CAO SU ĐỒNG PHÚ - ĐẠI GIA MỚI TRÊN SÀN OTC SAU KHI MỘT LOẠT ĐẠI GIA SSI, BVSC, NHỰA... ĐÃ LÊN SÀN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi httung2006, 08/12/2006.

6325 người đang online, trong đó có 865 thành viên. 22:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 744 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. httung2006

    httung2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    0
    CAO SU ĐỒNG PHÚ - ĐẠI GIA MỚI TRÊN SÀN OTC SAU KHI MỘT LOẠT ĐẠI GIA SSI, BVSC, NHỰA... ĐÃ LÊN SÀN

    Đầu tư vào cổ phần cao su

    Việt Nam hiện đứng thứ 6 về sản lượng sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

    Trong tháng 12/2006, tại TTGDCK Tp.HCM sẽ diễn ra 2 cuộc bán đấu giá cổ phần lần đầu của Công ty cao su Đồng Phú và Công ty TNHH một thành viên cao su Tây Ninh. Trong những tháng tới sẽ tiếp tục có nhiều Công ty cao su bán đấu giá cổ phần để cổ phần hóa.

    Công ty cao su Đồng Phú có vốn điều lệ 400 tỷ đồng, chào bán 11.701.300 cổ phần với giá khởi điểm 18.300 đ/cổ phần. Công ty TNHH một thành viên cao su Tây Ninh (Taniruco) có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, số lượng cổ phần chào bán đợt này là 8.387.700 cổ phần, giá khởi điểm để bán đấu giá là 18.300 đ/cổ phần. Hai công ty này đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá cao trong 3 năm vừa qua. Công ty Taniruco có tổng doanh thu thuần tăng trung bình 37%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng 53%/năm trong 3 năm qua.

    Việt Nam là một trong những nước có sản lượng cao su lớn trên thế giới, nguồn lao động rẻ và dồi dào, khí hậu rất thích hợp để phát triển cây cao su. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện diện tích cây cao su của Việt Nam đã lên đến 500.000 ha, trong đó mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn.

    Năm 2005 là năm thắng lợi kép của ngành cao su Việt Nam, sản lượng, năng suất và giá xuất khẩu đều tăng (giá xuất khẩu bình quân năm 2005 là 1.370 USD/tấn, năm 2004 chỉ có 1.163 USD/tấn FOB). Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam (chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu), tiếp theo là Hàn Quốc (chiếm 6%), Nhật, Đức và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2003-2005 tăng rất mạnh chủ yếu là do giá xuất khẩu tăng đột biến, còn sản lượng xuất khẩu chỉ tăng khoảng 10%/năm.

    Theo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (QĐ 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ), chủ trương của Nhà nước đối với cây cao su là tiếp tục trồng mới ở nơi có đủ điều kiện, trồng tái canh những diện tích cao su già cỗi bằng các giống mới có năng suất cao. Đến năm 2010, cả nước sẽ đạt 700.000 ha cao su, chưa kể khoảng 50.000 ha cao su đã và sẽ trồng ở Lào, sản lượng đạt 680.000 tấn.

    Theo Hiệp hội cao su thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 6 về sản lượng sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

    Về thị trường cao su tự nhiên thế giới, Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) dự báo, đến năm 2010, tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới sẽ đạt 9,6 triệu tấn trong khi sản lượng sản xuất chỉ đạt 9,3 triệu tấn, thiếu hụt 300.000 tấn. Nếu không có sự thay thế bổ sung thì đến năm 2020, tình trạng thiếu hụt cao su thiên nhiên sẽ trở nên nghiêm trọng.

    Hiện Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Năm 2004, Trung Quốc tiêu thụ 1,66 triệu tấn cao su thiên nhiên và dự báo sẽ tăng khoảng 12%/năm cho đến năm 2008, đạt 2,45 triệu tấn. Năm 2005, nhập khẩu cao su thiên nhiên của thế giới đạt 6,34 triệu tấn, tăng 3,5% so năm trước.

    Dự báo, nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong 5 năm tới với tốc độ trung bình 3,3%/năm. Nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu đã đẩy giá cao su tăng mạnh trong năm 2006.

    Mặt khác, giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục tăng cao hơn so các năm trước làm cho giá cao su tổng hợp (nguyên liệu sản xuất chủ yếu là từ dầu mỏ) tăng từ mức giá bằng giá cao su tự nhiên (đầu năm 2004) lên mức cao hơn 30% vào đầu năm 2006.

    Điều này làm cho các công ty trên thế giới chuyển hướng sang sử dụng cao su tự nhiên để sản xuất nhiều hơn trước. Những biến động về thị trường cao su tự nhiên trong vòng 10 năm qua cho thấy, rủi ro lớn nhất là biến động giá cao su tự nhiên trên thị trường cao su thế giới và trong nước. Giá mủ cao su có thể giảm mạnh, xuống dưới giá thành sản xuất làm cho người trồng và chế biến cao su bị lỗ. Năm 1996, giá cao su tự nhiên thế giới bằng với mức giá trung bình năm 2005 (1.370 USD/tấn) nhưng sau đó trượt dốc gần như không phanh 3 năm liền, năm 1999, giá xuống đáy vực, chỉ còn 555 USD/tấn, ba năm tiếp theo, giá xoay quanh mức đáy làm cho hàng loạt người trồng cao su khốn khổ và năm 2003, giá lại tăng mạnh cho đến nay.

