Bức tranh toàn cảnh FTA sau 9 năm chờ đợi@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 28/05/2020.

113 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 04:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5117 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Sau 9 năm thì FTA đang rất gần, giờ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt vươn tầm với lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

    Cơ hội của Việt Nam trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới



    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
    Cơ hội của Việt Nam trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới là tựa đề bài viết của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dành riêng cho cuốn sách "Dự báo 2020: Phá hủy/Tái thiết" do TTXVN xuất bản, mua bản quyền nội dung của tổ chức truyền thông quốc tế Project Syndicate.

    TTXVN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn bài viết:

    Thời gian vừa qua, kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến đáng kể nhờ việc đẩy mạnh mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA). FTA đang được coi là trào lưu phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh Vòng đàm phán Đô-ha trong khuôn khổ WTO gần như không có tiến triển. Một xu hướng mới đã và đang phát triển và ngày càng được nhiều nước đàm phán, ký kết và thực thi là các FTA thế hệ mới.

    Các FTA thế hệ mới có phạm vi và mức độ cam kết cao hơn so với các FTA thông thường. Nếu trong các FTA thông thường, các lĩnh vực cam kết chỉ là những lĩnh vực vốn đã và đang được điều chỉnh bởi các hiệp định của WTO, ví dụ như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ…thì với các FTA thế hệ mới, phạm vi cam kết được mở rộng sang những lĩnh vực mới khác, mang tính “phi truyền thống” như mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, thương mại trong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương mại điện tử...

    Về mức độ cam kết, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu trong các FTA thế hệ mới thường lên đến gần 100% trong khi các FTA thông thường có tỷ lệ thấp hơn. Điển hình cho FTA thế hệ mới là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

    Về Hiệp định CPTPP kế thừa Hiệp định TPP, Việt Nam cùng 10 nước bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru và Singapore đã ký Hiệp định CPTPP tại Chile vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Hiệp định đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14 tháng 01 năm 2019.

    Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP: điều chỉnh rất nhiều vấn đề từ thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư đến các vấn đề ít truyền thống hơn như: mua sắm của các cơ quan Chính phủ, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước và mở rộng ra cả các vấn đề được coi là phi truyền thống trong đàm phán, ký các FTA như: lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư.

    Tuy nhiên, CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ có mức độ cam kết cao trong các lĩnh vực như: sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính… để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Mặc dù vậy, về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay.

    Đối với Hiệp định EVFTA, Hiệp định này được Lãnh đạo Việt Nam và EU tuyên bố kết thúc đàm phán vào ngày 02 tháng 12 năm 2015. Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Hiệp định EVFTA được hai bên ký kết tại Hà Nội. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU; trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Nếu đưa vào thực thi, hiệp định này sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

    Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); quy tắc xuất xứ; hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); phòng vệ thương mại; cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước; mua sắm của Chính phủ; sở hữu trí tuệ; thương mại và phát triển bền vững; hợp tác và xây dựng năng lực; pháp lý-thể chế.

    Khi tham gia vào các FTA thế hệ mới, Việt Nam có nhiều cơ hội. Cụ thể là về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại. Theo đó, tham gia các FTA thế hệ mới sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á - Thái Bình Dương; thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng leo thang.

    Về kinh tế, tham gia vào các FTA sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với các nước CPTPP và EU, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Đối với Hiệp định CPTPP, việc các nước; trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.

    Các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như: nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. Theo nghiên cứu nói trên của Ngân hàng Thế giới, với mức độ cam kết như vậy, trong bối cảnh các điều kiện kinh tế căn bản được giữ nguyên, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,2% và với giả định có sự tăng trưởng về năng suất, mức tăng xuất khẩu sẽ là 6,9% vào năm 2030.

    Đối với Hiệp định EVFTA, hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam mới đạt gần 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU. Trong số đó, chỉ khoảng hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được hưởng mức thuế 0% (kể cả các mặt hàng thuộc Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP). Đây là con số còn rất khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cũng như quy mô thị trường của EU. Với cam kết cắt giảm thuế trong Hiệp định EVFTA và đặc thù là cơ cấu thương mại bổ sung mạnh mẽ, tiềm năng để hai bên phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế-thương mại sau khi có FTA là rất lớn.

    Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân 6,7% giai đoạn 5 năm đầu thực hiện, 13% giai đoạn 5 năm tiếp theo và 20% giai đoạn 5 năm sau đó. Tham gia các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa quan hệ kinh tế - thương mại, đặc biệt là đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực cụ thể, giúp nền kinh tế ứng phó tốt hơn với các biến động bên ngoài.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có cơ hội về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Hiện, các nước tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA chiếm lần lượt 13,5% và 22% GDP toàn cầu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt hơn 51 tỷ USD trong 8 tháng năm 2019; giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 38 tỷ USD tính đến hết tháng 11/2019. Với quy mô GDP và kim ngạch thương mại này, tham gia các FTA này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng mới hình thành, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.

