Cao su tăng ghê quá nhỉ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 02/12/2020.

6575 người đang online, trong đó có 904 thành viên. 22:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10853 lượt đọc và 55 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    [​IMG]
    Ngành cao su sẽ bắt đầu vào giai đoạn cực thịnh vài năm tới sau chu kỳ mạt hạng
    Đề cử:
    DPR:
    - Có vườn cây tái canh gối đầu hợp lý
    - Có đất chuyển đổi khu công nghiệp lớn
    - Có các nhà máy chế biến mủ lớn đáp ứng làm dịch vụ cho các công ty cao su khác
    - Chi cổ tức trên giá thị trường cao hơn LS ngân hàng
    DRI
    - Có vườn cao su độ tuổi cho năng suất cao
    - Vùng trông cao su nhân công rẻ mạt
    hiendiu, CaiBangkimibull2 thích bài này.
    kimibull2 đã loan bài này
  2. Luuhongviet808109

    Luuhongviet808109 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2020
    Đã được thích:
    786
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    kimibull2 thích bài này.
    kimibull2 đã loan bài này
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    Giá cao su hôm nay 2/12/2020: Quay đầu tăng mạnh
    (VOH) – Giá cao su ngày 2/12 quay đầu tăng khi hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục có báo cáo phục hồi.
    Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 2/12/2020, lúc 11h30, kỳ hạn tháng 4/2021, tăng 3,5 JPY, ghi nhận ở mức 255,4 JPY/kg..

    Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
    [​IMG]


    Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 20 CNY xuống 15.330 CNY/tấn.

    Giá cao su Nhật Bản quay đầu tăng sau khi có số liệu từ Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy các nền kinh tế lớn nhất Châu Á đang phục hồi từ đại dịch.

    Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng tháng thứ 5 liên tiếp, chủ yếu ở các ngành sản xuất máy móc và ô tô cho thấy nền kinh tế đang phục hồi hơn nữa sau nhưng thiệt hại do đại dịch gây ra.

    Thông tin sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 cũng tăng mạnh hơn dự đoán. Đà tăng cao su Trung Quốc đã xuất hiện khi nhu cầu sản xuất ổn định và nguồn cung ở các nước Đông Nam Á vẫn thắt chặt.

    Capital Economics cho biết nhu cầu cao su nguyên liệu đang tăng tại Trung Quốc. Doanh số bán ô tô của thị trường này tăng mạnh, lượng mua tăng 12,5% so với tháng 10/2019.

    Giá cao su tự nhiên đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm qua ở Ấn Độ. Tuy nhiên, những người trồng cao su, đặc biệt là ở Kerala, vẫn chưa muốn bán vì họ đang mong chờ một xu hướng vững chắc hơn trên thị trường.

    Nhìn chung, từ đầu tháng 4/2020, giá cao su tự nhiên đã tăng gần gấp đôi trên thị trường toàn cầu. Sự gia tăng chủ yếu là do các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là nhu cầu thu mua khối lượng lớn từ Trung Quốc, theo Money Control.

    [​IMG]
    Stockz2020kimibull2 thích bài này.
    Stockz2020kimibull2 đã loan bài này
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    DỰ BÁO GIÁ CAO SU SẼ TIẾP TỤC TĂNG TRONG 2 THÁNG CUỐI NĂM
    Datetime: 17 11 2020
    Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.

    [​IMG]

    Trong tháng 10/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng mạnh do ngành thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19. Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.

    Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 10/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng mạnh. Giá cao su tăng mạnh là do ngành thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19. Tháng 9/2020 đánh dấu tháng đầu tiên ngành ô tô hồi phục gần như trên khắp toàn cầu, sau giai đoạn dài ảm đạm do dịch bệnh.

    Tiêu thụ xe chở khách của Trung Quốc tháng 9/2020 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2019 lên 1,91 triệu chiếc; tiêu thụ ô tô khách của Ấn Độ trong tháng 9/2020 cũng tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng nhiều nhất trong vòng 27 tháng qua. Tiêu thụ xe hơi ở các thị trường Mỹ, châu Âu… cũng bắt đầu hồi phục.

    Một nguyên nhân nữa là do mưa lớn ảnh hưởng tới sản xuất cao su của những nước sản xuất chủ chốt, nhất là Thái Lan và Việt Nam.

    Ngoài ra, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 23/10/2020 thông báo sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm cao su nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu kể từ ngày 28/10/2020, cụ thể là cao su tổng hợp EPDM (ethylene propylene diene monomer (M-class)) – có thể khiến nhu cầu cao su thiên nhiên của nước này tăng lên.

    Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xu hướng giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong 2 tháng cuối năm 2020 do nhu cầu tăng.

