BOT Thái Hà 60k giá còn 7K ..Chính phủ Quốc hội tháo gỡ Hoàn Vốn Hơn 1671TỶ Sánh vai Cùng CII-HUT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nontop, 30/06/2022.

3647 người đang online, trong đó có 1458 thành viên. 15:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37970 lượt đọc và 158 bài trả lời
  1. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    319
    Nay múc thêm 50k rồi, sang tuần tham chiếu 5,9-6,0 múc thêm 100k để đấy
    nontop thích bài này.
  2. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
  3. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    :)>-:)>-
  4. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Thời sự
    Bộ GTVT "xin" dùng vốn nhà nước mua lại dự án BOT "vỡ" phương án tài chính, đề xuất tăng phí
    07/06/2022 18:42 GMT+7
    Đối với 3 dự án BOT phương án tài chính bị phá vỡ, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
    Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, năm 2018 Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện rà soát tổng thể các trạm thu phí BOT, nhận diện và phân loại những vướng mắc, bất cập của trạm thu phí/dự án BOT nhằm xây dựng các giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trạm thu phí/dự án BOT, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ.

    Bộ GTVT nêu vướng mắc, bất cập tại các dự án BOT giao thông
    Đối với khó khăn vướng mắc về doanh thu thu phí BOT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu: Do đặc thù các dự án BOT giao thông có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài đến trên 20 năm. Chính vì vậy, các số liệu dự báo về nhu cầu vận tải chỉ đảm bảo ở mức độ chính xác nhất định; đặc biệt khi phía nhà nước điều chỉnh chính sách pháp luật, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch của các địa phương… sẽ tác động rất lớn đến doanh thu và hiệu quả tài chính của các dự án BOT.

    Trong khi toàn bộ các dự án BOT giao thông chưa được áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro nên thường rất khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản doanh nghiệp và gây nợ xấu lên các tổ chức tín dụng khi dự án BOT bị sụt giảm doanh thu.

    [​IMG]
    Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam. (Ảnh: BOT Thai Ha)

    Theo kết quả rà soát, trong tổng số 70 dự án, đến nay có 54 dự án đang tổ chức thu phí hoàn vốn, các dự án còn lại chưa được thu phí hoặc đang dừng thu phí để quyết toán và thanh lý hợp đồng.

    Trong tổng số 54 dự án đang thu phí, 41/54 dự án có số thu thấp hơn so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, trong đó 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%, cá biệt có 3 dự án có doanh thu chỉ đạt dưới 30% so với phương án tài chính, gây phá vỡ phương án tài chính, gồm: Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam; Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610 tỉnh Đắk Lắk; Dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi.

    Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sụt giảm doanh thu được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề cập trong báo cáo.

    Thứ nhất, nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía cơ quan nhà nước.


    Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Bộ Giao thông vận tải và doanh nghiệp BOT thực hiện giảm giá vé cho các phương tiện lân cận trạm thu phí và giảm giá vé cho phương tiện nhóm 4, 5.

    Đồng thời, chưa tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT (theo hợp đồng BOT các dự án dự kiến sau ba năm sẽ xem xét điều chỉnh tăng phí một lần, tuy nhiên trong khoảng 7 năm gần đây doanh nghiệp chưa được tăng phí theo lộ trình).

    Hai là, nhóm nguyên nhân do hoàn cảnh thay đổi, không lường trước được bao gồm: Lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc hình thành các tuyến đường song hành, đường ngang gần khu vực trạm thu phí dẫn đến các phương tiện tránh trạm thu phí và việc thực hiện quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội không đạt như dự báo;

    Ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt phải dừng thu phí để bảo đảm cách ly, phòng chống dịch;

    Sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng/quý/năm và các phương tiện qua trạm thu phí nhiều lần trong ngày (có phương tiện qua trạm thu phí đến trên 10 lượt trong ngày) nhưng chỉ phải trả phí 01 lần.

    Bộ GTVT "xin" dùng vốn nhà nước mua lại dự án BOT "vỡ" phương án tài chính, đề xuất tăng phí
    Đối với vướng mắc về doanh thu, Bộ GTVT tăng phí BOT theo hợp đồng. Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan rà soát, đánh giá cụ thể điều kiện của từng dự án BOT và đề xuất lộ trình tăng phí phù hợp, vừa tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp BOT nhưng không gây tác động nhiều đến chi phí vận chuyển hàng hóa và chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Trên cơ sở đó, Bộ này sẽ quyết định theo thẩm quyền và sớm triển khai thực hiện.

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép các tổ chức tín dụng được tái cơ cấu khoản nợ, khoanh nhóm nợ đối với một số khoản vay tín dụng đầu tư BOT có nguy cơ phát sinh nợ xấu do sụt giảm doanh thu.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể "xin" dùng vốn nhà nước mua lại dự án BOT "vỡ" phương án tài chính, đề xuất tăng phí

    Riêng đối với 3 dự án BOT phương án tài chính bị phá vỡ (gồm 02 dự án có doanh thu quá thấp là Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà, Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk) và 01 dự án không thể triển khai thu phí (Dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi ). Bộ Giao thông vận tải kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

    Ngoài ra, hiện này còn 3 dự án BOT khác tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phá vỡ phương án tài chính, cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.

    Cụ thể: Dự án BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đến nay Bộ Giao thông vận tải và địa phương đã thống nhất giải pháp xử lý bất cập nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro.

