Cách định giá một cổ phiếu bằng phân tích cơ bản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haloha, 13/10/2016.

3274 người đang online, trong đó có 108 thành viên. 06:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3573 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. haloha

    haloha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Đã được thích:
    19
    Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá cổ phiếu. Ngoài ra, để đơn giản hoá vấn đề, tác giả sẽ lấy giá cao nhất trong các giá cổ phiếu tính theo các phương pháp trên làm giá trị thực của cổ phiếu được phân tích.

    Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
    Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là “tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác

    Do đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó.

    Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của doanh nghiệp.

    Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước thị trường chứng khoán phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp.

    Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì

    Ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như:

    Tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động;

    Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào công ty…

    Do đó, bài viết sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết. Công thức được điều chỉnh sẽ là:

    P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5

    Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp hệ số P/E
    Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ.

    Thông thường, để dự tính giá của một loại cổ phiếu, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường.

    Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ phiếu tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và thị trường chứng khoán chưa phát triển. Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường,

    Nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu của công ty sẽ tăng nhanh.

    Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty.

    Khi tất cả các cổ phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển.

    Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh
    Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó.

    Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Giá cổ phiếu của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:

    Giá cổ phiếu = (Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số cổ phiếu định phát hành

    Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá.

    Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua cổ phiếu thì tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả.

    Trong các doanh nghiệp cổ phần hoá ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có một loại tài sản mà ai cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được định giá thấp là giá trị quyền sử dụng đất.

    Quan sát cho thấy, việc quyền sử dụng đất trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được định giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải là hiện tượng cá biệt.

    Hơn thế nữa, trong nhiều doanh nghiệp, quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty.

    Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này và dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, bài viết sẽ tính những thiếu hụt trong quá trình định giá của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần bằng cách nhân tổng giá trị tài sản ròng của công ty lên 2 lần.

    Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên và chỉ sử dụng một cách máy móc những con số ghi trên trên báo cáo tài chính năm 1999 và 2000 được công bố của các công ty niêm yết, các bạn có thể tự tính toán được giá trị cổ phiếu của các công ty.

    Tuy nhiên, theo những tính toán nêu trên thì giá cổ phiếu vẫn chưa thể hiện được hoàn toàn về các giá trị thực của công ty mà nó phản ánh. Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn diện hơn, chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả tính toán nêu trên.

    Những yếu tố mà bạn cần phải tính đến khi phân tích và tính giá cổ phiếu của một công ty bao gồm:


    – Độ tin cậy của số liệu;

    – Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như tình hình thị trường và triển vọng của công ty (điều này sẽ ảnh hởng rất lớn đến thời hạn hoạt động cuả công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính DCF);

    – Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO
    tdduongz68 thích bài này.
  2. haloha

    haloha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Đã được thích:
    19
    Trong cả 3 phương pháp trên thì tất cả nó nằm ở nghệ thuật bốc thuốc và định lượng
    - Phương pháp 1: Là cốn cán cơ bản với nhà đầu tư dài hạn, lĩnh cổ tức. Họ là người xác định mua cổ phiếu và xuống mồ cùng cổ phiếu này.
    - Phương pháp 2: Là phương pháp các con giời trên F319 hay dùng để huyễn hoặc, hoặc để lùa gà. PE chỉ là giá trị thời điểm, rất nhiều con gà chết vì PE hay EPS gì đó.
    - Phương pháp 3: Là phương pháp kinh điển của L70 và VEFer. Dựa trên giá trị vốn hoá so sánh với tài sản. Phương pháp này sẽ phát huy công lực mạnh nhất khi có đủ tiền thâu tóm luôn doanh nghiệp và lái doanh nghiệp theo tính toán của mình, hoặc bán thanh lý doanh nghiệp đi thu về NAV > Chi phí bỏ ra là thành công
    z68 thích bài này.
  3. haloha

    haloha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Đã được thích:
    19
    Cổ phiếu nó có vẻ đẹp Lung linh, vẻ đẹp muôn đời của nó. L70 là người mà tôi phục nhất cách đầu tư chọn cổ phiếu. Hơn nhau ở vấn đề tầm nhìn và quản trị rủi ro.
    A. Tầm nhìn:
    L70 có thuyết thiên thời, biết thời thế của doanh nghiệp vận hành đang trong chu kỳ nào của sự phát triển trong hiện tại. Cái L70 nhìn ra thường là:
    - Giá đầu vào giảm, đầu ra tăng => Mút (Tiêu biểu BMC, TJC, NKG, HPG)
    - Có sản phẩm mới, được thị trường chào đón => Mút (DNP, DP3)
    - Có tài sản lớn ko bị ôi thiu, đang trong quá trình tăng giá, với lập lập tiền chạy vòng quanh đời người là kiếm được tiền => tích luỹ tài sản, xây nhà to để ở => Mút BĐS (L14, SD2)
    B. Quản trị rủi ro:
    Mua cổ phiếu ở những điểm không thể xấu hơn và giá không thể tốt hơn. Chán nản rồi. Thích thì tư mình làm giá tăng lên 20-30% lên cũng được, Lúc này khi doanh nghiệp ra BCTC tốt hơn thì giáp vàng đã có với lợi nhuận bét là 50% rồi.
    --- Gộp bài viết, 13/10/2016, Bài cũ: 13/10/2016 ---
    Rất nhiều người đã có được bi kíp đầu tư của L70. Tuy nhiên không phải ai vận dụng cũng được. L70 không đánh CK mà soi BCTC theo quý, đợi BCTC đẹp rồi múc. Mà phải vẽ ra chu kỳ, vẽ được BCTC của DN trong thời gian tới mà mua.
    Bi kip đầu tư của L70 là thanh kiếm báu, nhưng lại kén người dùng.

    Gửi mọi người tham khảo https://drive.google.com/open?id=0B4TEQKzW5jMcVG9Nd1ViVEt4Smc
    --- Gộp bài viết, 13/10/2016 ---
    Thành công của L70 kết tinh từ kinh nghiệm, sự hiểu biết thực tế của những cú ngã trả giá bằng cả gia tài, sự nghiệp. Kết hợp cùng tâm lý nắm bắt lòng người, sự chăm chỉ tìm hiểu chuyên sâu các lĩnh vực mà doanh nghiệp mình nghiên cứu. Nhìn được cái lạc quan trong bi quan, bi quan trong hưng phấn. Tuyệt đối không như 1 số thánh vuốt đuôi. Muốn biết thị trường đang ở đâu hãy áp dụng câu thần chú đếm thánh của L70. "Khi Thánh mọc lên càng nhiều thị trường sắp đứt"
    ChanThanh, z68nhadautugiatri25061990 thích bài này.
  4. nhadautugiatri25061990

    nhadautugiatri25061990 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    2.073
    Ngủ thôi bác,bác đang chống lại thiên thời,muộn rồi ko đi ngủ:drm1:drm1
  5. Artemia

    Artemia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    2.222
    :drm:drm
  6. tay_ho

    tay_ho Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2015
    Đã được thích:
    18.068
    7 rồ à
  7. Rebord

    Rebord Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/08/2016
    Đã được thích:
    701
    Thị trường hiện nay đang có rất nhiều THÁNH. Thế thì sắp đứt rồi à.

Chia sẻ trang này