    Đối với cơ hội về cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh, cũng như khi tham gia WTO trước đây, tham gia các FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế; trong đó, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng đã xác định.

    Cùng với việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Quốc hội cũng đã quyết định việc sửa đổi một số nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Kinh doanh bảo hiểm là minh chứng cho chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, các cam kết sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ - đầu tư sẽ giúp Việt Nam có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

    Tham gia các FTA thế hệ mới cũng hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tài chính – ngân hàng, chi tiêu công và nông nghiệp – nông thôn. Việc kết nối với các đối tác có trình độ công nghệ cao như EU, Nhật Bản, Canada... cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam liên thông với các đối tác có công nghệ và năng lực quản lý ở cấp độ tiên tiến nhất trên thế giới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và vươn lên để đáp ứng được các đòi hỏi của môi trường cạnh tranh toàn cầu.

    Về cơ hội việc làm, thu nhập và phát triển bền vững, tham gia FTA thế hệ mới sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo.

    Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

    Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do nói riêng, đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện như CPTPP và EVFTA không phải chỉ mang lại cơ hội mà kèm theo những rủi ro và thách thức. Đó là thách thức về kinh tế, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế, thách thức trong việc thực thi các cam kết trong những lĩnh vực mới chưa có trong các FTA trước dây như lao động – công đoàn môi trường…

    Do vậy, trước mắt trong thời gian tới, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu để thực thi có hiệu quả, tận dụng thật tốt các cơ hội mà các FTA này mang lại. Đồng thời, chúng ta sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA trong thời gian ngắn nhất nhằm sớm mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp hai bên./.
    Last edited: 28/05/2020
    totdototden, thienduong_xxxdangminh2007 thích bài này.
    totdototden đã loan bài này
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Quốc hội thảo luận EVFTA hôm nay

    Hôm nay (20/5), kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV khai mạc. Một trong những nội dung chính của ngày làm việc đầu tiên là việc thảo luận và tiến tới phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

    [​IMG]
    Dệt may là ngành được hưởng lợi đầu tiên khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Vinatex.

    Theo quy trình, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn hiệp định trước khi hoàn tất quá trình phê chuẩn. Sau đó, Việt Nam và EU sẽ chính thức xác nhận về thời điểm hiệp định có hiệu lực thông qua kênh ngoại giao.

    Dự kiến, hiệp định có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ 2 kể từ khi có Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội và văn bản trao đổi qua kênh ngoại giao. Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với EU để hiệp định có hiệu lực vào thời gian sớm nhất. Trường hợp Quốc hội ban hành Nghị quyết vào cuối tháng này thì hai bên sẽ xác nhận ngày có hiệu lực sau đó khoảng 2 tháng.

    Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng những ngành có thể tận dụng sớm những cơ hội từ EVFTA là dệt may, giày dép, nông sản, đặc biệt là sản phẩm nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, thủy sản... Theo đó, việc thực thi hiệp định trong 5 năm đầu có thể đóp góp thêm vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế cao nhất khoảng 3,25%, tương đương 0,5 điểm phần trăm GDP/năm.

    [​IMG]
    “Đây là tác động lớn hơn nhiều so với tất cả các FTA trước đây mà Việt Nam đã tham gia, kể cả so với Hiệp định CPTPP mà Quốc hội phê chuẩn trước đây”, báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu. Để những con số dự báo trên trở thành tăng trưởng thực sự của nền kinh tế cần quyết tâm cải cách mang tính chủ động là yếu tố tiên quyết.

    Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết trong báo cáo giải trình mà Chính phủ đã trình Quốc hội nhằm đảm bảo việc thực thi hiệp định có hiệu quả tập trung vào 2 nội dung chính. Trước tiên là những vấn đề pháp lý cần xử lý để hoàn thành nghĩa vụ trong hiệp định và những chương trình, hoạt động cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện để doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội mà hiệp định mang lại.

    Theo ông Thái, hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, từ đó tăng cường thúc đẩy thương mại, đầu tư và hình thành chuỗi cung ứng mới. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới đã thay đổi rất nhiều và rất nhanh so với trước đây, việc thực thi EVFTA đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có cách tiếp cận mới và phù hợp với hoàn cảnh mới. Có như vậy mới tận dụng được cơ hội mà FTA thế hệ mới mang lại.

    Dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này khiến nhiều nước trên thế giới ưu tiên nâng cao nội lực để tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, ngay cả khi xu hướng đó gia tăng thì EVFTA vẫn giữ được vị thế của mình.

