Căng thẳng lớn ----- Chiến đấu rồi " Ma cũ bắt nạt ma mới " ----F0 và Fn ---- !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 15/09/2020.

1952 người đang online, trong đó có 780 thành viên. 19:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6364 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Cuộc chiến giữa F0 và Fn

    Dịch Covid-19 đang âm thầm tạo ra một sự dịch chuyển trên thị trường chứng khoán. Những nhà đầu tư mới F0 đang dần trở thành tay chơi chính trên thị trường.

    https://image.*********.vn/2020/08/25/2020-08-f0-fn-hinh-1.jpg

    Nguồn: YTN Group

    Trước hết, bài viết này không nhằm mục đích nâng ai hay dìm ai. Nó chỉ đơn giản phản ánh mặt mạnh và mặt yếu của các nhóm nhà đầu tư khác nhau. Thông qua cái nhìn thẳng thắn về bản thân mình, chúng ta mới có thể tiến bộ được.

    Hãy cùng mổ xẻ nhóm Fn

    Chúng ta tạm hiểu về F0 và Fn như thế này:

    F0 có nghĩa là những cá nhân/tổ chức không có kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó và đang tham gia vào lĩnh vực đó lần đầu.

    Fn có nghĩa là những cá nhân/tổ chức có nhiều năm kinh nghiệm. Đại dịch Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nó cũng phần nào làm bộc lộ khá nhiều nhược điểm của trường phái đầu tư theo kinh nghiệm.

    Kinh nghiệm sẽ đi kèm với định kiến. Một người sống lâu thì sẽ có nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm là thứ không thể thay thế trong nhiều trường hợp vì tương lai thường là sự lặp lại của quá khứ. Tuy nhiên, kinh nghiệm cũng có mặt trái của nó. Kinh nghiệm thường đi kèm với định kiến và nhà đầu tư sẽ bị "đóng đinh suy nghĩ" với những kiến thức, trải nghiệm có sẵn.

    Bạn sẽ không tin trên đời có thiên nga đen vì đã quá quen nhìn thấy thiên nga màu trắng. Khi Tesla tham gia vào thị trường xe hơi, các hãng sản xuất như Toyota, BMW... đều không chú ý nhiều đến công ty non trẻ này. Họ đánh giá thấp những ý tưởng mới lạ của Elon Musk. Bây giờ thì Tesla đã trở thành hãng xe có giá trị cao nhất thế giới.

    https://image.*********.vn/2020/08/25/2020-08-f0-fn-hinh-2.jpg

    Tỷ phú Elon Musk đang giới thiệu mẫu xe mới của Tesla. Nguồn: Hypebeast

    Bạn hãy cẩn thận với câu nói "Tôi có n năm kinh nghiệm". Đối với nhiều người, sau khi tích lũy được một lượng kiến thức tương đối và thu nhập dư dả thì tự thỏa mãn và không học hỏi thêm gì nhiều nữa. Vì vậy, ông Hugh MacLeod mới có câu: “Nhiều người nói họ có 20 năm kinh nghiệm, trong khi thực tế tất cả những thứ họ có chỉ là 1 năm kinh nghiệm và lặp lại 20 lần”.

    Việc lặp đi lặp lại những case-study một cách vô thức qua nhiều năm sẽ "bào mòn" khả năng sáng tạo. Những điều mới lạ, thử thách và không cố định mới là những điều kích thích bộ não bạn phát triển.

    Nếu bạn thử nghiệm những điều mới và chỉ quanh quẩn với những cổ phiếu quen thuộc thì tư duy sẽ mắc kẹt và trở thành nạn nhân của những điều đã biết. Bản thân người viết cũng là một nhà đầu tư Fn và cũng từng trải qua giai đoạn tự mãn với những kiến thức của mình. Tuy nhiên, việc "thay máu" tư duy, bước ra khỏi “vùng an toàn” là cần thiết để tránh cho bản thân bị tụt hậu.

    F0 - Anh là ai?

    F0 không chỉ có những người trẻ. Một hiểu lầm vô cùng tai hại là chúng ta vẫn hay nghĩ rằng F0 đều là những người còn rất trẻ.

    Tỷ phú Donald Trump từng là một “F0 chính trị” khi ra tranh cử Tổng thống Mỹ. Khi đó, bà Hillary Clinton đã mỉa mai rằng: “Donald Trump tự nhận là có kinh nghiệm đối ngoại vì ông ta từng tổ chức thi Hoa hậu Hoàn vũ ở Nga”. Nhưng cuối cùng ông ấy vẫn trở thành Tổng thống Mỹ một cách ngoạn mục! Tỷ phú Donald Trump có thể lần đầu tiên làm chính trị nhưng ông ta đã có hàng chục năm làm kinh doanh, quản lý điều hành... Rõ ràng, chúng ta không thể nói ông ấy “trẻ người non dạ” được.

