CÁC TIÊU CHUẨN QUAN TRỌNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ztran, 03/10/2018.

3656 người đang online, trong đó có 379 thành viên. 11:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7205 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Nuôi trồng thủy sản VN đóng góp hàng năm rất lớn ngoại tệ cho đất nước!Tuy nhiên số lượng công ty hay hộ dân áp dụng các tiêu chuẩn để hướng tới 1 nền sản xuất sạch ,bền vững ,mạnh thì còn quá ít!
    Việc áp dụng các tiêu chuẩn là tốn kém ,tuy nhiên theo thời gian thì nhu cầu thị trường đều đòi hỏi bắt buộc phải có!
    Hiện có tt Mỹ Châu Âu ,Nhật đòi hỏi các chứng nhận rất khắt khe
    Nhưng ở TT TQ thì còn chưa hoặc chưa tầm nên doanh nghiệp còn có thể có ln !Nhưng theo thời gian thì dân TQ họ cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe hơn,đáp ứng nhu cầu an toàn sức khỏe của dân họ !
    Ở VN có 1 số doanh nghiệp tiên phong từ lâu ,nhưng có những doanh nghiệp vẫn còn sản xuất theo phương thức cũ !
    Tại sao có 1 số doanh nghiệp vẫn tồn tại bền vững và có thị phần cao được đứng trên thị trường thì chúng ta tìm hiểu xem các tiêu chuẩn này là gì ?

    I> TIÊU CHUẨN HACCP
    [​IMG]
    HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008.

    Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, thì tiêu chuẩn chất lượng HACCP chính là thước đo đầu tiên, bởi phải đạt tiêu chuẩn này thì mới được cấp Code xuất khẩu vào các thị trường.

    HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm.

    HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.

    HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

    Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia của toàn ban lãnh đạo và lực lượng lao động. Nó cũng đòi hỏi một cố gắng đa ngành, mà cố gắng này có thể bao gồm: sự hiểu biết kỹ về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh vật học, y học, sức khoẻ cộng đồng, công nghệ thực phẩm, sức khoẻ môi trường, hoá học và kỹ thuật, tuỳ theo những nghiên cứu cụ thể. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên.

    Tuy HACCP được áp dụng cho an toàn thực phẩm, khái niệm này cũng có thể áp dụng đối với các lĩnh vực khác của chất lượng thực phẩm

    Với HACCP, phải tuân thủ 7 nguyên tắc:
    1- Phân tích chất nguy hại;
    2- Nhận diện điểm kiểm soát tới hạn;
    3- Thiết lập biện pháp ngăn ngừa với các giới hạn cho các điểm kiểm soát;
    4- Thiết lập các quy trình giám sát điểm kiểm soát tới hạn;
    5- Thiết lập các hành động khắc phục để áp dụng khi việc giám sát cho thấy một điểm giới hạn không được thỏa mãn;
    6- Thiết lập các quy trình nhằm xác minh hệ thống đang vận hành phù hợp;
    7- Thiết lập hồ sơ có hiệu lực lưu giữ tài liệu về hệ thống HACCP

    Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:
    • Thành lập nhóm HACCP;
    • Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);
    • Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;
    • Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;
    • Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.
    Việc nhận diện mối nguy dựa trên kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết về thực trạng điều kiện sản xuất của mỗi nhà máy.

    Dựa trên phần lớn tiêu chuẩn này là cơ sở cho FSIS yêu cầu thực hành điều kiện tương đương
    Last edited: 03/10/2018
    Qn0510bambo08 thích bài này.
  2. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    II>.TIÊU CHUẨN ASC :

    ASC là gì ?
    [​IMG]ASC là một tổ chức toàn cầu làm việc với các nhà nuôi trồng thủy sản, nhà chế biến thuỷ sản, các công ty bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, các nhà khoa học, các nhóm bảo tồn và công chúng để khuyến khích sự lựa chọn thuỷ sản tốt nhất về môi trường và xã hội. Chương trình chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản và dán nhãn thuỷ sản của ASC sẽ "công nhận và tán thưởng việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm".ASC là viết tắt của Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2009 bởi WWF và IDH (Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. Các tiêu chuẩn của Đối Thoại Nuôi Cá Tra/Ba sa đã được hoàn thành vào tháng 8 năm 2010. ASC đã đi vào hoạt động vào giữa năm 2011.Các sản phẩm thủy sản được gán nhãn tiêu chuẩn chất lượng được hiểu như một logo đáng tin cậy do ASC giới thiệu cho các nhà bán lẻ, công ty dịch vụ thực phẩm và người tiêu dùng dựa vào đó để củng cố niềm tin rằng các sản phẩm mang nhãn này có thể tin cậy được để mang đến những lợi ích xã hội và môi trường thực sự.Tiêu chuẩn ASC xây dựng không thay thế cho tiêu chuẩn của GLOBALGAP vốn được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hướng tới nhưng là một sự củng cố cho GLOBALGAP về những vấn đề môi trường và xã hội.