    Trước đây, khi đại dịch chưa xảy ra, các nước đã đặt vấn đề về việc nội lực đóng vai trò quyết định. Nhưng để tận dụng được nội lực thì còn phải tận dụng được cơ hội mà ngoại lực đem lại. Hiện không nền kinh tế nào có thể đứng độc lập. Điều này thúc đẩy việc thiết kế lại chuỗi cung ứng hiện tại thay vì chấm dứt hoàn toàn việc các nước phụ thuộc lẫn nhau về chuỗi cung ứng. Nói cách khác, sự phụ thuộc lẫn nhau là xu thế không thể đảo ngược.

    Cũng trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ nghe báo cáovề kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Trong đó, có nội dung về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, đánh giá tác động của đại dịch đến phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp ứng phó và phương án phát triển kinh tế - xã hội.

    Những dấu mốc quan trọng của EVFTA
    Mốc thời gianNội dung

    Tháng 10/2010Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán EVFTA.
    Tháng 6/2012
    Bộ trưởng Công Thương của Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán EVFTA.

    Tháng 12/2015Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết EVFTA.
    Tháng 7/2017Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
    Tháng 9/2017
    EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi EVFTA. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, gồm Hiệp định Thương mại tự do là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay; Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) gồm bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.

    Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên trước khi được phép thực thi.

    Tháng 6/2018Việt Nam và EU chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai EVFTA và IPA.
    Tháng 8/2018Hoàn thành rà soát pháp lý của EVIPA.
    17/10/2018Ủy ban châu Âu chính thức thông qua EVFTA và IPA.
    25/6/2019Hội đồng châu Âu cho phép ký hiệp định.
    30/6/2019Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA tại Hà Nội.
    21/1Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA
    12/2Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA và IPA
    Tháng 5Hiệp định EVFTA và IPA dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Tác động của các FTA thế hệ mới tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam
    Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. Việc ký kết và tham gia các FTA nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng đã, đang tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Bài viết nghiên cứu và phân tích về những tác động này, đề xuất giải pháp nhằm thực thi hiệu quả cam kết quốc tế thông qua các FTA của Việt Nam.
    EVFTA - Tham vọng để tiến nhanh hơn
    Xuất khẩu đa kênh vào thị trường có FTA
    Hai thách thức phải vượt qua trong thực thi các FTA thế hệ mới
    Tín hiệu sáng từ thị trường có FTA

    Những tác động tích cực

    Sau hơn 10 năm tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phám 17 hiệp định FTA song phương và đa phương. Trong số đó, 12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi. Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt FTA, nhất là các FTAthế hệ mới (như: FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương; FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ), Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, khẳng định vai trò và vị trí trên trường quốc tế. Theo đánh giá, các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH) đất nước; kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội hợp tác về vốn, phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

    Tác động đối với chính trị, văn hóa, xã hội

    Trong bối cảnh hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; toàn cầu hóa, hợp tác và liên kết kinh tế đa tầng tiếp tục được thúc đẩy thì việc đàm phán, ký kết và thực thi các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho xã hội Việt Nam (GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành, đã tăng từ 1.273 USD/người năm 2010 lên 2.587 USD/người năm 2018). Các thỏa thuận về lao động và công đoàn trong các FTA thế hệ mới cũng góp phần nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện hỗ trợ cho người lao động Việt Nam gia tăng thu nhập…

    [​IMG]
    Tham gia ký kết các FTA thế hệ mới, đã nâng cao đáng kể năng lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam từng bước tham gia định hình và dẫn dắt “luật chơi” ở mức độ nhất định; quảng bá hình ảnh, kết nối các giá trị văn hóa, chính trị và xã hội của Việt Nam với khu vực và thế giới. Các FTA thế hệ mới đã tạo ra động lực và “sức ép” mới để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước theo đó cũng dần được hoàn thiện, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam không ngừng được nâng cao; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia dần hoàn thiện, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chung của quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, DN và sản phẩm.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy, FTA thế hệ mới đòi hỏi các thành viên, trong đó có Việt Nam phải thực hiện rà soát, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; Cải thiện môi trường pháp lý và kinh doanh như: Bảo vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật; Tạo “sân chơi” công bằng cho DN nhà nước và DN tư nhân; Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh; Thuận lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm; Mở cửa thị trường mua sắm công cho các DN có vốn đầu tư từ các thành viên của FTA; Minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước…

    Đặc biệt, với tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử công bằng, các FTA thế hệ mới giúp Việt Nam kiện toàn, cải thiện bộ máy quản lý nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo phát triển KT-XH bền vững.

    Tác động đến phát triển kinh tế

    Các FTA thế hệ mới góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam bước lên "nấc thang" cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Mặc dù, trong bối cảnh chính trị thế giới có những diễn biến khó lường, tác động đến kinh tế - thương mại thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 (theo giá so sánh) vẫn duy trì ở mức cao, cụ thể: Năm 2011 đạt 6,24%, năm 2015 tăng lên 6,68% (2011 - 2015, bình quân tăng 5,91%), năm 2016 tăng 6,21%, năm 2018 tăng 7,08%; Quý II/2019 ước tăng 6,71% so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2019 đạt ở mức 6,76%. Con số này tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng vẫn cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011 - 2017. Kết quả này góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tích cực.

