FDI toàn cầu…

    Vòng đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) cuối cùng giữa Việt Nam-EU sẽ diễn ra trong hai ngày 25-26/9, tại Đà Nẵng (Việt Nam). Các chuyên gia dự đoán khả năng cuối năm 2014 sẽ hoàn thành việc ký kết hiệp định này, điều này sẽ mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút đầu tư từ chính các doanh nghiệp EU của Việt Nam là rất lớn./.
    Theo TTXVN
    Onlylove0912 thích bài này.

Chia sẻ trang này