CÁI CHẾT ĐỘT TỬ CỦA GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NN TPHCM- GIỚI TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP HCM MẤT ĐI MỘT SỰ ỦNG H

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoaitay1, 20/04/2007.

5459 người đang online, trong đó có 760 thành viên. 23:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 951 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
    CÁI CHẾT ĐỘT TỬ CỦA GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NN TPHCM- GIỚI TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP HCM MẤT ĐI MỘT SỰ ỦNG HỘ HỘI NHẬP L

    CẬP NHẬT: 20/04/2007 17:20:12 (GMT+7) BẢN ĐỂ IN

    Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM đột tử



    Ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM đột ngột qua đời sáng nay.

    Cán bộ ngân hàng phát hiện ông bất tỉnh trong phòng làm việc và đưa tới cấp cứu tại bệnh viện, song đã quá muộn.

    Thông tin trên được Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Khách xác nhận với báo giới chiều nay. Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM Vũ Huy Toản cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Minh. Lúc 8h30 sáng, một cán bộ văn thư vào phòng làm việc của giám đốc và phát hiện ông Minh đã bất tỉnh.

    Xác ông Minh đang được quàn tại Bệnh viện đa khoa cấp cứu Sài Gòn. Các Phó giám đốc và hàng chục cán bộ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM đều đang túc trực tại đây. Lãnh đạo một số ngân hàng cổ phần vừa biết tin cũng đã có mặt. Tất cả mọi người đều bàng hoàng trước thông tin nhà chỉ huy của ngành ngân hàng thành phố đã ra đi mãi mãi.

    Đang họp ở Hà Nội, song Tổng giám đốc Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Đặng Văn Thành cũng đã nhận được tin dữ. "Tôi rất bàng hoàng, và không biết nói gì về sự ra đi của anh Minh. Đây là tổn thất lớn với ngành ngân hàng thành phố", ông Thành xúc động nói.

    Với ông Thành, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM là một người lãnh đạo thấu cảm với hoạt động của các ngân hàng thương mại và rất uyển chuyển, thích nghi với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng từng thời kỳ. "Tôi rất ấn tượng với phong cách và phương pháp làm việc rất khoa học của anh. Anh chân tình lắng nghe ý kiến của cấp dưới và các ngân hàng thương mại, để có được những quyết định phù hợp với yêu cầu thực tế. Với các ngân hàng thương mại, anh rất gần gũi, chân tình và thường xuyên trao đổi để giúp chúng tôi tháo gỡ khó khăn khi cần thiết".

    Ông Nguyễn Văn Khách cho biết mọi chuyện quá đột ngột, Ngân hàng Nhà nước chưa có quyết định gì về việc cử người tạm điều hành công việc thay ông Minh.




    (Theo VnExpress




    Hay tin bác Minh mất, chợt nhớ ngay từ cuối năm 2005, trên Thời báo kinh tế Sài gòn(ra1/12/2005) ở cương vị Giám đốc NHNN TP HCM ông Minh đã có quan điểm rất thức thời trước những thách thức hội nhập của giới tài chính, ngân hàng Tp HCM.
    Dưới đây là nội dung bài báo đó.Mong mọi người cùng đọc như một nghĩa cử chia buồn cùng gia quyến ông Minh.




    Dịch vụ ngân hàng vào thời điểm bốn ?okhông?



    Ông Trần Ngọc Minh
    Tài chính - ngân hàng được xếp ở vị trí dẫn đầu trong chín nhóm dịch vụ có tính đột phá nhằm phát triển kinh tế TPHCM. Lộ trình nào, cách thức nào để biến dịch vụ ngân hàng thành lĩnh vực mũi nhọn của thành phố là điều ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM, muốn chuyển đến bạn đọc qua cuộc trả lời phỏng vấn với TBKTSG.

    TBKTSG: Thưa ông, phát triển dịch vụ ngân hàng đã được lãnh đạo TPHCM nhiều lần đề cập, nhưng dường như vẫn chưa có một lộ trình và những cột mốc cụ thể để thực hiện?

    - Ông Trần Ngọc Minh: Ngày 23-11 vừa qua, chúng tôi đã chính thức trình Ủy ban nhân dân TPHCM lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn sau khi điều chỉnh theo ý kiến đóng góp của các ban, ngành. Phát triển dịch vụ ngân hàng phải vừa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của kinh tế cả nước nói chung, thành phố nói riêng, đồng thời đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn, nâng cao sức cạnh tranh để hội nhập.