    Các FTA thế hệ mới góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam bước lên "nấc thang" cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước.

    Cùng với đó, các FTA thế hệ mới còn góp phần quan trọng, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước trong khu vực và thế giới đến Việt Nam; Góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm thô và thủ công sang giai đoạn chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn. Theo thống kê, lũy kế đến hết năm 2018, Việt Nam đã thu hút được 27.353 án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký khoảng 340 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 191,4 tỷ USD, bằng 56,2% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Riêng 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu hút 2.064 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 8,27 tỷ USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Tính theo tỷ lệ % GDP, vốn FDI vào Việt Nam đã vượt Trung Quốc, Ấn Ðộ và các nước ASEAN.

    Không chỉ vậy, các FTA thế hệ mới được coi như là một chiến lược mang tầm dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Khảo sát cho thấy, tất cả các thị trường mà Việt Nam ký kết FTA (gồm cả các FTA thế hệ mới) đều ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội, nhất là thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm. Xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2018 đã tăng gấp 2,51 lần, từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2018 so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, đồng thời tận dụng được cơ hội của hội nhập để mở rộng quy mô xuất khẩu, tiếp cận thị trường quốc tế.

    Ngoài thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu, các FTA thế hệ mới còn góp phần giúp Việt Nam phát triển thương mại nội địa. Đóng góp của thương mại trong nước vào tăng trưởng GDP ngày càng cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, đảm bảo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Giá trị tăng thêm ngành Thương mại trong nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP cả nước, tăng từ 8% năm 2010 lên 10,15% năm 2015 và năm 2017 là 10,71%, tuy nhiên, năm 2018 giảm còn khoảng 10,51%.

    Các FTA thế hệ mới đã tạo ra động lực và “sức ép” mới để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước theo đó cũng dần được hoàn thiện, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

    Hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước cũng liên tục gia tăng về quy mô. Giai đoạn 2011 - 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ 1.677,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 4.395,7 nghìn tỷ đồng năm 2018.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Kết cấu hạ tầng thương mại phát triển cả về số lượng lẫn loại hình, đan xen giữa truyền thống và hiện đại, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Hình thức bán hàng, phương thức kinh doanh thương mại và dịch vụ trên thị trường trong nước đã phát triển mạnh, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Thương mại điện tử đang dần trở thành kênh phân phối quan trọng. Các cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường đã tạo cơ hội cho DN, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các thành viên trong FTA thuận lợi hơn trong tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, đổi lại người tiêu dùng Việt Nam cũng được tiếp cận sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao…

    Một số tác động tiêu cực

    Tác động đối với hệ thống chính trị và phát triển xã hội

    Có thể khẳng định, các FTA thế hệ mới tiềm ẩn nhiều hệ quả không chỉ đối với hệ thống pháp luật mà còn liên quan tới các chính sách xã hội, văn hoá, kinh tế của Việt Nam. Các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử công bằng của bộ máy nhà nước đặt ra không ít thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc cân bằng giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là “phi thương mại”…

    Về mặt xã hội, khi Việt Nam tham gia các FTA, cạnh tranh tăng lên có thể làm cho DN nhà nước, cũng như nhiều DN có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, theo đó khả năng thất nghiệp sẽ xảy ra trong một bộ phận người lao động. Hàng rào thuế quan tuy được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật của Việt Nam hiện nay còn ít, không hiệu quả, nguy cơ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng rất lớn, trong khi đó, sản xuất trong nước lại không được bảo vệ, làm gia tăng những nguy cơ về ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội, an ninh (đặc biệt là an ninh mạng)…

    Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới có thể gây nên nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, ngoài phân phối theo lao động, còn phân phối theo vốn đóng góp và hiệu quả kinh tế… Điều này dẫn tới thực tế là phân hóa xã hội ngày càng gia tăng, tình trạng bất công bằng vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, gây căng thẳng, xung đột xã hội và đẩy các quan hệ xã hội tới chỗ xa rời bản chất công bằng, dân chủ, nhân đạo, nhân văn tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội…

    Tác động đối với phát triển kinh tế

    Thời gian để triển khai và thực thi cam kết tại các FTA thế hệ mới đang là lực cản lớn đối với Việt Nam. Với FTA thông thường, tổng thời gian thực thi tất cả cam kết kéo dài 10 năm. Với các FTA thế hệ mới, Việt Nam sẽ phải thực hiện cam kết trong vòng 5 - 7 năm; trong đó, nhiều điều khoản phải thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhiều thỏa thuận sẽ phải thực hiện sau 2 - 3 năm. Trình độ phát triển của Việt Nam đang ở mức trung bình và thấp. Với mức độ mở cửa tự do hóa sâu hơn, các lĩnh vực còn thiếu, còn yếu của Việt Nam như: Giao thông vận tải, đào tạo nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật có tay nghề cao… sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi phân luồng đầu tư từ nước ngoài, với dòng vốn mạnh mẽ đổ vào trong nước, cạnh tranh cao sẽ gây sức ép đối với DN.