    Tiêu chuẩn ASC bao gồm các nguyên tắc sau:
    1. Tuân thủ pháp luật (tuân thủ pháp luật, quyền hợp pháp ở tại đó).
    2. Bảo tồn môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.
    3. Bảo tồn nguồn tài nguyên nước.
    4. Bảo tồn sự đa dạng của các loài và quần thể hoang dã (ví dụ: ngăn ngừa xổng thoát có thể gây nguy hiểm cho cá hoang dã).
    5. Sử dụng có trách nhiệm về thức ăn chăn nuôi và các nguồn tài nguyên khác.
    6. Sức khỏe động vật (không sử dụng kháng sinh và hóa chất không cần thiết).
    7. Trách nhiệm xã hội (ví dụ: không có lao động trẻ em, sức khỏe và an toàn của người lao động, tự do hội họp, quan hệ cộng đồng).
    Lợi ích của ASC?

    Sự tin cậy: tiêu chuẩn ASC được xây dựng theo hướng dẫn Liên Minh Quốc Tế về Công Nhận và Dán Nhãn Môi Trường và Xã Hội (ISEAL).Hiệu quả: giảm thiểu các tác động đến môi trường và xã hội của nuôi trồng thủy sản thương mại. Giá trị gia tăng: liên kết trại nuôi với thị trường bằng cách khuyến khích các thực hành có trách nhiệm thông qua nhãn tiêu dùng ASC.

    LỢI ÍCH CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN ASC :


    Tiêu thụ cá ngày càng tăng khi nhu cầu thực phẩm giàu protein tăng lên. Thực tế cho thấy rằng việc ăn cá nói chung là khỏe mạnh hơn và giá cả phải chăng hơn - và được cho là tốt hơn đối với môi trường - so với tiêu thụ thịt. Ngày nay, người tiêu dùng yêu cầu nuôi trồng thủy sản phải có trách nhiệm. ASC tập trung vào khía cạnh môi trường và xã hội.

    1. Lợi ích đối với chủ sở hữu giấy chứng nhận ASC bao gồm việc duy trì vị thế thị trường hiện tại và tiềm năng khai thác những thị trường mới.
    2. Lợi ích đối với những người phụ thuộc vào nuôi cá bao gồm việc thúc đẩy quản lý trại nuôi cá có trách nhiệm và đóng góp vào sinh kế của cộng đồng.
    3. Lợi ích đối với người tiêu dùng bao gồm làm cho việc lựa chọn có ý thức và trách nhiệm trở nên dễ dàng hơn.
    Qn0510bambo08 thích bài này.
    ztran đã loan bài này
  3. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    III>TIÊU CHUẨN BAP
    [​IMG]
    GAA (Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu) được thành lập vào năm 1997 với 59 thành viên đến từ Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi (Madagascar) .Hiện tại, GAA đã có 1100 thành viên trên toàn cầu .Mô hình tài chính bền vững .GAA là một Hiệp hội Thương mại phi lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.
    BAP –Tiêu chuẩn thực hành Nuôi trồng Thủy sản tốt nhất thuộc sởhữu của GAA và được quản lý bởi bộ phận BAP của GAA. -Tiêu chuẩn chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản. -Chứng nhận bởi cơ quan chứng nhận độc lập. -Logo BAP trực tiếp đến với người tiêu dùng.

    Việc vươn tầm xuất khẩu ra các thị trường khó tính như EU, Mỹ đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các công ty phải mở rộng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng từ nhà máy đến vùng nuôi để phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ nghiêm ngặt quy định của từng thị trường riêng biệt. Đối với thị trường Mỹ, được xem là một thị trường khó tính và kiểm soát rất chặt chẽ theo quy trình khép kín từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về trách nhiệm với cộng đồng và môi trường xung quanh. Trong bối cảnh chất lượng hàng hóa ngày càng khó kiểm soát, lợi nhuận được xem như yếu tố hàng đầu, thì việc Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA – Global Aquaculture Alliance) xây dựng hệ tiêu chuẩn BAP (Best Aquaculture Practice) bảo vệ người tiêu dùng. Ban đầu họ chỉ yêu cầu chất lượng về vùng nuôi và nhà máy (BAP 2 sao). Tức là, trại nuôi, con tôm nuôi được kiểm soát theo tiêu chuẩn BAP áp dụng cho vùng nuôi, sản phẩm sau khi thu hoạch đưa vào nhà máy chế biến được kiểm soát theo tiêu chuẩn BAP áp dụng cho nhà máy. Theo thời gian, các yêu cầu khắt khe này đòi hỏi phải nâng cấp lên thành 3 sao, 4 sao.