    Một câu chuyện khác ở Việt Nam sẽ làm rõ hơn. Khi Vingroup thành lập VinFast, rất nhiều người hoài nghi “F0 xe hơi” này với hàng loạt lý do: tâm lý “kỳ thị” hàng nội địa của người Việt Nam, cạnh tranh gay gắt, kích cỡ thị trường không đủ để phát triển... Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng cuối cùng VinFast đã trở thành một thế lực đáng gờm trong lĩnh vực xe hơi ở Việt Nam.

    Có rất nhiều người làm quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản cũng lần đầu tham gia đầu tư chứng khoán. Và chúng ta không thể đánh đồng họ với những sinh viên mới ra trường được. Thậm chí, cái nhìn của họ về triển vọng doanh nghiệp, xu hướng cổ phiếu... sắc sảo chẳng kém gì các chuyên viên phân tích lâu năm. Tuy nhiên, họ vẫn được tính vào nhóm F0.

    Công nghệ là yếu tố tạo sự bứt phá. Các mô hình định lượng (quantitative model) thường xuyên cho ra những kết quả dự báo với độ chính xác cao. Công nghệ học máy (machine learning) có thể đưa ra các quyết định đầu tư khôn ngoan chẳng kém gì những chuyên gia. Những người trẻ có thế mạnh với những công nghệ mới, kỹ thuật mới và khả năng học hỏi rất nhanh.

    Công nghệ đã có những ảnh hưởng to lớn đến lĩnh vực quản lý tài sản (asset management). Công ty BlackRock quản lý hơn 15,000 tỷ USD của khách hàng và là nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới. Larry Fink, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của BlackRock viết trong thư gửi cổ đông rằng: “Không có sức mạnh nào có thể sánh được với công nghệ và tiềm năng của nó”. Trong trường hợp của BlackRock, Fink đã dùng nền tảng công nghệ Aladdin để đưa ra các chiến lược đầu tư và quản trị rủi ro chính xác.

    Dĩ nhiên, công nghệ không phải là chiếc chìa khóa vạn năng nhưng nếu không hiểu nó thì bạn sẽ khó sống. Phương pháp đầu tư truyền thống kiểu Benjamin Graham, Warren Buffett… sẽ không chết nhưng xã hội đang thay đổi và thị trường chứng khoán cũng thay đổi. Các nhà đầu tư buộc phải thích nghi với trạng thái “bình thường mới” này.

    https://image.*********.vn/2020/08/25/2020-08-f0-fn-hinh-3.jpg

    Larry Fink, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của BlackRock. Nguồn: Forbes

    Kinh nghiệm vẫn có giá trị riêng của nó. Bạn có bao giờ tự hỏi: "Tại sao trong chứng khoán hiếm khi thấy thần đồng?" Thần đồng toán học thấy khá nhiều, thần đồng tin học cũng không ít, thần đồng tiếng anh lại càng nhiều như nấm sau mưa. Tuy nhiên, thần đồng chứng khoán thì hầu như không nghe nói. Đến ngay như John Arnold được coi là trẻ nhất mà cũng phải qua 30 tuổi mới có danh tiếng và thành tỷ phú được. Điều này cho thấy chứng khoán coi trọng kinh nghiệm và sự bình tĩnh trong những đợt biến động mạnh của thị trường.

    Một cậu bé 8 tuổi có thể ung dung ngồi giải một bài toán khó trong vài phút, có thể nhàn nhã viết hàng trăm đoạn code trong vài giờ, có thể học hết cả ngàn từ tiếng Anh trong vài ngày… nhưng có khi lại hoảng loạn vì bị bố mẹ cắt tiền tiêu vặt chứ chưa nói là mất hàng tỷ đồng trên thị trường. Đụng đến "cơm áo gạo tiền" thì đừng nói cậu nhóc 8 tuổi, mà đến người 80 tuổi cũng có thể hoảng lên.

    Đôi khi, các nhà đầu tư trẻ tuổi và cuồng nhiệt nghĩ mình giống như ngựa hoang chạy trên thảo nguyên nhưng kỳ thực lại mắc kẹt trong cơn điên lướt sóng không định hướng như lũ hamster chạy trong bánh xe. Tự tin vào bản thân là rất tốt nhưng để tồn tại được lâu trên thị trường thì còn phải có sự khiêm tốn và cầu thị nữa.