    ANRPC dự báo Trung Quốc sẽ tiêu thụ 1,38 triệu tấn cao su trong quý IV/2020, gần sát mức 1,40 triệu tấn của cùng kỳ năm 2019, lượng nhập khẩu dự kiến sẽ tăng 1,6% so với năm 2019; tiêu thụ cao su ở Ấn Độ cũng dần phục hồi trong bối cảnh sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ năm 2020 dự báo sẽ giảm 42 nghìn tấn, xuống còn 668 nghìn tấn. Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan năm 2020 dự báo sẽ giảm 332 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn 4,48 triệu tấn.

    Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 10/2020đạt 200 nghìn tấn, trị giá 266 triệu USD, giảm 2,8% về lượng, nhưng tăng 0,2% về trị giá so với tháng 9/2020, tăng 4,3% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với tháng 10/2019; giá xuất khẩu cao su bình quân tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019, lên mức 1.330 USD/tấn.

    Lũy kế 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 1,31 triệu tấn, trị giá 1,69 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng, nhưng giảm 4,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; giá xuất khẩu cao su bình quân ở mức 1.286 USD/ tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.

    Theo Hoàng An/ TC Công thương
  6. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.663
    cao su thì HNG năm 2021 sẽ vô đối!
    Stockz2020138nam thích bài này.
    Stockz2020 đã loan bài này
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    Vụ này thế nào
    HNG chuyển nhượng Cao su Đông Dương cho Thadi
    HNG sẽ chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương cho Công ty Sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp Thadi...


    [​IMG]
    Trang web của Công ty sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp Thadi.

    19/06/2019 17:59

    Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG-HOSE) vừa thông báo Nghị quyết Hội đồng Quản trị về việc chuyển nhượng công ty con.

    Theo đó, HNG sẽ chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương cho Công ty sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp Thadi.

    Năm 2016, HNG đã mua lại Cao Su Đông Dương từ Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh với tổng giá trị là 1.650 tỷ đồng. Vốn điều lệ tính đến cuối năm 2018 của Cao su Đông Dương ở mức 1.465 tỷ đồng.

    Cao su Đông Dương hoạt động trong lĩnh vực trồng cây cao su và chế biến các sản phẩm từ cao su, trồng rừng và chăm sóc rừng, xây dựng nhà, công trình dân dụng, buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác, vận tải hàng hóa. Báo cáo thường niên 2018 của HAGL Agrico cho biết, trong năm qua, HNG đang duy trì ổn định và chăm sóc vườn cao su hơn 47.000 ha cao su – trong đó có 20.361 ha tại Lào, 4.972 ha tại Việt Nam và 21.789 ha tại Campuchia. Dự kiến, đến năm 2022, toàn bộ diện tích này đưa vào khai thác. Ngoài ra, công ty còn vận hành một nhà máy chế biến mủ cao su công suất 25.000 tấn/năm tại Lào.

    Trong khi đó, Thadi là đơn vị thành viên của của Ôtô Trường Hải (Thaco), mới được thành lập ngày 18/3/2019 và hoạt động trong lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp bao gồm nghiên cứu phát triển; nông trường mẫu và khu chăn nuôi mẫu thực nghiệm, sản xuất vật tư nông nghiệp hữu cơ, sinh học; nhà máy chế biến trái cây; phân phối xuất khẩu trái cây cao cấp cho các thị trường nước ngoài.

    Theo thông tin từ website chính thức của công ty, Thadi đầu tư nhà máy chế biến trái cây tại Khu công nghiệp Nông lâm nghiệp Chu Lai - Quảng Nam với công suất thiết kế 500.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư trên 2.400 tỷ đồng, bao tiêu toàn bộ trái cây không xuất khẩu của HAGL Agrico để chế biến.

    Công ty cung cấp nguyên liệu là bột và nước trái cây cô đặc cho các nhà máy chế biến thực phẩm, phân phối các sản phẩm trái cây cấp đông, trái cây sấy cho thị trường trong và ngoài nước.

    Công ty cũng xuất khẩu trái cây vào phân khúc thị trường cao cấp với sản lượng lớn, ổn định, trước mắt là các nước Trung Quốc, Trung Đông, Hàn Quốc, tiếp đến là Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ. Thadi còn đầu tư nông trường với quy mô trên 20.000 ha tại Campuchia để trồng các loại cây ăn trái gồm: chuối, mít, xoài, bưởi, thanh long.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    Cung không đủ cầu khiến giá cao su Đông Nam Á tăng cao

    [​IMG]
    Giá cao su đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn ba năm khi nhu cầu găng tay bảo hộ tăng cao do cuộc khủng hoảng COVID-19 và nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc, trong khi nguồn cung vẫn khan hiếm do các nhà sản xuất đang vật lộn để bổ sung dự trữ.

    Sản xuất cao su trên khắp Đông Nam Á – nơi chiếm 2/3 tổng cung cao su thiên nhiên toàn cầu – đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu lao động do COVID-19 và lũ lụt cũng như các hiện tượng thời tiết bất lợi khác tại Thái Lan và Việt Nam.