    Tiêu chuẩn BAP 4 sao :
    1- Nhà máy/Processor;
    2- Vùng nuôi/Farm;
    3- Con giống/Hatchery;
    4- Thức ăn/Feed Mill–
    là chứng nhận cấp cao nhất của GAA. VHC là 1 trong 3 Công ty thủy sản đầu tiên của Việt Nam và cũng là 1 trong 12 Công ty đầu tiên trên thế giới đạt được chứng nhận BAP 4 sao. Các sản phẩm được chứng nhận sẽ được cấp nhãn “Chứng nhận Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất” in trên bao bì sản phẩm trên toàn cầu. Đây là một loại “Tem” – Giấy thông hành chất lượng uy tín ở Mỹ và châu Âu. Hiện nay, phần lớn hàng hóa mà Utxico xuất khẩu vào thị trường Mỹ đều qua hệ thống Walmart (Công ty lớn nhất thế giới – theo doanh số)

    Đạo đức xã hội :Quyền sở hữu tài sản và tuân thủ luật định Mối quan hệcộng đồng Mối quan hệ công nhân và an toàn lao động
    Môi trường :Chất lượng nước và bùn lắng Bảo toàn Bột cá và dầu cá Kiểm soát xổng thoát và sử dụng chất biến đổi gen -GMO .Tác động đến động vật ăn thịt và động vật hoang dã Lưu trữ và thải bỏ các vật tư nông trại

    An sinh động vật :Sực khỏe và an sinh. Qlý bệnh tật và an ninh sinh học

    An toàn thực phẩm: Kiểm soát dư lượng vàchất gây lây nhiễm Thu hoạch vàvận chuyển HACCP

    Truy xuất :Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ
    [​IMG]
    lỢI ÍCH CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN BAP :

    1. BAP là tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hàng đầu
    2. BAP là tiêu chuẩn nuôi trồng đầu tiên –Tiêu chuẩn Tôm: 2002
    3. Đã được kiểm tra – Được thực hiện trên thị trường hơn 10 năm
    4. Là bộ tiêu chuẩn duy nhất bao gồm toàn bộ chuỗi sản xuất BAP bao gồm tất cả những thành phần quan trọng chính của thị trường
    5. Hổ trợthị trường rộng lớn –4 trong số 6 nhàbán lẽ chính và 60% nhà nhập khẩu Vương quốc Anh. Hơn 2.5 tỷbảng Anh của sản phẩm được chứng nhận vàphát triển nhanh chóng
    6. Đáng tin cậy, được kiểm tra, minh bạch -Làm nên sự khác biệt trong cải tiến liên tục của nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm -Thiết thực và được phát triển để đáp ứng yêu cầu thay đổi.
    7. Tiêu chuẩn được phát triển bởi Ủy ban giám sát tiêu chuẩn (SOC) độc lập –4 tổchức phi chính phủ, 4 đại diện ngành công nghiệp, 4 học viện/ luật định/ chính sách –Độc lập, minh bạch , nhiều bên liên quan, cân bằnng
    8. Chương trình an toàn thực phẩm toàn cầu –Tiêu chuẩn nhà máy chế biến Thủy sản BAP được GFSI công nhận
    9. Các tiêu chuẩn được GFSI công nhận : Tiêu chuẩn BRC về An toàn thực phẩm .Tiêu chuẩn GAP Canada .FSSC 22000 về sản phẩm thực phẩm .Tiêu chuẩn chế biến thủy sản GAA .Global GAP .Tiêu chuẩn thịt đỏ toàn cầu (GRMS) .IFS Ver 5.0 .Primus GFS .Thực phẩm chất lượng an toàn
    10. Tiêu chuẩn Nông trại :Cam kết phùhợp với Hướng dẫn kỹthuật về nuôi trồng thủy sản của FAO .Chưa có tổ chức nào được xác định đểchuẩn hoá cho tiêu chuẩn nông trại nuôi trồng thủy sản
    11. GAA vượt trội và vận động nuôi trồng thủy sản .Đội ngũ marketing BAP - Vươn ra toàn cầu -Phát triển một cách tích cực tiêu chuẩn vàchứng nhận các cơ sở .Cơ sở đã được chứng nhận được -Liệt kê trên website BAP -Dễdàng được nhìn thấy .Chương trình đăng ký của người mua -Cũng trên trang chủcủa BAP .Logo sửdụng sẵn có–cho sản phẩm, nguyên vật liệu, quảng cáo. .Chương trình đào tạo và tính chuyên nghiệp
    12. Giấy chứng nhận giúp thông tin cho khách hàng về sản phẩm của bạn .Tăng thêm giátrị và sự khác biệt sản phẩm của bạn và những sản phẩm khác trên thị trường .Duy trì và tăng thị phần .Giúp người bán lẽ giảm nguy cơ bằng cách giải quyết các vấn đề đềcập trong tiêu chuẩn .Đánh giácủa bên thứ3 làm tăng thêm tín nhiệm và sự minh bạch.