    TBKTSG: Giới chức ngân hàng thường xuyên nói đến việc cải thiện sức cạnh tranh, song liệu chúng ta đã xác định được sức cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam đang ở đâu để nâng cao?

    - Theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, các rào cản trung gian giữa các định chế tài chính của Mỹ và Việt Nam đang dần được dỡ bỏ. Đến năm 2010 có bốn ?okhông? mà các tổ chức tín dụng phải chú ý: không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng; không hạn chế tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng; không hạn chế tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng; không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ. Nếu chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm tới, có khả năng việc thực hiện những điều khoản ?okhông? này còn được đẩy lên sớm hơn, có thể là 2008 - 2009, thậm chí là năm 2007.

    Trong khi đó, cái nền chung của các ngân hàng trong nước hiện tại là quy mô, năng lực cạnh tranh và vốn của hầu hết các tổ chức tín dụng cổ phần còn nhỏ, thấp so với yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng công nghệ của các ngân hàng chưa đồng đều. Ngoài ra, một số ngân hàng ở thành phố khi phát triển dịch vụ, thì đường đi nước bước còn phải thích hợp với định hướng của hội sở chính tại Hà Nội.

    TBKTSG: Với nền tảng vốn, công nghệ, nhân lực đều thấp hơn ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước sẽ phát triển dịch vụ thế nào, thưa ông? Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu cho năm 2006?

    - Các ngân hàng hoàn thiện dịch vụ truyền thống (huy động vốn, cho vay; hỗ trợ đầu tư; thanh toán; kinh doanh ngoại tệ; ngân quỹ?) và ứng dụng các dịch vụ mới (tư vấn, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản?). Ở đây tôi nhấn mạnh đến những dịch vụ mới. Trong ba năm 2006 - 2008 dịch vụ giữ hộ và quản lý hộ tài sản; tham gia mua bán nợ; bao thanh toán; tư vấn; phái sinh? sẽ được áp dụng. Những loại dịch vụ đang thí điểm sẽ được triển khai trên diện rộng, những dịch vụ mới hoàn toàn sẽ từng bước được đưa vào thực tế. Dù muốn hay không các ngân hàng cũng phải đẩy mạnh nghiệp vụ bán lẻ (retail banking), hoàn thiện các kênh phân phối kiểu ATM, internet, điện thoại? làm sao để người dân tiếp cận nhiều hơn, thường xuyên hơn dịch vụ ngân hàng.

    Đồng thời những dịch vụ cấp cao như bảo hiểm, tư vấn đầu tư? cũng sẽ được các ngân hàng mũi nhọn ứng dụng nhằm từng bước hình thành tập đoàn ngân hàng đa năng.

    TBKTSG: Có quá tham vọng không khi đề cập đến tập đoàn ngân hàng đa năng? Hơn nữa, việc triển khai các dịch vụ tư vấn, quản lý hộ tài sản liệu có khiến ngân hàng giẫm chân lên các định chế tài chính khác như quỹ đầu tư, công ty chứng khoán?
    Ở các nước, tổ chức tín dụng thay mặt khách hàng mua bán hộ chứng khoán, giúp khách hàng sử dụng các khoản thặng dư tài chính để đầu tư vào chứng khoán. Những ngân hàng mạnh đều có dịch vụ trọn gói. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao một số ngân hàng Việt Nam đã thành lập công ty chứng khoán. Còn hình thành tập đoàn ngân hàng đa năng là mục tiêu phải hướng tới cho dù mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Trong giai đoạn 2009-2010, dịch vụ ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán buôn, ngân hàng mạng thương mại điện tử sẽ xuất hiện. Thí dụ với dịch vụ quản lý tài sản, khi đó ngân hàng sẽ không chỉ quản lý tiền mặt, mà cả danh mục đầu tư, các quỹ hưu trí? Tất nhiên, để đạt đến tầm vóc tập đoàn đa năng, các ngân hàng phải chạy nước rút ngay từ bây giờ, nước rút về đào tạo nhân lực, công nghệ và vốn cùng lúc.

    TBKTSG: Hãy nói về vốn. Thưa ông, đến mức nào thì một ngân hàng trong nước được đánh giá mạnh về vốn?