    Áp lực của việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngành nghề trong nước. Nhiều sản phẩm truyền thống của Việt Nam chưa được đăng ký theo Luật Sở hữu trí tuệ quốc tế, nguy cơ mất thương hiệu, cạnh tranh yếu trên thị trường cả trong và ngoài nước là điều chắc chắn. Các ngành kinh tế được dự báo sẽ chịu lép vế khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới gồm: ngành cơ khí, chế tạo; nông sản (một số sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi…); thủy sản và một số lĩnh vực trong ngành dịch vụ (hậu cần thương mại, phân phối bản lẻ…).

    Việt Nam mặc dù đã tận dụng được cơ hội của hội nhập để mở rộng quy mô xuất khẩu, tiếp cận thị trường quốc tế, song tỷ lệ xuất khẩu trên GDP cao cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, điều này tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn khi thị trường thế giới có biến động. Các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh, kiểm dịch thực vật khắt khe sẽ tạo rào cản khiến hàng hóa Việt Nam khó thâm nhập vào thị trường các nước đối tác...

    Biến thách thức thành cơ hội cho tăng trưởng và phát triển bền vững

    Qua phân tích, làm rõ những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong quá trình tham gia vào các hiệp định FTA thế hệ mới, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiến nghị sau:

    Một số giải pháp

    Một là, đồng bộ về chính sách và thống nhất về hành động từ trung ương đến địa phương, giữa các bộ, ngành, hiệp hội, DN; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn và đầu tư thực sự minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho phát triển KT-XH.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hai là, đổi mới cách thức triển khai thực hiện, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các ban chỉ đạo liên ngành với nhau và giữa các bộ/ngành/địa phương; Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của DN về các vấn đề liên quan đến chính sách và thực thi cam kết.

    Ba là, nâng cao hiểu biết và vận dụng hiệu quả các luật lệ, quy định về kinh tế, thương mại cũng như tập quán của các thị trường có FTA với Việt Nam, để bảo vệ lợi ích sản phẩm, DN quốc gia trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại.

    Bốn là, chủ động nắm vững thời cơ, nghiên cứu cảnh báo sớm, có sự chuẩn bị kỹ càng trong thực hiện và đón đầu những cơ hội, hạn chế những thách thức; Chuẩn bị các kịch bản để ứng phó các nguy cơ tranh chấp thương mại quốc tế.

    Năm là, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động thông tin, tuyên truyền; hướng dẫn, phổ biến, cập nhật tình hình thực thi cam kết trong các FTA thế hệ mới, để người dân, DN nhận thức đầy đủ hơn, từ đó có thể chủ động ứng phó và vượt qua các thách thức, tận dụng tối đa các cơ hội.

    Đề xuất, kiến nghị

    - Đối với Chính phủ: Tăng cường các chính sách hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa, tháo gỡ và hỗ trợ phát triển thương mại; Đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của thu hút đầu tư nước ngoài; Xây dựng các biện pháp bảo vệ DN nội địa theo hướng trọng tâm vào việc tạo lập các “hàng rào kỹ thuật”.

    - Đối với DN: Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung, quy tắc nội khối để có thể tận dụng tối đa những cơ hội đến từ các FTA thế hệ mới; Chuẩn bị và nâng cao khả năng xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm chính phủ, DN nhà nước; Tăng cường kết nối và hợp tác với các DN nước ngoài để tận dụng công nghệ, quản lý và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

    Cùng với đó, các DN cần chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng vượt qua các hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch, môi trường, an toàn thực phẩm, lao động và công đoàn… Nhanh chóng triển khai thực hiện việc xác định và hoàn thiện chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam để tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên.

    Tài liệu tham khảo:

    1. **********************: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr. 267;

    2. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2011-2020;

    3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011;

    4. Hoàng Xuân Hòa (2019), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sau 5 năm nhìn lại, Văn phòng Chính phủ, tapchicongsan.org.vn;

    5. Minh Phương (2019), Việt Nam trước các FTA thế hệ mới: Hành động để biến thách thức thành cơ hội, daidoanket.vn.
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thực thi EVFTA: Những nhóm giải pháp trọng tâm

    [​IMG]
    Các diễn giả tại tọa đàm "EVFTA: Hành trình một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ".

    Dự kiến, tại kỳ họp sắp tới, Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, vẫn còn một khối lượng công việc khổng lồ để hai bên có thể đưa hiệp định vào cuộc sống.

