Các điều kiện hạ tầng để phát triẻn kinh tế ở VN đã quá tải -Giờ chơi chứng khoán xác định chỉ như c

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 01/11/2007.

3714 người đang online, trong đó có 1485 thành viên. 11:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 429 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Các điều kiện hạ tầng để phát triẻn kinh tế ở VN đã quá tải -Giờ chơi chứng khoán xác định chỉ như cờ b

    Băn khoăn của nhà đầu tư ?otỉ đô??


    Tiến sĩ Adam McCarty (giữa), chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty tư vấn Mekong Economics, trao đổi với các đại biểu trong giờ giải lao - ngay sau phần nói chuyện của mình - Ảnh: T.T.D

    TT - Lần đầu tiên, tại một hội nghị về đầu tư nước ngoài gián tiếp, lãnh đạo các quĩ đầu tư nước ngoài đã thẳng thắn đặt ra những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường đầu tư và cách thức quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

    Đây là một điểm khác lạ của Hội nghị Funds World VN 2007 khai mạc ngày 31-10 tại TP.HCM.

    Kẹt xe, cơ sở hạ tầng quá tải, lạm phát, tỉ giá, bất động sản "đội giá?... là những vấn đề chính được các quĩ đầu tư đem ra thảo luận tại hội nghị do Công ty truyền thông Terrapinn (Singapore) tổ chức.

    Hạ tầng hết chịu nổi!

    Tiến sĩ Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty tư vấn kinh tế Mekong Economics, cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước...của VN đang được khai thác trên công suất và trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế.

    Ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - đầu tư), thừa nhận kẹt xe là một vấn nạn đang ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, vì vậy đang được Chính phủ ưu tiên giải quyết.

    Đừng khư khư giữ lạm phát

    Về lạm phát, các đại biểu cho rằng VN đang quan tâm "thái quá? đối với lạm phát trong khi đây chỉ là một phần của quá trình tăng trưởng. "Tôi ngạc nhiên khi VN đặt mục tiêu lạm phát phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Vì sao phải đặt ra mục tiêu này? VN đang kiểm soát chặt chẽ lãi suất, tỉ giá nhưng chủ yếu là để giải quyết lạm phát. Tôi cho rằng Chính phủ không nên đặt ra chỉ tiêu và cố gắng đạt được với bất kể giá nào. Cứ xem như lạm phát là một dự báo mà dự báo thì có thể sai, không nên cố kìm giữ nó. Chính phủ chỉ cần chú trọng một trong các chỉ tiêu chính, còn lại hãy để thị trường lo liệu" - ông McCarty phân tích.

    Các đại biểu tham dự cũng đã bàn luận về việc thị trường bất động sản VN "đội giá? khiến bất cứ sự so sánh nào với giá trong quá khứ cũng như với các nước khác đều khập khiễng. Theo họ, năm 2006 đã có 4,8 tỉ USD kiều hối đổ về VN. Tuy nhiên, lượng tiền khổng lồ này đã không được Chính phủ quan tâm "chăm sóc" để đưa vào phục vụ phát triển kinh tế mà để chạy tự do khiến nhiều người đem tiền đi đầu cơ đất đai, hậu quả là giá nhà đất tăng vùn vụt.

    Có kiểm soát vốn ngoại?

    Tại hội nghị, trước câu hỏi đã có bao nhiêu vốn ngoại được đổ vào VN, đại diện Bộ Kế hoạch - đầu tư và Ủy ban Chứng khoán nhà nước đều không đưa ra câu trả lời. Câu hỏi có bao nhiêu vốn ngoại đang chờ sẵn để đón đầu các đợt chào bán cổ phần lớn sắp tới cũng không nhận được phản hồi. Lãnh đạo các quĩ đầu tư đành trao đổi với nhau và thống nhất rằng chừng 4-5 tỉ USD đang chờ đợi để giải ngân.

    Tuy nhiên, ông Alex Hambly, giám đốc điều hành Quĩ Prudential VN, cảnh báo rằng lượng vốn này có thể tạo nên dấu hiệu "bong bóng" cho nền kinh tế. VN đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với "hot money", là loại tiền chuyển rất nhanh từ người này sang người khác, từ thị trường ngày sang thị trường khác. "Tôi nói là bong bóng vì tiền đổ vào nhanh thì có thể rút ra cũng nhanh, việc xuất hiện các công ty đầu tư theo chiến lược "đánh nhanh rút gọn" là không thể ngăn cản được" - ông Hambly nói.

    Trước tình hình này, đại diện các quĩ đầu tư băn khoăn xu hướng sắp tới VN sẽ quản lý và kiểm soát vốn ngoại như thế nào. Ông Nguyễn Thanh Long, phó ban quản lý kinh doanh chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho biết VN chưa hoạch định bất kỳ qui định nào mang tính hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp mặc dù dòng vốn này tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

    "Chúng tôi cho rằng dòng vốn này chỉ có thể được điều tiết bằng chính thị trường chứ không phải bằng các quyết định hành chính. VN luôn tìm cách ứng xử hợp lý nhất trên cơ sở rút kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực khi muốn hạn chế dòng vốn này. Bộ Tài chính dự kiến trình Thủ tướng nghị định qui định thể chế hóa hoạt động của cơ quan nhà nước khi nhận thấy có dấu hiệu rủi ro, nhưng mục đích là tập trung vào phòng ngừa nhiều hơn là điều chỉnh" - ông Long nhấn mạnh.

