Câu chuyện ngành Dệt may và Dầu khí

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 09/11/2018.

854 người đang online, trong đó có 341 thành viên. 07:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13620 lượt đọc và 109 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Ngành dệt may hướng đến sự phục hồi bền vững

    Trên báo truyền thông đang đề cập rất nhiều về việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chứng kiến sản lượng đơn hàng tăng đột biến, đặc biệt từ Mỹ và Trung Quốc, như một hệ quả của chiến tranh thương mại. Tuy nhiên trên thực tế hàng dệt may từ Trung Quốc vẫn chưa được đưa vào danh sách hàng rào thuế quan của Mỹ. Vì vậy, dường như mối đe dọa tiềm tàng đến từ vòng đánh thuế tiếp theo (bao trùm cả ngành dệt may) đã khiến các nhà nhập khẩu của Mỹ bắt đầu đa dạng hóa đầu mối cung ứng. Trung Quốc + 1 là thần chú của nguồn cung dệt may mới.

    Duy trì vị thế dẫn đầu về xuất khẩu may mặc của Trung Quốc đang dần không còn là ưu tiên của nước này do chi phí nhân công tăng, vấn về bảo vệ môi trường đang được đẩy mạnh và Chính phủ cố gắng xoay chuyển nền kinh tế hướng nhiều hơn đến tiêu dùng, công nghệ cao và sáng tạo. Chiến tranh thương mại chỉ góp thêm phần thúc đẩy những định hướng, dịch chuyển mang tính dài hạn vốn đã được đặt ra từ trước.

    Một điều đáng ngạc nhiên là kể cả khi xu hướng dịch chuyển các nhà máy dệt may ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc vẫn thống trị toàn cầu với tổng giá trị xuất khẩu đạt 257 tỷ USD trong 2017 (theo EIU), trong đó có khoảng 39 tỷ USD được xuất sang Mỹ. WTO ước tính Trung Quốc đóng góp 36,2% xuất khẩu vải và 34,5% xuất khẩu quần áo toàn cầu.

    Tổng thị phần xuất khẩu quần áo của 5 quốc gia xuất khẩu hàng đầu châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, chỉ bằng 57% thị phần của Trung Quốc

    Mặc dù Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong ngành dệt may từ Bangladesh và Campuchia, cơ hội vẫn xuất hiện khi Trung Quốc đang dần thoái lui. Một phần nhỏ trong sản lượng sản xuất hàng may mặc rút ra khỏi Trung Quốc chả khác gì một miếng bánh khổng lồ với các quốc gia xuất khẩu dệt may khác, khi quy mô xuất khẩu của những nước này rất nhỏ so với Trung Quốc. Tất nhiên, Ấn Độ, với quy mô dân số và kinh tế vượt trội được kỳ vọng sẽ hấp thụ phần lớn những đơn hàng chuyển dịch từ Trung Quốc, nhưng các vấn đề liên quan đến thu mua đất đai và luật lao động phức tạp đồng nghĩa với việc cơ hội của Ấn Độ có thể sẽ bị giới hạn. Bangladesh, ngay cả với lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp, cũng có những hạn chế nhất định do cơ sở hạ tầng kém và một loạt những phát hiện gần đây về điều kiện làm việc nghèo nàn của ngành dệt may. Việt Nam trở thành một lựa chọn không tồi.

    Một điều cũng đáng chú ý là 50% hàng may sẵn của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, khiến Việt Nam trở thành một trong những nước được hưởng lợi mạnh mẽ từ thương mại Mỹ - Trung.

    Chúng tôi ưa thích TCM và STK. Cả hai đều được kỳ vọng là những doanh nghiệp hưởng lợi từ sự dịch chuyển mạnh mẽ của những đơn hàng từ Trung Quốc. Cả hai đều ghi dấu sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh và đang giao dịch ở mức chiết khấu 50-60% so với chỉ số P/E của VNINDEX, mặc dù có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi dự kiến ở mức cao gấp 2 đến 3 lần so với bình quân thị trường. Cổ phiếu TCM đã tăng giá mạnh gần đây và sắp chạm mức giá mục tiêu của chúng tôi nhưng vẫn là lựa chọn hấp dẫn trong dài hạn. STK là một khuyến nghị MUA nổi trội của chúng tôi tại thời điểm này, đặc biệt khi bạn biết rằng hàng rào thuế quan hiện tại của Mỹ đã bao gồm sợi từ Trung Quốc, dù chưa áp dụng cho vải và quần áo.