    - Về quy mô vốn, các ngân hàng Việt Nam hiện chưa thể sánh với các ngân hàng khu vực. Ở Singapore, ngân hàng có vốn cao khoảng 8,5 tỉ đô la Mỹ, ngân hàng có vốn thấp khoảng 400 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, ngân hàng có vốn cao nhất ở Việt Nam hiện là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 6.000 tỉ đồng vốn, tức chưa được 400 triệu đô la Mỹ. Với vốn như vậy mà yêu cầu đặt ra là các ngân hàng trong nước phải cung ứng đầy đủ dịch vụ chất lượng cao như ngân hàng nước ngoài. Chúng tôi thống nhất trong bản lộ trình trình lên thành phố là đến năm 2008, mỗi ngân hàng cổ phần trên địa bàn, có mạng lưới trên 30 chi nhánh, phải đạt vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng, và năm 2010 phải đạt 1.500 tỉ đồng trở lên.

    TBKTSG: Có ý kiến rằng nếu chúng ta bắt đầu từ ngân hàng quốc doanh, thì mục tiêu hình thành các tập đoàn ngân hàng đa năng sẽ khả thi hơn. Ông nghĩ sao?

    - Tôi cho rằng đẩy nhanh cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh nhằm tạo nguồn hình thành các tập đoàn đa năng có quy mô vừa và lớn, tăng cường ảnh hưởng với thị trường tài chính trong nước cũng như quốc tế là lối đi khả thi. Tuy nhiên, với những ngân hàng quy mô nhỏ hơn, thì lối đi tắt để vượt lên là phát triển mạnh các dịch vụ có lợi thế cạnh tranh so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn. Dịch vụ ngân hàng sẽ kéo theo sự đi lên của một số dịch vụ tài chính như tư vấn, môi giới tài chính, bảo hiểm? Vai trò của ngân hàng đối với sự tăng trưởng kinh tế thành phố, vì thế, là rất lớn. Và để làm được vai trò đó, ngân hàng cần được hỗ trợ.

    TBKTSG: Cụ thể các ông kiến nghị gì lên thành phố lần này?

    - Lãnh đạo thành phố có thể chỉ đạo các ngành như cấp nước, điện, bưu điện phối hợp với ngân hàng thực hiện thanh toán các khoản dịch vụ qua tổ chức tín dụng. Trả tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp? qua thẻ, qua ngân hàng có lợi cho cả hai bên và người dân. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính quan hệ mật thiết, nên thành phố cũng phải có đề án phát triển mảng tài chính như thị trường tín phiếu, trái phiếu, cổ phần hóa doanh nghiệp. Lần này, chúng tôi cũng chính thức đề nghị thành phố tạo điều kiện cho một số ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh trên địa bàn, lựa chọn một số tổ chức tài chính nước ngoài, ngân hàng nước ngoài được góp vốn vào các ngân hàng cổ phần.

    Về công nghệ, điều cần làm ngay là xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung toàn hệ thống ngân hàng. Với một trung tâm dữ liệu, mọi thay đổi đều được cập nhật trực tuyến, tức thời sẽ cho phép nắm bắt số dư tài khoản, các giao dịch trong mọi chi nhánh. Trung tâm đồng thời sẽ là hệ thống thông tin về khách hàng, làm bàn đạp cho xúc tiến ngân hàng điện tử.
    Hải Lý thực hiện

    Chỉ tiêu của các ngân hàng TPHCM giai đoạn 2006-2010

    Vốn huy động: tăng bình quân 27-30%/năm
    Dư nợ tín dụng: tăng bình quân 25-30%/năm, trong đó cho vay trung, dài hạn chiếm 40-45% tổng dư nợ.
    Thanh toán không dùng tiền mặt: đến năm 2010 chiếm 92-95% tổng khối lượng thanh toán trong nền kinh tế (hiện nay là 85-87%).
    Thu nhập từ dịch vụ: hiện nay 30-32% tổng thu nhập; đến năm 2010 là 45-50%.
    Tài khoản cá nhân: mức tăng bình quân 80%/năm, đến năm 2010 sẽ có 3 triệu tài khoản (hiện nay 447.845 tài khoản).
    (Nguồn: chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM)
  2. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
  3. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống của con người chỉ như mộng như ảo thôi! Điều quan trọng là chúng ta có thể sống một cách ý nghĩa và tốt đẹp cho nhiều người nhất!

    Điều gì rồi cũng sẽ qua đi và mất đi, chỉ có trái tim, tấm lòng và tình cảm con người là còn ở lại!
  5. sinhkhi

    sinhkhi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    đời là thế
    nghe tin này lúc sáng thoáng nghĩ tưởng là lão S
    vậy mà không phải

Chia sẻ trang này