    NHƯ HẰN
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Em mà làm quản lý quỹ vài chục triệu USD thời điểm 11-2007 thì em cũng deck làm ăn lâu dài ở VN , nhảy vào kiếm 1 mớ rồi chuồn chuồn .Còn có vẹo gì để công ty sinh ra lợi nhuận cao khi mà giá đất cao gần nhất thế giới trong khi VN vẫn trong tốp những nước nghèo nhất, điện nước thiếu trầm trọng, đường xá tắc nghẽn, nhân lực thiếu và yếu kém , thủ tục nhiêu khê, tham nhũng tràn lan..........



    Được kekhatgai sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 01/11/2007
  3. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Thứ Bảy, 10/11/2007, 07:33

    Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế Nhật - Việt, ông Motoyuki Oka:

    Thách thức lớn nhất của VN hiện nay là cơ sở hạ tầng

    Cơ sở hạ tầng yếu kém có thể sẽ trở thành "nút thắt cổ chai" cản trở sự phát triển kinh tế của VN, ông Oka cho hay tại cuộc họp báo về kết quả thực hiện Sáng kiến chung Việt-Nhật giai đoạn 2 ngày 9.11. Theo ông Oka, đây là nhận định chung của rất nhiều doanh nghiệp NB. Họ cho rằng, nếu cơ sở hạ tầng tại VN không được sớm nâng cấp, hoàn thiện kịp thời, nó sẽ trở thành vật cản đối với sự phát triển kinh tế của VN.

    Về kết quả thực hiện Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn 2, ông Oka cho rằng, môi trường đầu tư tại VN đã được cải thiện nhanh chóng, với đầu tư từ NB vào VN đạt 1,3 tỉ USD năm 2006, tăng 40% so với năm trước.

    Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, trong giai đoạn 2 của Sáng kiến chung Nhật-Việt, chỉ có 2 điểm chưa được hai bên thống nhất là nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng và vấn đề danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện. Bộ trưởng cho biết, giai đoạn 3 của sáng kiến sẽ tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện môi trường đầu tư của VN.

    Liên quan đến 3 dự án lớn mà VN kỳ vọng thực hiện với sự giúp đỡ của NB, Đại sứ Nhật Norio Hattori cho hay, tuyến ưu tiên đầu tiên từ TP.Hồ Chí Minh đi Dầu Giây (trong khuôn khổ Dự án xây đường cao tốc Bắc-Nam) chuẩn bị được xây dựng với vốn ODA của năm tài khoá này kết hợp với vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

    Dự án xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam hiện đang chờ báo cáo nghiên cứu khảo sát của JICA. Chính phủ Nhật đã thành lập cơ chế để hỗ trợ dự án này.

    Một nhóm nghiên cứu với sự tham gia của 4 doanh nghiệp Nhật đã được thành lập. Tổ công tác cho dự án này cũng được xây dựng với sự tham gia của một số nghị sĩ NB.

    Hiện, một số doanh nghiệp tư nhân NB đang xem xét đầu tư vào dự án Khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc. "Tôi hy vọng sẽ đạt được kết quả nào đó đối với dự án này trong chuyến thăm NB của ************* ***************** vào ngày 25.11 tới" - ông nói.



    Hà Nội sẽ có nhà máy chế tạo máy bay

    Tại cuộc gặp với Thủ tướng *************** hôm 9.11, ông Motoyuki Oka - Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế Nhật - Việt thuộc Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Nippon Keidanren) đề nghị VN ủng hộ các dự án đầu tư của Nhật Bản, trong đó có dự án của Tập đoàn Mitsubishi: Xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng máy bay cỡ nhỏ tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội. Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch của Tập đoàn Mitsubishi, nhằm đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo máy bay dân dụng cỡ nhỏ tại VN (khoảng 80-90 chỗ)...

    Thủ tướng *************** khẳng định, VN sẽ tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản, triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại VN. TR.M (Theo TTXVN)

  4. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Giá ăn uống, sinh hoạt tăng như bão lũ như thế này thì tăng trưởng kinh tế 9% năm phỏng có ích gì ??????






    "Cơn lốc" giá hoành hành trên bàn ăn
    Thứ ba, 13/11/2007, 07:35 GMT+7
    Giá lương thực, thực phẩm (gạo, thịt heo, gà...) vẫn trong "nhịp bước đều" và khả năng "cuộc diễu hành" của giá sẽ còn tiếp tục.

