Câu hỏi lớn về tác dụng từ quyết định cắt giảm lãi suất của FED

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haid999, 30/10/2008.

229 người đang online, trong đó có 91 thành viên. 05:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 129 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. haid999

    haid999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi lớn về tác dụng từ quyết định cắt giảm lãi suất của FED

    Việc FED cắt giảm lãi suất có thể khiến các ngân hàng tiếp tục cho vay, tuy nhiên điều này sẽ không có mấy tác dụng đối với thị trường tiêu dùng.

    Theo đúng dự kiến, FED cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống mức 1%, đây là mức lãi suất thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

    Lần gần nhất lãi suất được hạ xuống mức này là vào tháng 6/2003. Sau đó, các công ty và cá nhân tranh thủ vay tiền, vì thế sau đó FED đã 17 lần tăng lãi suất từ tháng 6/2004 cho đến tháng 6/2006 để kiềm chế lạm phát.


    Mỗi thời điểm có những đặc điểm khác nhau. Năm 2003, kinh tế Mỹ mới thoát khỏi khủng hoảng. Còn lần nay, kinh tế Mỹ đang suy yếu.




    Diễn biến mức lãi suất cơ bản của Mỹ từ tháng6/2003 cho đến nay(Nguồn: BBC)

    Người tiêu dùng đang phải trải qua thời kỳ lạm phát tăng cao, giá nhà đất hạ. Họ ngày một lo lắng về triển vọng của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay mất 36% giá trị.



    Các ngân hàng sẽ lại tiến hành hạ mức lãi suất cho vay sau động thái của FED, tuy nhiên họ không cho vay với sự hào hứng như cách đây chỉ mới 2 năm. Ngay cả với những người có khả năng tài chính tốt cũng đang phải trải qua một quá trình vay tiền đầy khó khăn.



    Tuyên bố của FED vào hôm thứ 4(ngày 29/10) khiến người ta liên tưởng đến một triển vọng đầy u ám, khả năng một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 12 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thị trường kỳ vọng khả năng lãi suất sẽ tiếp tục được cắt giảm 0,25 cho đến 0,5 điểm phần trăm.



    Hôm thứ Tư (ngày 29/10), FED cho biết:?Các hoạt động kinh tế đã chững lại khá nhiều, nguyên nhân chính do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Thị trường tài chính căng thẳng, áp lực lên tiêu dùng còn tăng cao hơn, tác động này chủ yếu thông qua việc các hộ gia đình và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc vay tiền.?



    Nếu FED hạ lãi suất xuống 0%, họ sẽ phải tiến hành điều chỉnh lãi suất dài hạn. Tuy nhiên, những khó khăn hiện nay gây nhiều khó khăn cho FED trong việc ngăn áp lực giảm phát khi thị trường tín dụng đang đóng băng, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao.



    Các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã cố gắng hỗ trợ hệ thống tài chính bằng việc bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống, đáng chú ý nhất là kế hoạch 700 tỷ USD để mua lại cổ phần tại ngân hàng và mua lại tài sản có vấn đề.



    Quyết định cắt giảm lãi suất đưa ra vào ngày thứ Tư diễn ra chỉ chưa đầy 1 tháng sau quyết định cắt giảm lãi suất đồng loạt với nhiều ngân hàng trung ương trên toàn cầu.



    Không chỉ có vậy, họ cũng đã công bố một số chương trình hỗ trợ mới đối với thị trường cho vay ngắn hạn, các khoản tiền gửi và nợ ngân hàng. Vào ngày thứ Tư, lần đầu tiên FED mở chương trình hạn mức tín dụng chéo với 4 nước đang phát triển là Brazil, Mehicô, Hàn Quốc và Singapore trị giá 120 tỷ USD. Theo FED, đây là 4 nền kinh tế quan trọng trong nhóm các nước đang phát triển.



    Số tiền 125 tỷ USD mua cổ phần tại 9 ngân hàng lớn nhất của Mỹ được thực thi trong tuần này. Bộ Tài Chính và chính quyền Bush đã hối thúc các ngân hàng nhận vốn thông qua chương trình hỗ trợ và tiến hành cho vay.



    Các ngân hàng lớn tuy nhiên lại có thái độ chờ đợi. Một số ngân hàng dùng tiền để mua ngân hàng đối thủ có quy mô nhỏ hơn.



    Bằng cách này hay cách khác, các ngân hàng rất ngại cho vay bởi lo ngại về triển vọng kinh tế yếu kém.



    Mức lãi suất Libor tại London ngày thứ Tư (ngày 29/10) là 3,42%, thấp hơn nhiều so với mức 4,82% vào đầu tháng 10, tuy nhiên vẫn còn cao so với mức lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ. Ảnh hưởng của quyết định hạ lãi suất của FED lên mức lãi suất liên ngân hàng tại London chưa được biết đến cho đến thị trường London giao dịch vào ngày thứ Năm (ngày 30/10).



    Các chuyên gia kinh tế chú ý nhiều đến bình luận của FED về lạm phát trong thông báo ngày thứ Tư (ngày 29/10), theo đó Ngân hàng Trung ương đã bớt quan tâm đến khả năng nỗ lực hồi phục hệ thống tài chính hiện nay sẽ có thể dẫn tới lạm phát tăng cao vào năm sau.



    Quan điểm của FED như sau:?Xét đến tình hình gần đây giá năng lượng, giá hàng hóa hạ và triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa, chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ dịu đi, giá cả sẽ ổn định.?



    Một số chuyên gia kinh tế chỉ ra sự nguy hiểm của quan điểm này:?FED đang đổ thêm dầu vào lửa, ngọn lửa do chính FED tạo ra và nay họ đang lờ đi thực tế. Giá hàng hóa và lạm phát rồi sẽ lại tăng cao do chính chính sách tiền tệ hiện nay.?

Chia sẻ trang này