    [​IMG]
    windy139, Qn0510, estoppel2 người khác thích bài này.
  4. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Mpc, vhc đạt chuẩn chưa nhỉ?!
    bambo08 thích bài này.
  5. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    IV.TIÊU CHUẨN Global G.A.P:
    [​IMG]
    GlobalG.A.P. (Global Partnership for Good Agricultural Practice) là tiêu chuẩn chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản... Tiền thân của GlobalG.A.P. là EurepG.A.P. ra mắt lần đầu vào năm 1997 do các nhà bán lẻ ở châu Âu sáng lập. Đến năm 2007, EurepG.A.P. chính thức đổi tên thành GlobalG.A.P. thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động nên GlobalG.A.P. thường được nhắc đến là tiêu chuẩn “4 trong 1”:
    - An toàn vệ sinh thực phẩm / HACCP (BRC, IFS, ISO 22000).
    - Các yếu tố môi trường - ISO 14001.
    - Trách nhiệm xã hội - SA 8000.
    - Chăm sóc và Quản lý sức khỏe cây trồng và vật nuôi.

    Tại sao cần có chứng nhận Global G.A.P.?

    Những áp lực mới từ phía người tiêu dùng, các nhà bán lẻ và luật pháp đặt ra những yêu cầu mới cho phía các nhà trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Đó là những yêu cầu về việc sử dụng những công nghệ sản xuất có thể làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường (đất và nước), giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ sức khỏe của người lao động, vật nuôi và các sinh vật biển.
    Khả năng đưa ra bằng chứng cam kết việc thực hành sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản tốt vì thế đã trở thành một yếu tố cần thiết để thâm nhập thị trường. Cho nên Global G.A.P. đang dần trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc do hầu hết khách hàng hiện nay (nhà bán lẻ, các thương nhân, nhà nhập khẩu) yêu cầu, vì việc có được chứng nhận này được coi như là một minh chứng cho việc sản phẩm của doanh nghiệp đã được sản xuất tuân theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt.

    Lợi ích của chứng nhận GlobalG.A.P:
    - Tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
    - Gia tăng hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh.
    - Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục.
    - Giảm các cuộc kiểm tra của bên thứ 2 đối với nông trại vì phần đông các nhà bán lẻ lớn chấp nhận chứng nhận này.
    - Giá xuất khẩu qua một số thị trường đối với những sản phẩm đã đạt chứng nhận GlobalG.A.P. có thể tăng lên hơn 20% so với sản phẩm chưa được cấp chứng nhận.
    --- Gộp bài viết, 03/10/2018, Bài cũ: 03/10/2018 ---

    VINH HOAN CORPORATION (VHC)

    Certifications: ASC, BAP 4 Stars, BRC,HALAL, BSCI, GlobalGap, IFS, ISO 14001:2004, ISO 9001:2000......
    Qn0510, bambo08gongrom thích bài này.
  6. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.965
    Chúc mừng nhà mới bác nhé!
  7. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    Cái này không phải nhà mới nha !Chỉ là lập 1 topic riêng để tiện copy paste thôi !
    bambo08 thích bài này.
  8. Qn0510

    Qn0510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2018
    Đã được thích:
    496
    Thanks bác, có thêm nơi để anh em học hỏi, mở rộng kiến thức, tầm nhìn :)
  9. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    a e VHC thì cứ trao đổi bên cái topic VHC nha!
    Còn cái này thì hướng tới a e đầu tư ( a e nào đầu cơ không cần quan tâm đâu nhé :D ) dòng thủy sản!Và chỉ 1 phần trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp
    Qn0510estock83 thích bài này.
  10. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292

Chia sẻ trang này