    “Thành công do thời thế” là rất nguy hiểm. Bên cạnh những nhà đầu tư F0 thực sự có năng lực, khả năng phân tích và phòng ngừa rủi ro tốt cũng có không ít nhà đầu tư thành công chủ yếu do “thời thế”. Người viết đã từng chứng kiến một lớp nhà đầu tư tương tự trong giai đoạn năm 2006-2007.

    Thành công chỉ đơn giản là do vô tình tham gia thị trường đúng vào chu kỳ tạo đáy và khi đó thì “muốn thua cũng khó” vì hầu hết các mã cổ phiếu trên thị trường đều tăng. Tất cả những người mua đều thắng. Người thất bại là những người không mua được cổ phiếu. Sự thành công này tạo ra những ảo tưởng ghê gớm trong đầu lớp trẻ khi đó (bao gồm cả người viết). Họ bắt đầu tự nghĩ: “Đầu tư và kiếm lời dễ như ăn kẹo mà”. Hầu hết các nhà đầu tư dạng này sau đó đều “chết trận” với sự sụt giảm kinh khủng trong năm 2008. Những người còn sống sót sau thời kỳ đó đều xem đây là bài học nằm lòng cho bản thân về sự khiêm tốn, thận trọng và kỷ luật trong đầu tư.

    Hãy đầu tư như một con gián!

    Cách sinh tồn của loài gián rất thú vị. Loài gián đã tồn tại trên trái đất từ cách đây hàng trăm triệu năm. Xuất hiện trước cả khủng long và khi khủng long bị tuyệt chủng, gián vẫn sống “phây phây”. Bí quyết là chúng luôn biết “thuận theo thời thế”, khi thuận lợi thì tiến tới, thấy khó khăn thì bỏ chạy ngay. Không cần phải “hổ báo”, gây ấn tượng với ai, bản thân sống tốt là được rồi!

    Đầu tư là sự tính toán tranh đấu liên tục không thôi để sinh tồn và phát triển. Nhà đầu tư không cần mạnh mẽ và hùng dũng như sư tử mà cần phải có được sức sống mãnh liệt, khả năng thích ứng siêu phàm như loài gián. Cơ hội chỉ đến với những người sống sót sau cùng!

    Kẻ sống sót là kẻ biết thích nghi chứ không hẳn phải là kẻ mạnh hay tài giỏi. Nếu thấy đồng bọn bên mình (phe đánh lên) ít mà bên đối thủ (phe bán xuống) lại quá đông thì phải biết “thuận theo thời thế” mà bỏ chạy cho nhanh, “ẩn mình chờ thời” để sau này còn phản công.

    Thuyền trưởng Bluejam từng nói: “Sống sót trên chiến trường chỉ có kẻ mạnh và thằng hèn. Thực tế thì anh hùng luôn luôn chết”. Câu nói này có phần hơi cực đoan, nói quá nhưng nó đáng để ta suy ngẫm một cách nghiêm túc.

    Học, học nữa, học mãi. Dù bạn đứng yên thì cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Thế giới này sẽ không sụp đổ vì thiếu vắng bạn hay ai đó. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 không giống với thị trường trong giai đoạn 2010-2015 và lại càng khác với những năm 2007-2008. Bạn không thể khăng khăng giữ mãi những công thức cũ, những phương pháp lỗi thời mà cần phải làm mới chúng để thích nghi với thời kỳ “bình thường mới”. Sự linh hoạt, năng động và biết cách điều chỉnh bản thân mới là quan trọng.

    Thay vì chán nản bởi các thất bại trong quá khứ, cay cú với sự thành công của người khác thì chúng ta hãy học hỏi các điểm hay, điểm tốt từ họ và chuẩn bị thật tốt để có thể nắm bắt được những con sóng tiếp theo của thị trường. Học hỏi nhanh hơn, thích nghi tốt hơn với một thái độ cầu thị và khiêm tốn chính là chân lý để thành công!
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Nhà đầu tư nhỏ lẻ F0 - Fn đang thống trị mọi nơi, từ các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới cho tới các thị trường mới nổi. Đó là thực tế đang diễn ra trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 tác động nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Cuộc đổ bộ ồ ạt từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ

    Theo ước tính của ông Larry Tabb, Trưởng bộ phận nghiên cứu cấu trúc thị trường tại Bloomberg Intelligence, chỉ trong sáu tháng đầu năm, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã đóng góp tới 19,5% lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ, tăng mạnh so với mức 14,9% hồi năm ngoái và gần gấp đôi mức của năm 2010.

