Cash Is Kinh --------- Căng Thật Luôn !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 08/04/2022.

5003 người đang online, trong đó có 452 thành viên. 19:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8996 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Thế giới xanh mạnh !@};-
    Dow Jones lại chinh phục mốc 35k đến nơi rồi @};-
    --- Gộp bài viết, 08/04/2022, Bài cũ: 08/04/2022 ---
    Phiên chiều nhiều ace All in Full mg căng quá - Vớ vẩn phải đi khâu hết cả ..... ~X(@};-
    --- Gộp bài viết, 08/04/2022 ---
    Ai sai phạm cũng đã lộ diện vào lò hết rồi giờ tập chung làm ăn cho đĩnh đạc ra dáng vào chứ bao giờ mới lên dc 35 k point chạy đua với Ku Dow con nhà Bà Jones dc @};-
    Last edited: 08/04/2022
    Vnindex860 đã loan bài này
  2. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.706
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Đầu tư công và năng lượng: Điện ☆☆☆ Dầu Khí☆☆☆ Than.. sẽ bứt phá mạnh sau ngày Lễ Quốc Giỗ ace chú ý @};-@};-@};-
    Last edited: 08/04/2022
    huyenhatayStockchanchinh thích bài này.
  4. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.434
    Nay DJ đỏ để thứ 2 xanh mới ngon cụ ah, nay mà xanh mạnh thứ 2 nó đỏ là bốc K đó
    fpts.comBigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Vấn đề lớn là chốt lệnh Vỹ mô rồi đã :D@};-
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Nỗ lực ngăn chặn đà suy giảm sản lượng khai thác tự nhiên, Petrovietnam đạt tăng trưởng cao trong quý I/2022
    17:00 | 08/04/2022

    - Trong bối cảnh sản lượng khai thác tự nhiên có xu hướng suy giảm, cùng với tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraina, trong quý I/2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nỗ lực duy trì và gia tăng sản lượng khai thác, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao, tăng trưởng cao so với cùng kỳ, đóng góp tích cực cho kinh tế đất nước trong giai đoạn khó khăn phục hồi kinh tế hậu Covid.
    Chiều ngày 7/4, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh thường kỳ tháng 4 năm 2022 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn về kết quả SXKD tháng 3, quý I/2022; đồng thời thảo luận, dự báo các diễn biến mới của địa chính trị, kinh tế vĩ mô, thị trường để chủ động triển khai hiệu quả các giải pháp quản trị, điều hành trong những tháng tiếp theo.

    Tham dự và chỉ đạo buổi giao ban có đồng chí Hoàng Quốc Vượng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc, Trưởng các ban chuyên môn/văn phòng Tập đoàn, cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên.

    [​IMG]
    Ngày 16-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc làm việc với Petrovietnam về tình hình năm 2021, 2 tháng đầu năm 2022 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.
    Trong 3 tháng đầu năm 2022, kinh tế thế giới vẫn duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh. Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ xung đột địa chính trị đã trở thành mối quan ngại lớn nhất bên cạnh mối lo về đại dịch Covid-19 dẫn đến sự lạc quan về kinh tế tiếp tục giảm. Xung đột giữa Nga và Ukraina diễn biến phức tạp, kéo dài, đã tạo ra một cú sốc ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng toàn cầu: Gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng, giá thực phẩm và năng lượng, hàng hóa cơ bản tăng cao, điều kiện tài chính dần thắt chặt, áp lực lạm phát... Các dự báo gần đây về tăng trưởng toàn cầu, cũng như tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2022 đều giảm so với những dự báo đưa ra trước đó.

    [​IMG]
    Ngày 11-03-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm việc với lãnh đạo Petrovietnam nghe báo cáo về tình hình SXKD, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn
    Với Petrovietnam, quý I/2022, giá dầu tăng, hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động của các đơn vị thuộc lĩnh vực thăm dò, khai thác của Tập đoàn; tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân tăng giá nguyên liệu đầu vào cho các đơn vị thuộc khâu trung và hạ nguồn. Tình hình địa chính trị, các lệnh cấm vận trong thời gian gần đây có những tác động trực tiếp không nhỏ đến các hoạt động của các đơn vị có liên quan trong Tập đoàn như: công tác mua sắm vật tư thiết bị, logistic, đổi ca, lựa chọn đối tác, nhà thầu… các vấn đề thương mại, tài chính, tiền tệ, chi phí tăng cao, nhiều rủi ro.