    Chia sẻ tại tọa đàm với chủ đề: "EVFTA: Hành trình một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ vừa tổ chức, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, khi EU đã ký kết và phê chuẩn hiệp định này, có nghĩa là EU đã gián tiếp thừa nhận nỗ lực cải cách xây dựng cơ chế kinh tế thị trường, tin cậy vào cam kết của Việt Nam. Bên cạnh lợi ích mang lại như giảm thuế, thông qua Hiệp định EVFTA, Việt Nam còn có được niềm tin của các nước EU, thế lực chính trị hàng đầu thế giới, thị trường lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.

    Còn ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA ngày 12/2 vừa qua đã khẳng định vai trò và vị thế chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực; khẳng định từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam lần đầu tiên đã vươn lên trở thành nước đi đầu trong quan hệ thương mại với EU.

    Cũng theo ông Lương Hoàng Thái, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành chuẩn bị ngay chương trình hành động để Quốc hội phê chuẩn sau đó đi vào thực thi, Việt Nam đã sẵn sàng các cơ chế để hiệp định đi vào cuộc sống.

    Điểm đầu tiên cần được lưu ý, đó là cần đồng bộ hóa được các cơ chế, chính sách khi tham gia FTA thế hệ mới này. Cụ thể, hài hòa quá trình cải cách thể thế, cải cách thủ tục hành chính. "Đây là nhóm giải pháp rất lớn", ông Lương Hoàng Thái nhấn mạnh.

    Bên cạnh đó, Chính phủ phải có những cơ chế cung cấp thông tin để doanh nghiệp hiểu, nắm rõ quy định của hiệp định so với cơ chế hiện hành như thế nào để làm sao chuyển đổi cơ chế một cách phù hợp.

    Đáng chú ý, EVFTA được xây dựng trên cơ chế là hai bên cùng được hưởng lợi. Quy định về quy tắc xuất xứ được đưa ra rất chặt chẽ nên cần tránh trường hợp hàng nước khác chuyển tải về Việt Nam để hưởng những ưu đãi về thuế. Bản thân EU không muốn đối tác khác mượn đường để hưởng lợi ích đó và Việt Nam lại càng không muốn điều đó. Do đó, cần có những giải pháp để doanh nghiệp áp dụng được cơ chế ưu đãi của hiệp định, nhưng cũng phải có chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm. Đặc biệt, nếu có vi phạm của một doanh nghiệp, EU có thể đưa ra hạn chế đối với cả ngành đó. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước. Sẽ rất đáng tiếc nếu để xảy ra trường hợp như vậy.

    Theo ông Vũ Tiến Lộc, để thực hiện EVFTA, cần có vai trò rất quan trọng của Chính phủ trong cải cách thể thế. Cùng với đó, các doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ, chúng ta có lực lượng lao động đông đảo và chi phí thấp nhưng liệu có đủ khả năng hấp thụ dòng vốn đầu tư chất lượng cao hay không vẫn là một bài toán khó. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Vì vậy, Chính phủ cần tháo gỡ được bài toán thể chế để có cách thức huy động nguồn vốn toàn dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Nếu Hiệp định EVFTA được Quốc hội Việt Nam thông qua và kịp làm thủ tục thông báo với Liên minh châu Âu thì có thể ngay từ ngày 1/7, hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Nhóm cổ phiếu nào được hưởng lợi từ EVFTA?
    Nguyễn Thế Minh - 07:31 20/02/2020
    Hiêp định Thương mại Tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ có tác động tích cực đến nhiều ngành của nền kinh tế Việt Nam, nên cổ phiếu của các nhóm ngành này sẽ được hưởng lợi từ FTA này.
    [​IMG]
    EVFTA có những tác động tích cực trong ngắn hạn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhóm cổ phiếu dệt may, da giày và thuỷ sản
    EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là Hiệp định toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một nước đang phát triển.

    Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

    Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay.

    Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, tăng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

    Còn theo dự báo của MUTRAP, khi EVFTA được thông qua, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam tới 2025 sẽ cao hơn 7- 8% so với trường hợp không có EVFTA và xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng 50% cho tới năm 2020.

    Các nhóm ngành được miễn thuế toàn bộ hoặc phần lớn trên 50% khi EVFTA chính thức có hiệu lực là sản phẩm cà phê, túi xách, ví, vali, mật ong tự nhiên, nông sản, sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, nhựa. Còn 83% gỗ và sản phẩm gỗ và 74% sản phẩm điện tử máy vi tính và linh kiện được miễn thuế.

    Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 07/2020 khi hai bên thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Thông qua hiệp định này, Việt Nam có thể bù đắp thiếu hụt từ xuất khẩu sang Trung Quốc trong quý 1/2020.

    Theo đó, EVFTA cũng có những tác động tích cực trong ngắn hạn đến thị trường chứng khoán. Cổ phiếu nhóm ngành dệt may, da giày, thủy sản sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc EVFTA được thông qua.

    Với dệt may, EU là thị trường lớn thứ 2 của ngành với mức tăng trưởng hàng năm từ 7 – 10%, chỉ đứng sau Mỹ. Năm 2018, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu hơn 4 tỷ USD sang thị trường EU.

