Các chú mua quyền mua cp BV Bình Dân hôm nay đã mang giấy đi nhóm lò

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 21/06/2007.

147 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 03:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1897 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. xauthatday

    xauthatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi nhanh chóng đặt ra ngay trong cuộc họp hôm qua 21.6: Những người đã mua "quyền mua" này sẽ như thế nào? "Mạ chưa gieo thì làm sao có lúa. Anh đồng ý đi mua một sản phẩm chưa có thì phải tự chịu" - Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài nói. Ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt chi nhánh TP.HCM cũng cho rằng, quyền mua chỉ thực hiện được khi đơn vị phát hành CP. Khi BV không thực hiện CPH nữa thì người mua phải tự chịu, đây chính là rủi ro mà những người mua quyền hay mua năm công tác phải tính đến trước. Những nhà đầu tư đang "ôm" quyền mua với những "hợp đồng giấy tay" chắc chắn đang nuốt "trái đắng". Đây là một ví dụ hiển nhiên cho những rủi ro đã được cảnh báo trước.
  2. satthuusa

    satthuusa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    chú nào cần hồi lại tiền và chịu mất 40% thì liên lạc với anh nhé.
  3. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    "Câu chuyện" cổ phần hóa bệnh viện về đâu?
    00:02:00, 18/07/2007


    Có nhiều phương thức xã hội hóa lĩnh vực y tế, không riêng gì CPH - Ảnh: Thanh Tùng
    Việc UBND TP.HCM quyết định tạm ngưng tiến hành cổ phần hóa (CPH) Bệnh viện (BV) Bình Dân không chỉ khiến nhiều người mua bán cổ phiếu của BV này "méo" mặt, mà còn kéo theo hàng loạt dự án CPH những BV khác cũng đành gác lại...

    Bình Dân là BV công lập đầu tiên của ngành y tế TP.HCM và cũng là đơn vị y tế công lập đầu tiên trên cả nước được chọn làm cơ sở đi tiên phong trong việc CPH ở lĩnh vực khám chữa bệnh. Thí điểm CPH BV Bình Dân là để tiến tới thực hiện CPH một loạt các BV khác nữa tại TP.HCM, trong đó có cả những BV chuyên khoa đầu ngành, và BV đa khoa lớn.

    Thế nhưng, việc tiến hành CPH BV Bình Dân đã gặp phải quá nhiều "sóng gió", khiến dự án mới mở đầu đã vội kết thúc! Có rất nhiều cuộc họp, hội thảo, tọa đàm được tổ chức để nói về việc CPH BV Bình Dân, và trong những cuộc họp đó, đã có rất nhiều ý kiến phản bác kịch liệt chuyện CPH BV nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng "không nên đem bán BV công - nơi được gọi là "nhà thương" - cho những nhà kinh doanh".

    Do có quá nhiều "lời ra, tiếng vào", chuyện CPH BV Bình Dân được tạm... ngưng. Và hiện nay, BV Bình Dân đang tìm hướng đi khác để giải quyết bài toán về nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị.

    Việc CPH BV Bình Dân bị ngưng không chỉ khiến nhiều người mua bán cổ phiếu BV này dở khóc, dở cười, mà còn khiến cho một số BV công lập khác tại TP.HCM đã và đang lên kế hoạch CPH cũng đã tạm thời gác lại hết! Được biết, trước đó, theo kế hoạch dự định, sau khi tiến hành CPH Bình Dân xong, thì sẽ CPH đến BV Mắt (CPH một phần của BV Mắt), kế nữa là BV Phụ sản Hùng Vương, BV Nhân dân Gia Định, BV Nhân dân 115... Sau khi BV Bình Dân ngưng không tiến hành CPH, Giám đốc BV Hùng Vương, tiến sĩ Vũ Thị Nhung nói: "CPuận phản ánh. Hiện BV Hùng Vương cũng tạm thời ngưng lại chuyện CPH, đi tìm nguồn vốn qua những hình thức khác để đầu tư xây dựng một khu khám chữa bệnh mới (cũng trong khuôn BV) để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, vì khu mới xây dựng xong cách nay mấy năm, nay không đáp ứng đủ".