    Được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Chính phủ, trong những ngày đầu tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc làm việc với Petrovietnam về tình hình năm 2021 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ đến làm việc, chỉ đạo trực tiếp tại Tập đoàn. Lãnh đạo Chính phủ đã đánh giá cao những thành tích Tập đoàn đã đạt được trong suốt quá trình hình thành, phát triển đặc biệt các kết quả đạt được của năm 2021 và cũng ghi nhận những khó khăn, thách thức cũng những vướng mắc Tập đoàn đã và đang gặp phải; chỉ đạo tăng cường các giải pháp nhằm gia tăng sản lượng tìm kiếm, thăm dò, khai thác khi giá dầu lên cao và thế giới đang phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

    [​IMG]
    Toàn cảnh cuộc họp CEO tháng 4-2022 tại các điểm cầu
    Kế thừa được những giải pháp trong công tác quản trị theo hướng phát triển bền vững đã được lãnh đạo Tập đoàn triển khai trong 2 năm (2020, 2021), Petrovietnam khẩn trương, tích cực triển khai hoạt động SXKD với mục tiêu hoàn thành kế hoạch ngay từ quý đầu năm.

    [​IMG]
    Ngày 5-4-2022, mỏ Tê Giác Trắng chính thức đạt mốc sản lượng 100 triệu thùng dầu
    Cùng sự chủ động dự báo, điều hành, quản trị biến động, tận dụng, đón đầu cơ hội, trong tháng 3 và quý I/2022 các hoạt động trong toàn Tập đoàn đã được tập trung triển khai toàn diện, tiếp tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính được giao, tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Petrovietnam đã nỗ lực thúc đẩy các giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản lượng trong điều kiện cho phép. Khai thác dầu thô tháng 3 đạt 0,95 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch (KH) tháng 3, tính chung quý I đạt 2,74 triệu tấn, vượt 25% KH quý I và bằng 31% KH năm 2022, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021.

    [​IMG]
    Dự án Kho chứa LNG 1 triệu tấn Thị Vải vẫn tiếp tục được hoàn thiện

    Đây là nỗ lực rất lớn của Petrovietnam trước đà suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác và việc đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc về cơ chế; ảnh hưởng của xung đột chính trị đến công tác triển khai các giải pháp tăng thu hồi, gia tăng sản lượng khai thác của các đơn vị trong Tập đoàn. Cùng với đó, sản lượng xăng dầu, đạm và các sản phẩm khác vượt KH đề ra. Sản lượng khí, điện luôn đảm bảo cung ứng tối đa cho nhu cầu thị trường. Trong quý I, Petrovietnam cung cấp 1,4 tỷ m3 khí cho sản xuất điện, vượt 16,6% so với KH được giao (1,2 tỷ m3).

    [​IMG]
    Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo
    Với nỗ lực cao trên các mặt hoặt động, trong quý I/2022, tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 197,12 nghìn tỷ đồng, vượt 46% KH quý, tăng 49% so với cùng kỳ 2021; Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 29,31 nghìn tỷ đồng, vượt 63% KH quý, tăng 29% so với cùng kỳ 2021. Như vậy, phần đóng góp của Tập đoàn khoảng 7,7% tổng thu ngân sách Nhà nước trong quý. So với các công ty dầu khí lớn ở Đông Nam Á, biên lợi nhuận của Petrovietnam đứng thứ 2, chỉ sau Petronas; mức độ xếp hạng về quản trị, tín nhiệm đứng thứ 3. Kết quả này khẳng định sự nỗ lực của toàn Tập đoàn sau một thời gian dài kiên trì các giải pháp hướng đến phát triển bền vững.