    Dự án BOT cải tạo Quốc lộ 26, hiện nay tình hình thu phí cơ bản ổn định; tuy nhiên dự kiến sẽ bị phân lưu và sụt giảm doanh thu sau khi đưa cao tốc Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột vào khai thác.

    Dự án BOT cầu Văn Lang kết nối Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, theo số liệu báo cáo của Nhà đầu tư, doanh thu hiện nay đạt khoảng 30% so với hợp đồng.

    "Đối với các dự án này, Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất giải pháp phù hợp", tư lệnh ngành giao thông nhấn mạnh.
  5. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Red_Green_New thích bài này.
  6. hoang7578

    hoang7578 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2019
    Đã được thích:
    505
    Ông Thái Hà này mà thu ETC full là lãi ngay ấy mà.
    nontop thích bài này.
  7. vunguyen0906

    vunguyen0906 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2016
    Đã được thích:
    446
    Phải xin đc thu phí cầu Hưng Hà mới ngon
    nontop thích bài này.
  8. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Thảo gỡ những bất cập về tuyến đường đặt điêm thu phí các xe ko trốn ve dc thi se ok.. Đăt ETC la cũng có lãi quý 4 rồi đó cụ ..Lãi 18,8tỷ sau 11 quý lỗ..
    --- Gộp bài viết, 02/07/2022, Bài cũ: 02/07/2022 ---
    Chô đó chưa thu dc phí đúng k cụ..
  9. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    XÃ HỘI GIAO THÔNG
    Bộ GTVT đề xuất Chính phủ 2 phương án xử lý bất cập BOT Quốc lộ 91
    Bộ Giao thông Vận tải đã chủ động cùng địa phương và nhà đầu tư nghiên cứu các giải pháp, phương án xử lý những bất cập đối với hai trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 91.
    Việt Hùng (Vietnam+) 01/07/2022 18:34 GMT+7
    https://link.gov.vn/tXmhag7x
    [​IMG]Trạm thu phí BOT T2 trên Quốc lộ 91 dừng thu phí từ tháng 5/2019 đến nay. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
    Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất Chính phủ 2 phương án để xử lý bất cập tại trạm thu phí dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 theo hình thức BOT.

    Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, quy định của hợp đồng, đề xuất một số phương án xử lý.

    Phương án 1: xóa bỏ trạm thu phí T2 và tiếp tục thu phí tại trạm thu phí T1 trên Quốc lộ 91. Phương án này có ưu điểm là Nhà nước không phải bố trí kinh phí để thanh toán cho nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, phương án này không khả thi, không giải quyết dứt điểm tồn tại dự án do chỉ thu phí tại trạm T1 không bảo đảm doanh thu theo hợp đồng đã ký dẫn đến phá vỡ phương án tài chính và không thể hoàn vốn.

    Phương án 2: chấm dứt hợp đồng trước hạn, Nhà nước bố trí vốn ngân sách khoảng hơn 1.800 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư, xóa bỏ trạm thu phí T1 và T2 trên Quốc lộ 91. Phương án này giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc của dự án, đáp ứng các quy định của hợp đồng và pháp luật PPP, khả thi để thực hiện.

    Nhược điểm của phương án này Nhà nước cần bố trí vốn ngân sách khoảng hơn 1.800 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước hạn, xóa bỏ trạm thu phí T1 và T2 trên Quốc lộ 91 (giá trị nêu trên được xác định sơ bộ đến thời điểm thanh toán dự kiến ngày 31/12/2022. Giá trị chính thức sẽ được kiểm toán xác định chính xác sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận).




    [Xử lý dứt điểm vướng mắc tại các dự án BOT ngay trong năm 2022]

    So sánh ưu, nhược điểm của từng phương án, để phù hợp với hợp đồng đã ký kết, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ, giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị giải pháp xử lý theo phương án 2 là chấm dứt hợp đồng trước hạn, bố trí vốn Nhà nước để thanh toán chi phí cho nhà đầu tư, xóa bỏ trạm thu phí T1 và T2 trên Quốc lộ 91.

    Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền chấp thuận, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để tiến hành các trình tự, thủ tục kiểm toán xác định giá trị chính xác, thanh toán cho nhà đầu tư tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.

    Dự án tiến hành cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 theo hai phân đoạn với tổng mức đầu tư hơn 1.720 tỷ đồng. Trong đó, phân đoạn một là cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 từ Km 14 đến Km 50+889; phân đoạn hai là mở rộng và tăng cường nền mặt đường Quốc lộ 91B đoạn từ Km 0+000 đến Km 15+793.

    Dự án bắt đầu thu phí, hoàn vốn tại trạm T1 trên Quốc lộ 91 ngày 2/4/2016 và trạm T2 ngày 31/12/2016.

    Tuy nhiên, do gặp phản ứng của tài xế, trạm T2 đã phải xả trạm, dừng thu phí từ tháng 5/2019 đến nay. Doanh nghiệp dự án đã nhiều lần phản ánh khó khăn, nguy cơ vỡ phương án tài chính do chỉ còn được thu phí tại trạm T1./.
    --- Gộp bài viết, 02/07/2022, Bài cũ: 02/07/2022 ---
    T2 trần k cụ ...
    --- Gộp bài viết, 02/07/2022 ---
    Âm thầm gom hàng..
    https://*********.vn/2022/05/bot-bao-cao-so-huu-cua-co-dong-lon-nguyen-thi-nhan-739-964012.htm
  10. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352

Chia sẻ trang này