    Hiện thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU bình quân là 9,6% và khi EVFTA có hiệu lực, 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0%, còn lại sẽ giảm về 0% sau 3 – 7 năm. Một số doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường EU như CTCP đầu tư và thương mại TNG (HNX: TNG) khoảng 51,19%, CTCP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) khoảng 41%, CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH) khoảng 30%, CTCP May Việt Tiến (UPCOM:VGG) 14% và CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE:TCM) khoảng 3,14%...

    Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi từ Hiệp định, các doanh nghiệp dệt may trong nước phải tuân thủ quy tắc xuất xứ là vải sử dụng để tạo ra thành phẩm phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU hoặc từ quốc gia mà Việt Nam và cả EU đều đã ký FTA như Hàn Quốc...

    Đối với thủy sản, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, 50% số sản phẩm thủy sản sẽ được lập tức giảm thuế nhập khẩu về 0%, 50% còn lại sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình từ 3 – 7 năm. EU hiện đang là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Theo VASEP, riêng sản phẩm tôm, EU chiếm 22% tỷ trọng, cá tra chiếm 11% và 30 – 35% tỷ trọng thuộc các mặt hàng hải sản khác.

    Các sản phẩm cá tra hiện đang chịu mức thuế 9% và sẽ được giảm về 0% với lộ trình 3 năm. Các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cá tra sang thị trường EU lớn phải kể đến CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) với 10% và CTCP Nam Việt - NAVICO (HoSE:ANV) với 13%.

    Đối với sản phẩm tôm, EU chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến từ Việt Nam. Theo cam kết, ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu của nhiều loại tôm nguyên liệu sẽ ngay lập tức giảm về 0% và chỉ có một số loại sẽ giảm về 0% trong vòng 5 năm.

    Từ số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất tôm Việt Nam sang EU đạt gần 184 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ 2018. EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong đó, CTCP Camimex Group (HoSE:CMX) là doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU lớn nhất, lên tới 80%, tiếp đến là CTCP Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú (UPCOM: MPC) và CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE:FMC).

    Hiện tại, mức thuế GSP mà EU dành cho Việt Nam đối với tôm nguyên liệu đông lạnh là 4,2% và tôm chế biến đông lạnh là 7%. Tuy nhiên, sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ của EU để được hưởng mức thuế này. Việt Nam có lợi thế hơn so với 2 nước đối thủ là Thái Lan và Trung Quốc vì 2 nước này không được hưởng GSP của EU.
  6. dangminh2007

    dangminh2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    850
    Hôm nay phê chuẩn chưa bác?
  7. executive

    executive Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Đã được thích:
    1.058
    Theo lịch là hôm nay QH bấm nút nhỉ?
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Chưa biết nữa, kệ đi dài hạn có FTA, cổ tức sẽ có rào rào...tiền ngon + tăng trưởng core là chắn rồi.
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    EVFTA - Điểm sáng trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam
    TG&VN 31/05/20 15:00 390 liên quan

    Trao đổi với TG&VN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier khẳng định, trong bối cảnh thương mại không chắc chắn, Hiệp định EVFTA được coi là điểm sáng trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam.
    [​IMG]

    Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier.

    Theo Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier, đại dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động thương mại và đầu tư trên toàn thế giới bị ngưng trệ. Hoạt động kinh doanh thông thường cũng đã bị tạm dừng trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly toàn xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

    'Cứu cánh' cho Việt Nam và EU


    Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia thành công trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, là một trong số ít các quốc gia đang mở cửa trở lại nền kinh tế, Việt Nam cũng trở thành hình mẫu cho những quốc gia khác noi theo. Tuy nhiên, trong tương lai, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào thương mại tự do, công bằng và dựa trên những quy tắc (đặc biệt là xuất khẩu) với các thị trường quan trọng trên thế giới, điển hình như Liên minh châu Âu (EU).

    Theo Chủ tịch EuroCham, trong bối cảnh thương mại có nhiều biến động như hiện tại, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được coi là một điểm sáng trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam. Sau khi được phê chuẩn và có hiệu lực, Hiệp định này sẽ loại bỏ gần như toàn bộ thuế quan, đồng thời mở ra các lĩnh vực mới cho đầu tư. Với lộ trình thực hiện kéo dài một thập kỷ, EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU.

    Như vậy, Hiệp định EVFTA sẽ mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội “truy cập” vào thị trường châu Âu, thị trường rộng lớn với khoảng 500 triệu người tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng Việt Nam cũng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao và sáng tạo của châu Âu. EVFTA cũng góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đưa quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư châu Âu ở châu Á.