    >> Giảm thuế để giảm giá
    >> Giá giảm không như mong đợi
    >> Bất lực với giá cả

    Ngày 12-11, giá heo hơi tại các chợ đầu mối TP.HCM tiếp tục tăng thêm, đạt 33.000 đồng/kg, giá heo mảnh đạt ngưỡng 41.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với một tháng trước đây!

    Giá tăng từng ngày

    "Giá heo tăng lên từng ngày và đang ở mức quá cao, ngay cả thương lái cũng không dám lấy hàng nhiều do lo ngại sẽ bị đọng hàng..." - ông T., một thương lái cung cấp heo cho các đầu mối tại chợ Phạm Văn Hai, than thở. Theo ông T., với giá heo tăng vọt trong thời gian qua, hầu hết lái heo đều gặp khó khăn do phải đổ ra một số vốn ban đầu khá lớn, gần gấp rưỡi so với trước đây mới có được lượng hàng như trước.


    Mua bán thịt heo ở chợ đầu mối thịt heo Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình, TP.HCM - (Ảnh:N.C.T)



    Ông Nguyễn Xuân Trang, trưởng ban quản lý chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) - chợ đầu mối thịt heo lớn nhất TP.HCM, cũng lo lắng cho biết lượng heo về chợ đã giảm mạnh trong thời gian gần đây, còn khoảng 2.500 con/ngày, thậm chí nhiều hôm chỉ có 2.000 con/ngày, trong khi trước đây lên tới 3.000-3.200 con/ngày. "Nguồn cung thịt heo đang rất khan hiếm. Thịt heo cung cấp cho thị trường TP.HCM chủ yếu đến từ các trang trại lớn ở Đồng Nai và Bình Dương, nhưng dạo gần đây số lượng cứ giảm dần..." - ông Trang nói.

    Và sẽ còn tăng

    "Chưa bao giờ heo mua vào mỗi ngày một giá, nhưng nguồn hàng vẫn cứ khan hiếm" - ông Bùi Duy Đức, tổng giám đốc Công ty Vissan, nói. Theo ông Đức, cách nay hơn một tháng, giá heo hơi bán ra tại các trại còn đứng ở mức 20.000-22.000 đồng/kg, nhưng hiện nay đã lên tới 29.500 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi bán ra với giá hơn 30.000 đồng/kg heo hơi - mức cao nhất trong lịch sử ngành chăn nuôi heo.

    Ông Đức cho rằng một lượng heo được các đầu mối đưa sang tiêu thụ tại Campuchia và Trung Quốc càng khiến nguồn cung thêm căng thẳng. Do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh cách nay không lâu, Trung Quốc cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng loại thực phẩm này. Ngoài ra, nhiều công ty cũng đang bắt đầu trữ hàng cho các dịp lễ tết nên giá cả càng bị đẩy lên. "Người tiêu dùng sẽ không thiếu thịt heo trong các dịp lễ tết nhưng chắc chắn giá cả sẽ còn tăng nữa" - ông Đức nói.

    Ông Phạm Văn Minh - giám đốc Công ty Phú An Sinh - dự báo giá gia cầm vẫn chưa dừng lại, dù đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Theo ông Minh, thịt gà đông lạnh đang được các đơn vị nhập về với khối lượng lớn, giá mềm hơn nhưng chỉ giải quyết trong ngắn hạn. Hơn nữa, người tiêu dùng VN không có thói quen sử dụng gà đông lạnh, nhất là trong dịp tết.

    Một số nhà kinh doanh sản phẩm gia cầm khẳng định giá gà tại thị trường nội địa bị đẩy lên cao đến mức vô lý. Loại gà nguyên con (bỏ đầu cánh) nhập khẩu từ Brazil về đến VN hiện chỉ 30.000-32.000 đồng/kg (đã tính thuế và các chi phí), trong khi loại gà trắng công nghiệp ở trong nước được bán giá gấp rưỡi.

    Theo ông Minh, thực tế giá thành chăn nuôi của những đơn vị vừa sản xuất con giống vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 16.000 đồng/kg gà lông, bằng một nửa so với giá bán hiện nay.

    Sợ... đi chợ

    Tại các điểm bán lẻ, giá thịt heo ra thường đội thêm 6.000-10.000 đồng/kg so với giá sỉ, khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. Nhiều bà nội trợ cho rằng chẳng có loại thực phẩm nào có thể thay thế thịt heo, ngay cả thịt gà có thay thế được dăm bữa thì giá cả cũng đang đứng ở mức cao.

    Chị Như - một nội trợ ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - cho biết giá gà bán ra tại các siêu thị hiện lên tới 44.000 -46.000 đồng/kg (gà công nghiệp) và hơn 50.000 -52.000 đồng/kg (gà thả vườn). "Chưa bao giờ giá thịt gà lại đứng ở mức cao chót vót như hiện nay. Nhưng... bỏ thịt gà cũng chẳng biết ăn thứ gì vì thịt heo cũng đang tăng..." - chị Như than thở.


    Theo Đình Phúc - Như Bình

Chia sẻ trang này