    Ông Joe Mecane, Giám đốc dịch vụ khớp lệnh tại Citadel Securities, một công ty giao dịch điện tử chuyên thực hiện lệnh cho các công ty môi giới như Robinhood Markets và Charles Schwab, còn cho biết vào một số ngày trong năm nay, khoảng 25% khối lượng thị trường là hoạt động của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Tại Trung Quốc, làn sóng đổ bộ của nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã diễn ra ồ ạt kể từ hồi giữa tháng 2, khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi lên và hiện chưa có dấu hiệu lắng dịu. Theo Caixin Global, chỉ trong tháng 7 vừa qua, hơn 2,4 triệu nhà đầu tư mới đã đăng ký mở tài khoản giao dịch, tăng hơn 100% so với con số của tháng 6. Đây cũng là tháng ghi nhận số nhà đầu tư mới gia nhập thị trường cao nhất kể từ tháng 7-2015.

    Tình hình tương tự cũng diễn ra tại nhiều thị trường lớn khác. Theo Bloomberg, trong tháng 4 và tháng 5, ở Anh số lượng tài khoản miễn thuế được mở mới cho các nhà đầu tư thuộc nhóm 25-34 tuổi tại Interactive Investor đã tăng 238%. Khối lượng cổ phiếu được các nhà đầu tư “tay mơ” ở Nga mua vào trong tháng 6 cao gần gấp đôi so với hồi tháng 4.

    Còn tại Ấn Độ, theo dữ liệu từ trung tâm lưu ký chứng khoán, đã có 2,8 triệu tài khoản giao dịch được mở mới kể từ tháng 3 đến nay. Các chuyên gia ước tính, nhà đầu tư cá nhân đang chiếm khoảng một nửa tổng khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Ấn Độ, cao hơn nhiều so với tỷ lệ một phần ba hồi năm ngoái.

    Nhờ Covid-19 thúc đẩy

    Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến làn sóng các nhà đầu tư nhỏ lẻ tràn vào thị trường chứng khoán trong năm 2020 và phần lớn trong số này đều liên quan đến đại dịch Covid-19.

    Đầu tiên, dịch Covid-19 và các biện pháp phòng dịch đã khiến nhiều người phải ở nhà trong thời gian dài và chỉ có thể làm việc từ xa. Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ở mức thấp, nhiều người trong số này đã quyết định sử dụng thời gian rảnh rỗi để đầu tư vào thị trường chứng khoán.

    Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến một yếu tố hết sức quan trọng: các ứng dụng môi giới miễn phí, tự động và hoàn toàn dễ dàng sử dụng như Robinhood cho phép những người đang mắc kẹt tại nhà vì dịch bệnh và các biện pháp phong tỏa, vẫn có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu.

    Forbes cho biết, thuật ngữ “thương nhân Robinhood” đang ngày càng trở nên phổ biến bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội tham gia thị trường với mức phí hoa hồng hầu như bằng 0.

    “Giao dịch cổ phiếu đang trở thành chủ đề mà ai cũng có thể bàn tán. Dễ dàng mở tài khoản, chi phí rất thấp và đà tăng mạnh mẽ của nhiều cổ phiếu từ tháng 3 đến nay là những nguyên nhân chính”, ông David Friedland, Giám đốc điều hành thị trường châu Á-Thái Bình Dương của Interactive Brokers, nhận định.

    Hệ quả là,“ranh giới giữa các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tiếp tục trở nên mờ nhạt, và các nhà đầu tư nhỏ lẻ dường như đã chứng tỏ khả năng chi phối thị trường”.
  3. MrVu2809

    MrVu2809 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/02/2016
    Đã được thích:
    7.321
    Cá nhân tôi thấy các bạn FO vô cùng giỏi, vô cùng trí tuệ, và vô cùng quyết đoán.
    Các bạn xuống tiền cả đống mà ko cần phải đắn đo
    Ko có các bạn thì Vì EN In Đệch đâu có được như ngày hôm nay =))=))=))=))
    langtuchoick, TinhledtBigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Cả HOSE và HNX lãi lớn nửa đầu năm nhờ làn sóng mạnh mẽ của nhà đầu tư F0
    THỨ 2, 14/09/2020, 12:44

    [​IMG]
    Trong nửa đầu năm, hai sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam đều báo về kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ.

    Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) đạt doanh thu thuần 382 tỷ đồng, tăng hơn 17%. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) doanh thu 336 tỷ đồng, tăng 28%. Về cơ cấu, doanh thu của cả HOSE và HNX chủ yếu đến từ dịch vụ giao dịch chứng khoán, chiếm gần 90%. Hoạt động niêm yết cổ phiếu mới kém sôi động dẫn đến doanh thu mảng này cũng thấp.