    Giá dầu hiện tại đã tạo đáy ngắn hạn chưa?

    Có nhiều cách tốt hơn để đặt cược vào biến động giá dầu so với việc mua cổ phiếu dầu khí Việt Nam. Tuy vậy vẫn có những thông tin đáng để cân nhắc với những danh mục ngắn hạn và mang tính đầu cơ, khi một số chuyên gia đang dự báo về một đợt phục hồi của giá dầu thô sau đợt sụt giảm mạnh những ngày gần đây.

    Lập luận ở đây là bất chấp sản lượng cao kỷ lục của Nga và việc gia tăng nguồn cung từ Saudi Arabia thì việc áp đặt lại lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ gây thiếu hụt trên thị trường, kể cả khi tính đến việc xóa bỏ lệnh trừng phạt đối với 6 quốc gia thường xuyên mua dầu thô từ Iran. Điều này kết hợp thêm với sự gián đoạn nguồn cung tiềm tàng ở Nigeria và Libya vào thời điểm những cuộc bầu cử sắp tới (điều đã từng diễn ra trong quá khứ). Lưu ý rằng Saudi Arabia có sản lượng dự phòng khoảng 1,5 đến 2 triệu thùng/ngày, thấp hơn đáng kể so với sản lượng 4,4 triệu thùng/ngày của Iran khi một phần lớn trong số này có thể sẽ bị cấm vận.

    Chắc chắn là sự tái gia nhập của dầu đá phiến có thể giúp bù đắp một phần sản lượng, tuy nhiên sự tắc nghẽn do quá tải trong hoạt động vận chuyển dầu lưu vực sông Permian (khu vực có sản lượng khai thác dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ) sẽ khiến dầu đá phiến khó có thể tác động mạnh đến cán cân cung cầu của thế giới tại thời điểm hiện tại.

    Trong bối cảnh nhu cầu dầu thế giới có thể yếu đi, tôi có góc nhìn thận trọng về giá dầu trong 2019 nhưng cũng không loại trừ một đợt tăng giá ngắn có thể xảy ra vào cuối năm 2018. Với việc các cổ phiếu đầu “P” ở Việt Nam đã giảm mạnh trong những ngày gần đây, một vị thế mua ngắn hạn có thể được cân nhắc. Mặc dù vậy, tôi muốn nhắc lại rằng với rất nhiều yếu tố địa chính trị phức tạp đang diễn ra, cơ hội này không dành cho những người yếu tim.
    --- Gộp bài viết, 09/11/2018, Bài cũ: 09/11/2018 ---
    Cổ đông dệt may và dầu khí đâu hết cả rồi.
    vovantu đã loan bài này
  2. tranding78

    tranding78 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    9.737
    Lao dốc 9 phiên liền, dầu WTI bước vào thị trường con gấu
    Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh vào ngày thứ Năm (08/11), trong đó dầu WTI giảm phiên thứ 9 liên tiếp, qua đó đẩy giá dầu bước vào thị trường con gấu, khi đà tăng mạnh của sản lượng dầu thô từ các nhà sản xuất chủ chốt đã làm dấy lên lo ngại về sự dư cung trên thị trường, MarketWatch đưa tin.

    Đà sụt giảm bước vào thị trường con gấu của dầu WTI đã đánh dấu sự kết thúc của thị trường con bò dài nhất kể từ đầu năm 2015.

    https://image.*********.vn/2018/11/09/4a48c840b3.jpeg​

    Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12 trên sàn Nymex lùi 1 USD (tương đương 1.6%) xuống 60.67 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 3/2018. Hợp đồng này đã lao dốc hơn 20% từ đỉnh cao xác lập vào ngày 03/10/2018, xác nhận chính thức bước vào thị trường con gấu, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

    Hợp đồng dầu Brent giao tháng 1 trên sàn Luân Đôn mất 1.42 USD (tương đương 2%) còn 70.65 USD/thùng.

    Sản lượng dầu thô của Ả-rập Xê-út, Nga và Mỹ đã nhảy vọt trước các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu mỏ Iran, vốn được dự báo sẽ góp phần làm thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu. Các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực hồi đầu tuần này, như Mỹ đã cấp miễn trừ tạm thời cho 8 nước, cho phép các nước này tiếp tục mua dầu từ Iran.