    Thị trường cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc (chiếm tới 60%) nên có thể là rủi ro cho các nhà xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì thị trường nhập khẩu cao su Trung Quốc thường có nhiều biến động, giá cả diễn biến thất thường, chỉ cần một tác động nhỏ về thay đổi cơ chế, chính sách của Chính phủ Trung Quốc đối với ngành cao su và ngành sản xuất vỏ, ruột xe ô tô, ngay lập tức giá cao su nhập khẩu từ Việt Nam cũng biến động theo.

    Khoảng cách về sản lượng khai thác cao su hàng năm của Việt Nam so với Thái Lan (gần 3 triệu tấn/năm), Indonesia (khoảng 2 triệu tấn/năm) và Malaysia (trên 1 triệu tấn/năm) rất lớn nên Việt Nam hầu như không tác động được đến cung cầu cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới, không chủ động được về giá xuất khẩu mà bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào biến động của thị trường cao su thế giới.

    Tuy nhiên, vừa qua, Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%.

    Một rủi ro nữa có thể xảy ra là thời tiết diễn biến thất thường, vườn cây có thể bị sâu bệnh làm cho năng suất và sản lượng mủ khai thác của vườn cây cao su đều giảm mạnh, dù giá xuất khẩu vẫn cao nhưng thu nhập của người trồng cao su sẽ sụt mạnh. Rủi ro tiếp theo là giá đầu vào (phân bón, vật tư khác, xăng dầu...) tăng cao làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngành cao su. Tình trạng ăn cắp mủ cao su tại các nông trường ngày càng gia tăng kể năm 2003 trở lại đây do giá cao su trong nước tăng mạnh 3 năm liên tục cũng là một rủi ro không kém phần quan trọng.
  2. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Khai thác và chế biến mủ cao su là ngành có rất nhiều tiềm năng, với giá dầu ngày càng tăng thì cao su tự nhiên là nguyên liệu sạch và thân thiện với môi trường là lựa chọn số 1 của các nhà sản xuất. Đợt đấu giá vừa qua của cao su Đồng Phú đã cho thấy rõ sự quan tâm rất lớn của các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, quỹ tự doanh khi giá trúng thầu đã vượt qua rất nhiều suy đoán của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Thiết nghĩ CP của các cty cao su còn có biến động lớn và nhiều điều thú vị. Bởi các ngành sản xuất nguyên liệu, khai thác, năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức tài chính nước ngoài.

  3. phanvulinhhuong

    phanvulinhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Toi thi khong cho la gia trung thau cao nhu vua qua phan anh ket qua hoat dong kinh doanh cua Cao su Dong phu (voi bao cao tai chinh nam roi va du kien ket qua san xuat kinh doanh nam sau da cong bo truoc khi dau gia). Ke ca ket qua nam 2007 co thuc hien duoc di chang nua thi voi P/E, EPS va tang truong cua cong ty du kien nhu nhung nam roi (o giai doan kha hoang kim), gia cung chi o muc 39->40k. Chua ke cao su xuat khau la chu yeu duoi dang so che, phu thuoc nhieu vao thoi tiet, gia dau mo the gioi...noi chung la rui ro day minh. Toi khong hieu cac nha dau tu to chuc chuyen nghiep nham gi o day?
  4. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5
    Chắc khoảng 3 năm nữa VN sẽ đứng thứ 2 về xuất khẩu cao su trên thế giới vì hiện nay VN đã và đang triển khai dự án trồng Cao Su tại Lào và Campuchia
  5. amazz

    amazz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Em cũng ghê mấy cái thằng cao su này lắm. Vì em là cái thằng xuất khẩu cao su chứ đâu. Có năm xuất sang trung quốc thì được mùa thì lợi nhuận của các công ty trồng cao su lớn. nhưng cú mưa thật nhiều thì chỉ có vỡ mẹt, lượng mủ sẽ giảm rất mạnh, hơn nữa việc lấy mủ ko thể thực hiện được. Loại này mà bị dính nước chỉ chỉ covứt đi thôi. Phần lớn mình xuất là loại thô. tức là đóng mủ vào công chuyên dụng rồi xuất. giá thành vận tải, xăng dầu cũng là một nguyên nhân giảm lợi nhuận....Độ an toàn mà phụ thuộc vào thiên nhiên thì....lảng
  6. azstock

    azstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    3.173
    Chẳng biết có chuyện gì mà bà con cổ đông của DPRC hò nhau bán kinh thế. Trang rao vặt nào cũng đỏ loè DPRC. Thú thật thằng này đấu giá là hơi cao. bà con lại đòi cao hơn chục giá sau vài ngày đấu giá thì lấy đâu ra. Hơn nữa cái thằng chứng khoán thăng long dở hơi tính lợi nhuận sau thuế/vốn kinh doanh là 60% nên bà con tưởng giá 60 là hợp lý. Chia thử cho vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn thì thằng này giá 40 là xứng đáng. Riêng cao su thì phập phù và phụ thuộc nhiều vào thời tiết lắm. Bác amazzz nói có lýl



    Được azstock sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 10/12/2006

Chia sẻ trang này