    Biên lợi nhuận của hai sở giao dịch ở mức cao, lần lượt 92% với HOSE và 86% với HNX. Trừ đi chi phí vận hành, lợi nhuận sau thuế của HOSE đạt 191 tỷ đồng, tăng 19%; HNX đem về 185 tỷ đồng, tăng 9%.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Kết quả kinh doanh của các sàn sở phản ánh một thực tế, hoạt động giao dịch chứng khoán rất sôi động trong 6 tháng đầu năm. Điều này đặt trong bối cảnh nền kinh tế và hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề trước tác động của đại dịch COVID-19.

    Một động lực quan trọng đến từ sự đổ bộ của thế hệ nhà đầu tư mới (F0). Kể từ tháng 3 đến tháng 6, 4 tháng liên tiếp số lượng tài khoản chứng khoán mở mới vượt ngưỡng 30.000. Theo VSD, tính đến hết quý II/2020, Việt Nam có khoảng 2,54 triệu tài khoản chứng khoán.

    Theo thống kê trên HOSE, giá trị giao dịch khớp lệnh tăng mạnh theo từng tháng của năm 2020, tháng 6 đạt 112.300 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với tháng 1. Đây cũng là mức gần gấp đôi so với giá trị trung bình tháng của giai đoạn nửa cuối năm 2019.


    [​IMG]
    Nguồn: HOSE

    Chính làn sóng mới mẻ này hấp thụ lực bán mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài. Kể từ mức đáy cuối tháng 3, cả VN-Index và VN30 đạt mức tăng trưởng trên 35%.

    Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của HOSE đạt 2.075 tỷ đồng, của HNX đạt 1.259 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản chủ yếu là tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn, lần lượt 1.055 tỷ đồng và 998 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: VNDirect
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Tính đến hết 31/8 có gần 2,8 triệu tài khoản được mở trên thị trường chứng khoán


    Cụ thể, tính riêng trong tháng 8, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mở tổng cộng gần 28.600 tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng 4,4% so với mức tăng của tháng 7. Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp số lượng tài khoản chứng khoán mở mới ở mức dưới 30.000 kể từ tháng 3 (thời điểm nhà đầu tư ồ ạt vào bắt đáy sau khi thị trường lao dốc do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

    Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới 28.271 tài khoản chứng khoán trong tháng 8 (tháng 7 là 27.072 tài khoản). Tính tổng cộng từ đầu năm đến hết tháng 8, nhà đầu tư cá nhân mở 220.686 tài khoản, tăng 17,5% so với lượng mở mới của cả năm 2019 (187.825 tài khoản).

    Trong khi đó, lượng tài khoản nhà đầu tư tổ chức trong nước mở mới đã chững lại trong tháng 8 với 91 sau khi lên cao nhất trong vòng 4 tháng với 97 tài khoản ở tháng 7. Tính hết tháng 8, nhà đầu tư trong nước có 2,56 triệu tài khoản.

    Nhà đầu tư nước ngoài lại mở mới 229 tài khoản chứng khoán, cao nhất kể từ tháng 1/2020. Trong đó, cá nhân nước ngoài mở mới 218 tài khoản và tổ chức là 11 tài khoản. Tính đến hết ngày 31/8, nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 33.829 tài khoản.

    Con số trên đã đưa tổng số lượng tài khoản được mở tính đến hết 31/8 là gần 2,8 triệu. Trong đó, việc nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán tiếp tục được cho là tác động tốt đến thị trường.

    [​IMG]
    Lượng mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước theo tháng. Đơn vị: Tài khoản.
    Bất chấp dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thị trường chứng khoán vẫn có diễn biến tích cực trong tháng 8 khi VN-Index tăng 83,26 điểm (10,43%) so với tháng 7 lên 881,65 điểm. HNX-Index cũng tăng 17,34 điểm (16,13%) lên 124,85 điểm. UPCoM-Index tăng 4,02 điểm (7,34%) lên 58,82 điểm. Thanh khoản riêng sàn HoSE ở mức tương đương so với tháng 7 với tổng khối lượng giao dịch ở mức 6,3 tỷ cổ phiếu (giảm 3%) nhưng giá trị giao dịch tăng 2,3% lên mức 110.232 tỷ đồng.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    VSD cấp mới hơn 100 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài trong những ngày đầu tháng 9


    [​IMG]
    Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, chỉ trong 11 ngày đầu tháng 9, VSD đã cấp mới 107 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 74 nhà đầu tư cá nhân và 12 tổ chức.