    Vào ngày thứ Tư (07/11), báo cáo định kỳ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng tại Mỹ tăng 400,000 thùng/ngày lên 11.6 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 02/11/2018.

    Báo cáo của EIA cũng cho thấy nguồn cung dầu thô tại Mỹ tăng 7 tuần không ngừng nghỉ, vọt 5.8 triệu thùng trong tuần trước.

    Dữ liệu sản lượng định kỳ được công bố sau bản cập nhật dự báo từ EIA hôm thứ Ba (06/11), theo đó, Cơ quan này đã nâng triển vọng sản lượng dầu thô nội địa trong năm 2018 và 2019. Trong năm 2019, Chính phủ dự báo sản lượng bình quân đạt 12.06 triệu thùng/ngày.

    Trong khi lo ngại về các lệnh trừng phạt Iran trước đó đã thúc đẩy giá dầu leo cao, thì đà sụt giảm tháng 10 một phần phản ánh kỳ vọng rằng sự gia tăng sản lượng từ Ả-rập Xê-út và Nga sẽ bù đắp phần lớn số sản lượng dầu bị mất.

    Một cuộc thăm dò của Platts hôm thứ Tư cho biết sản lượng tại Ả-rập Xê-út vọt lên 10.67 triệu thùng/ngày trong tháng 10, mức cao nhất trong 30 năm. Cuộc thăm dò cũng cho thấy sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm 30,000 thùng/ngày xuống 33.04 triệu thùng/ngày.

    Bên cạnh đó, sản lượng dầu thô tại Nga tăng lên mức kỷ lục sau thời Xô Viết là 11.4 triệu thùng/ngày trong tháng 10, hãng Bloomberg đưa tin.

    Ngoải ra, dữ liệu từ Chính phủ Trung Quốc cho biết nước này đã nhập khẩu 9.61 triệu thùng/ngày trong tháng 10, các nhà phân tích tại Commerzbank chia sẻ, sau khi hoạt động lọc dầu đã tăng lên mức kỷ lục hồi tháng 9/2018, qua đó cho thấy sự gia tăng nhu cầu dầu thô.

    Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 12 lùi 0.2% xuống 1.644 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 12 sụt 3.1% xuống 2.168 USD/gallon.

    Các hợp đồng khí thiên nhiên suy yếu trong ngày thứ Năm, khi EIA ghi nhận rằng nguồn cung khí thiên nhiên tại Mỹ tăng 65 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào 02/11/2018, cao hơn dự báo trước đó.

    Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 12 mất 0.3% còn 3.543 USD/MMBtu.
  3. love4you

    love4you Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    7.635
    Hold dệt may là chuẩn nhất rồi
    Ga-Tre thích bài này.
  4. viet_hero1991

    viet_hero1991 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Đã được thích:
    2.478
    TCM quẩy lên cứ TCM mà chiến hàng mạnh vô đối
    mục tiêu test đỉnh 31
  5. hocchoichung_sg

    hocchoichung_sg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2018
    Đã được thích:
    2.032
    TCM ngắn hạn 30-31, trung hạn: 45k - 2019.;)
  6. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    Tăng trưởng ngành dệt tháng 10 cao nhất kể từ đầu năm khi đạt 15,7%. Ngành may cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng 18,1% và ngành sản xuất Kim loại tăng 39,2%, mức cao nhất 18 tháng.

    Thị trường xuất khẩu thuận lợi là động lực chính thúc đẩy ngành dệt may, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may tháng 10 đạt 21,6%. Ngược lại, tín hiệu xuất khẩu lại yếu đi với mặt hàng kim loại khi giá trị xuất khẩu sắt thép tháng 10 chỉ tăng 5,1%, thấp nhất 30 tháng.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Dệt may TCM vẫn là ledaer, giữ và lướt cùng phê.
  8. sotochika

    sotochika Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Đã được thích:
    1.727
    TCM anh em kẹt trên đỉnh còn nh lắm bác !!
    Cầu mong anh em sống sót :p

    Cheer! :-j:-j:-j:-j

    À, nhiều khi tuần sau down trend lại. em vào it tcm cùng các bác nè
  9. love4you

    love4you Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    7.635
    TCM mà này lợi nhuận về 0 vì vụ phá sản đối tác, chỉ có EVE mới ngon mà giá chưa tăng,
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.006
    Với những hàng như TCM thì chuyển trở lại đỉnh cũ đơn giản thôi bro.

Chia sẻ trang này