    [​IMG]
    12 năm qua, BSR đã nhập 85 triệu tấn dầu thô phục vụ cho việc chế biến sản phẩm của NMLD Dung Quất

    Công tác triển khai các dự án điện trong Tập đoàn có nhiều điểm sáng, với những bước chuyển động tích cực, đạt được kết quả đáng ghi nhận. Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã thành công đốt lửa lần đầu bằng dầu Tổ máy số 1 vào ngày 23/02/2022. Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã hoàn thành chạy thử nghiệm- đáp ứng đúng yêu cầu/quy định của A0, hiện tại nhà máy đã sẵn sàng vận hành thương mại cả 02 tổ máy. Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đã ký hợp đồng EPC vào ngày 14/3/2022.

    [​IMG]
    Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng kiểm tra tiến độ hạng mục dây chuyền băng tải than tại NMNĐ Thái Bình 2 tháng 3-2022

    Các công tác, phòng chống dịch Covid -19, an toàn, chuyển đổi số, nghiên cứu phát triển, liên kết giá trị, quản trị danh mục đầu tư, triển khai văn hóa doanh nghiệp, an sinh xã hội… đang được triển khai tích cực. Ngày 31/3/2022, Petrovietnam đã chính thức vận hành giai đoạn 1 Hệ thống Quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp ERP tại Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Bổ sung công tác nghiên cứu về hydro xanh, amoniac xanh tại chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn giai đoạn 2021 – 2025. Việc triển khai các chuỗi liên kết trong Tập đoàn được đẩy mạnh, tính đến quý I/2022, có 23 chuỗi liên kết giá trị đã và đang được triển khai trong toàn Tập đoàn…

    [​IMG]
    Kỹ sư dầu khí bảo trì đường ống tại Cụm mỏ Sư Tử Trắng

    Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Hoàng Quốc Vượng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam đánh giá, trong quý II, tác động của xung đột chính trị sẽ sâu rộng và rõ nét hơn, do đó các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị trong lĩnh vực thăm dò, khai thác cần theo sát diễn biến tình hình thị trường, chuẩn bị các giải pháp ứng phó, khắc phục mọi khó khăn để đảm bảo duy trì và gia tăng sản lượng khai thác, tận dụng cơ hội thị trường để tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế đất nước trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, các dự báo trong quý II sẽ diễn ra tình trạng thiếu điện cho nền kinh tế, các nhà máy trong Tập đoàn cần năng động, sáng tạo, huy động nguồn nhiên liệu để gia tăng sản lượng điện trong quý II, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho đời sống và sản xuất.

    [​IMG]
    Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng: Toàn Tập đoàn phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2022.

    Kết luận buổi làm việc, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, trong tháng 4 cũng như thời gian tới, Tập đoàn sẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, địa chính trị, thị trường, tập trung dự báo, xây dựng các kịch bản để có các giải pháp điều hành chính xác, kịp thời; tăng cường triển khai, nâng cao hiệu quả các chuỗi giá trị, kết nối các lĩnh vực hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất; tập trung tổng hợp, đánh giá, quản trị rủi ro về tài sản, nguồn vốn, tài chính…; Đồng thời, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp; tăng cường quản trị danh mục đầu tư, đặc biệt tập trung các dự án trọng điểm, các dự án lớn…

    Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, toàn Tập đoàn phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2022.
  7. Daibangdimua

    Daibangdimua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2017
    Đã được thích:
    2.153
    Nay mở chart tuần lên xem có dự cảm xấu v thị trường bác chủ ah, Tuần sau một cây nến đỏ nữa khả năng VNindex đi viện mất
    Last edited: 08/04/2022
    BigDady1516 thích bài này.
  8. Stockchanchinh

    Stockchanchinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2021
    Đã được thích:
    2.414
    mua PVD, PVS, PLX .....
    BangvuBigDady1516 thích bài này.
    Bangvu đã loan bài này
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Khi có Biến xấu ko mang TA vào phán được ! Xuống do tin gj lên do tin đó@};-
    Tổng chung TT vẫn có nền tốt, Trung hạn vẫn Áp con nhà Bà Ổn nhóe! TA chỉ nên tính vậy thôi@};-
    Bahung2017 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện
    (Chinhphu.vn) - Đánh giá thực trạng đầu tư vào ngành điện, dự báo những thách thức trong cân đối cung - cầu nguồn điện, những bất cập trong hoạt động đầu tư, qua đó tìm lối ra cho cơ chế giá điện, thúc đẩy giải ngân dòng vốn là nội dung chính của hội thảo "Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện" do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4.