    Một BV khác cũng nằm trong kế hoạch CPH là BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM). Bác sĩ Đỗ Hoàng Giao - Giám đốc BV cho biết: "Chúng tôi đã đăng ký CPH BV với Sở Y tế, và dự kiến khoảng năm 2009 sẽ tiến hành. Giờ chuyện CPH ở BV Bình Dân ngưng lại, nên có lẽ chúng tôi thôi, không tiến hành CPH nữa, mà đang chờ đợi ý kiến từ phía Sở Y tế...".

    Còn bác sĩ Trần Thị Phương Thu - Giám đốc BV Mắt - đơn vị dự kiến CPH tiếp theo sau BV Bình Dân cũng cho biết đang chờ đợi ý kiến từ cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, BV Mắt có đặc điểm riêng là chỉ tiến hành CPH một phần là khoa Bán công kỹ thuật cao. Tương tự, BV Nhân dân 115 cũng tạm thời ngưng lại chuyện CPH. Theo chúng tôi biết được, sau khi có thông tin ngưng CPH BV Bình Dân, một BV ở TP.HCM (nơi dự định làm CPH) đã tổ chức một cuộc họp với CB-CNV, và quyết định thôi không CPH nữa, đồng thời bàn cách tìm nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Mô hình CB-CNV cùng góp vốn để mua một số máy móc cần thiết cũng đã được đem ra bàn luận. Tuy nhiên, khi biết, sau một thời gian sử dụng, máy móc được mua theo hình thức đó sẽ thuộc về Nhà nước, thì CB-CNV BV này đã "xìu" xuống, không muốn tham gia nữa!

    Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên về "hậu" CPH BV Bình Dân, Giám đốc Sở Y tế - bác sĩ Nguyễn Thế Dũng nói: "Khoảng năm 2004, để có nguồn vốn đầu tư phát triển, BV Bình Dân xin làm mô hình bán công, tuy nhiên các nhà đầu tư không mặn với mô hình này, nên Bình Dân đã chuyển qua xin tiến hành CPH, sau đó Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận. Tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều ý kiến khác nhau về CPH BV Bình Dân, nên việc tiến hành CPH BV này tạm thời ngưng lại.

    Trước tình hình dư luận có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh chuyện CPH BV như thế, nên hiện tại các BV khác có dự định tiến hành CPH cũng tạm thời dừng lại, cân nhắc thêm về vấn đề này, chứ không phải thoái lui. Lãnh đạo các BV này đang suy nghĩ, tính toán lại việc lựa chọn mô hình đầu tư phát triển cho phù hợp với BV mình, nhằm phục vụ tốt cho người bệnh...".

    Những mô hình phát triển mà ngành y tế thành phố nhắm tới, theo bác sĩ Nguyễn Thế Dũng là gồm 3 mô hình chính đó là: mô hình công ty TNHH Nhà nước một thành viên phi lợi nhuận; mô hình ngoài công lập (tư nhân); và mô hình phối hợp giữa công lập và ngoài công lập (CPH là một loại hình nằm trong mô hình này). Trong đó, mô hình công ty TNHH Nhà nước một thành viên phi lợi nhuận là mô hình theo ông Dũng được một số nước, nhất là Singapore áp dụng thành công nhất.

    Cái khó khăn của hầu hết các BV công lâu nay, theo ông Nguyễn Thế Dũng đó là nguồn tài chính để phát triển. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc xã hội hóa ở lĩnh vực khám chữa bệnh, không nhất thiết chỉ là phương thức CPH, mà còn có thể kêu gọi đầu tư vào BV bằng nhiều hình thức khác.

    Thanh Tùng

Chia sẻ trang này