    Dữ liệu mới đây đã cho thấy chênh lệch cung cầu đang nới rộng và các nhà kinh doanh cao su lo ngại tình trạng thiếu cung sẽ còn trầm trọng hơn nữa do những bất ổn về chính trị ở Thái Lan, nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới.

    Ông Shinichi Kato, chủ tịch hãng kinh doanh cao su nguyên liệu của Shinichi Kato Office cho biết: "Có nhiều khả năng xung đột giữa chính quyền và những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan sẽ còn tiếp tục gia tăng, sẽ gây gián đoạn nguồn cung và làm dấy lên lo ngại sẽ thiếu cung trầm trọng hơn nữa".

    Giá cao su kì hạn trên sàn giao dịch Osaka (Nhật Bản) ngày 29/10 đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2017, tăng đến hơn 40% so với cuối tháng 9/2020.

    Giá cao su trên sàn Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đang đứng ở mức cao nhất 3 năm, sau khi tăng 26% từ đầu năm đến nay. Giá tại Singapore và Thái Lan cũng tăng mạnh.

    Nhu cầu găng tay cao su trên toàn cầu đã tăng hơn 20% trong năm nay lên 360 tỉ chiếc do đại dịch COVID-19, mức tăng kỉ lục trong lịch sử, theo Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA) và Trung tâm Tình báo Kinh tế có trụ sở tại Bangkok.

    Ông Kanyarat Kanjanavisut, nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm Tình báo Kinh tế cho biết: "Chúng tôi tin rằng nhu cầu đối với găng tay cao su sẽ còn tiếp tục tăng chừng nào chưa có vắc-xin ngừa COVID-19. Trong hai tháng còn lại của năm, nhu cầu chắc chắn vẫn tăng cao".

    Còn MARGMA thì cho biết Malaysia, một trung tâm sản xuất của hãng sản xuất găng tay hàng đầu thế giới Top Glove, đã chứng kiến xuất khẩu găng tay cao su tăng vọt 48% trong 6 tháng đầu năm 2020. MARGMA cũng dự đoán tình trạng thiếu găng tay cao su trên toàn cầu sẽ còn kéo dài tới quí I/2022.

    Một thương nhân thuộc công ty kinh doanh cao su có trụ sở ở Singapore cho biết: "Nhu cầu cao su để sản xuất găng tay quá mạnh và đang lấn vào nguồn cung cao su nguyên liệu dành cho các sản phẩm khác như lốp xe".

    Theo Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC), sản lượng cao su của Thái Lan, Indonesia và Malaysia năm 2020 sẽ giảm từ nay đến cuối năm, để cả năm nay giảm khoảng 9,8%.

    Giá cao su tấm hun khói (RSS3) của Thái Lan đã tăng 76% trong năm nay và riêng tháng 10 tăng 36%.

    "Điều đáng lo ngại là sản lượng cao su trong tháng 10/2020 vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nước ngoài", Giám đốc Cơ quan Quản lí Cao su Thái Lan, ông Nakorn Tangavirapat cho biết.

    Trong khi đó, sự hồi phục ở Trung Quốc, nơi đầu tiên phát hiện ca nhiễm COVID-19, càng khiến nguồn cung bị thắt chặt. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đã tăng trưởng 4,9% trong quí III/2020 so với cùng kì năm trước.

    Ông Kato cho biết: "Đơn đặt hàng từ các nhà sản xuất lốp xe Trung Quốc tăng mạnh…. đã khiến cho nguồn cung cao su RSS3 sụt giảm nghiêm trọng, nhất là những hợp đồng kì hạn gần".

    Doanh số bán ô tô của Trung Quốc đã có 6 tháng tăng liên tiếp, trong đó tháng 9/2020 tăng 12,8%.

    "Chúng tôi rất lạc quan về triển vọng nhu cầu lốp xe ở Trung Quốc trong 3 tháng tới, vì tiêu thụ xe tải nặng tại thị trường này vẫn đang tăng trưởng với tốc độ 50 - 60% mỗi năm, trong khi tiêu thụ xe chở khách cũng tăng 5 - 10% mỗi năm", một nhà phân tích từ hãng CITIC Futures cho biết.
    CaiBang thích bài này.
  10. tinnoibo

    tinnoibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Đã được thích:
    15.663
    cao su phải đển tuổi khai thác/ lấy gỗ thì dữ lại.... loại phải chăm sóc thì chuyển đổi trồng cây ăn trái/bán đi cân đối tài chính hiệu quả hơn ... nói chung hãy xem phần còn lại đang rạo rực tuổi 10 mươi nhé... hơn 32k hecta tha hồ vắt
    138nam thích bài này.

Chia sẻ trang này