    Trước đó trong tháng 8, VSD đã cấp mới 296 mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng hủy đi 2 mã giao dịch.

    Việc số lượng nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch tăng trở lại thời gian gần đây là tín hiệu tích cực sau giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua khiến số lượng nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm mạnh.


    Trong những tháng tới đây, Việt Nam có thể mở lại đường bay quốc tế với một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia…và điều này được kỳ vọng giúp nhà đầu tư quốc tế dần trở lại Việt Nam.

    Cũng theo số liệu từ VSD, trong tháng 8, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 28.362 tài khoản, tăng gần 1.200 tài khoản so với tháng trước đó. Lũy kế 8 tháng đầu năm, các nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 221 nghìn tài khoản, lớn hơn gần 33 nghìn tài khoản so với cả năm 2019 (gần 189 nghìn tài khoản). Trong đó, số lượng tài khoản mở mới kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát (từ tháng 3 tới nay) lên tới hơn 193 nghìn tài khoản
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Dominic Scriven: 'Nhà đầu tư F0 sẽ là xu hướng lâu dài'
    Chủ nhật, 16/8/2020 | 01:13 (GMT+7)

    Chủ tịch Dragon Capital Dominic Scriven tin tưởng những nhà đầu tư mới tham gia có thể tồn tại và đóng góp lâu dài cho thị trường chứng khoán.

    Dominic Scriven là một trong những nhà đầu tư ngoại đầu tiên, nhiều duyên nợ và am hiểu chứng khoán Việt Nam. Công ty quản lý quỹ của ông - Dragon Capital đã đồng hành với thị trường Việt Nam 26 năm qua. Chia sẻ với VnExpress, Dominic Scriven đặt nhiều kỳ vọng vào lớp nhà đầu tư mới tham gia thị trường gần đây.

    - Ông đánh giá như nào về làn sóng nhà đầu tư F0 tham gia thị trường từ cuối tháng 3 vừa qua?

    - Thị trường gọi họ là nhà đầu tư F0 hay "nhà đầu tư số 0" - không am hiểu thị trường, không có kinh nghiệm, không người dẫn dắt. Nhưng tôi thì muốn gọi họ là nhà đầu tư F20, vì họ xuất hiện khi thị trường chứng khoán Việt Nam tròn hai mươi tuổi. Có lẽ cái tên F20 chứa đựng trong nó nhiều ý nghĩa hơn bởi sự gợi mở về tuổi đôi mươi căng tràn nhựa sống, năng động, thông minh và không kém phần mạo hiểm, dấn thân.

    Nhiều ý kiến lo ngại đấy là những người chưa có kinh nghiệm, sẽ gặp rủi ro còn tôi thì không nghĩ thế. Họ đại diện cho một sự phản ứng logic trước làn sóng thay đổi chính sách tài khoá, tiền tệ của các nước, trong đó có Việt Nam. Đây là sự phản ứng tự bảo vệ đồng vốn của mình.

    Theo lý thuyết lạm phát là sự phản ứng đối với chính sách tiền tệ. Lãi suất thực tế trên toàn cầu hiện đang âm và có thể âm hơn nữa không có nghĩa là thế giới không bị hoặc tránh được một cơn lạm phát sau này. Lạm phát là phương thức đo lường hàng hoá, không phải là phương thức đo giá trị tài sản tài chính như chứng khoán. Diễn biến giá vàng là một thí dụ.

    Nhìn từ đây, các nhà đầu tư F20 theo tôi là nhạy bén, đang tự bảo vệ chính mình trước khủng hoảng. Có cơ sở để tin tưởng họ sẽ tồn tại và trở thành xu hướng lâu dài trên thị trường.
    thewallband1995 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Thị trường sẽ tăng đến bao giờ?

    Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, có một trường phái trên thị trường chứng khoán là rất hay "đoán đỉnh". Đoán đỉnh để làm gì? Để thỏa mãn "sự giỏi" của bản thân, nhưng bản chất sâu xa là sự sợ hãi.

    Sợ thị trường sập bất thình lình, không kịp thoát ra. Sợ mất lãi mà đã tốn bao công sức mới có. Cá nhân tôi cũng sợ hãi không kém các bạn. Nhưng bên cạnh nỗi sợ mất tiền, tôi còn sợ mất cơ hội. Thực sự mất cơ hội hay mất tiền tôi đánh giá ngang nhau.

    Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Krugman đã từng nói: Thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Bất chấp sự thật dịch bệnh đang và sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng thị trường gần như "miễn nhiễm" với tin xấu. Điều này lý giải bởi lý do cơ bản nhất: kênh đầu tư.