    “Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư cạnh tranh, hấp dẫn và thân thiện với các doanh nghiệp châu Âu. Trên hết, với các thế mạnh sẵn có của Việt Nam cùng Hiệp định EVFTA, chắc chắn thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - EU sẽ phát triển trở lại ngay khi Hiệp định có hiệu lực”. (Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier)

    Chủ tịch Nicolas Audier nhấn mạnh, “Có thể thấy, bất chấp tác động ngắn hạn của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 5% vào năm 2020. Mặc dù con số này đã giảm so với tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”.

    Ông Nicolas Audier cho rằng, EVFTA sẽ đóng một phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ được minh chứng theo thời gian bởi một số dòng thuế sẽ được loại bỏ ngay khi thỏa thuận có hiệu lực, nhưng cũng có những dòng thuế lại được loại bỏ dần dần trong khoảng thời gian kéo dài 10 năm. Do đó, tác động của EVFTA đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nên được đo lường ít nhất trong một thập kỷ chứ không phải vài ngày.

    Dù vậy, ông Nicolas Audier cho biết, các học giả châu Âu vẫn dự đoán rằng, EVFTA có thể góp thêm 7-8% vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tăng tiền lương của người lao động và tăng thu nhập hộ gia đình trong thời gian thực hiện thỏa thuận.

    Vươn lên trong thách thức

    Theo ông Nicolas Audier, đối với doanh nghiệp châu Âu, Việt Nam là một quốc gia phát triển nhanh với thu nhập khả dụng tăng cao, tầng lớp tiêu dùng trung lưu lớn và đang phát triển. Vì vậy, quốc gia Đông Nam Á này là điểm đến lý tưởng để các doanh nghiệp châu Âu khai thác nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa chất lượng cao và dịch vụ sáng tạo. Ví dụ, việc giảm thuế đối với các sản phẩm châu Âu như ô tô, dược phẩm, rượu vang và rượu mạnh sẽ giúp cho hàng hóa của EU cạnh tranh hơn trên thị trường.

    Bên cạnh thương mại hàng hóa, EVFTA cũng mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp EU trong ngành dịch vụ. Việt Nam đã sẵn sàng mở cửa cho những lĩnh vực như giáo dục đại học, dịch vụ tài chính, viễn thông và các doanh nghiệp châu Âu cũng sẵn sàng “mạnh tay” đầu tư vào những lĩnh vực này.

    [​IMG]

    EVFTA mang đến những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. (Nguồn: TN)

    Chủ tịch Nicolas Audier cho hay, EVFTA không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. EU và Việt Nam cũng đã đàm phán Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), Hiệp định này sẽ giúp các nhà đầu tư châu Âu tự tin hơn khi đầu tư tại Việt Nam. EVIPA sẽ mất nhiều thời gian hơn để có hiệu lực bởi Hiệp định này cũng yêu cầu phê chuẩn ở từng quốc gia thành viên EU, song, EVIPA cũng là cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp châu Âu.

    Do đó, không thể phủ nhận rằng, EVFTA mang đến những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn 70% thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được loại bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực và nâng lên 99% thuế quan trong vòng bảy năm tiếp theo. Các sản phẩm của Việt Nam như hải sản, nông sản, dệt may, giày dép, đồ nội thất và đồ da sẽ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường EU. Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cho EU và đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

    Tuy nhiên, song hành với cơ hội cũng là những thách thức. Để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo thực hiện suôn sẻ và thành công thỏa thuận lịch sử này. Điều này đòi hỏi tất cả những đối tượng liên quan đến EVFTA như Chính phủ, chính quyền địa phương, cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế, phải hợp tác để nâng cao nhận thức về EVFTA và các điều khoản của Hiệp định.

    “Thách thức tiếp theo dành cho doanh nghiệp bao gồm cải cách khung pháp lý của Việt Nam để phù hợp với các quy định của EVFTA, đảm bảo hàng hóa Việt Nam có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao của thị trường châu Âu. Song, bất kể nhiều thử thách đang chờ ở phía trước, tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ vươn lên bởi quốc gia này đã từng vượt qua rất nhiều khó khăn trong quá khứ” Chủ tịch EuroCham khẳng định.

    Hiệp định EVFTA và IPA: Những mốc thời gian chính

    10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

    6/2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

    12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

    6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật.

    9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:

    - Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vh này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

    - Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

    6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

    8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

    17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.

    25/6/2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.

    30/6/2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA.

    21/1/2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.

    12/2/2020: Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA và IPA.

    30/3/2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA.
    totdototden thích bài này.
    totdototden đã loan bài này
  10. totdototden

    totdototden Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    8.914
    Bổ sung
    8/6/2020 Quốc hội VN bấm nút thông qua, chính thức EVFTA đi vào thực tế.
    https://www.moit.gov.vn/web/guest/t...co-hoi-thuc-thi-hieu-qua-evfta--19538-15.html
    Thuế xuất khẩu thủy sản vào EU được ưu đãi đầu tiên
    executive, dangminh2007dongtay79 thích bài này.

Chia sẻ trang này