    08/04/2022 14:33
    [​IMG]
    Các diễn giả tại Hội thảo khoi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện do Báo Đầu tư tổ chức - Ảnh: VGP/Toàn Thắng

    Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW, sản lượng điện khoảng 550-600 tỷ kWh.

    Thách thức trong thực hiện phương châm "điện đi trước một bước"

    Để đạt mục tiêu này, ngành điện cần lượng vốn đầu tư rất lớn, trong khi đó, dòng vốn nội sinh của nên kinh tế chưa thể đáp ứng yêu cầu, cơ chế giá điện cần đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện gặp một số vướng mắc về chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro tỉ giá...

    Trong hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và khiến cho tiêu dùng điện giảm mạnh. Tuy nhiên, ngay khi dịch bệnh được khống chế, nền kinh tế có những dấu hiệu hồi phục và tăng tốc, nhu cầu tiêu thụ điện tại một số nơi cũng đã có sự hồi phục và tăng trưởng như năm 2019, thời điểm ngay trước đại dịch.

    Trước thực tế này, việc cấp điện cho nền kinh tế theo phương châm "điện đi trước một bước, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế với yêu cầu ổn định, an toàn với giá cả hợp lý" đang là một thách thức không nhỏ, khi hàng loạt dự án nguồn điện lớn dù có trong quy hoạch, đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng vì nhiều lý do đang gặp khó trong triển khai, dẫn đến khá năng chậm tiến độ.

    Nếu không có sự vào cuộc nhanh và quyết liệt của các cơ quan liên quan, những vướng mắc như trong đầu tư ngành điện có thể sẽ kéo dài và phức tạp hơn. Đơn cử như dự án điện khí LNG Bạc Liêu đã gửi kiến nghị tới Chính phủ đề nghị tháo gỡ 12 vấn đề liên quan các bộ, ngành chức năng. Hay với các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, thời gian hưởng mức giá ưu đãi theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg đã hết từ năm 2020, nhưng tới nay vẫn chưa có chính sách mới đề các nhà đầu tư triển khai dự án.

    Tình trạng cũng tương tự như điện gió, khi chính sách mua điện cố định (FIT) đã kết thúc từ ngày 1/11/2021, nhưng tới nay chưa có chính sách nào mới được ban hành.

    Theo các tính toán mới nhất của ngành điện, với kịch bản tăng trưởng phụ tải điện cơ sở, để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế với tăng trưởng GDP từ 6,5-7% theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, nhu cầu điện dự báo tăng trưởng là khoảng 9%/năm và có thể lên tới 11,5%. Trong giai đoạn 2023-2025, khi nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng, tăng trưởng nhu cầu điện dự báo khoảng 10,36%/năm.

    Tuy nhiên, các cập nhật mới nhất của ngành điện cho thấy, các nguồn điện mới dự kiến hoàn thành hàng năm trong giai đoạn 2022-2025 được tính toán luôn thấp hơn so với tăng trưởng phụ tải. Điều này khiến cho việc đảm bảo cung cấp điện ngày càng khó khăn và có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh ở miền Bắc vào các tháng 5-7, là thời điểm nắng nóng cuối mùa khô, công suất khả dụng các nhà máy thủy điện bị suy giảm.

    Việc hỗ trợ cấp điện từ miền Trung, miền Nam ra miền Bắc cũng bị giới hạn bởi năng lực truyền tải đường dây 500 kV Bắc - Nam.

    Ngay cả đối với khu vực miền Trung, miền Nam - nơi hiện đang cơ bản đáp ứng cung ứng điện trong cả giai đoạn 2022-2025, nhưng vẫn được cảnh báo tiềm ẩn khó khăn trong trường hợp nhu cầu điện tăng trưởng theo kịch bản cao và/hoặc các nguồn điện lớn bị chậm tiến độ.