    Quả đúng như vậy, bạn có tiền, bạn sẽ làm gì? Không có thể loại "Cash is King". King nào chịu nổi nhu cầu chi tiêu của con người? Xã hội phải chi tiêu, có nghĩa là phải đầu tư.

    Vậy đầu tư vào đâu? Trái phiếu thì như Krugman đã nói, tỷ suất quá thấp. Còn Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam thì 90% là huy động sai mục đích, tính rủi ro mất tiền, sập, là rất cao.

    Còn đầu tư vào vàng cũng là một lựa chọn, nhưng vàng chỉ là 1 mã, không có sự đa dạng. Còn bất động thì pháp lý còn nhiều bất cập, thanh khoản thấp, cũng không thể hấp dẫn trong thời gian này.

    Ông Điệp khẳng định, chính sự "sợ hãi" không có gì ăn, không có gì chi tiêu trong tương lai, đã đẩy dòng tiền vào chứng khoán. Cho dù các số liệu hiện tại, tương lai quý III, thậm chí quý IV/2020, có thể xấu, nhưng “niềm tin” vào sự phục hồi của kinh tế, vào những giải pháp của FED, của Chính phủ là động lực chính để nhà đầu tư “đổ tiền” vào chứng khoán.

    Nền kinh tế càng yếu, càng bị ảnh hưởng do dịch bệnh, chính sách "bơm tiền", hạ lãi suất càng mạnh và kéo dài. Tiền sẽ chảy nhiều hơn vào thị trường chứng khoán.

    Chỉ trong 3 tháng gần nhất, có hơn 100.000 tài khoản chứng khoán mở mới. “Nhà đầu tư F0” này thực sự "mạnh về gạo, bạo về tiền". Họ là những con người thông minh, không phải bà bán xôi, anh xe ôm... tham gia thị trường thời 2007.

    Một yếu tố nữa để một số nhà đầu tư sợ khi tiếp tục mua cổ phiếu, đó là yếu tố giá. Họ sợ giá cao, dư dịa tăng không còn nhiều. Nhưng chứng khoán không phải là buôn rau dưa, giá được xác định bởi cung cầu. Rẻ hay đắt chỉ là tương đối. Nếu xét các chỉ số cơ bản toàn thị trường như P/E, P/B, thì chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá rẻ. Cho nên, việc các tổ chức đang mua vào, không phải là vô lý.
    Tinhledt thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Chứng khoán Mỹ khiến nhà đầu tư F0 của Trung Quốc thức giấc giữa đêm
    16/08/2020 12:17 USD ra khỏi Trung Quốc mỗi năm. Futu không đổi Nhân dân tệ cho khách hàng, điều này có nghĩa họ cần phải có vốn bằng ngoại tệ.

    Một điểm thu hút của Mỹ là nhận thức của nhà đầu tư. Tại Trung Quốc, nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm phần lớn hoạt động giao dịch chứng khoán trong nước. Nhóm nhà đầu tư này dễ bị tác động về tâm lý và do đó giá cổ phiếu có thể biến động cực mạnh.

    “Ở thị trường cổ phiếu Trung Quốc loại A, nhà đầu tư thường mua đuổi”, Daphne Poon, Chuyên viên phân tích tại Citigroup, cho hay. “Tại thị trường Hồng Kông và Mỹ, phần đóng góp của nhà đầu tư tổ chức lớn hơn, vì vậy thị trường thường bị chi phối bởi giá trị hoặc các yếu tố cơ bản nhiều hơn”.

    Điều này đã lôi kéo David Zhou (20) bắt đầu giao dịch ở chứng khoán Mỹ khi đang học đại học ở New York.

    “Tôi nghĩ thị trường Mỹ ổn định hơn, vì nhà đầu tư hành động hợp lý hơn và có lịch sử dài hơn để bạn xem xét đến diễn biến quá khứ”, Zhou cho biết. “Với chứng khoán Trung Quốc, có quá nhiều cú trồi lên sụt xuống chóng vánh và định giá phi lý”.

    Mặc dù khả năng sở hữu cổ phiếu của các thương hiệu toàn cầu như Apple và Tesla là một điểm lôi cuốn nhà đầu tư vào chứng khoán Mỹ, nhưng khả năng đầu tư vào những gì bạn biết cũng hấp dẫn không kém. Hơn 400 công ty từ Trung Quốc hiện đang niêm yết trên sàn giao gịch chứng khoán Mỹ và một số thương hiệu phổ biến nhất của Trung Quốc – bao gồm nền tảng thương mại điện tử Pindoudou và trang web chia sẻ video Bilibili – chỉ niêm yết thông qua chứng chỉ lưu ký Mỹ (ADR), từ đó mang lại cho nhà đầu tư Trung Quốc thêm động lực để phiêu lưu ra nước ngoài.

    Zhou khởi đầu với những công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, bao gồm trang web chia sẻ video Bilibili – YouTube phiên bản Trung Quốc. Nhiều người bạn Trung Quốc của ông là người dùng trung thành của nền tảng này – vốn có lọc video theo độ dài và chất lượng – khi hầu hết người Mỹ chẳng hề nghe tới Bilibili. Ông bán ra trong tháng 6/2020 khi cổ phiếu đã cao hơn gấp đôi trong vòng 3 tháng.

    “Một rào cản lớn ngăn tôi xem xét tới các công ty Mỹ là tôi chưa thực sự dùng sản phẩm đó, vì vậy mọi thứ chỉ kiểu như vô hình đối với tôi”, ông nói. “Trong khi với các công ty Trung Quốc, những sản phẩm của họ tôi dùng hàng ngày”.

    Gần đây, một trong những rào cản lớn nhất với tăng trưởng là căng thẳng địa chính trị - vốn đe dọa tới các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Trong tháng 5/2020, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật có thể buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết tại Mỹ. Xuất hiện các dấu hiệu cho thấy các công ty Trung Quốc bắt đầu tìm tới nơi khác để huy động vốn, như Tập đoàn Ant Group của Jack Ma né tránh thị trường Mỹ, đồng thời niêm yết kép tại Hồng Kông và Thượng Hải.

    “Trong quá khứ, rất nhiều công ty chất lượng cao mà nhà đầu tư nhỏ lẻ Trung Quốc yêu thích được niêm yết tại Mỹ”, Kelvin Chu, Chuyên viên phân tích bảo hiểm tại Trung Quốc đại lục ở UBS Group AG, cho hay. “Điều đó có thể thay đổi trong trung hạn”.

    Khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc niêm yết lần 2 ở Hồng Kông, ông Chu cho rằng dòng tiền của nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ theo chân các công ty này tới Hồng Kông. Tuy nhiên, ông không cho rằng nhà đầu tư Trung Quốc sẽ thôi mong muốn đầu tư ở nước ngoài. Khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc tăng trưởng, lượng nhà đầu tư muốn đa dạng hóa ra nước ngoài được dự báo tăng gấp đôi lên 66.3 triệu người vào năm 2023, theo ước tính của CapitalWatch.

    “Dòng chảy đầu tư vẫn tiếp diễn”, ông Chu nói. “Cho dù nó có chảy vào Mỹ hay một số khu vực khác trên thế giới”.
    langtuchoick thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Lọc cơ hội cổ phiếu có sóng kết quả kinh doanh quý III
    VN-Index về dưới 900 điểm, nằm trong kịch bản mong muốn của nhiều nhà đầu tư để có cơ hội tìm được điểm mua an toàn trước khi bước vào những ngày cao điểm đón tin kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp.
    [​IMG]


    Trong nhóm chứng khoán, mã VCI tăng giá 21% chỉ từ tuần cuối tháng 8 và tăng 30% trong 1 tháng qua nhờ kết quả lợi nhuận tốt và cổ đông nội bộ cùng quỹ đầu tư mua vào.

    Các mã HCM, SSI, FTS… ghi nhận tăng giá từ 7-10% từ tuần cuối tháng 8 đến nay. Điều này phản ánh thanh khoản tốt của thị trường trong tháng 8 và số tài khoản mở mới tại các CTCK tiếp tục tăng.

    Tháng 8, giá trị giao dịch bình quân trên sàn HOSE là 5.230 tỷ đồng/ngày, tăng 11,9% so với mức 4.675 tỷ đồng/ngày của tháng 7 và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị giao dịch qua kênh khớp lệnh cải thiện đáng kể, với mức tăng 14,6% và 45,8% so với 2 tháng vừa qua.

    Ở quy mô toàn thị trường, thanh khoản cũng cải thiện rõ rệt với tăng trưởng giá trị giao dịch 20,6% so với tháng trước và 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ngoài ra, danh mục tự doanh của CTCK với diễn biến thị trường tích cực trong tháng 8 sẽ đạt mức tăng trưởng tốt, từ đó kỳ vọng cả quý III, khối doanh nghiệp này có kết quả tích cực
    Last edited: 15/09/2020
    Tinhledt thích bài này.

Chia sẻ trang này