    Phát biểu tại hội thảo, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi sau hơn 2 năm đình trệ bởi dịch bệnh, nhu cầu sử dụng năng lượng sẽ tăng cao.

    "Đặc biệt, trong 2 năm 2022-2023 cao điểm thực thi các gói giải pháp của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, cũng là thời điểm được dự báo sẽ có sự tăng trưởng cao hơn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nếu các dự án đầu tư vào ngành điện chậm trễ, nếu hoạt động sản xuất, truyển tải, phân phối điện không thông suốt, không đáp ứng nhu cầu sử dụng..., tốc độ phục hồi và phát triển của nền kinh sẽ bị ảnh hưởng", ông Trần Quốc Phương khuyến cáo.

    Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng sự chuyển dịch nhu cầu năng lượng trong thời gian tới sẽ diễn ra rất mạnh mẽ ở Việt Nam, khi Chính phủ bắt tay vào thực hiện Cam kết mức phát thải ròng về 0 năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị COP26.

    "Để đạt được mục tiêu này, đầu tư vào ngành điện sẽ có sự thay đổi lớn, bao gồm cả đầu tư mới và đầu tư công nghệ xử lý khí thải cho các hoạt động phát thải nhiều khí nhà kính", Thứ trưởng Trần Quốc Phương dự báo.

    Giai đoạn 2021-2030, mỗi năm ngành điện cần đầu tư khoảng 14 tỷ USD

    Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam theo tính toán là 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD.

    Bình quân vốn đầu tư mỗi năm cho giai đoạn này khoảng 14,16 tỷ USD/năm. Trong đó phần nguồn khoảng 12,72 tỷ USD/năm và phần lưới khoảng 1,41 tỷ USD/năm).

    [​IMG]
    Quang cảnh Hội thảo - Ảnh: VGP/ Toàn Thắng

    Nói thêm về định hướng phát triển nguồn điện, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết mục tiêu là xây dựng, phát triển ngành điện độc lập, tự chủ và hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào các nước ngoài, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu nhập khẩu.

    Đồng thời tăng cường nhập khẩu và liên kết lưới điện với các nước láng giềng. Từng bước loại bỏ các nguồn điện không thân thiện với môi trường và thay thế bằng các nguồn điện năng lượng tái tạo.

    "Việc đầu tư các nguồn điện năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới cần cụ thể hóa nhanh nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 về việc trung hòa carbon vào năm 2050", ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.

    Theo ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN, từ năm 2020 đến nay, chúng ta hầu như không có dự phòng do tăng trưởng phụ tải hầu như không có. Do đó, mỗi quốc gia cần cân đối tỷ trọng các nguồn điện một cách hợp lý, cùng chính sách đủ hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn vào ngành điện.

    Đại diện EVN cho biết, với 14 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2021-2030 đã tăng hơn nhiều so với mức 9 tỷ USD/năm của giai đoạn trước. EVN chỉ là một phần, không đủ khả năng chịu đựng nguồn vốn lớn như vậy, cần kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế

    Trên thực tế, các nhà đầu tư tư nhân và việc thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng đều được đánh giá kỹ về yếu tố lợi nhuận của các dự án nên về dài hạn, chi phí điện còn gia tăng, ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước vào các dự án điện.

    Tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh cần hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh (giá điện minh bạch), tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả, cùng cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng sạch, hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện cạnh tranh; điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện để phù hợp với hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo...

    Ông Phạm Minh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết quá trình làm Quy hoạch điện VIII đang tập trung tính toán nhu cầu phát triển, từ đó đưa ra quy mô vốn đầu tư. Vấn đề này cần bàn thêm nhiều, ngay cả khi Quy hoạch điện VIII được thông qua.

    "Quan trọng là nhìn ra được nhà đầu tư dài hạn, có năng lực và cần loại bỏ những nhà đầu tư có tư tưởng lướt sóng", ông Hùng nêu quan điểm.

Chia sẻ trang này